Tác động của nội tiết tới giấc ngủ

 1

Progesterone

Trong khi estrogen là chủ đề trung tâm của các thảo luận về giai đoạn mãn kinh thì progesterone lại có những tác động đáng kể tới giấc ngủ và một khía cạnh nào đó lại có ảnh hưởng hơn cả estrogen. Progesterone khi dùng đường tiêm tĩnh mạch có tác động trực tiếp gây an thần, kích thích các thụ thể benzodiazepine , sau đó kích thích sản xuất các thụ thể GABA liên quan tới NREM . Đóng vai trò như một chất chủ vận GABA, progesterone làm giảm lo lắng mặc dù cơ chế chính xác chưa được biết rõ . Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường , progesterone đạt đỉnh rất nhanh ở pha giữa hoàng thể sau đó giảm ngay trước khi có kinh nguyệt , điều này liên quan tới biểu hiện khó ngủ và tăng các cơn thức giấc ở thời điểm này.

Anh hưởng thứ 2 của progesterone đó là tác động của nó lên quá trình thở.. Progesteron là một chất kích thích đường hô hấp và đã được sử dụng để điều trị chứng khó thở tắc nghẽn khi ngủ mức độ nhẹ. Trong khi mang thai, có xuất hiện chứng khó thở tắc nghẽn khi ngủ đáng kể ỏ một số phụ nữ có tăng cân nhiều và người ta cho rằng nồng độ progesterone tăng cao khi mang thai hoạt động như một chất kích thích đường hô hấp. Tương tự như vậy, trước khi mãn kinh, khi nồng độ progesterone tự nhiên ở ngưỡng cao hơn, ít xảy ra khó thở khi ngủ hơn.

Estrogen

Tác động của estrogen lên giấc ngủ phức tạp hơn rất nhiều so với progesterone. ở người estrogen làm tăng chu kỳ REM . Estrogen tham gia vào quá trình chuyển hóa norepinephrine, serotonin và acetylcholine. Estrogen có tác dụng làm cho giấc ngủ không bị trễ, giảm số lần thức giấc trong khi ngủ, tăng tổng thời gian ngủ và giảm số lần thức tỉnh ngẫu nhiên theo chu kỳ. Trong pha hoàng thể ( nồng độ estrogen thấp) ở phụ nữ tiền mãn kinh , số lần thức tỉnh tăng gấp 2 lần đặc biệt khi cả nồng độ progesterone và estrogen đều thấp.

Estrogen liên quan tới sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể . Tác động rõ ràng của nồng độ estrogen thấp là cơn bốc hỏa điển hình đặc trưng bởi sự tăng cả nhiệt độ ngoại vi và trung tâm. Bốc hỏa đặc trưng bởi sự bùng phát catecholamine và tăng hormone LH. Có rất nhiều triệu chứng vận mạch ghi nhận ở thời kỳ mãn kinh. Rõ ràng , bốc hỏa liên quan tới tăng số lần thức tỉnh. Sử dụng estrogen thay thế làm tăng cả giấc ngủ sóng thấp và REM, làm tăng chất lượng giấc ngủ.

Cùng với tác dụng ngăn ngừa cơn bốc hỏa, estrogen còn có tác động ý nghĩa lên thân nhiệt của cơ thể trong khi ngủ. Estrogen đóng vai trò là hormone điều hòa thân nhiệt giúp kiểm soát thời gian thân nhiệt xuống thấp nhất trong đêm. Ngưng estrogen làm dịch chuyển thời gian này và thay đổi độ sâu của điểm rơi thân nhiệt. Cả hai sự thay đổi này dẫn tới khả năng thức tỉnh nhiều hơn và giấc ngủ nông hơn.

Người ta cho rằng một trong các lý do để có giấc ngủ sâu hơn trong pha nang ở thời kỳ tiền mãn kinh là hiệu quả điều hòa thân nhiệt của nồng độ estrogen cao trong pha này.

Estrogen có thể tác động trực tiếp lên tâm trạng thông qua các thụ thể của estrogen ở hệ thống thần kinh trung ương dấn tới điều hòa các chất dẫn truyền thần kinh. Estrogen tham gia vào kiểm soát cả serotonin và norepinephrine ở não bộ . Estrogen làm tăng khả năng đáp ứng của serotonin sau synap cũng như tăng cả số lượng thụ thể serotonin và lượng serotonin. Estrogen hoạt động như một chất chủ vận serotonin , tăng chọn lọc hoạt tính của norepinephrine tại não bộ. Estrogen cũng có các tác động phối hợp khác với norepinephrine và cũng có tác động trên dopaminergic . Cuối cùng estrogen là chất chủ vận GABA. Tất cả các tác dụng này cho thấy estrogen có tác dụng ức chế trầm cảm .

Cortisol

Estrogen cũng có tác động trên giấc ngù thông quả hiệu quả của nó trên cortisol. Mãn kinh liên quan tới nồng độ cortisol cao hơn xảy ra sớm hơn trong giấc ngủ so với đỉnh cortisol bình thường vào buổi sáng. Phụ nữ mãn kinh nhạy cảm hơn với sự tăng cortisol về đêm liên quan tới các yếu tố stress nhẹ. Estrogen giúp điều hòa đỉnh cortisol bình thường vào buổi sáng và do đó giúp ổn định giấc ngủ vào ban đêm. Tác động tương tự có thể dự đoán với sự cải thiện trầm cảm khi sử dụng liệu pháp thay thế hormone.

Melatonin

Melatonin và estrogen có mối liên quan tác động qua lại và có sự tương tác rất phức tạp. Trước tiên melatonin được biết tới có tác động lên nhịp ngày đêm tại thời điểm khởi phát giấc ngủ và có thể tham gia duy trì giấc ngủ bằng cách ngăn chặn các cơ chế thức tỉnh do đó giữ cho chúng ta ngủ trong bóng tối vào ban đêm. Nhìn Chung nồng độ melatonin giảm khi tuổi tăng dần nhưng giảm tổng lượng melatonin không liên quan nhất thiết tới mãn kinh. TrưỚC khi mãn kinh, đa có sự sụt giảm nồng độ melatonin liên quan tới tuổi tác nhưng ngay lập tức sau đó nồng độ melatonin tăng trong nhiều năm. Sự thiếu hụt estrogen khi mãn kinh có thể kích thích sự sản xuất melatonin hoặc mãn kinh đánh dấu sự mất kiểm soát của tuyến yên đối với tính chu kỳ của buồng trứng. Phụ nữ sau mãn kinh có mất ngủ thường có nồng độ melatonin thấp hơn so với người không bị mất ngủ.

Mặt khác estrogen có thể có chức năng ức chế melatonin

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn