Rối loạn kinh nguyệt và nguy cơ vô sinh

Chu kì kinh nguyệt như tấm gương phản ánh sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có biết việc chu kì kinh quá dài hay quá ngắn sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai và hậu quả là dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Chu kì kinh bình thường

Chu kì kinh bình thường 1

 Ảnh: Cách tính chu kì kinh nguyệt của phụ nữ

Ở phụ nữ, chu kì kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản.

Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi. Lần kinh cuối – mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55.

Kinh nguyệt bình thường kéo dài vài ngày, thường 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp 2 đến 7 ngày cũng được xem là bình thường. Chu kì kinh nguyệt trung bình là 28 ngày kể từ ngày đầu tiên của một chu kì có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Chu kì kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ trưởng thành nằm trong khoảng 21 đến 35 ngày.

Chu kì kinh không bình thường và nguy cơ vô sinh

Chu kì kinh không bình thường hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt, thường được bắt đầu bởi kỳ kinh không đều, lượng máu kinh nhiều ít bất thường hay vô kinh…

  • Kinh nguyệt không đều: Được biểu hiện ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của phụ nữ, từ lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tới thời kỳ tiền mãn kinh (40 – 50 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là do trứng không rụng thường xuyên, cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ estrogen, progesterone, buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, có thể còn do biểu hiện của một số bệnh lý như tuyến giáp gặp vấn đề, rối loạn đông máu, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung…
  • Vô kinh: Vô kinh được chia ra làm ba loại với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
  1. Vô kinh nguyên phát có thể là do dị tật sinh dục bẩm sinh như không có tử cung, không có âm đạo, buồng trứng không phát triển, màng trinh bịt kín.
  2. Vô kinh thứ phát là hiện tượng suy buồng trứng sớm, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, rối loạn nội tiết, stress, tập thể dục quá sức, sụt cân đột ngột làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể.
  3. Vô kinh sinh lý là tình trạng mãn kinh khi buồng trứng đã ngưng hoạt động.

Với các nguyên nhân trên, ta nhận thấy rối loạn kinh nguyệt thường do nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa gây ra, những bệnh này nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến vô sinh. Vậy việc cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên vô sinh, hiếm muộn không hoàn toàn do rối loạn kinh nguyệt gây ra mà có thể do một hoặc một số bệnh trong cơ thể mà ta không kiểm soát được như noãn sinh trưởng bất thường, tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung… Những bệnh này cản trở trứng thụ tinh làm tổ và cũng là nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Nói cách khác, chu kì kinh đều đặn là điều kiện cần của việc thụ thai chứ chưa phải là điều kiện đủ.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt được tốt nhất, đầu tiên, bạn nên theo dõi chu kì kinh nguyệt của mình. Nếu vòng kinh quá dài hay quá ngắn, có những biểu hiện bất thường thì nên đi khám phụ khoa để được sự tư vấn kịp thời của bác sĩ. Khi đi khám, đầu tiên các bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân bệnh bằng các xét nghiệm soi âm đạo, ổ bụng, buồng tử cung và siêu âm.

Soi âm đạo:Kiểm tra các bệnh viêm cổ tử cung mãn tính, viêm loét cổ tử cung… để có thể xác định sớm tính chất cà diễn biến của các bệnh về cổ tử cung
Soi ổ bụng:Kiểm tra tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, tìm ra nguyên nhân gây vô sinh như tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng ( tích nước) hoặc u xơ tử cung…
Soi buồng tử cung:Phân biệt với hiện tượng xuất huyết bất thường. Những người mắc bệnh polyp trong buồng tử cung, u xơ dưới niêm mạc tử cung, ung thư ống cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung đều có thể gây xuất huyết bất thường, quyết định xem có thể lấy u xơ dưới niêm mạc tử cung hay polyp nội mạc tử cung qua đường cổ tử cung hay không, chẩn đoán sớm các chứng ung thư nội mạc tử cung…
Siêu âm:Kiểm tra những bất thường trong kết cấu tử cung, tử cung chảy máu bất thường, u nang và u xơ buồng trứng, u xơ tử cung.

Sau khi xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể cho bạn, đảm bảo điều trị dứt điểm, chữa trị tận gốc các bệnh gây nên kinh nguyệt không đều, hồi phục sức khỏe cho bạn nữ.

Ngoài ra, bạn có thể chủ động phòng tránh rối loạn kinh nguyệt bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, chăm tập thể dục và thư giãn để giảm căng thẳng…

Bên cạnh đó, việc sử dụng các chế phẩm từ thảo dược thiên nhiên như đậu nành, quả cây trinh nữ…cũng giúp bạn có một chu kì kinh ổn định hơn. Bạn cũng có thể thử sử dụng H-Regulator, đây là sản phẩm được kết hợp từ các thảo dược tự nhiên có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cải thiện nội tiết tố nữ.

Xem thêm: “Kinh nguyệt là gì?”

Bài viết trên giúp bạn biết được thế nào là một chu kì kinh bình thường và một chu kì kinh không bình thường (rối loạn kinh nguyệt). Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ chú ý hơn đến kì “nguyệt san” của mình. Nếu có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thì cần đi khám và tìm ra nguyên nhân để việc điều trị được dễ dàng hơn.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn