Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần lưu ý

Đối với hầu hết phụ nữ, kinh nguyệt xảy ra theo một chu kì thường xuyên và ổn định, có thể đoán trước được. Khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của chu kì thứ nhất đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo thường từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, chu kì kinh nguyệt có thể dài hơn, ngắn hơn, rất khó để dự đoán ngày hành kinh tiếp theo – đó là biểu hiện của rối loạn chu kì kinh nguyệt. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt này.

Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần lưu ý 1

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới?

Kỳ kinh đến sớm (chu kì kinh ngắn)

Đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Ở trường hợp này, bạn sẽ thấy nguyệt san đến sớm (1 tuần hoặc nhiều hơn), đôi khi một tháng còn hành kinh tới 2 lần.

Chậm kinh (chu kì kinh dài)

Chậm kinh là một dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, đây là hiện tượng đến kì kinh mà vẫn không có có kinh nguyệt. Như ta đã nói ở trên, một chu kì kinh nguyệt vào khoảng 21-35 ngày, nếu sau 35 ngày mà chưa có chu kì kinh nguyệt chứng tỏ rằng bạn đã bị chậm kinh.

Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có biểu hiện là chu kì kinh không ổn định, thời gian giữa 2 chu kì kinh lúc dài lúc ngắn. Có lúc một tháng có kinh 2 lần, có lúc 2-3 tháng mới có một lần.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt này thường gặp ở phụ nữ tuổi 40-50 (giai đoạn tiền mãn kinh). Nguyên nhân chủ yếu là do buồng trứng suy giảm hoạt động, cơ thể sản xuất không đủ hormone giới tính nữ (estrogen và progesterone) khiến trứng rụng không thường xuyên. Ở độ tuổi sinh sản mà gặp triệu chứng này thì rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, u xơ tử cung, rối loạn đông máu, vv.

Kinh nguyệt không đều 1

Kinh nguyệt không đều có biểu hiện là chu kì kinh không ổn định, thời gian giữa 2 chu kì kinh lúc dài lúc ngắn (Ảnh minh họa)

Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt

Đây là hiện tượng nguyệt san vẫn tới đều đặn hàng tháng nhưng giữa hai chu kì kinh nguyệt lại có xuất hiện máu, thậm chí xuất hiện 2-3 lần. Lượng máu xuất huyết này ra ít hơn và chỉ kéo dài vài tiếng hoặc 1-2 ngày.

Vô kinh

Vô kinh được chia ra làm ba loại với những nguyên nhân khác nhau:

  • Vô kinh do sinh lý
  • Vô kinh do măc các dị tật bẩm sinh
  • Vô kinh do suy buồng trứng sớm, dính tử cung sau nạo hút thai, do rối loạn nội tiết, do stress, do tập thể thao quá sức (thường xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp), do sụt cân đột ngột.

Bước vào giai đoạn mãn kinh, buồng trứng chấm dứt hoạt động và kết thúc chu kì kinh thì là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiê n nếu nữ giới trong độ tuổi sinh sản mà kinh nguyệt không xuất hiện thì lại là một vấn đề đáng lo ngại.

Đau bụng kinh

Hầu hết phụ nữ đều có cảm giác đau tức bụng, mệt mỏi khi sắp tới nguyệt san, đây được coi là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Tuy nhiên, nếu bị đau bụng kinh dữ dội, mặt mũi tái ngắt, nhợt nhạt thì cần lập tức đi khám.

Dù đau ở mức độ nào thì đau bụng kinh cũng khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó lòng tập trung vào học tập, chất lượng công việc giảm sút.

Đau bụng kinh còn có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Nhiều chị em thấy đau bụng kinh và xuất huyết âm đạo thì nghĩ rằng đó là kinh nguyệt nên không quan tâm. Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện kịp thời có thể đe doa tới tính mạng.

Đau bụng kinh 1

Đau bụng kinh cũng là một trong những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Lượng máu kinh bất thường

Lượng máu kinh trung bình trong một chu kì kinh là khoảng 100 ml. Tuy nhiên nếu máu kinh ra quá nhiều, bạn phải thay băng liên tục, thậm chí máu kinh ra ồ ạt khiến bạn khó kiểm soát. Ngược lại, nếu máu kinh ra quá ít thì cũng là một điều đáng lo ngại, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề như: Rối loạn nội tiết, viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày, chế độ ăn uống thiếu chất đạm và các vitamin, vv.

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi bất thường

Bình thường máu kinh sẽ có màu đỏ thẫm. Ở ngày đầu tiên, máu kinh sẽ có màu thẫm và ít, đến giữa những ngày hành kinh sẽ đỏ hơn và cuối chu kì kinh ít dần và có màu đỏ nâu. Tuy nhiên, nếu bạn tháy máu kinh đen suốt chu kì hoặc đỏ tươi suốt chu kì thì đây đều là các bất thường, cần phải lập tức đi kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng.

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi bất thường 1

Những hậu quả của rối loạn kinh nguyệt

  • Khó thụ thai, vô sinh. Kinh nguyệt không đều khiến bạn khó dự đoán thời gian rụng trứng. Trứng rụng bất thường khiến chị em khó thụ thai hơn bình thường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc có em bé.
  • Thiếu máu. Đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện là rong kinh sẽ khiến máu ra nhiều, kéo dài, xuất huyết ngoài chu kì kinh. Điều này rất dễ dẫn tới thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, vv. Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng.
  • Dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm. Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, vv. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
  • Ảnh hưởng tới nhan sắc. Nếu rối loạn kinh nguyệt với nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố sẽ khiến da mặt bạn nhợt nhạt, dễ xuất hiện nám, tàn nhang và mụn đầu đen.

Vậy cần làm gì nếu gặp các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt?

Nếu gặp các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, trước hết bạn cần tới các địa chỉ uy tín để thăm khám kịp thời. Khi đi khám, bạn sẽ được tiến hành khám phụ khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Phương pháp điều trị có thể bằng nội khoa, ngoại khoa tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

  • Điều trị nội khoa. Nội khoa có thể là các phương pháp Đông, Tây y kết hợp nhằm cân bằng lại hormone, điều hòa các nội tiết tố. Thông thường phương pháp này áp dụng với các trường hợp rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng hormone gây ra.
  • Điều trị ngoại khoa. Ngoại khoa áp dụng các phương pháp phẫu thuật, vật lý trị liệu (máy sóng ngắn, máy cao tần,…). Áp dụng trong các trường hợp viêm buồng trứng, tăng sản nội mạc tử cung, vv. Phương pháp vật lý trị liệu cũng giúp cân bằng khí huyết, điều chỉnh progesterone, từ đó giúp kinh nguyệt trở nên ổn định.
  • Điều trị tâm sinh lý. Ngoài nội khoa và ngoại khoa thì việc cân bằng tâm sinh lý cũng góp phần giúp chu kì kinh đều đặn hơn, áp dụng với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do tâm sinh lý gây ra (thiếu ngủ, căng thẳng, stress, mệt mỏi, vv).
Vậy cần làm gì nếu gặp các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt? 1

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt phù hợp nhất (Ảnh minh họa)

 

Dù rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân nào gây ra bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị:

  • Ăn uống điều độ, khoa học, tích cực ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi. Hạn chế những thực phẩm kích thích, cay nóng, đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Cố gắng duy trì tâm trạng thoải mái, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, mệ mỏi.
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Định kỳ khám phụ khoa 6 tháng/lần để kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh
  • Thực hiện tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn. Việc nạo phá thai cực kỳ nguy hiểm, trong quá trình nạo hút có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu rối loạn kinh nguyệt do rối loạn hormone, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để sử dụng thêm một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như HRegulator. Với thành phần chính được chiết xuất 100% từ thiên nhiên gồm Isoflavone đậu nành và dịch chiết cây Vitex, HRegulator giúp cân bằng lại hormone và kiểm soát các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

H-Regulator là thuốc được sản xuất tại Australia và tuân theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt tại Australia. Các bác sĩ có thể yên tâm khi giới thiệu HRegulator tới bệnh nhân, và người tiêu dùng có thể được đảm bảo về hiệu quả và an toàn khi sử dụng H-Regulator theo đúng chỉ dẫn. Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, bạn có thể gọi điện tới tổng đài của chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp một cách cụ thể hơn.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn