Bạn biết gì về Estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú?

Bạn biết gì về Estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú? 1

Estrogen là hormone sinh dục nữ, được sinh ra từ bộ phận sinh dục nữ và buồng trứng – Hình ảnh minh họa

Estrogens được biết rõ là có tác động lên sự phát triển mô tử cung và mô vú trong giai đoạn phát triển và trong từng chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển trước khi rụng trứng để chuẩn bị nội mạc tử cung cho việc làm tổ của phôi. Estrogens cũng có liên quan tới sự phát triển và quá trình tiến triển của các u vú vì chúng kích thích các mô vú phát triển hơn do sự tiếp xúc liên tục với estrogen. Estrogen và các chất chuyển hóa của nó được cho là nguyên nhân gây ra sự biến đổi ung thư trên các tế bào biểu mô của các mô vú [2, 3] . Nồng độ estrogen nội sinh cũng liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú, vì có kinh sớm hơn và mãn kinh muộn hơn thì nguy cơ bị ung thư vú sẽ cao hơn [1].

Vì tỉ lệ phân bào và tỉ lệ chết của tế bào trong quá trình phát triển của vú là rất nhanh, làm tăng khả năng DNA bị lỗi không hồi phục được dẫn tới tổn thương DNA. Nếu tổn thương này xảy ra đối với những gen gây ung thư hay gen kìm hãm ung thư thì có thể dẫn tới sự phát triển ung thư không kiểm soát được. Nồng độ estrogen không nên tăng trong thời gian then chốt này, thường kết thúc vào giai đoạn cuối của tuổi dậy thì khoảng hơn 15 tuổi. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiện là nguy cơ bị ung thư vú tăng lên ở những phụ nữ được cung cấp estrogen trong thời kỳ thai nghén [4, 5] , vì đây là thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương vì sự phát triển của những phát triển không kiểm soát được.

Isoflavone đậu nành có cấu trúc tương tự 17 b -estradiol do vậy có thể gắn kết với các thụ cảm thể estrogen đặc hiệu và thưc hiện nhiều chức năng của estrogen. Tuy nhiên không giống như estrogen sản xuất trong cơ thể hoặc dạng tổng hợp (như trong liệu pháp thay thế hormone-HRT) , isoflavones đậu nành là các hợp chất điều biến thụ thể estrogen có chọn lọc có tác động khác nhau ở các thụ thể estrogen.

Thêm nữa chúng cũng có thể hạn chế tác dụng của estrogen, tùy thuộc vào lượng hormone do cơ thể sản xuất là bao nhiêu. Ví dụ, nếu việc sản xuất estrogen là thấp, Isoflavone đậu nành sẽ tăng hoạt tính estrogen, nhưng nếu lượng sản xuất quá nhiều, Isoflavone đậu nành sẽ giảm hoạt tính estrogen.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ ở những người dùng thực phẩm có chứa nhiều đậu nành cho thấy giảm nguy cơ ung thư vú [6, 7] . Bốn nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành để nghiên cứu các ghi nhận về sự phát triển mô vú thông qua sinh thiết cho thấy không có sự thay đổi rõ rệt nào sau khi dùng isoflavones với liều từ 36-100mg một ngày [8, 9, 10]. Hai trong số các nghiên cứu này đã được tiến hành trên các bệnh nhân bị ung thư vú, một được tiến hành trên các phụ nữ khỏe mạnh, và một trên các bệnh nhân trải qua phẫu thuật ung thư vú. Tất cả các nghiên cứu đã được tiến hành ở các bệnh nhân trên 30 tuổi.

Năm 2013, một nhóm tác giả thực hiện phân tích gộp gồm 20 nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá mối liên quan giữa sử dụng isoflavone đậu nành và nguy cơ ung thư vú [11] .. Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy isoflavone đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú . Mức độ giảm cao hơn ở phụ nữ châu á so với phụ nữ châu Âu. Người ta cho rằng lợi ích này có sự góp phần của thói quen sử dụng đậu nành và các chế phẩm đậu nành lâu dài trong chế độ ăn của người châu á.

Theo Khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với giai đoạn mãn kinh năm 2014 của Hội mãn kinh Bắc Mỹ cũng nêu rõ” Không có dữ liệu nào cho thấy đậu nành, phytoesstrogen hoặc isoflavone đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc nội mạc tử cung” [12].

Tài liệu tham khảo:

  1. Tomar, R.S. and R. Shiao, Early life and adult exposure to isoflavones and breast cancer risk. J Environ Sci Health C Environ Carcinog Ecotoxicol Rev, 2008. 26(2): p. 113-73.
  2. Russo, J. and I.H. Russo, The role of estrogen in the initiation of breast cancer. J Steroid Biochem Mol Biol, 2006. 102(1-5): p. 89-96.
  3. Clemons, M. and P. Goss, Estrogen and the risk of breast cancer. N Engl J Med, 2001. 344(4): p. 276-85.
  4. Anbazhagan, R. and B.A. Gusterson, Prenatal factors may influence predisposition to breast cancer. Eur J Cancer, 1994. 30A(1): p. 1-3.
  5. Ekbom, A., et al., Intrauterine environment and breast cancer risk in women: a population-based study. J Natl Cancer Inst, 1997. 89(1): p. 71-6.
  6. Messina, M.J., et al., Soy intake and cancer risk: a review of the in vitro and in vivo data. Nutr Cancer, 1994. 21(2): p. 113-31.
  7. Cassidy, A., Physiological effects of phyto-oestrogens in relation to cancer and other human health risks. Proc Nutr Soc, 1996. 55(1B): p. 399-417.
  8. Messina, M., The safety and benefits of soybean isoflavones. A natural alternative to conventional hormone therapy? Menopause, 2007. 14(5): p. 958; author reply 958-9.
  9. Cheng, G., et al., Isoflavone treatment for acute menopausal symptoms. Menopause, 2007. 14(3 Pt 1): p. 468-73.
  10. Sartippour, M.R., et al., A pilot clinical study of short-term isoflavone supplements in breast cancer patients. Nutr Cancer, 2004. 49(1): p. 59-65.
  11. Palomares, M.R.e.a., Effect of soy isoflavones on breast proliferation in postmenopausal breast cancer survivors. Breast Cancer Res Treatment, 2004. 88: p. 4002
  12. Qi Xie MM et al. Isoflavone consumption and risk of breast cancer: a dose-response meta-analysis of observational studies. Asia Pac J Clin Nutr 2013;22(1):118-127
  13. Shifren et al. Menopause,Vol21.No.10,2014

Tìm hiểu thêm:

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn