7 rối loạn tiền mãn kinh thường gặp

Tiền mãn kinh, mãn kinh là những giai đoạn tự nhiên đến với mọi người phụ nữ và ai cũng đều phải trải qua. Khi bước vào giai đoạn này hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải những rối loạn tiền mãn kinh nhất định, các rối loạn này khiến cho cuộc sống phụ nữ bị đảo lộn và mệt mỏi ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

7 rối loạn tiền mãn kinh thường gặp 1

Các rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ

Bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, chức năng của buồng trứng bắt đầu suy giảm, hiện tượng phóng noãn (rụng trứng) không đều, chính vì vậy nội tiết tố nữ Estrogen được sản sinh từ buồng trứng cũng bắt đầu bị suy giả thiếu hụt không đều và không có horom progesteron. Chính vì các nội tiết tố không đều, bị rối loạn khiến cho cơ thể sức khỏe người phụ nữ gặp nhiều các rối loạn khác khiến cho sức khỏe chị em bị suy giảm, cuộc sống đảo lộn.

1. Rối loạn tâm lý cảm xúc

Đa số phụ nữ sẽ thấy tự nhiên cơ thể mình nóng nực, bốc hỏa. Thỉnh thoảng vã mồ hôi, nóng bừng mặt (có thể nhìn thấy mặt đỏ bừng), trống ngực đập dồn dập và hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu. Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn, tủi thân… và đi đến trầm cảm.

2. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình gây chóng mặt, đầu óc quay cuồng không thể đi lại được cũng là một triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này.

3. Rối loạn chuyển hóa

Các chuyển hóa đường, đạm, muối, chuyển hóa mỡ và chất khoáng, đặc biệt là canxi. Từ đó chị em dễ bị béo phì, tăng cân, bụng hông to ra do phân bố mỡ không đồng đều… và loãng xương.

4. Rối loạn cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục nữ là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Cơ ngực, lớp mô liên kết lỏng lẻo, tuyến vú mất dần làm cho ngực teo nhỏ và chảy xệ. Rối loạn kinh nguyệt là một biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh thường gặp nhất. Đi kèm với rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng teo, khô vùng âm hộ, âm đạo. Chị em sẽ thấy chất nhờn tiết ra rất ít hoặc không có khi “giao ban” với bạn đời, cảm giác thoả mãn hầu như không đạt hoặc không lên đỉnh được. Và sau mỗi lần giao ban như vậy, chị em sẽ thấy đau rát, uể oải. Điều đó sẽ làm cho ý muốn giao ban không còn tha thiết nữa. Có một số chị em cảm thấy sợ hãi, lo lắng và luôn tìm kế “hoãn binh”… ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình và chất lượng sống của mình trong giai đoạn còn lại của cuộc đời.

5. Rối loạn vận mạch

Các chị em sẽ thấy tự nhiên cơ thể mình nóng nực, bốc hoả. Thỉnh thoảng, vã mồ hôi, nóng bừng mặt (có thể nhìn thấy mặt đỏ bừng), trống ngực đập dồn dập và hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu.

6. Rối loạn hệ vận động cơ xương khớp

Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh thường bị các chứng về vận động xương khớp, trong đó nhức khớp, đau chân là các dấu hiệu thường gặp nhất. Thoái hoá cột sống gây gai cột sống làm đau lưng, đau cổ cũng dễ xảy ra.

7. Rối loạn giấc ngủ

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có thể gặp các rắc rối về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giấc và khó ngủ lại. Nguyên nhân do sự suy giảm hormone nội tiết tố estrogen khiến tâm trạng thay đổi, thường xuyên lo lắng, căng thẳng và suy giảm hormone quyết định giấc ngủ melatonin.

Khắc phục rối loạn tiền mãn kinh như thế nào?

Khắc phục rối loạn tiền mãn kinh như thế nào? 1

Trước hết là tâm lý thoải mái, chế độ ăn uống nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lý, thư giãn thích hợp để giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái. Tránh việc làm việc nặng nhọc, căng thẳng và áp lực, đặc biệt là stress.

Ngủ đủ giấc cũng là một cách giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Phụ nữ có thể áp dụng những mẹo nhỏ để có giấc ngủ ngon hơn như: tập thể dụng ít nhất 3h đồng hồ trước khi ngủ, không nên ngủ lắt nhắt vào ban ngày, không nên ăn trước khi ngủ khoảng 2 giờ.

Chế độ dinh dưỡng cần được đặc biệt chú ý thường xuyên bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm như: ngũ cốc, rau củ quả, trái cây… và hạn chế sử dụng các loại chất béo, thuốc lá hay những đồ uống chứa cồn thay vào đó là nước lọc,đặc biệt là nước ép trái cây tự nhiên được khuyên khích sử dụng. Theo các nguyên cứu thành phần trong đinh lăng, đậu nành có chứa hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen tự nhiên cao rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai của xương khớp và giúp lưu thông tuần hoàn máu đều khắp cơ thể.

Khám phụ khoa 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về phụ khoa.

Các biện pháp liệu pháp điều trị tiền mãn kinh, mãn kinh như liệu pháp thay thế hormon HRT, thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Estrogen, thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc… tuy nhiên các phương pháp điều trị này đều có nhiều tác dụng phụ không mong muốn và không được khuyến khích sử dụng chỉ sử dụng trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định.

Tiền mãn kinh là giai đoạn bắt buộc phải trải qua của phụ nữ, các rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ. Việc cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen là điều rất cần thiết. H-Regulator mà một sản phẩm dùng thay thế cho các thảo dược tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố nữ, kiểm soát các triệu chứng rối loạn của thời kỳ tiền mãn kinh mãn kinh.

Với thành phần được làm từ Cao quả khô Vitex agnus castus (Chasteberry) và Isoflavone đậu nành, H-Regulator giúp chị em phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh một cách dễ dàng. Quả trinh nữ (Vitex) có tác dụng hoạt hóa thụ thể Dopamine D2 nhờ vậy có thể làm giảm các biểu hiện khó chịu, các triệu chứng đau bụng của hội chứng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt cùng với các biểu hiện dễ cáu giận, thay đổi tâm trạng, cảm xúc và đau đầu ở thời kỳ tiền mãn kinh. Còn trong đậu nành có chất phytoestrogen như một chất thay thế nội tiết tố nữ. Isoflavones có trong chất phytoestrogen có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và tiền mãn kinh, giúp hạn chế các cơn bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm, hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn