PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Tue, 29 Mar 2022 02:03:37 +0000 vi hourly 1 Rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây ra hậu quả gì? https://hregulator.net/hau-qua-roi-loan-noi-tiet-to-nu-4841/ https://hregulator.net/hau-qua-roi-loan-noi-tiet-to-nu-4841/#respond Fri, 18 Sep 2020 02:00:47 +0000 https://hregulator.net/?p=4841 Rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây ra hậu quả gì? 1

Bạn có thể không nhận ra mình bị mất cân bằng nội tiết tố, nhưng những ảnh hưởng của nó có thể thể hiện trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, và nếu không được điều trị, nó có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng xảy ra khi hệ thống nội tiết hoạt động không chính xác, gồm 3 tình trạng chính:

  1. Sản xuất thiếu một loại hormone nào đó;
  2. Sản xuất quá mức một loại hormone nhất định;
  3. Trục trặc trong việc sản xuất hormone hoặc khả năng hoạt động chính xác của nó;

Hệ thống nội tiết là hệ thống có nhiệm vụ sản xuất các loại nội tiết tố (hormone) nhằm cung cấp một hệ thống liên lạc nội bộ giữa các tế bào nằm ở các bộ phận xa nhau của cơ thể.

Nội tiết tố nữ được sản xuất chủ yếu trong buồng trứng, hoàng thể và nhau thai. Ngoài ra, một lượng nhỏ cũng được sản xuất bởi các cơ quan khác ngoài hệ thống sinh sản, như gan, tim, da, não, mô mỡ.

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì? 1

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng xảy ra khi hệ thống nội tiết hoạt động không chính xác (Ảnh minh họa)

 

Hậu quả của rối loạn nội tiết tố nữ

Nám da

Nám da là một rối loạn chức năng sinh hắc sắc tố ở người, dẫn đến chứng tăng sắc tố da mãn tính tại chỗ. Biểu hiện của nám da là các mảng dát nâu không đều, không có bờ, phân bố đối xứng trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trên mặt. Nám da thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nám da, một trong số đó là do sự rối loạn nội tiết tố nữ.

Theo các nghiên cứu về nám da, người ta nhận thấy rằng mức độ tăng cao của estrogen và progesterone (mức tăng thấp hơn) có liên quan đến việc tăng sắc tố da. Đặc biệt là estrogen, nó có thể điều chỉnh sắc tố da bằng cách kích thích các tế bào hắc sắc tố và các yếu tố tạo sắc tố như tế bào sừng, nguyên bào sợi, điều hòa sự bài tiết của tế bào nội mô,…

Tuy nhiên, rối loạn nội tiết tố nữ không thể độc lập gây ra tình trạng nám da mà nó cần kết hợp với tia UVB trong ánh nắng mặt trời. Estrogen + progesterone + UVB gây ra sự chuyển hóa melanosome (hiểu nôm na là các túi chứa hắc sắc tố melanin, số lượng melanin trong mỗi melanosome là thứ quyết định màu da của chúng ta). Khi nồng độ estrogen và progesterone bị rối loạn tăng cao, gặp tia UVB trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra tăng sản xuất melanin trong các melanosome, từ đó dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da, gây nám.

Nám da không điều trị tận gốc sẽ phát triển nhanh và lan rộng tạo thành những mảng nám to và đậm màu.

Nám da 1

Hình ảnh một phụ nữ bị nám da ở má

 

Mụn trứng cá dai dẳng

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá dai dẳng. Loại mụn này còn được gọi với cái tên phổ biến là mụn nội tiết. Mụn nội tiết không phải là một thuật ngữ được sử dụng trong nghiên cứu y tế hoặc các bác sĩ, nhưng nó thường được gọi trong các bài viết để nói về loại mụn phát triển dưới những thay đổi của nội tiết tố.

Mụn nội tiết xảy ra do sự thừa androgen (testosterone). Cụ thể như sau:

Testosterone là một hormone giới tính nam, nhưng nó cũng được sản xuất một lượng nhỏ ở nữ giới. Sự gia tăng nồng độ androgen này có thể kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn khiến nó tiết nhiều dầu hơn, làm thay đổi hoạt động của tế bào da khiến các tế bào chết không bong ra mà tích tụ lại trong các cổ nang lông. Dầu thừa cộng với tế bào chết gây ra sự bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện phát triển cho một loại vi khuẩn kị khí có tên là Propionibacterium acnes (P.acnes hay C.acnes).

Khi số lượng vi khuẩn bùng phát quá lớn, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ “cử” các tế bào bạch cầu tới đề “tiêu diệt” kẻ ngoại xâm này. Quá trình này gây ra phản ứng viêm và tạo thành mụn trứng cá.

Chính vì thế, mụn nội tiết thường xảy ra ở những giai đoạn mà estrogen và testosterone bị giảm xuống ở mức thấp, khiến testosterone chiếm ưu thế:

– Trong chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong 28 ngày (bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh và kết thúc một ngày trước kỳ kinh tiếp theo) và nội tiết tố lại của chúng ta sẽ thay đổi trong suốt cả chu kì này.

Ngay trước khi bắt đầu hành kinh, cả estrogen và progesterone đều giảm xuống ở mức thấp nhất. Tại thời điểm này, testosterone là hormone chiếm ưu thế cao hơn so với các hormone nữ. Điều này có thể dẫn đến mụn nội tiết.

– Khi mang thai. Mang thai cũng là một trong những thời điểm có sự dao động mạnh của nội tiết tố toàn cơ thể. Hơn một nửa phụ nữ mang thai bị các vấn đề về mụn trứng cá và những người vốn đã dễ bị mụn trứng cá là những người có khả năng gặp phải vấn đề này cao nhất khi mang thai.

– Thời kì mãn kinh. Nhiều phụ nữ cho biết họ gặp các vấn đề về da khi bước vào thời kỳ mãn kinh, như: khô, phát ban, tăng độ nhạy cảm và thậm chí là bị mụn bọc. Cũng như chu kỳ kinh nguyệt và mang thai, mụn trứng cá ở giai đoạn này cũng có thể là do sự dao động của hormone.

Khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu, cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi sâu sắc. Các hormone estrogen và progesterone được sản xuất với số lượng ngày càng ít đi. Điều này khiến các tế bào da mất khả năng lưu giữ độ ẩm theo thời gian, chu kì thay da ngày càng kéo dài hơn, da mất nhiều thời gian để chữa lành hơn,… Tất cả những điều này khiến da trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi hơn, kết quả là trở nên nhạy cảm hơn, khô và dễ bị mụn.

Mụn trứng cá dai dẳng 1

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá dai dẳng (Ảnh minh họa)

 

Khô âm đạo

Khô âm đạo là một trong những triệu chứng rất thường gặp khi phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố. Tuy không phải là một triệu chứng nguy hiểm nhiều về sức khỏe nhưng nó lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống gia đình của các cặp vợ chồng.

Khô âm đạo được định nghĩa là sự giảm khả năng bôi trơn sinh lý của bề mặt âm đạo ở phụ nữ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra khô âm đạo là do sự suy giảm hàm lượng estrogen.

Dịch bôi trơn âm đạo và độ ẩm âm đạo được duy trì do sự chuyển hóa glycogen. Đại phân tử này được lưu trữ trong các tế bào biểu mô âm đạo bởi các loài Lactobacillus – hệ thực vật bình thường ở âm đạo. Khi thiếu hụt estrogen, nó gây ra rối loạn chức năng tế bào biểu mô âm đạo, bao gồm giảm dự trữ glycogen, ít khả năng axit hóa dịch âm đạo và giảm sản xuất chất bôi trơn âm đạo, từ đó gây ra tình trạng khô âm đạo ở phụ nữ.

Vô sinh

Các hormone nữ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của nữ giới, đặc biệt là các hormone kiểm soát chu kì kinh nguyệt, như: estrogen, progesterone, FSH, LH,…

Để có thai, các hormone này phải báo hiệu và điều chỉnh sự phát triển của trứng trong buồng trứng, giải phóng trứng trưởng thành, làm dày niêm mạc tử cung,… Sự vắng mặt hoặc số lượng không đồng đều của các hormone sẽ làm trì hoãn hoặc gián đoạn các quá trình này, hay nói cách khác là ngăn cản sự thụ thai, khiến việc mang thai khó đạt được.

Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố còn kéo theo nguy cơ phát sinh các căn bệnh về thận, tuyến giáp, tuyến yên,… điều này cũng làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.

Vô sinh 1

Rối loạn nội tiết tố nữ có thể gây vô sinh ở nữ giới (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Nội tiết tố nữ có những tác động đáng kể đến việc điều chỉnh tâm trạng và sức khỏe tâm thần của nữ giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hormone sinh sản như progesterone, estrogen và testosterone có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh não và điều tiết một số chất hóa học điều chỉnh tâm trạng trong não, như serotonin – một loại homrone hạnh phúc.

Vì thế, khi nội tiết tố bị rối loạn, nó sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ. Thậm chí, một số phụ nữ nhạy cảm với sự dao động hormone đến mức họ bị trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng cực độ. Kết quả có thể nghiêm trọng đến mức tâm trạng của họ giống như những thay đổi trong hội chứng rối loạn lưỡng cực.

Giải pháp cân bằng nội tiết tố nữ

Điều trị y tế

Để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, về cơ bản, các phương pháp điều trị thường gồm:

  • Liệu pháp estrogen
  • Estrogen âm đạo
  • Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố
  • Thuốc chống androgen
  • Thuốc Metformi
  • Thuốc Flibanserin (Addyi) và bremelanotide (Vyleesi)
  • Kem Eflornithine (Vaniqa)

Các biện pháp tự nhiên

Song song với việc điều trị y tế, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên để giúp cân bằng nội tiết tố. Chẳng hạn như:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng; hướng tới ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu phytoestrogen, tiêu thụ chất béo lành mạnh. Hạn chế ăn đường, muối, các chất béo bão hòa,…
  • Xây dựng giấc ngủ ổn định và chất lượng;
  • Học cách quản lý căng thẳng của bản thân, như thực hành một số kỹ thuật thư giãn: thiền, yoga, hít thở sâu, thái cực quyền,…
  • Bỏ hút thuốc lá (nếu đang hút).

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc để sử dụng thêm một số sản phẩm bổ sung giúp giải quyết các vấn đề về nội tiết tố. Chẳng hạn như sử dụng liệu pháp bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ bằng thảo dược.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì sản phẩm bổ sung nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ, đồng thời tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của sản phẩm. Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi, theo cảm tính.

Kết luận

Phụ nữ chịu tác động của sự thay đổi nồng độ hormone sâu sắc hơn nam giới. Rối loạn nội tiết tố có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần ở nữ giới. Vì thế, đừng chủ quan nếu bạn gặp bất kì triệu chứng đáng ngờ nào. Nếu tình trạng của bạn không đáp ứng với việc thay đổi chế độ ăn uống vàlối sống, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

]]>
https://hregulator.net/hau-qua-roi-loan-noi-tiet-to-nu-4841/feed/ 0
Tiền mãn kinh và sự thay đổi vòng một https://hregulator.net/tien-man-kinh-thay-doi-vong-mot-4502/ https://hregulator.net/tien-man-kinh-thay-doi-vong-mot-4502/#respond Sat, 15 Jun 2019 02:00:25 +0000 https://hregulator.net/?p=4502 Tiền mãn kinh đánh dấu cho sự bắt đầu của những thay đổi của phụ nữ trung niên, những bất ổn về tâm lý và sức khỏe khiến cho phụ nữ trở nên mệt mỏi, chán chường. Trong thời kỳ này, phụ nữ cũng phải đối mặt với sự suy giảm về sắc đẹp, trong có có không ít những thay đổi nhất định về vòng một.

Phụ nữ tiền mãn kinh

Phụ nữ tiền mãn kinh phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp( Ảnh minh họa)

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là thời kỳ trước khi dứt hẳn kinh nguyệt của phụ nữ( trước thời kỳ mãn kinh), có thể xảy ra rất sớm và kéo dài từ 4-5 năm. Tiền mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên, nhưng có thể xảy đến với phụ nữ trẻ hơn bị cắt buồng trứng do bệnh lý. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng bị suy yếu dần cho tới khi mất hẳn chức năng nội tiết. Khi buồng trứng không còn chức năng nội tiết, người phụ nữ sẽ ngưng hẳn kinh nguyệt, cũng có nghĩa không còn khả năng sinh sản.

Buồng trứng tiết ra hai nội tiết tố quan trọng là estrogen và progestrogen, trong đó estrogen có vai trò vô cùng quan trọng, nó tác động lên hầu hết các cơ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của người phụ nữ.
Các biểu hiện của tiền mãn kinh rất da dạng và không giống nhau ở mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, phần nhiều phụ nữ sẽ thấy vòng kinh thay đổi, mất ngủ, tâm lý dễ nổi cáu, bốc hỏa, toát mồ hôi, lão hóa da, đau nhức xương, giảm ham muốn, thay đổi về vòng một,… cùng với đó là nguy cơ đối mặt với những bệnh lý nguy hiểm.

Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến vòng một?

Tuổi tiền mãn kinh đi kèm với các thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể, chúng không chỉ làm tâm trạng biến đổi bất thường mà còn mang tới một số thay đổi nhất định cho vòng 1.

Khi bước sang tuổi 40, những dấu hiệu lão hóa sẽ dễ dàng quan sát được khi bạn soi gương. Một số dấu hiệu lão hóa không gây ngạc nhiên như nếp nhăn quanh mắt, da khô và sạm hơn với khoảng thời gian cách đó 10-20 tuổi. Tuy nhiên, một số thay đổi cũng rất thường gặp trong độ tuổi này, ngực sẽ có những biến đổi về kích thước, hình dạng và cảm giác.

Phụ nữ sau tuổi 40 có lượng estrogen tăng cao chỉ trong một thời gian ngắn, sau đó giảm xuống nhanh chóng trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Sự tăng giảm hormone quá đột ngột này có thể tác động trực tiếp đến vòng một của phái đẹp khi họ bước gần đến ngưỡng 40.

Ngực trở nên nhạy cảm hơn

Khi bước sang giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ được rút ngắn lại và xuất hiện thường xuyên hơn trước. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng sưng và đau tức ngực. Phụ nữ có thể cảm thấy cơ thể như đang trải qua tuổi dậy thì một lần nữa.

“Núi đôi” tăng kích thước

“Núi đôi” tăng kích thước 1

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, kích thước vòng một sẽ tăng lên đáng kể( Ảnh minh họa)

Trong giai đoạn này, kích thước của vòng 1 sẽ tăng lên do kết quả của quá trình tăng cân( các chất béo dư thừa sẽ làm tăng nồng độ estrogen trong máu). Việc tăng kích cỡ vòng 1 có thể khiến những chị em nào vốn sở hữu vòng 1 đầy đặn sẽ cảm thấy hơi ngộp và khó chịu.

Lời khuyên từ các chuyên gia, rằng bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống, số cân nặng, việc đó sẽ giúp làm dịu các cơn đau và tình trạng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh.

Tình trạng chảy xệ

Thống kê cho thấy tình trạng chảy xệ chiếm tới 80% khi phụ nữ bước vào ngưỡng tuổi 50( giai đoạn mãn kinh- nồng độ estrogen cực thấp). Tuy nhiên, vòng một có thể bị chảy xệ ngay khi 40 tuổi do sự suy giảm collagen khiến da bị mất đi tính đàn hồi, cùng với đó dây chằng Cooper cũng yếu hơn, khả năng nâng đỡ cũng do vậy mà cũng kém hơn.

Thay đổi này không ảnh hưởng tới sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, do vậy, để khắc phục tình trạng này bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các loại áo ngực có khả năng nâng đỡ tốt, hoặc nếu chị em nào cảm thấy mất tự tin có thể mặc các dáng áo rộng hơn, tránh các loại ôm bó sát.

Mật độ mô vú dày đặc hơn

Mật độ mô vú được tính dựa vào số lượng chất béo và các mô như các tuyến và ống dẫn. Cách duy nhất để biết được độ đặc của mô vú là chụp X- quang tuyến vú.

Phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh, họ sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt ở giai đoạn này. Đối với trường hợp phụ nữ có độ đặc mô vú cao sẽ gây khó khăn khi chụp X-quang để phát hiện nguy cơ ung thư vú( khả năng phát hiện ung thư giảm đi 50% tính chính xác).

Tăng nguy cơ ung thư vú

Các chuyên gia y tế khuyên rằng phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh- mãn kinh nên duy trì thói quen chụp X-quang tuyến vú định kỳ, tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ mà bạn có thể xem xét kiểm tra, sàng lọc thường xuyên hơn. Dù bạn có sở hữu một vòng một đầy đặn hay khiêm tốn thì vẫn có khả năng mắc ung thư vú.

Nếu không đủ điều kiện thăm khám thường xuyên, bạn có thể tự kiểm tra những bất thường trên vòng một của mình thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu cảm nhận được sự thay đổi.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chiết xuất quả cây trinh nữ châu Âu có trong Hregulator có tác dụng ức chế đối với sự sản xuất prolactin, do nó có tác dụng hoạt hóa thụ thể Dopamin D2 làm giảm các biểu hiện khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm cả sự thay đổi về vòng một trong thời kỳ tiền mãn kinh- mãn kinh.

]]>
https://hregulator.net/tien-man-kinh-thay-doi-vong-mot-4502/feed/ 0
Bởi vì những lý do đơn giản này mà chị em bị mãn kinh sớm https://hregulator.net/ly-do-don-gian-ma-chi-em-bi-man-kinh-som-4661/ https://hregulator.net/ly-do-don-gian-ma-chi-em-bi-man-kinh-som-4661/#respond Mon, 25 Mar 2019 08:28:39 +0000 https://hregulator.net/?p=4661 Mãn kinh luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ nữ, bởi mãn kinh mang lại không ít phiền toái đối với sức khoẻ và cuộc sống của phụ nữ. Nhưng đôi khi bởi những lý do hết sức đơn giản dưới đây mà nhiều chị em không quan tâm tới mà chỉ cần lưu ý hàng ngày sẽ ngăn ngừa nguy cơ mãn kinh sớm.

Bởi vì những lý do đơn giản này mà chị em bị mãn kinh sớm 1

Bệnh lý tuyến giáp

Tuyến giáp tuy là tuyến nhỏ nhưng lại có tác động quan trọng đến sức khoẻ tổng thể. Tuyến giáp liên tục sản xuất hormone có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất chậm hormone, hoặc sản xuất dư thừa, những triệu chứng của các bệnh liên quan đến tuyến giáp sẽ khó nhận biết, kéo theo đó là nguy cơ mãn kinh sớm và các vấn đề về sức khoẻ sinh sản. Điển hình như trường hợp thiểu năng giáp sẽ gây ra mãn kinh sớm và các biểu hiện như: bốc hoả. mất ngủ, mất kinh, thay đổi tâm trạng,…

Xạ trị, hóa trị

Xạ trị và hoá trị là hai liệu pháp cơ bản điều trị ung thư hiện nay đem lại hiệu quả chữa bệnh cao. Tuy nhiên phương pháp này cũng để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhất là đối với chị em phụ nữ. mặc dù phương pháp này dùng để tiêu diệt tế báo ung thư nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tác động tới tế bào lành và có thể ảnh hưởng đến buồng trứng sớm hơn bình thường. Sau khi được điều trị bằng hoá trị và xạ trị, hệ miến dịch của bệnh nhân sẽ dễ dàng bị tổn thương và suy yếu, kéo theo tình trao đổi chất cũng kém và suy giảm hàm lượng lớn estrogen nhanh chóng. Đây cũng được coi là nguyên nhân của tình trạng mãn kinh sớm.

Khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Nghiên cứu khoa học chỉ ra một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn tới tình trạng mãn kinh sớm.

Ví dụ như Hội chứng Turner, khi một trong các nhiễm sắc thể bị mất một phần hoặc hoàn toàn không có( lý do tại sao nhiễm sắc thể này khiếm khuyết vẫn chưa được tìm ra). Hội chứng Turner chỉ ảnh hưởng đến nữ giới, buồng trứng không phát triển. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có kinh lần đầu muộn hoặc có thể không có kinh nguyệt. Hầu hết các phụ nữ mắc chứng bệnh này đều không thể mang thai.

Can thiệp phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật 1

Những phụ nữ có nhiều can thiệp phẫu thuật có thể bị mãn kinh sớm như cắt bỏ buồng trứng, tử cung và lúc này gây giảm nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Tuy nhiên nếu cắt bỏ cả hai buồng trứng, mãn kinh ngay là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra có thể là “hậu quả” của phẫu thuật ung thư cổ tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu.

Hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những yếu tố gây mãn kinh sớm. Những phụ nữ hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thường có nguy cơ mãn kinh sớm hơn so với những phụ nữ khác. Trong thuốc lá có chứa những hợp chất hóa học gây ra những trứng và phôi chất lượng kém.

Ngoài ra, việc hút thuốc lá gây ra những bất thường về nhiễm sắc thể, những điều này sẽ làm thay đổi hoạt động estrogen và progesterone và gây nên mãn kinh sớm.

Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là danh từ chỉ các bệnh sinh ra do sự rối loạn xảy ra hệ miễn dịch trong cơ thể con người có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật… Bệnh tự miễn là loại bệnh phổ biến đứng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ( thống kê chỉ ra khoảng 14-22 triệu người mắc bệnh). Bệnh tự miễn được biết đến với những bất thường trong quá trình sản xuất và sử dụng kháng thể, dẫn tới ” tự tấn công” những mô lành tính. Bệnh đã có những tác động xấu đến buồng trứng và ảnh hưởng đến hoạt động của các thụ thể estrogen. Điều này gây ra những rối loạn cho sức khoẻ sinh sản và mãn kinh sớm.

Lạm dụng các loại mỹ phẩm

Lạm dụng các loại mỹ phẩm 1

Theo nghiên cứu khoa học, các loại hoá chất có trong mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây tác hại xấu tới các DNA trong tế bào sinh sản. Khi các tế bào DNA sinh sản bị tổn thương có thể gây tác động xấu đến hormone kích thích sinh sản, gây mãn kinh sớm.

Ngoài ra, việc lạm dụng các loại mỹ phẩm có thể gây dị ứng, rối loạn hô hấp, tăng nguy cơ ung thư da, … các chị em cũng nên cân nhắc hơn với chất lượng mỹ phẩm sử dụng và mức độ sử dụng.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp được ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, trong đó có nhiều chất bảo quản, BPA có thể gây ra nguy cơ ung thư, các bệnh về tim mạch, nguy cơ vô sinh, và cả tình trạng mãn kinh sớm. Thực phẩm đóng hộp được tẩm ướp khá nhiều gia vị nhân tạo và chất hoá học tạo hương vị thơm ngon nhưng lại chứa một lượng lớn hóa chất nitrat và nitrit, những hóa chất này gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Ngoài ra còn tác động xấu đến chuyển hóa, trao đổi chất và chính điều này ảnh hưởng đến giai đoạn mãn kinh.

Chỉ số BMI

Chỉ số khối cơ thể (BMI) dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Estrogen được lưu trữ trong mô mỡ. Trường hợp phụ nữ rất gầy (BMI <18) có ít dự trữ hormone estrogen hơn, bởi vậy có thể bị cạn kiện lượng hormone này sớm hơn và gây ra tình trạng mãn kinh sớm.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn chay, không tập thể dục và thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.

Trên đây là những lý do tưởng chừng vô can nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn và góp phần làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm ở phụ nữ. Do vậy, chị em cần lưu ý hơn, và có kế hoạch thăm khám định kỳ để phòng tránh mãn kinh sớm cũng như bảo vệ sức khoẻ thật tốt.

Mời bạn đọc thêm bài viết:

Theo Hregulater.net

]]>
https://hregulator.net/ly-do-don-gian-ma-chi-em-bi-man-kinh-som-4661/feed/ 0
Đau nửa đầu – Những điều cần biết https://hregulator.net/dau-nua-dau-3670/ https://hregulator.net/dau-nua-dau-3670/#respond Tue, 25 Sep 2018 02:00:57 +0000 https://hregulator.net/?p=3670 Trong suốt cuộc đời mỗi người không thể tránh khỏi những cơn đau đầu. Cơn đau đầu có thể chỉ là một phản ứng tâm lý, có thể là một triệu chứng biểu hiện của một bệnh nhiễm trùng nào đó. Nhưng đau nửa đầu hay bệnh Migraine là một bệnh đau đầu thực thụ, nguyên phát do căn nguyên mạch máu sọ não với tính chất và mức độ đau trầm trọng, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Bệnh mang tính gia đình – di truyền, thường khu trú ở một bên đầu, diễn biến có chu kỳ với các dấu hiệu lâm sàng đa dạng phức tạp.

Đau nửa đầu – Những điều cần biết 1

Đau nửa đầu có thể gặp ở những đối tượng nào?

Đau nửa đầu là bệnh mang tính chất di truyền, phổ biến nhất trong các chứng bệnh đau đầu căn nguyên mạch máu, chiếm tỷ lệ 15% các chứng đau đầu chung và chiếm khoảng 6-18% dân số thế giới.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng hay gặp hơn ở những người lao động trí óc; gặp ở nữ giới nhiều hơn nam, ¾ các trường hợp đau nửa đầu gặp phải ở phụ nữ. Tính chất, mức độ đau nửa đầu ở nữ giới cũng trầm trọng hơn nam giới.

Mặc dù tỷ lệ thấp hơn nhưng đau nửa đầu có gặp ở trẻ em. Khoảng 4% bênh nhân dưới 15 tuổi bị đau nửa đầu và gần ½ người trưởng thành bị đau nửa đầu đã mắc bệnh từ trước tuổi dậy thì.

Với bệnh nhân đau nửa đầu, dù nam hay nữ thì những yếu tố nội tiết, tâm thần, tiêu hóa, dị ứng có thể đóng vai trò làm bùng lên cơn đau nửa đầu. Ở một số bệnh nhân, cơn đau đầu có thể xảy ra do yếu tố khí hậu, nhất là đợt gió mùa, báo bão, báo mưa…

Đau nửa đầu có thể gặp ở những đối tượng nào? 1

Dấu hiệu bùng phát cơn đau nửa đầu là gì?

Các triệu trứng đầu tiên, thường xuất hiện trước một ngày hoặc vài giờ báo hiệu có cơn đau nửa đầu sắp diễn ra như:

  • Thay đổi về khẩu vị ăn uống: Chán ăn hoặc đột ngột thèm ăn, rối loạn tiêu hóa (chướng bụng, đầy hơi, ngang dạ)
  • Thay đổi về khí sắc: trầm cảm hay khoái cảm
  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ gà, dễ cáu gắt
  • Rối loạn thị giác: bệnh nhân như nhìn thấy một vệt tối có vân tia sáng viền thành hình ngoằn ngèo, lấp lánh. Sau đó những hình ảnh này mất đi để lại một khoảng trống hoặc bệnh nhân có cảm giác như nhìn qua một hình mờ…
  • Rối loạn cảm giác: cảm giác kiến bò, mất cảm giác, bàn tay sử dụng khó khăn…
  • Rối loạn ngôn ngữ: quên từ, loạn ngôn, bịa tiếng

Cơn đau nửa đầu diễn ra thế nào?

Cơn đau có thể nhanh chóng trở nên dữ dội trong vòng 4-6h, thường bắt đầu bằng cảm giác đau 1 bên đầu, từ thái dương hoặc chẩm rồi lan ra trán, mắt và toàn bộ đầu. Bệnh nhân thấy khó chịu, đau khi chải đầu. Vị trí đau có thể thay đổi nhưng thường đau nặng hơn về một bên với tính chất đau nặng nề, khó chịu, đau nẩy theo mạch đập đồng thời với nhịp tim, đau thấy chội lên trong hộp sọ, thậm chí đau đến mức bệnh nhân có cảm giác như đầu bị bung ra…

Bệnh nhân cần nghỉ trong phòng, yên nặng và tránh ánh sáng vì ánh sáng có thể khiến cảm giác đau đầu trầm trọng hơn. Đau đầu ít khi kéo dài quá 6 tiếng nhưng có một số trường hợp đau kéo dài tới 12-24h. Cơn đau thường giảm sau khi bệnh nhân nôn, đi tiểu nhiều.

Sau cơn đau nửa đầu, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều, toát mồ hôi, đau đầu ê ẩm.

Cơn đau nửa đầu diễn ra thế nào? 1

Đau nửa đầu ở phụ nữ

Ngoài tỷ lệ phụ nữ bị đau nửa đầu nhiều hơn nam giới thì tính chất đau nửa đầu của phụ nữ cũng trầm trọng hơn. Cơn đau của phụ nữ thường kéo dài hơn và đau mãn tính thường xuyên hơn nam giới.

Các cơn đau nửa đầu nghiêm trọng và thường xuyên thường liên quan đến những thay đổi về nồng độ estrogen. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa các hormon với chứng đau nửa đầu, nhưng không phải tất cả các chứng đau nửa đầu đều là do nội tiết tố.

Đau nửa đầu ở thời kỳ kinh nguyệt

Đau nửa đầu kinh nguyệt thường xảy ra tối đa 2 ngày trước hoặc 3 ngày sau khi có kinh nguyệt. 7-19% phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu kinh nguyệt trong đó 60% những phụ nữ này cũng bị chứng đau nửa đầu vào những thời điểm khác trong tháng.

Các cơn đau nửa đầu kinh nguyệt có thể khác với các cơn đau nửa đầu diễn ra vào thời gian khác với thời gian đau, mức độ đau trầm trọng hơn và đáp ứng với điều trị kém hơn. Các biến động về nội tiết tố, đặc biệt là lượng estrogen giảm trong thời gian này được cho là yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu.

Đau nửa đầu kinh nguyệt thường được điều trị bằng các loại thuốc tương tự được sử dụng cho các loại chứng đau nửa đầu khác. Nếu chứng đau nửa đầu kinh nguyệt của phụ nữ nghiêm trọng và không phản ứng với thuốc thông thường thì thuốc tránh thai nội tiết tố có thể được coi là một lựa chọn điều trị.

Đau nửa đầu ở thời kỳ kinh nguyệt 1

Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết

Ảnh hưởng của biện pháp tránh thai nội tiết tố đến đau nửa đầu thay đổi tùy từng đối tượng. Một số người nhận thấy họ bị đau đầu ít hơn, trong khi những người khác bị đau nhiều hơn, và một số người thấy không có tác dụng gì cả.

Một số trường hợp, thuốc tránh thai có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu đầu tiên của phụ nữ, đặc biệt với trường hợp có tiền sử gia đình bị đau nửa đầu.

Thuốc tránh thai có thể được dùng để điều trị đau nửa đầu kinh nguyệt nặng. Tuy nhiên, cần cân nhắc những lợi ích và rủi ro mà biện pháp này mang lại. Chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Một số loại thuốc đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và có thể gây hại cho thai nhi. Chính vì vậy, nếu có kế hoạch mang thai hay đã mang thai, phụ nữ cần tới bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Khi mang thai, nồng độ estrogen và Progesteron tăng cao trong suốt thai kỳ. Đó có thể là lý do khiến 60% người mang thai thấy chứng đau nửa đầu của họ cải thiện đáng kể trong ba tháng đầu, và hơn 75% thấy tình trạng đau nửa đầu được cải thiện, thậm chí biến mất trong suốt thời kỳ mang thai của họ. Tuy nhiên, có khoảng 15% các trường hợp chứng đau nửa đầu có biểu hiện trầm trọng hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên và khoảng 25% không thấy thay đổi gì. Khi chứng đau nửa đầu vẫn diễn ra trong thai kỳ, bà bầu cần tới bác sĩ để thăm khám cụ thể.

Thông thường, sau sinh bệnh nhân sẽ trở lại dạng đau nửa đầu như trước khi mang thai.

Thời kỳ mang thai và cho con bú 1

Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh

Chứng đau nửa đầu thường trầm trọng hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh, khi mà nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ biến thiên lên xuống thất thường. Nhưng tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu giảm đáng kể trong thời kỳ mãn kinh, khi kinh nguyệt kết thúc và kích thích tố ngừng biến động.

Chứng đau nửa đầu cải thiện hoặc biến mất hoàn toàn ở 67% bệnh nhân mãn kinh. Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh tự nhiên thường thấy triệu chứng đau nửa đầu của họ cải thiện đáng kể, trong khi những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh phẫu thuật thường bị nhiều hơn.

Thời kỳ sau mãn kinh

Tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu giảm rõ rệt sau tuổi từ 60 đến 7,5% ở phụ nữ lớn tuổi. Rất ít người bị đau nửa đầu sau 65 tuổi. Nếu có tình trạng đau nửa đầu thì bệnh nhân cần tới bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể.

Do tính di truyền của đau nửa đầu thường bắt nguồn từ người mẹ nên sẽ tác động lâu dài đến thế hệ mai sau. Chính vì vậy, phụ nữ cần được thăm khám và điều trị kịp thời tại các chuyên khoa thần kinh nếu có hiện tượng đau nửa đầu.

Thời kỳ sau mãn kinh 1

Dự phòng đau nửa đầu thế nào?

Bệnh đau nửa đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Bệnh có nguồn gốc sâu xa từ yếu tố di truyền, cho tới nay chưa có phương pháp nào điều trị được khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm giảm tần số cơn đau, giảm cường độ, giảm số giờ đau mỗi cơn và giảm các triệu chứng kèm theo cơn.

Thưc hiện các biện pháp để phòng tránh cơn đau là việc làm cần được ưu tiên thực hiện. Các biện pháp dự phòng có thể kể tới như:

  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo âu, muộn phiền; hạn chế sử dụng các chất kích thích gây căng thẳng thần kinh
  • Không nên làm việc cần hoạt động trí óc quá mức, không lao động quá sức về thể lực
  • Giữ phong cách sống lành mạnh: tập thể dục vừa sức hàng ngày; tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê, huốc phiện…
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng
  • Tránh gặp các trấn thương, đặc biệt là trấn thương ảnh hưởng tới não bộ
  • Ở các bệnh nhân nữ bị đau nửa đầu cần dự phòng cơn đau xuất hiện trong những thời kỳ có sự thay đổi về nội tiết như: thời kỳ đầu dậy thì, thời kỳ hành kinh, thời kỳ tiền mãn kinh.

Đau nửa đầu là bệnh mang tính chất di truyền, gây ra nỗi ám ảnh lớn đối với người bệnh. Quá trình điều trị hiện mới dừng lại ở việc cải thiện triệu chứng. Với những cơn đau nửa đầu nhẹ, có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường để giúp người bệnh vượt qua dễ dàng hơn. Với những trường hợp đau nửa đầu nặng mà dùng thuốc giảm đau không có hiệu quả thì cần tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Dự phòng đau nửa đầu bằng cách cải thiện chất lượng cuộc sống là điều cần thiết.

Theo: https://migraineresearchfoundation.org

PGS. Vũ Quang Bích – Bệnh đau nửa đầu và đau đầu từng chuỗi – NXB Y học 2002

]]>
https://hregulator.net/dau-nua-dau-3670/feed/ 0
Phương pháp điều trị mất ngủ tuổi mãn kinh https://hregulator.net/dieu-tri-mat-ngu-tuoi-man-kinh-3637/ https://hregulator.net/dieu-tri-mat-ngu-tuoi-man-kinh-3637/#respond Fri, 21 Sep 2018 02:00:05 +0000 https://hregulator.net/?p=3637 Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, giảm chất lượng cuộc sống. Ở tuổi mãn kinh, các hormon nội tiết giảm sút làm người phụ nữ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, cộng thêm tình trạng mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho phụ nữ mãn kinh?

Phương pháp điều trị mất ngủ tuổi mãn kinh 1

Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi mãn kinh

Nguyên nhân chính khiến phụ nữ mãn kinh bị rối loạn giấc ngủ/mất ngủ liên quan đến những biến động nội tiết tố đang diễn ra trong cơ thể. Lúc này, buồng trứng của người phụ nữ đã ngừng sản xuất hormon estrogen và progesterone. Sự suy giảm hormon có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của người phụ nữ.

Suy giảm hormon estrogen làm giảm khả năng hấp thụ và sản xuất magie – một khoáng chất giúp giãn cơ. Cơ bắp căng cứng cộng với tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm làm gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ. Suy giảm hormon progesteron cũng khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc và rối loạn giấc ngủ.

Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở tuổi 40 đến những năm 50 của người phụ nữ. Khoảng 75% -85% phụ nữ mãn kinh trải qua những cơn bốc hỏa, có thể kéo dài trung bình trong năm năm. Bốc hỏa và đổ mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ mãn kinh khó ngủ . Theo National Sleep Foundation, khoảng 61% phụ nữ mãn kinh bị khó ngủ hay mất ngủ.

Các triệu chứng của chứng mất ngủ có thể bao gồm một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Khó ngủ
  • Thức dậy thường xuyên vào ban đêm và khó ngủ trở lại
  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng
  • Không ngủ ngon (cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy và suốt cả ngày)
Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi mãn kinh 1

Nguyên nhân chính khiến phụ nữ mãn kinh bị rối loạn giấc ngủ/mất ngủ liên quan đến những biến động nội tiết tố (Ảnh minh họa)

Phương pháp điều trị mất ngủ tuổi mãn kinh

Mãn kinh là thời kỳ tất yếu diễn ra trong cuộc đời người phụ nữ với đặc trưng là sự suy giảm nội tiết tố. Đây là diễn biến tất yếu mà không có cách nào tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng trải qua các triệu chứng khó chịu hay mất ngủ giống nhau. Bạn có thể tham khảo các cách sau để cải thiện tình trạng mất ngủ của mình:

Thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày

  • Mặc quần áo rộng để ngủ, nên chọn loại thoáng mát, thấm mồ hôi, khi mặc thấy thoải mái là tốt nhất.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ và thông gió tốt.
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập trước khi ngủ.
  • Tập thói quen đi ngủ cùng một giờ mỗi đêm. Tránh ngủ nhiều vào ban ngày bởi ngủ ngày có thể khiến bạn khó ngủ ngon vào ban đêm.
  • Tránh các loại thực phẩm nhất định có thể gây ra mồ hôi (chẳng hạn như thức ăn cay), đặc biệt là ngay trước khi đi ngủ.
  • Tránh dùng nhiều nhiều caffein
  • Tắm nước ấm hoặc tắm trước khi đi ngủ
  • Không xem tivi, ăn hoặc đọc sách trên giường. Nên làm những hoạt động này trong phòng khác cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ.
  • Không uống nhiều nước trước khi ngủ để tránh việc đi vệ sinh ban đêm có thể khiến bạn mất ngủ.

Rượu có thể giúp bạn thư giãn và ngủ, nhưng không nên được sử dụng như một cách để giúp cải thiện giấc ngủ bởi vì nó có thể khiến bạn khó ngủ sau này và làm bạn thức giấc vào giữa đêm.

Sữa có chứa một chất gọi là tryptophan. Cơ thể sử dụng tryptophan để tạo ra serotonin, một chất hóa học trong não giúp kiểm soát giấc ngủ, sự thèm ăn, đau đớn và các chức năng khác. Sữa không chứa đủ tryptophan để cải thiện giấc ngủ, nhưng uống một ly sữa trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày 1

Dùng thuốc điều trị

Khi thay đổi lối sống không cải thiện được tình trạng mất ngủ thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ. Biện pháp điều trị thường gặp cho các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh – như bốc hỏa và mất ngủ – là sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT). Có thể dùng estrogen đơn độc hoặc dùng dạng phối hợp với Progesterone, tùy từng trường hợp cụ thể.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) hoạt động bằng cách bổ sung hormone estrogen từ thuốc từ bên ngoài. Estrogen làm giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi, mất ngủ; đồng thời cải thiện các các triệu chứng âm đạo như khô âm đạo, viêm teo âm đạo, đi tiểu đêm…

Sử dụng HRT có thể tạo ra tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên kèm theo đó là các nguy cơ đối với sức khỏe nếu dùng thời gian dài như: làm quá sản nội mạc tử cung, gây nguy cơ ung thư nội tử cung; các bệnh ở vú (đau, cương vú, ung thư), làm tăng huyết áp, tăng các bệnh huyết khối… Do đó, HRT chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn nhất, ở liều thấp nhất có thể mà thôi.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng điều trị bằng HRT, nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng hay không muốn sử dụng HRT thì có thể lựa chọn cách điều trị khác như: dùng thuốc giúp dễ ngủ tạm thời theo chỉ định của bác sĩ, dùng sản phẩm bổ sung estrogen thực vật (phytoestrogen)… Nếu trầm cảm là nguyên nhân gây ra mất ngủ bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm.

H-Regulator là thuốc cung cấp estrogen thực vật và dịch chiết vitex giúp điều hòa nồng độ estrogen trong cơ thể, phụ nữ mãn kinh có thể sử dụng để cải thiện triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh bao gồm bốc hỏa, đổ mồ hôi, đau đầu, mất ngủ… Nghiên cứu của PGS. TS.BS. Đặng Thị Minh Nguyệt – PK Sản bệnh lý BV Phụ sản TƯ, giảng viên Đại học Y Hà Nội năm 2011 cho thấy: sử dụng Hregulator mỗi ngày 01 viên trong 3 tháng có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ từ 79,22% xuống 35.28%, cải thiện tình trạng bốc hỏa từ 72,72% xuống còn 38,8%…

 

]]>
https://hregulator.net/dieu-tri-mat-ngu-tuoi-man-kinh-3637/feed/ 0
Thuốc tăng cường sinh lý nữ – Không thể dùng bừa bãi! https://hregulator.net/thuoc-tang-cuong-sinh-ly-nu-3326/ https://hregulator.net/thuoc-tang-cuong-sinh-ly-nu-3326/#respond Tue, 28 Aug 2018 02:00:04 +0000 https://hregulator.net/?p=3326 Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng, để tăng cường sinh lý nữ chỉ cần mua và sử dụng thuốc bổ sung estrogen tại nhà là được. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Việc sử dụng thuốc tăng cường sinh lý phụ nữ cần hết sức cẩn thận.

Thuốc tăng cường sinh lý nữ - Không thể dùng bừa bãi! 1

Thuốc tăng cường sinh lý nữ – Không thể sử dụng bừa bãi (Ảnh minh họa)

Bản chất của sinh lý nữ là hormone Estrogen

Estrogen là hormone chính trong cơ thể người phụ nữ và chịu trách nhiệm cho sự phát triển tình dục điển hình của phụ nữ. Estrogen được sản xuất bởi hệ trục buồng trứng – tuyến thượng thận và não bộ. Trong suốt quá trình phát triển, cơ thể người phụ nữ tiết ra lượng estrogen khác nhau ở mỗi giai đoạn. Ở giai đoạn tiền mãn kinh, lượng estrogen biến thiên không ngừng, bước vào giai đoạn mãn kinh thì lượng estrogen bắt đầu suy giảm mạnh, gây ra một loạt các triệu chứng sinh lý khác nhau. Nhiều người cho rằng, sinh lý nữ chỉ là những vấn đề liên quan đến tình dục. Hiểu như vậy là chưa đầy đủ, sinh lý nữ là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả khía cạnh toàn thân lẫn khía cạnh tình dục.

Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân, biểu hiện của yếu sinh lý nữ

Cũng có những lý do bên ngoài khác làm giảm estrogen, như tình trạng y tế hay cân nặng. Nâng cao mức estrogen để tăng cường sinh lý nữ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng nó phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ, vì quá nhiều estrogen có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Estrogen cũng có vai trò quan trọng trong chức năng tình dục nam, bao gồm điều chế ham muốn tình dục, chức năng cương dương và tinh trùng. Ở nam giới, estrogen được tạo ra bởi vỏ thượng thận, trong mô mỡ và một lượng nhỏ bởi tinh hoàn. Testoterone cũng được enzyme aromatase chuyển hóa thành estrogen.

Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về các loại thuốc tăng cường sinh lý nữ.

Bản chất của sinh lý nữ là hormone Estrogen 1

Estrogen là cội nguồn của sinh lý phụ nữ (Ảnh minh họa)

Thuốc tăng cường sinh lý nữ là gì?

Thuốc tăng cường sinh lý nữ chính là những loại thuốc hoạt động bằng cách thay thế estrogen được tạo ra bởi cơ thể, nó giúp bổ sung lượng estrogen thiếu hụt. Có nhiều loại thuốc tăng cường sinh lý khác nhau tùy vào mục đích điều trị. Chẳng hạn một số loại thuốc dùng để điều trị các cơn nóng bừng, bốc hỏa đổ mồ hôi đêm; một số nhãn hiệu khác lại được sử dụng để điều trị khô âm đạo, ngứa âm đạo; hoặc lại có một số loại dùng để ngăn ngừa chứng loãng xương ở những phụ nữ sau mãn kinh. Ngoài ra, cũng có vài nhãn hiệu thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của estrogen thấp ở phụ nữ trẻ, những người không sản xuất đủ estrogen một cách tự nhiên.

Các loại thuốc tăng cường sinh lý nữ

Thuốc uống

Thuốc uống là dạng phổ biến nhất, chúng thường có dạng liên hợp Estrogens (Premarin ), estradiol (Estrace ) và Estratab. Thuốc được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết các loại thuốc uống estrogen được dùng một lần một ngày mà không có thức ăn. Ngoài ra cũng có một số loại có lịch trình dùng phức tạp hơn. 

Ưu điểm. Giống như các loại liệu pháp estrogen khác, thuốc estrogen có thể làm giảm hoặc giải quyết các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh (các triệu chứng sinh lý do suy giảm estrogen ở độ tuổi này). Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ loãng xương. Các loại thuốc estrogen dạng uống là loại điều trị estrogen được nghiên cứu tốt nhất.

Nhược điểm.

  • Những rủi ro của loại liệu pháp estrogen này đã được công bố rộng rãi. Một mình, estrogen làm tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ, tăng cục máu đông và các vấn đề khác. Khi kết hợp với hormone progestin, nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và đau tim;
  • Estrogen đường uống cũng giống như bất kỳ liệu pháp estrogen nào, chúng có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm: vú đau và sưng, tiết dịch âm đạo, đau đầu và buồn nôn; 
  • Estrogen đôi khi cũng không được hấp thụ tốt, đặc biệt nếu bạn uống một số loại thuốc hoặc có vấn đề về dạ dày. 
  • Nó cũng có thể làm tăng cholesterolcủa bạn, bởi vì nó được chuyển hóa ở gan. Estrogen đường uống gây tác dụng không tốt tới gan nên những người bị tổn thương gan nên chọn một cách khác để bổ sung estrogen.
Thuốc uống 1

Thuốc tăng sinh lý nữ uống là dạng phổ biến nhất (Ảnh minh họa)

Các miếng dán trên da

Có 2 loại miếng dán estrogen cho 2 mục đích khác nhau. Một dùng để tránh thai, một dùng để dành cho những phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh với các triệu chứng suy giảm sinh lý. Vivelle Dot (Estra Derm) là miếng dán dành cho phụ nữ mãn kinh. Nó được dán ở vùng bụng hoặc eo 2 lần/tuần và thay thế cho estrogen bị mất.

Ưu điểm.

  • Ngoài việc cung cấp các lợi ích tương tự như đường uống, loại điều trị estrogen này còn có một số lợi thế bổ sung. Nó khá thuận tiện, bạn có thể dán nó vào và không phải lo lắng về việc phải uống thuốc mỗi ngày;
  • Trong khi thuốc estrogen có thể nguy hiểm cho những người có vấn đề về gan, các miếng dán da này lại có thể sử dụng được;
  • Một nghiên cứu năm 2007 cũng cho thấy rằng miếng dán không gây nguy cơ đông máu ở phụ nữ sau mãn kinh như estrogen dạng uống. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận dứt khoát về việc liệu các miếng dán có an toàn hơn thuốc viên hay không. Vì thế ở hiện tại, tất cả các liệu pháp estrogen đều mang cùng cảnh báo hộp đen đối với sự hình thành cục máu đông.

Nhược điểm.

  • Các miếng dán da có thể an toàn hơn estrogen đường uống nhưng chưa hề có kết luận chính thức, vì thế ta hiểu rằng chúng vẫn có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ như estrogen đường uống nhưng có thể ở mức độ nhẹ hơn;
  • Ngoài ra, nó cũng có thể gây  kích ứng da ở một số trường hợp;
  • Khi sử dụng cần lưu ý rằng các miếng dán da không nên tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp, hơi nóng có thể làm cho chúng giải phóng estrogen quá nhanh, làm bạn quá liều cao vào lúc đầu và quá liều thấp vào sau đó. Vì vậy, khi sử dụng liệu phá này bạn không được tắm năng hoặc xông hơi.

Các miếng dán trên da 1

Kem bôi, Gel và thuốc xịt tại chỗ

Estrogen dạng gel (như Estroge và Divigell), các loại kem (như Estrasorb ), và thuốc xịt (như Evamist ) cung cấp một cách khác để đưa estrogen vào cơ thể của bạn. Giống như các miếng dán da, loại điều trị estrogen này được hấp thụ trực tiếp qua da vào máu. Các phương pháp này đa phần được dùng một lần/ngày, tuy nhiên vẫn tùy vào từng loại kem, gel mà có các sử dụng khác nhau. Chúng thường được bôi, xịt trên một cánh tay, từ cổ tay đến vai. Estrasorb được sử dụng cho chân.

Ưu điểm. Estrogen dạng bôi được hấp thu qua da và đi trực tiếp vào máu, vì thế chúng an toàn hơn cho những người có vấn đề về gan.

Nhược điểm.

  • Estrogen dạng gel, kem và thuốc xịt chưa được nghiên cứu kỹ. Mặc dù chúng có thể an toàn hơn estrogen uống, nhưng các chuyên gia không chắc chắn về điều này. Vì vậy, họ vẫn đặt ra một nguy cơ nhỏ của các tình trạng nghiêm trọng, như ung thư và đột quỵ;
  • Một vấn đề tiềm ẩn khi sử dụng loại điều trị  này là kem hoặc thuốc xịt có thể bị chà xát hoặc rửa sạch trước khi nó được hấp thu hoàn toàn. Vì thế cần chắc chắn rằng bạn để cho kem/gel khô tại chỗ rồi mới mặc quần áo và luôn luôn sử dụng nó sau khi tắm;
  • Bởi vì estrogen được hấp thụ ngay qua da, nên đừng để người khác trong gia đình bạn chạm vào các loại kem hoặc gel này. Hãy rửa sạch tay và chắc chắn rằng bàn tay của bạn sạch và khô sau khi bôi thuốc.
Kem bôi, Gel và thuốc xịt tại chỗ 1

Estrogen dạng gel, kem bôi, và thuốc xịt cung cấp một cách khác để đưa estrogen vào cơ thể của bạn (Ảnh minh họa)

Thuốc đặt âm đạo, vòng đặt âm đạo và kem bôi âm đạo

Thuốc viên âm đạo (Vagifem), các loại kem (Estrace hoặc Premarin) và vòng đặt (Estring hoặc Femring) là các phương pháp điều trị dành cho những phụ nữ gặp khó khăn đặc biệt do khô âm đạo, ngứa ngáy hoặc đau khi quan hệ.

Liều lượng của phương pháp nay tùy thuộc vào sản phẩm sử dụng. Nhưng nói chung, vòng đặt âm đạo cần thay sau mỗi 3 tháng; viên đặt âm đạo thường được sử dụng hằng ngày trong vòng một vài tuần, sau đó bạn có thể chỉ cần sử dụng chúng 2 lần một tuần; kem bôi có thể được sử dụng hằng ngày hoặc vài lần một tuần tùy theo lịch trình.

Ưu điểm.

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các phương pháp điều trị này có hiệu quả hơn so với các phương pháp estrogen khác trong việc điều trị các triệu chứng âm đạo của thời kì mãn kinh;
  • Phương pháp này cũng thuận tiện hơn so với uống thuốc mỗi ngày;
  • Một số thuốc đặt và vòng đặt âm đạo có liều thấp và chỉ ảnh hưởng đến khu vực cần điều trị. Vì thế chúng có thể làm giảm các triệu chứng âm đạo mà không ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Về mặt lý thuyết, điều này làm giảm nguy cơ tác dụng phụ.

Nhược điểm.

  • Thuốc đặt và vòng đặt estrogen liều thấp chỉ hiệu quả với các triệu chứng âm đạo của thời kỳ mãn kinh sau phẫu thuật;
  • Phương pháp này không hiệu quả với các triệu chứng mãn kinh suy giảm sinh lý khác (như bốc hỏa, nóng bừng, vv);
  • Khi sử dụng phương pháp này với liều cao nó cũng làm tăng nguy cơ như các liệu pháp estrogen khác;
  • Hầu hết bác sĩ đều không khuyên dùng liệu pháp estrogen âm đạo lâu dài cho những phụ nữ vẫn còn tử cung, vì nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Thuốc đặt âm đạo, vòng đặt âm đạo và kem bôi âm đạo 1

Thuốc viên âm đạo, các loại kem bôi âm đạo và vòng đặt là các phương pháp điều trị dành cho những phụ nữ gặp các vấn đề liên quan đến âm đạo tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

CẢNH BÁO QUAN TRỌNG về thuốc bổ sung estrogen, tăng cường sinh lý nữ

Tất cả các phương pháp điều trị thay thế estrogen đều được đặt cảnh báo làm tằng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung (ung thư niêm mạc tử cung), dùng càng lâu nguy cơ càng tăng cao.

Nếu bạn chưa cắt bỏ tử cung, bạn có thể được kê một số loại thuốc khác gọi là progestin dùng cùng với estrogen. Nó có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung nhưng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số vấn đề sức khỏe khác, bao gồm: ung thư vú, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cục máu đông ở phổi hoặc chân, mất trí nhớ (mất khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu). Những phụ nữ dùng estrogen đơn thuần cũng có nguy cơ phát triển các bệnh này, ở mức độ cao hơn.

Trước khi bắt đầu dùng liệu pháp estrogen, hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá, các vấn đề về tim mạch hoặc đột quỵ trong năm qua, tiền sử ung thư cũng như việc chảy máu âm đạo bất thường. Cũng nói với bác sĩ của bạn nếu bạn có hoặc đã từng bị huyết áp cao, mức cholesterol hoặc chất béo trong máu cao, có bệnh tiểu đường, lupus (một tình trạng mà cơ thể tấn công các mô của chính nó gây tổn thương và sưng), cục u hoặc một quang tuyến vú bất thường (x-quang vú được sử dụng để tìm ung thư vú).

Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng được liệt kê ở trên:

  • Đột ngột, đau đầu dữ dội; đột ngột nôn mửa nặng; vấn đề về lời nói; chóng mặt hoặc ngất xỉu; đột ngột mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, tầm nhìn kép; yếu hoặc tê tay, chân; đau ngực hoặc nặng ngực; ho ra máu; thở dốc đột ngột; khó suy nghĩ rõ ràng, gặp vấn đề về ghi nhớ, hoặc học những điều mới; khối u vú hoặc các thay đổi vú khác; đau hoặc đỏ ở một chân.

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên trong khi bạn đang dùng estrogen.

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào (Ảnh minh họa)

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào (Ảnh minh họa)

Phương pháp an toàn thay thế liệu pháp Estrogen

Vì những tác dụng phụ cùng những rủi ro sức khỏe mà liệu pháp Estrogen mang lại, ngày nay các bác sĩ thường khuyên dùng  các liệu pháp từ thiên nhiên. Chúng là những sản phẩm có thành phần chính từ đậu nành và cây Vitex.

Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả rằng, Isoflavone có trong đậu nành và liệu pháp Estrogen có chung một cơ chế là tăng hoạt động của estrogen để làm giảm các triệu chứng sinh lý của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên, isoflavone lại có 2 ưu điểm vượt trội hơn:

  • Nó có đặc tính kháng estrogen để điều hòa hoạt động của estrogen
  • Nó gắn kết một cách có chọn lọc với ERβ nhiều hơn gấp 20-30 lần so với thụ thể  Erα (Erα có nhiều ở mô vú, nội mạc tử cung) và ái lực của isoflavone lên thụ thể  Erα thấp hơn 500-1000 lần so với Estrogen từ liệu pháp HRT.

Điều này có một ý nghĩa rất lớn, chứng tỏ rằng Isoflavone có tác dụng làm giảm các triệu chứng suy giảm sinh lý thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh nhưng không làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ trên mô  vú và tử cung.

Dịch chiết cây Vitex được biết đến như là một liệu pháp giúp cho đầu óc bạn cân bằng, hạn chế các triệu chứng tâm lý, vì vậy bạn có thể hưởng thụ cuộc sống thực sự ý nghĩa. Dịch chiết Vitex có thể tác dụng lên vùng dưới đồi, giúp đưa nội tiết về mức cân bằng. Đặc biệt, sau một thời gian sử dụng, cơ thể có thể tự điều chỉnh, lượng hormone sẽ tiết ra một cách có kiểm soát không thừa cũng không thiếu. Sau khi ngừng sử dụng, cơ thể cũng không mất cân bằng nữa.

Quan trọng hơn cả là không có một nghiên cứu nào về tác dụng của cây vitex cho thấy nó có một tác dụng phụ đáng kể nào cả, điều đó cho thấy rằng vitex cực kỳ an toàn.

Chứa chiết xuất tự nhiên của cây Vitex và Isoflavones đậu nành, PMH-Regulator được thiết kế để giúp phụ nữ ở mọi lứa tuổi vượt qua các vấn đề có liên quan tới chu kỳ hormone, từ các triệu chứng tiền kinh nguyệt cho tới các triệu chứng mãn kinh. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

]]>
https://hregulator.net/thuoc-tang-cuong-sinh-ly-nu-3326/feed/ 0
Sinh lý nữ và cách tăng cường sinh lý nữ đúng cách! https://hregulator.net/sinh-ly-nu-tang-cuong-sinh-ly-phu-nu-3257/ https://hregulator.net/sinh-ly-nu-tang-cuong-sinh-ly-phu-nu-3257/#respond Fri, 24 Aug 2018 02:00:20 +0000 https://hregulator.net/?p=3257 Có bao nhiêu người hiểu đúng về sinh lý phụ nữ? Chúng ta đã nghe nói nhiều về sinh lý phụ nữ nhưng thật sự số người hiểu được đúng và đầy đủ về vấn đề này không nhiều. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trang bị cho mình kiến thức đúng đắn nhất.

Sinh lý nữ và cách tăng cường sinh lý nữ đúng cách! 1

Sinh lý nữ là gì? Cần hiểu đúng!

Ngày nay, sinh lý không còn là vấn đề quá nhạy cảm nữa. Tuy nhiên, những hiểu biết về sinh lý phụ nữ vẫn còn là vấn đề rất mơ hồ. Một phần do kiểu suy nghĩ truyền thống, nhiều người nghĩ rằng sinh lý nữ chỉ là những vấn đề liên quan đến sinh dục. Cũng vì suy nghĩ thiếu đầy đủ này mà nhiều người cảm thấy ngại đi khám hoặc không dám nói với ai nếu gặp những vấn đề về sinh lý.

Sinh lý phụ nữ không hẳn chỉ là những vấn đề liên quan đế chuyện chăn gối. Định nghĩ về điều này thật ra rất rộng, nói còn bao gồm cả những  vấn đề khác như: Chu kì kinh nguyệt, khả năng thụ thai, đau căng tức ngực, suy giảm trí nhớ, vv. Bản chất, hay cội nguồn của sinh lý nữ chính là hormone Estrogen.

Estrogen là một nội tiết tố (hormone) tình dục nữ được tiết ra từ buồng trứng, nó có nhiệm vụ phát triển hệ thống sinh sản nữ, quyết định các đặc điểm giới tính thứ cấp. Sự mất cân bằng của estrogen làm cho sinh lý phụ nữ thay đổi. Dưới đây là 2 thời kì sinh lý nữ có sự thay đổi rõ rệt nhất.

Sinh lý nữ là gì? Cần hiểu đúng! 1

Cội nguồn của sinh lý nữ chính là hormone Estrogen (Ảnh minh họa)

Sự thay đổi của sinh lý phụ nữ qua từng thời kỳ

Sinh lý nữ ở độ tuổi 30 – Có sự thay đổi nhất định

Về mặt tâm lý, bước vào tuổi 30 công việc và gia đình của người phụ nữ tương đối ổn định, họ tạm bước qua những khó khăn trong việc chăm sóc con cái và không còn tâm lý bồng bột như những năm 20 tuổi nữa. Thế nhưng, đây lại là thời điểm mà người phụ nữ phải đối mặt với cú sốc tiền trung niên.

Estrogen có dấu hiệu thay đổi khi người phụ nữ bước vào tuổi 30, vì vậy sinh lý nữ giai đoạn này cũng bắt đầu có nhiều sự đổi khác so với giai đoạn trước đó. Những triệu chứng điển hình cho thấy sinh lý nữ bắt đầu thay đổi ở tuổi 30 đó là:

  • Thay đổi trong chu kì kinh nguyệt. Chu kì kinh sẽ thay đổi theo tuổi tác do sự thay đổi của nội tiết tố. Chu kì có thể kéo dài hơn hoặc ngắn hơn trước.
  • Bắt đầu có dấu hiệu lão hóa da với nám, tàn nhang, sạm da, các vết nhăn, vv.
  •  Nhu cầu tình dục thay đổi. Tình dục ở độ tuổi 30 có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước nhưng không phải là vấn đề đáng lo ngại, phụ nữ giai đoạn này có nhu cầu và tận hưởng khoái cảm tình dục nhiều hơn những lứa tuổi khác trong đời. Tuy nhiên, nếu mới chỉ ngấp nghé 30 mà bạn đã cảm thấy chuyện chăn gối tẻ nhạt, mệt mỏi, không còn hứng thú thì lại là một điều bất thường.

Sinh lý phụ nữ tuổi 30 có những thay đổi nhất định nhưng chưa thật mạnh mẽ và rõ nét, tuy nhiên vẫn cần phải để ý. Điều này giúp bạn có những chuẩn bị tâm lý tốt hơn khi bước vào tuổi trung niên.

Sinh lý nữ ở độ tuổi 30 – Có sự thay đổi nhất định 1

Sinh lý phụ nữ tuổi 30 có sự thay đổi nhất định nhưng không đáng lo ngại, tuy nhiên vẫn cần có sự quan tâm để chuẩn bị tâm lý bước vào tuổi tiền trung niên và trung niên (Ảnh minh họa)

Sinh lý phụ nữ tuổi 40 – Bước chân vào “bão táp”

Tuổi 40 và sau 40 (tuổi trung niên), người phụ nữ có sự thay đổi lớn cả về bên trong lẫn bên ngoài, người ta còn gọi đây là giai đoạn “bão táp” của sức khỏe, sắc đẹp và tâm sinh lý nữ.

Những năm 40 tuổi, chị em bước vào tuổi tiền mãn kinh và sẽ chính mãn kinh sau đó khoảng 10 năm (trung bình ở độ tuổi 52). Giai đoạn này do sự biến thiên thất thường của hormone estrogen, chị em sẽ thấy những triệu chứng rõ rệt của quá trình suy giảm sinh lý nữ:

  • Thường gặp. Các triệu chứng vận mạch (bốc hỏa, nóng bừng, đổ mồ hôi đêm); chu kì kinh nguyệt rối loạn, thất thường; tâm trạng thay đổi (dễ vui dễ buồn; dễ mất kiểm soát cảm xúc, vv)
  • Các triệu chứng khác. Mệt mỏi, chóng mặt; rụng tóc, tóc khô xơ; rối loạn giấc ngủ; tăng cân; gặp các vấn đề về đường tiết niệu; móng tay dễ gãy; khó tập trung, trí nhớ suy giảm; gặp các vấn đề về tiêu hóa; vấn đề về răng miệng; có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, tim mạch, vv.
  • Về tình dục. Phần lớn phụ nữ đều gặp hiện tượng suy giảm ham muốn, âm đạo khô, ít dịch, dẫn tới đau rát khi quan hệ và khó đạt khoái cảm. Tình trạng này nếu không được xử lý sẽ dẫn đến lãnh cảm, lửa yêu vơi bớt, đời sống vợ chồng bị đe dọa.

Suy giảm sinh lý nữ có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào trong đời, có người ở độ tuổi sau 30 đã có sự thay đổi mạnh (đây là những người tiền mãn kinh sớm), nhưng trung bình bước vào tuổi 40 sự suy giảm sinh lý mới bắt đầu diễn ra rõ rệt nhất. Chị em cần nắm bắt được những thay đổi này của cơ thể để chủ động tăng cường sinh lý nữ cũng như chuẩn bị tốt tâm lý.

Sinh lý phụ nữ tuổi 40 – Bước chân vào “bão táp” 1

Tuổi tiền mãn kinh, sinh lý phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt và mạnh mẽ (Ảnh minh họa)

Tăng cường sinh lý nữ – Bảo vệ sức khỏe, sắc đẹp và hạnh phúc gia đình

Bản chất của sinh lý nữ là hormone estrogen, vậy tăng cường sinh lý phụ nữ về bản chất cũng chính là tăng cường estrogen. Khi nội tiết tố nữ trong cơ thể cân bằng, các biểu hiện khó chịu của suy giảm sinh lý phụ nữ sẽ được cải thiện tích cực.

Việc tăng cường sinh lý nữ có thể bắt đầu từ việc chú ý trong chế độ ăn uống cũng như lối sống hằng ngày.

Chú ý trong chế độ dinh dưỡng để tăng cường sinh lý nữ

Trước hết, bạn vẫn cần một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với bản thân. Sau đó, hãy chú ý bổ sung ăn thêm các loại thực phẩm sau:

  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Đậu nành đứng đầu danh sách các loại thực phẩm giúp bổ sung nội tiết tố bởi đậu nành rất giàu isoflavone – một hợp chất được mệnh danh là phytoestrogen (estrogen thực vật). Isoflavone có cấu trúc tương tự estrogen nội sinh, khi vào cơ thể chúng sẽ gắn vào các thụ thể đặc hiệu và phát huy hiệu quả như estrogen nội sinh.
  • Hải sản. Hải sản có chứa nhiều kẽm và dopamine, là những chất có tác dụng tăng hứng khởi tình dục cho cả nam và nữ.
  • Trứng gia cầm. Vitamin B5, B6 có rất nhiều trong trứng gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). Vitamin nhóm B có khả năng điều hòa và cân bằng hormone nữ trong cơ thể, ngoài ra nó còn giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, vv) có hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng cao. Chúng có tác dụng cải thiện tâm trạng cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Rau chân vịt và các loại rau màu xanh đậm. Sulforaphane tự nhiên và indole-3 carbinol trong các loại rau màu xanh đậm có khả năng tăng cường chức năng chuyển hóa estrogen của gan.
  • Tỏi. Hãy bổ sung tỏi một cách hợp lý vào bữa ăn hằng ngày của bạn, tỏi không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn tỏ ra hiệu quả trong việc điều chỉnh hormone nữ.
  • Ăn nhiều trái cây mọng. Trái cây mọng là những trái cây nhỏ, thành phần chứa nhiều nước như mâm xôi, việt quất, nho, dâu tây,  anh đào, dưa hấu, vv. Quả mọng chứa các thành phần dinh dưỡng có khả năng cân bằng nội tiết tố, đào thải các chất có hại ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng vitamin C cao, vitamin C có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, góp phần làm đẹp da.

Nếu có điều kiện, bạn có thể ăn thêm một số món ăn giúp tăng cường sinh lý nữ như: gà sống hấp; tôm nấu đậu phụ; canh bồ câu kỷ tử; dạ dày heo hầm cùng đẳng sâm, ý dỹ; thịt cừu; cháo keo sừng hươu.

Chú ý trong chế độ dinh dưỡng để tăng cường sinh lý nữ 1

Tăng cường sinh lý nữ có thể bắt đầu từ việc chú ý tới chế độ ăn uống để cân bằng nội tiết tố nữ (Ảnh minh họa)

Lối sống lành mạnh, khoa học cũng góp phần tăng cường sinh lý phụ nữ

Lối sống lành mạnh không chỉ giúp tăng cường sinh lý nữ mà còn giữ gìn được sức khỏe chung toàn cơ thể. Đầu tiên, bạn nên cân bằng giữa làm việc – nghỉ ngơi và vận động cơ thể. Đừng quá tham công tiếc việc; hãy cố gắng hạn chế áp lực, stress, căng thẳng bằng cách bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Đồng thời, hãy vận động cơ thể thường xuyên, mỗi ngày 30 phút luyện tập thể dục thể thao vừa giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, vừa nâng cao sức khỏe, tăng cường sinh lý nữ.

Đồng thời, hãy duy trì một trọng lượng khỏe mạnh theo chỉ số BMI, cân nặng có một vai trò quan trọng trong việc giúp buồng trứng hoạt động đều đặn, tốt cho việc cân bằng nội tiết, tăng cường sinh lý.

Ngoài ra, bạn có thể thực hành một số phương pháp tăng cường sinh lý nữ như:

  • Massage giúp cân đối việc sản xuất estrogen. 10-15 phút mỗi ngày bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng massage vùng bụng dưới theo hướng chuyển động trong. Đồng thời, cọ xát ngón chân trên một trái bóng tròn.
  • Tập bài tập kegel. Kegel là một bài tập cơ âm có tác dụng tăng cường sinh lý nữ, giúp phụ nữ dễ đạt hưng phấn và khoái cảm hơn trong cuộc yêu. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn các bài tập này trên internet.
Lối sống lành mạnh, khoa học cũng góp phần tăng cường sinh lý phụ nữ 1

Luyện tập thường xuyên, cân đối giữa làm việc – nghỉ ngơi cũng là một trong những phương pháp giúp tăng sinh lý nữ (Ảnh minh họa)

Thuốc cân bằng hormone cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

Ngoài việc chú ý tới chế độ ăn uống cũng như lối sống, để tăng sinh lý nữ, chị em cũng nên sử dụng thêm các loại thuốc giúp cân bằng hormone cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Có hai phương pháp bổ sung hormone thiếu hụt cho cơ thể, một là liệu pháp thay thế hormone (HRT), hai là sử dụng thuố có nguồn gốc thiên nhiên với thành phần chính là đậu nành và chasteberry.

Về liệu pháp HRT, phương pháp này cần có sử chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bởi sử dụng không đúng thời gian và liều lượng nó có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ, bao gồm cả nguy cơ làm tăng khả năng mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Phương pháp thứ 2, sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên được coi là phương pháp thay thế hoàn hảo cho liệu pháp HRT.

  • Như đã nói ở trên, đậu nành có chứa một lượng lớn phytoestrogen, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng phytoestrogen trong đậu nành không gây tác dụng phụ nếu sử dụng đúng liều lượng, nó cũng không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Tương tự với chasteberry, diterpene trong chasteberry có khả năng kích thích thụ thể D2. Sự hoạt hóa của D2 có khả năng ức chế sản xuất dư thừa prolactin. Thừa prolactin là một trong những nguyên nhân khiến chu kì kinh nguyệt không đều, đồng thời làm giảm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể.

Lưu ý rằng, việc sử dụng bất kì một loại thuốc tăng sinh lý nữ  nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc. Mọi thông tin cầ n tư vấn, bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc gọi điện tới số hotline của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn!

]]>
https://hregulator.net/sinh-ly-nu-tang-cuong-sinh-ly-phu-nu-3257/feed/ 0
Hãy ghi nhớ những điều sau nếu muốn hết mất ngủ về đêm! https://hregulator.net/het-mat-ngu-ve-dem-3241/ https://hregulator.net/het-mat-ngu-ve-dem-3241/#respond Thu, 23 Aug 2018 02:00:02 +0000 https://hregulator.net/?p=3241 Khoảng 1/3 người trưởng thành gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Khi  mất ngủ về đêm, thức dậy giữa đêm, nhiều người rơi vào nghịch lý cổ điển của chứng mất ngủ: muốn ngủ lại và tìm mọi cách để ngủ lại nhưng lại càng không thể ngủ được. Hãy cũng tìm hiểu về chứng mất ngủ về đêm và ghi nhớ những điều dưới đây để khắc phục hiện tượng này.

Hãy ghi nhớ những điều sau nếu muốn hết mất ngủ về đêm! 1

Tại sao lại mất ngủ về đêm?

Có vô số lý do khiến chúng ta mất ngủ về đêm, nguyên nhân có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài. Nguyên nhân bên ngoài có thể là tiếng ồn (xe cộ, đối tác ngủ ngáy), ánh sáng trong phòng, nhiệt độ phòng, ngủ cùng vật nuôi, người bên cạnh di chuyển quá nhiều, đệm không thoải mái, vv.

Về nguyên nhân bên trong, có 3 nguyên nhân chính khiến chúng ta mất ngủ về đêm:

  • Giới tính và độ tuổi. Khi già đi, chúng ta thường có xu hướng ngủ ít hơn. Đặc biệt là ở phụ nữ, giấc ngủ có thể thay đổi ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời như: lúc đến chu kì kinh nguyệt, khi mang thai, khi mãn kinh. Ở thời kì mãn kinh, do sự suy giảm của các loại hormone mà giấc ngủ bị gián đoạn, triệu chứng nóng bừng thường làm phụ nữ mất ngủ về đêm.
  • Y khoa. Nếu bạn ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy hoặc thừa cân cũng là những nguyên nhân gây mất ngủ về đêm. Ngoài ra, mắc một số bệnh như: tiểu đương, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, bệnh phổi mãn tính, bệnh tim, sử dụng các loại thuốc như thuốc (chẹn beta, thuốc lợi tiểu) đều được cho là những yếu tố có thể gây mất ngủ về đêm.
  • Tâm thần. Căng thẳng, lo âu, trầm cảm đều là những rối loạn tâm lý gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Tại sao lại mất ngủ về đêm? 1

Khi nào nên lo lắng về chứng mất ngủ về đêm?

Thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc mất ngủ về đêm là điều khá bình thường, chúng ta không nhất thiết phải lo ngại. Tuy nhiên nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên và chúng cản trở hoạt động cả bạn, đó là lúc bạn phải đánh giá bản chất của vấn đề.

Tôi nên làm gì nếu gặp chứng mất ngủ về đêm?

Một vài phương pháp tại nhà giúp hạn chế chứng mất ngủ về đêm

Có một vài phương pháp đơn giản bạn có thể thử thực hiện ở nhà trong một vài tuần để cải thiện chứng mất ngủ về đêm trước khi đi gặp bác sĩ:

1. Đừng rơi vào bẫy “mở rộng giấc ngủ”. Chúng ta thường nghĩ rằng nếu bị mất ngủ thì nên bắt đầu đi ngủ sớm hơn bình thường, điều này sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều phút ngủ hơn. Nhưng đây lại thực sự một trong những sai lầm mà người bị mất ngủ thường mắc phải. Thay vào đó, bạn hãy thay đổi bằng việc đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ, dù đêm hôm trước bạn có bị mất ngủ và ngủ không được nhiều. Điều này giúp điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.

2. Không ngủ vặt. Bạn bị mất ngủ về đêm nên sáng hôm sau bạn cảm thấy rất buồn ngủ và thường xuyên ngủ gật. Tuy nhiên đừng ngủ vặt, điều này sẽ càng khiến bạn lại tiếp tục mất ngủ vào đêm nay. Nếu cảm thấy thực sự cần phải ngủ, đừng ngủ quá 30 phút và không ngủ sau 3 giờ chiều.

3. Hạn chế rượu, nicotine, chất lỏng, bữa ăn nặng và tập thể dục trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ. Tất cả những điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm một cách đáng kể.

4. Tránh caffeine trong vòng tám giờ (hoặc hơn) trước khi đi ngủ. Caffein không chỉ làm bạn khó ngủ, nó còn làm chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, bạn rất dễ thức giấc về đêm và không ngủ lại được sau khi thức dậy.

5. Đừng nằm trên giường vào ban đêm nếu bạn không ngủ được. Nếu bạn bị thức dậy trong đêm, hãy ngồi dậy và đi đến một phòng khác, hãy bình tĩnh và làm một vài hành động thư giãn như đọc sách. Lưu ý rằng không sử dụng máy tính hay điện thoại. Chỉ trở lại giường ngủ khi bạn đã buồ ngủ.

6. Đừng xem đồng hồ. Thức dậy và nằm trằn trọc trên giường, liên tục xem đồng hồ để mong ngủ lại thì lại càng làm bạn mất ngủ hơn.

7. Thư giãn trước khi ngủ. Hãy thử một số bài tập thư giãn trước khi đi ngủ để nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn có thể học thiền, chánh niệm và cố gắng tránh những cuộc trò chuyện căng thẳng trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.

8. Giữ cho phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tối và ở nhiệt độ thoải mái. Đảm bảo không có gì bên ngoài có thể đánh thức bạn, đừng để vật nuôi trong phòng ngủ. Giữ nhiệt độ phòng ngủ mát mẻ và thoải mái. Tắt chuông điện thoại và tắt ánh sáng của các vật dụng không cần thiết.

9. Hãy theo dõi khi bạn ngủ, bạn mất bao lâu để ngủ, bao nhiêu lần bạn thức dậy vào ban đêm, bạn thức dậy vào lúc nào, bạn cảm thấy thế nào khi thức dậy và thế nào nếu bạn ngủ trưa trong ngày.

Một vài phương pháp tại nhà giúp hạn chế chứng mất ngủ về đêm 1

Bạn nên làm gì nếu mất ngủ về đêm kéo dài và thường xuyên?

Nếu bạn đã thử các đề xuất ở trên mà tình hình vẫn không được cải thiện, hãy sắp xếp cuộc hẹn với bác sĩ để thảo luận về những lo ngại liên quan đến giấc ngủ của bạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ, bác sĩ có thể kê thuốc ngủ để giúp bạn có một giải pháp ngắn hạn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần, những người thực hành các kỹ thuật nhận thức hành vi và các chiến lược khác để cải thiện giấc ngủ của bạn một cách lâu dài.

Trước khi đi gặp bác sĩ, bạn mang theo nhật kí giấc ngủ.

Về thuốc ngủ, có 2 loại thuốc ngủ là thuốc ngủ kê đơn và thuốc ngủ không kê đơn. Nhưng nhìn chung đây đều chỉ là phương pháp ngắn hạn, không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Ngoài ra, tất cả các loại thuốc ngủ đều gây ra tác dụng phụ, vì thế không thể sử dụng quá lâu dài. Một số tác dụng phụ thường gặp đó là:

  •  Buồn ngủ vào ngày hôm sau, khó tập trung (điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu người bệnh tham gia giao thông, làm các công việc có tính nguy hiểm cao như xây dựng, kỹ sư công trường, vv)
  • Đau đầu chóng mặt, người lảo đảo
  • Táo bón, khô miệng

Các nguy cơ khác:

  • Thời gian dung nạp thuốc. Nhiều bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để dung nạp thuốc, điều này dẫn đến việc dễ gặp nhiều các tác dụng phụ hơn.
  • Phụ thuộc thuốc/Nghiện thuốc. Thuốc ngủ rất dễ gây phụ thuộc, khi ngưng thuốc người bệnh hay bị mất ngủ trở lại và thường tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Đặc biệt, thuốc ngủ theo đơn có thể gây ra các triệu chứng giống như ma túy khi ngừng (bồn chồn, lo lắng, mất ngủ)
  • Tương tác thuốc. Thuốc ngủ có thể tương tác với một số loại thuốc khác và làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ.

Một số nguy cơ nghiêm trọng.

  • Thuốc ngủ có thể gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: sưng mặt, mất trí nhớ, ảo giác, làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm, làm người bệnh có suy nghĩ tự tử hoặc tự tử.
Tất cả các loại thuốc ngủ đều gây ra tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Tất cả các loại thuốc ngủ đều gây ra tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ đã công nhận rằng việc thay đổi thói quen mới là cách tốt nhất để chống lại chứng mất ngủ nói chung và mất ngủ về đêm nói riêng. Kể cả khi bạn đã dùng thuốc, bạn vẫn cần phải thay đổi lối sống và những hành vi trước đây của bạn. Việc thay đổi này vừa hỗ trợ trong việc điều trị, vừa không gây ra những tác dụng phụ.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, nguyên nhân gây ra mất ngủ về đêm thường là do sự suy giảm của hormone nữ. Vì thế, người phụ nữ hãy chủ động chăm sóc sức khỏe và cân bằng lại hormome bằng các sản phẩm dành riêng cho lứa tuổi này. Trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào, cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn, tránh trường hợp dùng phải những sản phẩm không rõ nguồn gốc gây hậu quả đáng tiếc.

]]>
https://hregulator.net/het-mat-ngu-ve-dem-3241/feed/ 0
Mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên – Phải làm gì? https://hregulator.net/mat-ngu-keo-dai-mat-ngu-kinh-nien-3172/ https://hregulator.net/mat-ngu-keo-dai-mat-ngu-kinh-nien-3172/#respond Tue, 21 Aug 2018 02:00:18 +0000 https://hregulator.net/?p=3172 Một nửa số bệnh nhân bị mất ngủ đã bị các vấn đề về giấc ngủ từ 3 năm trở lên và 3/4 báo cáo ít nhất 1 năm các triệu chứng mất ngủ. Chứng mất ngủ mãn tính, mất ngủ kinh niên sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tỉnh táo, hiệu suất vào ban ngày, và sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của người bệnh.

Mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên - Phải làm gì? 1

Mất ngủ kéo dài, mất ngủ kinh niên, mất ngủ mãn tính – Cần làm gì? (Ảnh minh họa)

Biểu hiện của mất ngủ và mất ngủ mãn tính

Mất ngủ được sử dụng để chỉ cả triệu chứng và rối loạn. Các triệu chứng của chứng mất ngủ đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

  • Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ đầu giấc, nằm mãi không ngủ được. Thường phải đến 1-2 giờ sáng mới có thể vào giấc ngủ. Nhưng giấc ngủ cũng không sâu và dễ thức. Kiểu mất ngủ đầu giấc này hay gặp ở những người trẻ tuổi.
  • Mất ngủ giữa giấc, biểu hiện bằng việc hơi khó vào giấc ngủ. Ngủ đến 2-3 giờ sáng thì tỉnh, sau đó 30 phút đến 2 tiếng sau mới ngủ lại được. Thường gặp ở người trung niên.
  • Không khó đi vào giấc ngủ nhưng giấc ngủ không kéo dài, thường đến 1-2 giờ sáng là tỉnh và không ngủ lại được. Thường gặp ở người cao tuổi.

Mất ngủ được coi là mất ngủ mãn tính nếu bạn mất ngủ ít nhất 3 đêm mỗi uần và kéo dài trên 3 tháng.

Có một kiểu mất ngủ hiếm gặp đó là người bệnh không hề ngủ được suốt 24 giờ. Với những người gặp phải mất ngủ kiểu này họ rất dễ cáu gắt và rất lo lắng cho giấc ngủ kiểu này. Biểu hiện của kiểu mất ngủ này là hơi hưng phấn vào buổi tối, tìm cách để có thể ngủ nhưng càng cố gắng lại càng không thành công.

Biểu hiện của mất ngủ và mất ngủ mãn tính 1

Mất ngủ được coi là mất ngủ mãn tính nếu bạn mất ngủ ít nhất 3 đêm mỗi uần và kéo dài trên 3 tháng (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân mất ngủ mãn tính

Nguyên nhân mất ngủ có thể chia ra làm 2 loại chính gồm mất ngủ do sinh hoạt, tâm lý và mất ngủ do nguyên nhân thực thể. Ngoài ra, còn một loại mất ngủ đáng chú ý khác đó là mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh do thay đổi hormone.

  • Mất ngủ do sinh hoạt, tâm lý

Có nhiều thói quen không tốt tới giấc ngủ như dùng chất kích thích gây hưng phấn (trà đặc, thuốc lá, cà phê, ăn quá no trước khi ngủ, thay đổi múi giờ). Nhiều người than phiền rằng họ bị mất ngủ kéo dài nhiều năm về trước nhưng không nhận thấy có các stress trong cuộc sống, nhưng thừa nhận có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng như giường ngủ, phòng ngủ. Vì thế đôi khi mất ngủ do tâm lý được gọi là mất ngủ có điều kiện.

  • Mất ngủ do thực thể

Thường là do bệnh tật gây đau như loét dạ dày, viêm xoang, rối loạn tâm thần, trầm cảm, vv. Hoặc do dùng các loại thuốc trị bệnh có thể gây mất ngủ (thuốc đau đầu, kháng viêm steroid, lợi tiểu, vv)

  • Mất ngủ do sự thay đổi hormone khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Bước vào tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, hormone nữ có sự thay đổi lớn, đặc biệt là sự suy giảm estrogen và progesteron gây ra một loạt các triệu chứng không mong muốn, một trong số đó là làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ngoài ra, một số triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa về đêm cũng làm giấc ngủ bị gián đoạn.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng mất ngủ (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng mất ngủ (Ảnh minh họa)

Hậu quả của mất ngủ kéo dài, mất ngủ kin niên

Vấn đề sức khỏe, tâm lý

Mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài làm tâm lý người mắc bị ảnh hưởng nặng nề, họ dễ trở nên bực bội, cáu gắt, trí nhớ suy giảm, tập trung kém. Từ đó ảnh hưởng tới  chất lượng cuộc sống cũng như công việc, học tập.

Ngoài ra, mất ngủ mãn tính có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, bệnh béo phì, bệnh tim mạch, rối loạn huyết áp, tăng nguy cơ đột tử trong đêm, vv. Mất ngủ kéo dài còn làm ảnh hưởng tới làm da, mái tóc, sắc đẹp của phụ nữ.

Vấn đề an toàn

Mất ngủ kéo dài làm cho tâm trạng mệt mỏi, khó tập trung khi điều khiển phương tiện giao thông. Theo Health Central – một trang tin chuyên về sức khỏe của Mỹ, những người ngủ không đủ giấc có khuynh hướng gây tai nạn nhiều hơn những người ngủ đủ giấc. Việc điều khiển các phương tiện trong tình trạng thiếu ngủ ngang với việc tham gia giao thông sau khi sử dụng chất cấm.

Mất ngủ còn làm tăng rủi ro tai nạn lao động nghề nghiệp, đặc biệt là những ngành nghề về khai thác, xây dựng, sản xuất. Theo thống kê, 7% tai nạn lao động được xác định là do thiếu ngủ, mệt mỏi.

Chất lượng cuộc sống

Mất ngủ còn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người mắc, thậm chí là các mối quan hệ xã hội hay tài chính.  Người bị mất ngủ kéo dài luôn có cảm giác mệt mỏi trong công việc, không tập trung khi làm việc, dẫn đến dễ mắc sai lầm trong việc đưa ra quyest định. Chất lượng công việc từ đó sụt giảm, ảnh hưởng tới sự nghiệp.

Chứng mất ngủ cũng làm cuộc sống cá nhân của người bệnh, do mệt mỏi mà bạn mất dần hứng thú với những thứ mình yêu thích, tự tách mình ra khỏi những buổi gặp gỡ với bạn bè, đồng nghiệp. Dần dần các mối quan hệ xã hội rạn nứt, bạn dễ rơi vào trầm cảm.

Cuộc sống cá nhân của bạn cũng sẽ bị xáo trộn bởi chứng mất ngủ. Bạn sẽ trở nên mệt mỏi và dần mất hứng thú với những thứ mình yêu thích, thậm chí bạn sẽ tự tách mình khỏi những buổi gặp gỡ, ăn uống với bạn bè, đồng nghiệp. Từ đó, các mối quan hệ xã hội sẽ dần bị rạn nứt.

Chất lượng cuộc sống 1

Mất ngủ kinh niên ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống cũng như sức khỏe (Ảnh minh họa)

 

Giải pháp cho mất ngủ kinh niên, mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính

Trước khi đi vào giải pháp, chúng ta cùng điểm qua những sai lầm mà rất nhiều bệnh nhân gặp phải khi muốn cải thiện giấc ngủ của mình.

Những sai lầm thường gặp

  • Lập tức uống thuốc ngủ để ngủ ngon giấc. Sai lầm này rất phổ biến và dễ làm bạn trở thành một người phụ thuốc vào thuốc ngủ. Thuốc ngủ chỉ làm tăng thời gian ngủ thêm khoảng 25 phút và nó gây ảnh hưởng tới trí nhớ, giảm khả năng nhớ khi thức dậy. Sau khi ngừng thuốc, cơ thể của bạn phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh lại.
  • Uống rượu để ngủ nhanh. Rượu có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, nhưng nó làm giảm chất lượng ngủ và ngăn cản bạn bước vào chu kì REM (hiểu nôm na là chu kì ngủ sâu). Đây là chu kì não bộ hoạt động ở mức thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.
  • Có thể ngủ bù vào cuối tuần. Cuối tuần, 2/3 dân số thế giới thường đi ngủ muộn hơn và ngủ nhiều hơn vào những ngày nghỉ. Thói quen này làm gián đoạn mô hình giấc ngủ. Điều này dễ dẫn đến mất ngủ vào ban đêm và mệt mỏi vào sáng thứ 2 đầu tuần.
  • Tất cả chúng ta đều cần ngủ 8 tiếng/đêm. Thực tế là mỗi người đều có một nhu cầu ngủ khác nhau, còn tùy thuộc cả vào độ tuổi, trẻ em thì cần ngủ nhiều hơn người lớn. Thế nên hãy ngủ làm sao để khi tỉnh dậy bạn không cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu là được. Người trưởng thành thời gian ngủ tiêu chuẩn có thể là trên dưới 7 giờ.
  • Tắm nước nóng trước khi đi ngủ giúp ngủ nhanh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ giảm xuống khi ngủ, việc tắm nước nóng ngay trước khi ngủ sẽ kéo dài thời gian cơ thể hạ nhiệt độ, khiến bạn khó ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu tắm nước ấm khoảng 1 giờ trước khi ngủ có thể hỗ trợ quá trình giảm nhiệt.
Có một số sai lầm thường gặp trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ (Ảnh minh họa)

Có một số sai lầm thường gặp trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ (Ảnh minh họa)

Liệu pháp nhận thức – hành vi: Giải pháp chữa mất ngủ hiệu quả, an toàn

Chữa mất ngủ bằng phương pháp nhận thức hiện được coi là phương pháp thay thế cho thuốc ngủ tốt nhất hiện nay, phương pháp này có thể áp dụng cho cả những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài, mất ngủ mãn tính, mất ngủ kinh niên do nhiều nguyên nhân.

Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp này bất cứ lúc nào nếu tình trạng mất ngủ lại tái diễn.

Liệu pháp nhận thức – hành vi thực hiện theo những bước đơn giản sau:

Liệu pháp kích thích – kiềm chế:

  • Chỉ lên giường nằm khi buồn ngủ
  • Chỉ dùng phòng ngủ để ngủ và quan hệ tình dục
  • Có thời gian biểu đi ngủ và thức dậy đều đặn, bất kể thời gian ngủ là bao nhiêu
  • Không ngủ vặt vào ban ngày, không ngủ trưa quá dài
  • Nếu sau 15-20 phút mà không ngủ được hãy sang phòng khác, sau khi cảm thấy buồn ngủ thì quay lại giường.

Liệu pháp ngủ hạn chế:

  • Giảm thời gian nằm trên giường để đạt đến tổng mức tổng thời gian ngủ ước tính
  • Tăng thời gian nằm trên giường 15 phút mỗi tuần đến khi hiệu suất ngủ ước tính (tỉ lệ giữa thời gian ngủ/thời gian nằm trên giường) đạt ít nhất 90%

Liệu pháp nhận thức:

  • Có nhận thức đúng về giấc ngủ, tránh những sai lầm đã kể ở trên
  • Lưu ý một số yếu tố bên ngoài có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ:  nhiệt độ phòng thích hợp; không sử dụng các chất kích thích, các  sản phẩm có chứa caffein, nicotin trước giấc ngủ; ít luyện tập thể dục (lưu ý không luyện tập trước giờ ngủ); âm thanh của vật dụng, ánh sáng, tiếng ồn xe; giường ngủ, gối ngủ; vv.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh, như đã nói ở trên, nguyên nhân mất ngủ là do sự suy giảm của hormone. Vì thế người phụ nữ hãy chủ động sử dụng những sản phẩm dành cho giai đoạn này. Đây là những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, với thành phần chính gồm đậu nành và cây vitex, có tác dụng cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể, hạn chế các triệu chứng mãn kinh, bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện nhất.

Nếu bạn đang đau đầu với chứng mất ngủ kinh niên, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời hãy nhớ rằng, chìa khóa để nâng cao chất lượng giấc ngủ chính là những nỗ lực trong việc thay đổi thói quen sống. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc gọi điện tới số hotline của chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp chi tiết hơn.

]]>
https://hregulator.net/mat-ngu-keo-dai-mat-ngu-kinh-nien-3172/feed/ 0
Mất ngủ ăn gì để cải thiện? Ăn gì chữa mất ngủ? https://hregulator.net/mat-ngu-an-gi-an-gi-chua-mat-ngu-3119/ https://hregulator.net/mat-ngu-an-gi-an-gi-chua-mat-ngu-3119/#respond Fri, 10 Aug 2018 02:00:40 +0000 https://hregulator.net/?p=3119 Mất ngủ tuổi mãn kinh là hiện tượng mà rất nhiều phụ nữ gặp phải khi bước vào giai đoạn này. Chống lại mất ngủ thông qua dinh dưỡng không chỉ là ăn uống đúng, kết hợp đúng các loại thực phẩm mà quan trọng hơn nữa là cũng cần biết những loại thực phẩm cần tránh.

Mất ngủ ăn gì để cải thiện? Ăn gì chữa mất ngủ? 1

Mất ngủ và chế độ ăn uống liệu có liên quan tới nhau?

Bạn băn khoăn không biết liệu giấc ngủ và chế độ ăn uống có ảnh hưởng gì tới nhau không? Câu trả lời là CÓ. Những gì chúng ta ăn trong ngày và ăn trước khi ngủ có thể khiến chúng ta ngủ ngon hơn hoặc khiến chúng ta trằn trọc suốt đêm.

Vậy mất ngủ ăn gì để cải thiện? Ăn gì chữa mất ngủ?

Có bốn loại vitamin và khoáng chất chính được tìm thấy trong thực phẩm và được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ, đó là:

  • Trytophan
  • Magie
  • Canxi
  • B6

Các loại vitamin và khoáng chất này thúc đẩy cơ thể sản xuất melatonin tự nhiên – Một hormone quan trọng được sản xuất bởi tuyến tùng. Nó có chức năng trong việc điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức của cơ thể, đảm bảo rằng chúng ta có thể ngủ ngon và tỉnh dậy tỉnh táo vào hôm sau.

Tryptophan

Trytophan là một axit amin, khi vào cơ thể sẽ được biến đổi thành serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) và sau đó là chuyển thành melatonin. Ngoài ra, trytophan còn thúc đẩy cơ thể sản xuất dopamin (hóa chất dẫn truyền thần kinh có vai trò làm giảm trầm cảm và lo âu). Các chất dẫn truyền thần kinh cũng góp phần làm giảm bớt căng thẳng, giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngủ sâu hơn.

Tryptophan 1

Magiê

Magie có nhiều vai trò quan trọng trong việc giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn:

  • Magie hỗ trợ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, giúp bạn bình tĩnh và thư giãn. (Để ngủ ngon thì cơ thể và não cần sự thư giãn).
  • Magie có khả năng khử hoạt tính của adrenaline.  Nếu lượng adrenaline trong máu cao sẽ khiến bạn tăng nhịp tim, huyết áp cao, tăng lượng đường trong máu, làm bạn khó đi vào giấc ngủ.
  • Magie còn liên kết với axit gamma-aminobutyric (GABA). GABA là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế hoạt động của dây thần kinh. Đây là chất dẫn truyền thần kinh được sử dụng trong các thuốc ngủ như Ambien.

Chính vì vậy magie còn được gọi là “chất khoáng ngủ.”

Magiê 1

Canxi

Ở những người bổ sung đủ canxi, nó sẽ giúp “vận hành” tốt quá trình chuyển hóa trytophan thành serotonine và melatonine. Ngược lại nếu thiếu canxi, quá trình chuyển hóa này sẽ bị ức chế, hệ thần kinh bị kích thích ngay cả khi đang ngủ, khiến chúng ta thường trằn trọc khó ngủ, giật mình tỉnh giấc, giấc ngủ bị gián đoạn.

Chế độ ăn giàu canxi đã được chứng minh là giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.

Canxi 1

Vitamin B6

Vitamin B6 cũng là một vitamin giúp chuyển đổi tryptophan thành melatonin. Thiếu hụt vitamin B6 làm giảm mức serotonin và làm giấc ngủ kém đi. Ngoài ra, vitamin này còn liên quan đến các triệu chứng trầm cảm và rối loạn tâm trạng, là những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng mất ngủ.

Vitamin B6 1

Các loại vitamon và khoáng chất trên giúp hỗ trợ việc sản xuất serotonin biến thành melatonin. Tuy nhiên, melatonin cũng có trong một số loại thực phẩm:

  • Trái cây và rau quả (anh đào chua, ngô, măng tây, cà chua, lựu, ô liu, nho, bông cải xanh, dưa leo)
  • Ngũ cốc (gạo, lúa mạch, yến mạch cán)
  • Các loại hạt và hạt (quả óc chó, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt mù tạt, hạt lanh)

Đồ uống tuyệt vời cho giấc ngủ

Ngoài các loại thực phẩm, cũng có nhiều loại đồ uống có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ cho  bạn ngủ ngon hơn. Một vài trong số đó là:

  • Trà cho giấc ngủ
  • Sữa ấm
  • Sữa hạnh nhân
  • Trà Valerian
  • Trà hoa cúc
  • Nước ép anh đào
  • Trà bạc hà

Các thực phẩm cần tránh nếu không muốn có một giấc ngủ tồi tệ

Cũng giống như có thức ăn và đồ uống giúp thúc đẩy giấc ngủ, cũng có những thực phẩm có thể làm giấc ngủ của bạn trở nên tồi tệ hơn. Một số trong số đó là:

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine

Đồ uống có chứa caffeine như cà phê, hoặc thậm chí cả đồ uống năng lượng như Monster hay Red Bull thực sự có thể giúp bạn nếu bạn cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn không nên uống caffein sau bữa trưa (và đặc biệt là gần trước khi đi ngủ), vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Thực phẩm có sô-cô-la đen cũng có hàm lượng caffeine cao và nên tránh ăn muộn vào ban ngày.

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine 1

Không nên uống caffein sau bữa trưa (và đặc biệt là gần trước khi đi ngủ) (Ảnh minh họa)

Thức ăn cay

Các loại thức ăn cay thường ngon và thậm chí có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không nên ăn đồ cay quá gần với giờ đi ngủ. Nó có thể gây ra ợ nóng, khó tiêu, và trào ngược axit, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Rượu

Trái với rượu niềm tin phổ biến, rượu thực sự không giúp thúc đẩy giấc ngủ. Rượu làm cho bạn bạn buồn ngủ và làm bạn rơi vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng nó lại phá vỡ giấc ngủ và ngăn cản bạn bước vào giai đoạn ngủ sâu – một chu kỳ rất cần thiết của giấc ngủ.

Thực phẩm giàu chất béo

 Chất béo gây ra một sự axit dạ dày, khi bạn nằm xuống nó có thể leo vào thực quản gây khó chịu. Một chế độ ăn uống chất béo cao cũng gây rối với việc sản xuất orexin – một trong những chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ/thức tỉnh cùng với melatonin.

Thức ăn giàu protein

Nếu ăn trước khi đi ngủ, nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Protein khó tiêu hóa hơn trong hệ tiêu hóa, vì thế ăn các bữa ăn giàu protein gần trước khi đi ngủ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tập trung tiêu hóa hơn là tập trung vào việc ngủ.

Thức ăn giàu protein 1

Ăn các bữa ăn giàu protein gần trước khi đi ngủ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, khó đi vào giấc ngủ (Ảnh minh họa)

Thực phẩm có chứa nước

Ăn những loại thực phẩm này và uống bất cứ thứ gì quá gần với giờ đi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ do buồn đi vệ sinh vào giữa đêm.

Bữa ăn nặng trước khi đi ngủ

Ăn quá nhiều thức ăn trước khi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ vì cơ thể bạn phải tập trung vào tiêu hóa. Nếu bạn thấy mình đói trước khi đi ngủ, một bữa ăn nhẹ được khuyến khích. Các món ăn nhẹ tốt nhất là những món ăn có chứa tryptophan và canxi như một bát ngũ cốc, pho-mát và bánh quy giòn, hoặc bơ đậu phộng.

Những lưu ý khác để có giấc ngủ ngon ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Ngoài việc ăn uống các loại thực phẩm đúng cách, bạn cũng nên quan tâm tới giờ giấc của bữa ăn. Hãy ăn uống đúng giờ, không ăn tối quá muộn, quá no. Có một số biện pháp để có giấc ngủ ngon và sâu như: đi bộ khoảng 30 phút vào buổi tối, ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ…

Đặc biệt với phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, nguyên nhân của việc rối loạn giấc ngủ là do sự suy giảm của hormone nữ. Vậy nên bước vào độ tuổi này, chị em hãy chủ động tìm cách cân bằng lại hormone, sử dụng các sản phẩm dành riêng cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh như HRegulator. Đây là môt sản phẩm có thành phần chính từ thiên nhiên gồm cao hạt khô đậu nành và cao hạt khô vitex, giúp cân bằng hormone nữ và giảm bớt các triệu chứng khó chịu của giai đoạn mãn kinh.

]]>
https://hregulator.net/mat-ngu-an-gi-an-gi-chua-mat-ngu-3119/feed/ 0