Vì sao lại đau bụng khi hành kinh

Đến ngày hành kinh bạn gặp phải tình trạng đau bụng? Cơn đau bụng này chỉ xuất hiện khi xảy ra hành kinh trong vài ngày đầu và giảm dần và biến mất khi kết thúc kỳ hành kinh. Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại đau bụng khi hành kinh chưa? Hôm nay Hregulartor sẽ giải đáp cho các bạn biết!

Vì sao lại đau bụng khi hành kinh 1

Đau bụng khi hành kinh

Đau bụng kinh (đau bụng khi hành kinh) là hiện tượng sinh lý thường gặp xảy ra với hơn 80% người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đau bụng kinh thường xảy ra trước hoặc trong thời gian hành kinh từ 1-2  ngày và mức độ đau của mỗi người phụ nữ là khác nhau. Có người mức độ đau nhẹ, đau âm ỉ nhưng có những người lại đau dữ dội.

Đa số đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý và không gây hậu quả tuy nhiên nếu có kèm theo các triệu chứng bất thường như rối loạn chu kỳ kinh, máu kinh, các vấn đề sinh sản, thể trạng cơ thể,…thì chị em nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa mà chị em không biết.

Có 2 dạng đau bụng khi hành kinh là:

  • Đau bụng kinh nguyên phát (đau bụng kinh cơ năng): dạng này thường gặp ở phụ nữu chưa kết hôn chưa sinh con và duới 25 tuổi đặc biệt là độ tuổi dậy thì. Đau bụng kinh nguyên phát người bệnh không nhận thấy hay phát hiện ra ở cơ quan sinh dục của mình có bất cứ biển đổi.
  • Đau bụng kinh thứ phát (đau bụng kinh khí chất): dạng này người bệnh nhận thấy cơ quan sinh dục có nhiều thay đổi. Dạng này thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung…

Đau bụng khi hành kinh do đâu?

Sự co bóp của cơ trơn tử cung

Áp lực co thắt tử cung ở chị em phụ nữ là như nhau ở cả người bình thường và người gặp phải tình trạng đau bụng kinh. Tuy nhiên đối với người đau bụng kinh những cơn co thắt thường dài hơn cơn co thắt này không dễ dàng trở lại vị trí bình thường. Cơ trơn tử cung phải co bóp  tác dụng đẩy máu kinh ra ngoài nhưng khi cơn co thắt này kéo dài và cơ trơn không trở lại được bình thường sẽ xuất hiện hiện tượng đau bụng khi hành kinh.

Bên cạnh đó, khi cơ trơn tử cung co bóp, đã vô tình làm xuất hiện một phản ứng hóa học giữa chất prostaglandin và chất cảm thụ đặc hiệu. Phản ứng càng nhiều thì tình trạng đau bụng kinh càng dữ dội hơn.

Cổ tử cung hẹp

Cổ tử cung hẹp hơn so với bình thường sẽ gây ra việc cản trở sự lưu thông bình thường của máu kinh, khiến chúng bị ứ đọng. Do đó mà cơ trở tử cung phải co bóp mạnh hơn để tạo áp lực đẩy máu kinh ra ngoài. Kết quả của việc co bóp mạnh đó chính là tình trạng đau bụng kinh.

Bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra

Đây được coi là nguyên nhân hay gặp nhất của tình trạng đau bụng khi có kinh nguyệt. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ bề mặt bên trong của tử cung, bình thường khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc này sẽ dần dày lên và bong ra và theo máu kinh trôi ra ngoài. Nhưng do cổ tử cung không mở hoặc quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt mà máu kinh có chứa những mảnh nội mạc này bị đẩu ngược vào trong và gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung.

Những mảnh nội mạc tử cung đi “đi lạc” này tạo thành các ổ lạc nội mạc tử cung, các ổ này vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình như khi còn ở trong tử cung. Nhưng lượng máu mà chúng “sản xuất” ra lại không có đường thoát, vì thế gây ứ đọng ở vị trí. Chúng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thống kinh (đau bụng kinh dữ dội) và rối loạn kinh nguyệt

Vị trí tử cung không bình thường

Tử cung nằm không đúng so với vị trí của mình, quá lùi về sau hay quá ngả ra phía trước đều gây ảnh hưởng tới việc lưu thông của dòng máu kinh, việc này khiến cho cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu dẫn đến co thắt hoặc co rút cơ tử cung dẫn đến đau bụng khi hành kinh.

Ngoài các nguyên nhân trên, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay rối loạn nội tiết tố, phụ nữ mắc tâm sinh lý, vận động quá sức hay ăn uống sử dụng đồ lạnh trước kỳ kinh đều có thể gây ra hiện tượng đau bụng khi hành kinh. Để biết rõ nguyên nhân chính xác của việc đau bụng khi hành kinh, chị em gặp phải tình trạng này hãy đến các cơ sở, phòng khám chuyên khoa uy tín để được khám và làm xét nghiệm.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn