Điều trị đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ngay trước hoặc trong ngày hành kinh. Mức độ đau của mỗi người là khác nhau nhưng ít nhiều đau bụng kinh đều làm ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ. Vậy điều trị đau bụng kinh bằng cách nào? làm sao để trải qua những ngày đèn đỏ dễ chịu hơn?

Điều trị đau bụng kinh nguyệt 1

Đau bụng kinh và nguyên nhân gây ra

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, được lặp đi lặp lại có chu kỳ, được điều khiển bởi hormon sinh dục và là yếu tố cần thiết cho sinh sản. Trong những ngày hành kinh ngoài hiện tượng ra máu kinh người phụ nữ còn có rất nhiều dấu hiệu khác trong đó đau bụng kinh là một hiện tượng thường xảy ra có thể là trước hoặc trong ngày hành kinh.

Đau bụng kinh là đau tức hoặc đau thành cơn nhói ở vùng bụng dưới. Đối với một số phụ nữ, hiện tượng đau bụng kinh xảy ra chỉ âm ỉ nhẹ nhàng gây chút khó chịu phiền nhiễu nhưng với các trường hợp khác lại xuất hiện tình trạng đau bụng kinh dữ dội và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày trong vài ba ngày của mỗi tháng.

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh có thể là do:

  • Mắc chứng lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)
  • Bệnh u xơ tử cung.
  • Lạc màng trong tử cung (Adenomyosis).
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • Cổ tử cung hẹp hoặc tử cung nằm sai lệch vị trí.
  • Sự co thắt quá độ của tử cung hoặc tử cung co thắt không bình thường.
  • Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao.

Ngoài các nguyên nhân trên, đau bụng kinh có thể là do các yếu tố tác động như:

  • Phụ nữ mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.
  • Giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt tình dục quá sớm, quá nhiều dẫn đến chứng viêm tử cung.
  • Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.
  • Các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.

Chẩn đoán và xét nghiệm đau bụng kinh

Việc chuẩn đoán và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hay yếu tố gây đau bụng kinh đối với từng người có thể thực hiện một hoặc một số các xét nghiệm sau:

Chẩn đoán và xét nghiệm đau bụng kinh 1

Siêu âm: Thử nghiệm này không đau, sử dụng sóng âm thanh để hình dung cơ quan nội tạng. Nó thường được dùng để kiểm tra bất thường trong cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng. Một cây đũa, bôi trơn bằng gen ép vào bụng thấp và kết quả hình ảnh hiển thị trên một màn hình video. Trong một số trường hợp, cây đũa có thể được đưa vào âm đạo để kiểm tra buồng trứng và niêm mạc của tử cung.

Chụp cắt lớp CT: Chụp cắt lớp hay còn gọi là CT scan X – quang là hình thức kết hợp hình ảnh chụp từ nhiều góc độ để tạo ra hình ảnh cắt ngang của xương, các cơ quan và mô mềm khác bên trong cơ thể. Việc chụp cắt lớp CT này cũng không gây đau đớn và cung cấp được nhiều chi tiết hơn X – quang.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): là hình thức sử dụng sóng radio và một trường từ tính mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của cấu trúc nội bộ. Xét nghiệm này cũng không gây đau đớn, có thể được sử dụng để kiểm tra khối u hoặc các dấu hiệu màng trong dạ con. Thời gian để chụp MRIs thường mất ít nhất một giờ để hoàn thành.

Soi cổ tử cung: thực hiện qua việc bác sĩ đưa một ống mỏng sáng qua âm đạo và cổ tử cung  vào tử cung. Hysteroscope này hoạt động như một kính viễn vọng nhỏ, cho phép bác sĩ xem xét thông qua nó để kiểm tra những thứ như u xơ hoặc polyp.

Phẫu thuật nội soi: Trong thủ tục ngoại trú phẫu thuật, bác sĩ xem ổ bụng bằng cách làm vết mổ nhỏ ở bụng và chèn một ống sợi quang với một ống kính máy ảnh nhỏ. Phẫu thuật nội soi có thể kiểm tra:

  • Bệnh lạc nội mạc tử cung
  • Dính tử cung.
  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng.
  • Thai ngoài tử cung.

Điều trị đau bụng kinh nguyệt như thế nào?

Việc điều trị đau bụng kinh nguyệt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng. Dưới dây là các phương pháp điều trị tuy nhiên việc điều trị bằng phương pháp nào cần được bác sĩ chỉ định đặc biệt là các phương pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

Điều trị với dạng đau bụng kinh nhẹ

Các trường hợp đau bụng kinh nhẹ, đau âm ỉ hoặc cảm giác đâu chỉ thoáng qua và không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe chị em chỉ cần thực hiện các cách đơn giản sau để làm thuyên giảm đau bụng kinh:

Điều trị với dạng đau bụng kinh nhẹ 1

  • Sử dụng nhiệt để làm ấm vùng bụng dưới. Có thể sử dụng nước ấm để chờm, sử dụng dầu gió chàm bôi quanh vùng bụng dưới….
  • Tuyệt đối kiêng ăn đồ lạnh khi đang trong những ngày hành kinh.
  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh để giảm những cơn đau.
  • Uống nhiều nước, không sử dụng các chất chứa cồn, và chất kích thích.
  • Các hoạt động giảm bớt căng thẳng – chẳng hạn như xoa bóp, yoga và thiền định – có thể giúp giảm đau của đau bụng kinh.
  • Nước gừng hoặc nước bạc hà là những loại nước có thể làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Điều trị đau bụng kinh bằng thuốc

Sử dụng thuốc để điều trị đau bụng kinh thì các trường hợp sử dụng phải không bị dị ứng với thành phần của thuốc và các tác dụng phụ của thuốc thì mới được áp dụng. Để điều trị đau bụng kinh hiệu quả và tránh những ảnh hưởng không đáng có, việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Chống chỉ định việc tự ý mua và sử dụng thuốc từ các nguồn thuốc không rõ ràng và không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc được dùng để điều trị đau bụng kinh:

Điều trị đau bụng kinh bằng thuốc 1

  • Thuốc chống co thắt hướng cơ: đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau, như dipropyline, alverine (Spasmaverine), drotaverine (No-spa)…
  • Thuốc không steroid chống viêm (NSAID) có thể hữu ích trong việc làm giảm nỗi đau của đau bụng kinh. Bác sĩ ban đầu có thể đề nghị dùng NSAIDs toa, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin…) và naproxen (Aleve), với liều thường xuyên bắt đầu từ một ngày trước khi thời gian kinh bắt đầu. Toa NSAIDs, như acid mefenamic (Ponstel) cũng có sẵn.
  • Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: hoặc dùng thuốc phối hợp estrogen + progesterone, hoặc dùng thuốc đơn độc là dẫn chất từ progesterone (dydrogesterone, lynestrenol). Đây là thuốc dùng khi người phụ nữ vừa muốn chữa đau bụng kinh vừa muốn tránh thai, vì thuốc dùng thực chất là thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai không chỉ có tác dụng tránh thai mà còn giúp người phụ nữ không bị một số rối loạn khi hành kinh như đau bụng kinh hoặc trị mụn trứng cá. Uống thuốc tránh thai chứa hormone ngăn chặn sự rụng trứng và giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh. Những hormone này cũng có thể bằng cách tiêm, một bản vá dán trên da, hoặc chèn vào trong âm đạo.
  • Bổ sung thêm sắt bằng cách uống thuốc sắt hàng ngày cũng là một trong những giải pháp giúp bạn làm giảm cơn đau bụng và hạn chế tình trạng thiếu máu.
  • Đặt vòng tránh thai có tiết hormone Mirena để giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau và hạn chế ra máu nhiều khi hành kinh…

Điều trị đau bụng kinh bằng phẫu thuật

Là phương pháp cuối cùng bác sĩ nghĩ tới và chỉ định áp dụng cho các trường hợp đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát gây ra hay còn gọi là đau do bệnh tật. Phương pháp này khuyến cáo không áp dùng cho các trường hợp chưa sinh đẻ. Các dạng phẫu thuật để điều trị đau bụng kinh khi không thể dùng phương pháp khác:

Phẫu thuật loại bỏ nội mạc tử cung: Là phẫu thuật loại bỏ há hủy nội mạc tử cung – niêm mạc của tử cung sau khi cắt bỏ đa số phụ nữ sẽ dừng kinh. Một số trường hợp vẫn có thể mang thai nhưng kết thúc là việc sẩy thai do phần niêm mạc tử cung đã bị hư hỏng. Chính vì vậy trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần được tư vấn và cân nhắc kỹ vì sau khi loại bỏ nội mạc tử cung sẽ không thể có con được nữa.

Phẫu thuật loại bỏ Polyp tử cung: Sau khi tiến hành thăm khám, soi cổ tử cung hoặc tiến hành nong và nạo tử cung để lấy mẫu xét nghiệm. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ polyp tử cung – hiện tượng làm kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: là phương pháp loại bỏ 1 phần hay hoàn toàn tử cung. Sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ tử cung người bệnh mất hoàn toàn khả năng làm mẹ.

  • Cắt bỏ bán phần: là phương pháp cắt bỏ gần như hoàn toàn nhưng vẫn giữ nguyên vẹn cổ tử cung
  • Cắt bỏ hoàn toàn: cắt bỏ tất cả tử ucng, vòi trứng, buồng trứng

Ngoài các phương pháp điều trị trên còn có thể dùng phương pháp châm cứu hoặc điện kích thích thần kinh qua da.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn