PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Tue, 29 Mar 2022 02:05:28 +0000 vi hourly 1 Đậu nành có an toàn không? https://hregulator.net/dau-nanh-co-an-toan-khong-2817/ https://hregulator.net/dau-nanh-co-an-toan-khong-2817/#respond Mon, 16 Jul 2018 02:00:46 +0000 https://hregulator.net/?p=2817 Gần đây có nhiều thông tin cho rằng sử dụng đậu nành có thể gây ra nhiều tác hại, nó còn có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. TS.BS Trần Bá Thoại, chuyên gia về lãnh vực Nội tiết & Chuyển hóa sẽ cho chúng ta những thông tin về món ăn quen thuộc này.

Đậu nành có an toàn không? 1

Đậu nành có lợi hay có hại? (Ảnh minh họa)

Đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao

Các món ăn từ đậu nành từ lâu đã là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Á Đông, từ đậu nành có thể chế biến rất nhiều món ăn đa dạng, có giá trị dinh dưỡng cao như: dầu đậu nành, ủ men làm tương, đậu phụ, sữa đậu nành, tàu hũ, sữa chua, tinh chất đậu nành, vv.

Theo bảng  Thành phần dinh dưỡng, trong 100 gam đậu nành có 400 kcalo, 13.1 g nước, 34 g chất đạm, 18.4 g chất béo, 24.6 g chất bột, 4.5 g chất xơ, nhiều vitamin A, B1, B2, D, E.. muối khoáng Natri, Calci, Sắt, Magie, Phospho, các Isoflavones, sáp nhựa..

Tùy theo thể trọng cơ thể, người bình thường mỗi kg thể trọng cần khoảng 1-1.5 gam chất đạm, 3-4 gam chất béo và 6-12 gam chất bột đường. Chiếu theo nhu cầu này, đậu nành rõ ràng là một loại thức phẩm lý tưởng. Nhiều vị sư sãi tu hành, quanh năm uống sữa đậu nành, ăn tương chao sức khỏe vẫn ổn định bình thường.

Những vấn đề “bàn cãi” quanh chuyện tốt xấu của đậu nành

Khả năng gây dị ứng

Các chất gây ra dị ứng thường có cấu trúc phân tử lớn và thường là các protein. Đậu tương có nhiều đạm nên nằm trong số 8 thực phẩm dễ gây dị ứng trong y văn thế giới và nó cũng nằm trong danh sách 5 loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ em.

Khi bị dị ứng đậu nành sẽ có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như: phát ban, đau bụng, ngứa, tiêu chảy, ói mửa, chóng mắt, trường hợp nặng có thể mất ý thức, tụt huyết áp, khó thở.

Để người tiêu dùng tránh dị ứng, năm 2014 Hoa Kỳ đã có  Đạo luật Thực phẩm chất gây dị ứng (FALCPA), theo đó thực phẩm phải được dán nhãn thành phần của 8 chất gây dị ứng phổ biến nhất: sữa, trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, lúa mì, đậu phộng và đậu nành.

Làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng

Trong đậu nành có 50-80% lượng phốt-pho giống như các loại thực vật khác, chúng tồ n tại dưới dạng muối phytate của acid phytic rất khó tiêu hóa và hấp thu. Do đó phốt-pho hữu dụng lấy từ thực vật là rất thấp. Ngoài ra acid phytic còn tạo liên kết chặt chẽ với các khoáng kim loại, axit amin, protein, tinh bột…làm giảm khả năng tiêu hóa của các dưỡng chất này.

Vì thế khi dùng các chế phẩm từ đậu nành, các nhà dinh dưỡng khuyên rằng nên cho thêm các chất khoáng như phốt-pho.

Làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng 1

Khi dùng các chế phẩm từ đậu nành, các nhà dinh dưỡng khuyên rằng nên cho thêm các chất khoáng như phốt-pho (Ảnh minh họa)

Nguy cơ “nữ hóa”, giảm sinh dục nam?

Hội thảo khoa học Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới diễn ra ở TP.HCM, các nhà khoa học cho biết rằng:

Đậu nành tuy giàu isoflavone – một hợp chất được mệnh danh là phytoestrogen có khả năng hoạt động nhu estrogen nội sinh trong cơ thể nhưng isoflavone không có tác dụng nữ hóa không làm giảm sinh dục nam.

Chống loãng xương

Protein trong đậu nành là một nguồn giúp xương chắc khỏe, tránh loãng xương rất tốt. Phụ nữ sau mãn kinh đều được khuyên nên dùng thêm các sản phẩm từ đậu nành để giúp bảo vệ sức khỏe của xương.

Gây ra bướu giáp?

Một số loại rau quả có chứa gốc cyanua, thiocyanate có thể ức chế sự hấp thu i-ốt, chất tối thiểu cần để phòng chống bướu cổ. Do đó, những chất cản hấp thu i-ốt được gọi là chất sinh bướu giáp (goitrogen).

Các khoa học gia đã khẳng định rằng “đậu nành không hoặc có quá ít các chất sinh bướu” nên chúng ta yên tâm khi dùng các thức ăn có đậu nành.

Ức chế tế bào ung thư

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dùng nhiều đậu nành giúp giảm 25% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt so với người ít dùng và đậu nành giúp giảm làm giảm tỷ lệ tử vong nếu ăn đậu nành sau khi bị chấn đoán ung thư vú.

Trong đậu nành chứa nhiều enistein, acid béo omega 3 và omega 6. Đây đều là những chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa và ức chế sự khởi phát của tế bào ung thư.

Ức chế tế bào ung thư 1

Đậu nành giúp giảm làm giảm tỷ lệ tử vong nếu ăn đậu nành sau khi bị chấn đoán ung thư vú (Ảnh minh họa)

Không tốt cho người bệnh gút?

Quá nhiều axit uric lắng đọng trong các khớp sẽ gây ra bệnh gút. Ăn các thực phẩm nhiều purine làm tăng nồng độ axit uric sẽ có nguy cơ bệnh bệnh gút cao. Vậy nên thịt đỏ, nội tạng, đồ hải sản là những thực phẩm từng được khuyến cáo không nên dùng nhiều.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc đại học NUS, Singapore đã kiểm tra chế độ ăn của 63.000 người trên 40 tuổi tại Trung Quốc, họ nhận thấy rằng việc ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ (có hàm lượng protein cao) không làm tăng nồng độ axit uric trong máu, và nghiên cứu này đã bác bỏ thông tin sai lạc trước đây.

Vấn đề đậu nành chuyển gen GMO

Nhằm tăng năng suất, đậu nành đã được biến đổi gen nhằm cải biến di truyền (GMO). 80% lượng đậu nành tròng phục vụ thương mại ở Mỹ là loại biến đổi gen GMO. Nhiều tranh luận về độ an toàn của đậu nành biến đổi gen đã nổ ra. Cuối cùng,  chuyên viên kinh tế Paul Collier, ĐH Oxford đã phát biểu:

Biến đổi gen tương tự như điện hạt nhân: Không ai thích nó cả nhưng con người buộc phải chấp nhận nó vì tình thế đã thay đổi.

vGS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tếcũng khẳng định rằng:

Sử dụng thực phẩm biến đổi gen là tất yếu đối với loài người trong tương lai gần.

Đôi điều bàn luận

Một loại thực phẩm tốt hay xấu, độc hay hại cần phải được chứng minh rõ ràng: Do chất gì? Liều lượn gra sao? Ăn bào lâu? Và do cơ chế nào?

Theo tôi, đã quá đủ cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đậu nành là một thực phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng cao, nên sử dụng – TS.BS Trần Bá Thoại nói.

Tác dụng của isoflavone trong đậu nành với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Tác dụng với các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Isoflavone đậu nành đã được nghiên cứu thăm dò trên lâm sàng và thu được nhiều kết quả có lợi trên các triệu chứng vận mạch ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

  • Về hiện tượng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, nhóm điều trị bằng isoflavone số lần thức giấc trong đêm là 1,52 lần/đêm, còn ở nhóm điều trị bằng placebo mỗi đêm sẽ thức giấc khoảng 1,89 lần.
  • Những phụ nữ sử dụng đậu nành thường xuyên khi bước vào tuổi mãn kinh có triệu chứng (khó ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, số lần bốc hỏa, vv) giảm rõ rệt so với nhóm phụ nữ không thường dùng hoặc dùng ít.
  • Uống đậu nành còn có thể làm đẹp da, tăng kích thước vòng 1
  • Isoflavone đậu nành có giúp phòng chống loãng xương, một vấn đề sức khỏe mà phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phải đối mặt.

Ưu điểm lớn nhất của isoflavone đậu nành là không gây tác dụng phụ nào tại màng trong tử cung, cũng không gây ra các rối loạn vú hay các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, hiện nay isoflavone đậu nành được đề nghị thay cho liệu pháp thay thế hormone để điều trị mãn kinh hoặc chữa mãn kinh sớm.

Những công dụng và ưu điểm này của isoflavone đã mang lại lợi ích hiển nhiên giúp nâng cao chất lượng sống của phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.

]]>
https://hregulator.net/dau-nanh-co-an-toan-khong-2817/feed/ 0
Loại bỏ ngay 3 hiểu lầm về đậu nành https://hregulator.net/hieu-lam-ve-dau-nanh-2879/ https://hregulator.net/hieu-lam-ve-dau-nanh-2879/#respond Mon, 09 Jul 2018 09:57:21 +0000 https://hregulator.net/?p=2879 Rất nhiều thông tin liên quan đến những tác hại của đậu nành được lan truyền trên internet khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên sự thật có đúng như vậy không, những thông tin đó có cơ sở  khoa học hay không?

Loại bỏ ngay 3 hiểu lầm về đậu nành 1

Liệu những tác hại về đậu nành mà người ta rao giảng trên internet là đúng hay sai? (Ảnh minh họa)

Rối rắm và hoang mang

Đầu thập niên 90, mối liên quan giữa đậu nành và ung thư vú đã đươc khởi nguồn. Một vài nghiên cứu cho rằng phụ nữ châu Á ăn nhiều đậu nành có tỷ lệ ung thư vú thấp, sau đó một nghiên cứu năm 1996 lại cho rằng ăn nhiều đậu nành có thể gây ra ung thư vú. Nhưng rồi các nghiên cứu bổ sung suốt những năm 2000 lại chứng minh rằng đậu nành làm giảm sự tái phát của ung thư vú.

Năm 2006, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2006 cho biết ăn đậu nành có ảnh hưởng tốt tới tim mạch, sau đó năm 2008 lại quay ngoắt 180 độ với thông báo này. Chín năm sau (2017), FDA lại tuyên bố rằng protein đậu nành làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Nếu bạn có dịp nói chuyện với các chuyên gia nghiên cứu, tất cả đều nói không có bằng chứng nào cho thấy ăn đậu nành như là một phần của chế độ ăn uống cân bằng sẽ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Những niềm tin sai lầm về đậu nành

Sai lầm 1: Đậu nành gây ra ung thư vú

Chúng ta đều nghe nói rằng ăn nhiều đậu nành làm tăng hormone giới tính nữ estrogen – một yếu tố có liên quan tới ung thư vú và ung thư buồng trứng. Isoflavone hoạt động như estrogen, điều này làm các chuyên gia lo lắng rằng ăn đậu tương có thể làm cho ung thư vú trở nên tồi tệ hoen.

Bắt đầu từ năm 1998, TS. Mark Messina, Giám đốc điều hành của Soy Nutrition Institute đã tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa isoflavone với bệnh ung thư vú. Và việc isoflavone gây ra ung thư vú đã được chứng minh là vô lý. Ăn đậu nành sau khi phẫu thuật còn có thểm giảm thiểu sự tái phát và hỗ trợ tăng cường hồi phục nhanh hơn.

Một phân tích tổng hợp năm 2006 ở 11.224 phụ nữ cho kết quả rằng: Ăn đậu nành sau khi bị chẩn đoán ung thư vú làm giảm tỉ lệ tử vong chung.

Từ những dẫn chứng trên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ kết luận rằng: Bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành một cách an toàn.

Sai lầm 1: Đậu nành gây ra ung thư vú 1

Bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành một cách an toàn (Ảnh minh họa)

Sai lầm 2: Đậu nành ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Estrogen thực vật luôn khiến người dùng lo lắng rằng liệu chúng có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không. Năm 2009, một nghiên cứu đã làm dấy lên lo ngại sai lầm này: Nghiên cứu cho rằng phụ nữ tiền mãn kinh nếu ăn các sản phẩm đậu nành có dấu hiệu giảm thiểu một trong 2 hormone sinh dục nữ có liên quan đến khả năng sinh sản (nhưng giảm không nhiều).

Tuy nhiên, Elizabeth Shaw – cộng đồng nghiên cứu về các giải pháp dinh dưỡng lớn nhất thế giới đã bác bỏ lo ngại này, họ đưa ra kết luận: Ăn một lượng vừa phải đậu nành giúp tăng cơ hội thụ thai, việc bổ sung các thực phẩm họ đậu (đậu Hà Lan, đậu phonong, đậu nành) có thể chống lại vô sinh. Những thực phẩm thực sự ảnh hưởng tới khả năng thụ thai phải là protein động vật.

Sai lầm 3: Đàn ông ăn nhiều đậu nành có ngực nở nang

Từng có hai trường hợp nam do ăn nhiều đậu nành khiến ngực nở nang như phụ nữ. Đó là cậu bé 19 tuổi với thực đơn chay trường, mỗi ngày ăn 12-20 phần đậu nành và một người đàn ông trung niên 60 tuổi thích uống sữa đậu nành.

Nhưng thực tế đây chỉ là những trường hợp rối loạn hormone không do đậu nành gây ra. Một phân tích năm 2010 của hơn 30 báo cáo không tìm thấy bằng chứng cho thấy đậu nành làm đảo lộn hormone nam giới, nghĩa là dù có ăn nhiều đậu nành cũng không thể khiến bạn biến thành phụ nữ với một bộ ngực đồ sộ được.

Tìm hiểu thêm: Sử dụng isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

]]>
https://hregulator.net/hieu-lam-ve-dau-nanh-2879/feed/ 0
Hạt đỗ tương mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe https://hregulator.net/hat-do-tuong-mang-lai-nhung-loi-ich-gi-cho-suc-khoe-2194/ https://hregulator.net/hat-do-tuong-mang-lai-nhung-loi-ich-gi-cho-suc-khoe-2194/#respond Fri, 01 Jun 2018 03:00:33 +0000 https://hregulator.net/?p=2194 Hạt đỗ tương hay còn gọi là đậu tương hay đậu nành, là một trong những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ có ý nghĩa trong ngành thực phẩm, đậu tương còn là một loại dược liệu quý trong y học.

Hạt đỗ tương mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe 1

Đậu tương được sử dụng rất đa dạng (Ảnh minh họa)

Giới thiệu về đậu tương

Đậu tương là một loại cây thân thảo, thân cây mảnh, cao từ 0,8-0,9m, có lông, có cành hướng lên phía trên. Quả đậu tương hình lưỡi liềm, tren quả có nhiều lông màu vàng. Đậu tương có thể trồng trong suốt mùa hè và mùa thu, trồng xen trên các cánh đồng lúa.

Những năm gần dây nhiều nhà khoa học cảm thấy cực kì thích thú khi họ khám phá ra các thành phần hóa thảo mộc có trong đậu tương và những ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y khoa trị liệu.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, viện ung thư quốc gia Hoa Kì, viện đại học Havard, viện đại học Alabama, Minnesota, Helsinki và Finland đã thực hiện nhiều công trình khảo cứu khoa học một cách nghiêm túc và lâu dài để xác định được tác dụng của các hoá thảo mộc có trong đậu tương. Kết quả cho thấy những hóa thảo mộc này có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Dưới đây là những hóa thảo mộc có trong đậu tương và tác dụng của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Protease inhibitor

Năm 1980, bác sĩ Dr. Walter Troll (trường đại học y khoa New York) đã phát hiện ra trong đậu tương có chứa Protease inhibitors, chúng có khả năng ngăn không cho tế bào ung thư phát triển trên các loài động vật. Bởi Protease inhibitors có thể ngăn ngừa một số tác động lên một số gen di truyền gây bệnh ung thư. Đồng thời nó cũng bảo vệ các tế bào không cho chúng khỏi bị hư hại trong môi trường xung quanh.

Protease inhibitor 1

Phytosteron

Phytosteron có khả năng tranh chỗ thẩm thấu của cholesterol trong ruột để vào máu, do đó holesterol không vào máu được mà phải bài tiết ra ngoài, làm cho lượng cholesterol trong máu giảm, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Phytosteron cũng cũng được phát hiện có thể làm giảm sự phát triển các bướu ung thư kết tràng và chống lại ung thư da.

Phytate

Phytata trong đậu tương không chỉ giúp ngăn ngừa mầm ung thư mà còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Chúng có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư kết tràng, ngăn không cho ung thư kết tràng phát triển và không cho phát sinh mầm bệnh ung thư vú.

Mặt khác, Phytates có thể bảo vệ cơ thể khỏi chứng thừa sắt bởi chúng hoạt động giống như chất antioxydant, vitamin C, Beta – carotin ngăn cản sự hấp thụ sắt trong ruộ. Chất sắt thặng dư chính là một trong những yếu tố có thể gây nên bệnh nhồi máu cơ tim.

Saponin

Năm 2007, các nhà khoa học Hàn Quốc và Nhật Bản đã khử dầu bột đậu nành rồi đem chiết xuất và thu được saponin. Họ đã tiến hành thí nghiệm thử hoạt tính của Saponin trên chuột đực 5 tuần tuổi. Kết quả thu được là Saponin có tác dụng ngăn cản sự di căn của những tế bào ung thư.

Nhiều công trình nghiên cứu cũng chỉ ra Saponin có đặc tính giống như Antioxydant – một chất chống oxy hóa, trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư đại tràng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Phenolic axit

Phenolic axit 1

Lecithin

Lecithin có vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng khắp các tế bào cơ thể. Chúng nuôi dưỡng tốt các tế bào và hệ thần kinh nên giúp tăng khả năng của trí nhớ; nó cũng làm vững chắc các tuyến và tái tạo các mô tế bào cơ thể, ngoài ra nó cũng cải thiện hệ thống tuần hoàn, tằng cường hệ miễn dịch cơ thể. Lecithin còn là môi trường hòa tan tốt các loại vitamin, là nhân tố kích thích sinh trưởng và giải độc tốt.

Lượng lecithin có trong đậu trương bằng với lượng lecithin có trong lòng đỏ trứng gà.

Axit béo Omega-3

Axit béo Omega 3 là một chất béo tốt, có khả năng làm tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu. Omega-3 cũng ảnh hưởng thuận lợi trên dự hậu tim mạch thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Isoflavone

Isoflavone đang là một hóa thảo mộc đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học hiện nay bởi hóa chất này có khả năng kì diệu trong việc phòng và điều trị bệnh, đặc biệt là các căn bệnh thời đại.

Isoflavone trong đậu nành có cơ chế tác dụng như estrogen nội sinh trong cơ thể, chúng có thể điều hòa hoặc bình thường hóa được hoạt động của các phân tử estrogen ở cả 2 trạng thái quá mức (trong thời kì tiền kinh nguyệt) hoặc thấp (trong thời kì mãn kinh). Nhờ vậy mà nó có thể làm giảm các triệu chứng cả về thể chất lẫn tinh thần trong thời kì tiền kinh nguyệt và mãn kinh.

Ngày nay, rất nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe phái nữ có thành phần chính là đậu tương. Đây là các sản phẩm có công dụng:

  • Giảm tần suất và mức độ của các cơn bốc hỏa và toát mồ hôi ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Giảm các biểu hiện khó chịu về mặt tâm lý thường gặp trong thời kỳ tiền kinh nguyệt, mãn kinh (do thay đổi hormone)
  • Hỗ trợ điều trị loãng xương.

Đậu tương có những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe con người. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết chúng tôi không thể nêu một cách cụ thể và chi tiết hết tất cả những tác dụng của đậu tương. Để tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác cùng chủ đề trong website của chúng tôi.

Bài viết tham khảo: Sử dụng isoflavone – tinh chất đậu nành đúng cách

]]>
https://hregulator.net/hat-do-tuong-mang-lai-nhung-loi-ich-gi-cho-suc-khoe-2194/feed/ 0
Đậu nành và sức khỏe phái nữ tuổi mãn kinh https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/ https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/#respond Fri, 01 Jun 2018 02:00:28 +0000 https://hregulator.net/?p=2227 Các loại thực phẩm đậu nành truyền thống như đậu phụ và miso đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Đông Á trong nhiều thế kỷ. Chúng cũng đã được tiêu thụ bởi các cá nhân có ý thức về sức khỏe ở các nước phương Tây trong nhiều thập kỷ. Trong những năm gần đây, vì lợi ích sức khỏe, người châu Á đã kết hợp đậu nành vào chế độ ăn của họ. Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành đặc biệt có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Bởi chúng là nguồn thực phẩm giàu isoflavone – một loại phytoestrogen.

Đậu nành và sức khỏe phái nữ tuổi mãn kinh 1

Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành đặc biệt có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Bởi chúng là nguồn thực phẩm giàu isoflavone – một loại phytoestrogen (Ảnh minh họa)

Isoflavone là gì?

Isoflavones có một phân bố giới hạn trong tự nhiên, vì thế chế độ ăn không bao gồm thực phẩm từ đậu nành hầu như không có các hợp chất này.

Isoflavone là một hợp chất có biểu hiện giống như estrogen nội sinh trong cơ thể và có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành (CHD), loãng xương, một số dạng ung thư, và làm giảm các cơn nóng liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Do đó, nhiều phụ nữ xem đậu nành là lựa chọn thay thế tự nhiên cho liệu pháp hormone thông thường.

Sự quan tâm đến các liệu pháp thay thế liệu pháp hormone đã tăng lên sau khi Sáng kiến ​​Sức khỏe Phụ nữ (WHI) công bố kết quả thử nghiệm năm 2002 cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú khi sử dụng lâu dài liệu pháp hormon kết hợp (estrogen cộng với progestin). Trong thực tế, nhiều năm sau khi ngừng điều trị bằng liệu pháp hormone, nguy cơ ung thư vú vẫn tăng đáng kể.

Tuy nhiên, isoflavone không phải là không có tranh cãi. Các hiệu ứng giống như estrogen của isoflavone đã làm dấy lên lo ngại rằng thành phần đậu tương này sẽ gây ra một số hiệu ứng không mong muốn giống như liệu pháp hormon. Nhưng sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay gây ra các tác dụng phụ.

Isoflavone là gì? 1

Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay gây ra các tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Đậu nành và sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh

Đậu nành, Isoflavones và các cơn bốc hỏa

Các cơn bốc hỏa rất phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, đây được coi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất. Trong số những phụ nữ gặp triệu chứng này thì 10-15% phụ nữ trải qua những cơn nóng dữ dội và thường xuyên. Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa không được hiểu đầy đủ nhưng sự sụt giảm nồng độ estrogen tuần hoàn xảy ra trong thời kỳ mãn kinh được công nhận là một yếu tố.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, tần số gặp các cơn bốc hỏa ở phụ nữ Nhật Bản thấp hơn so với phụ nữ da trắng. Điều này được lý giải rằng do trong chế độ ăn của người nhật Bản rất nhiều các sản phẩm đến từ đậu nành. Đậu nành là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật. Phụ nữ Nhật Bản thường xuyên tiêu thụ đậu nành vì họ hiểu được giá trị của thực phẩm này, đó là một nguồn cũng cấp phytoestrogen tuyệt vời.

Đậu nành, Isoflavones và các cơn bốc hỏa 1

Sự tương đồng trong cấu trúc khiến isoflavone có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nhờ vậy, xoa dịu các triệu chứng mãn kinh, trong đó có bốc hỏa

Loãng xương

Để đáp ứng với mức estrogen giảm, phụ nữ có thể mất một lượng đáng kể khối lượng xương sau thời kỳ mãn kinh, làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương. Liệu pháp estrogen giảm nguy cơ mất xương sau mãn kinh và nguy cơ gãy xương hông.

Suy đoán ban đầu rằng thực phẩm đậu nành có thể thúc đẩy sức khỏe của xương ở phụ nữ sau mãn kinh dựa trên các tác dụng giống như estrogen của isoflavone. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ chế hoạt động của isoflavone đậu nành mô phỏng như những gì mà thuốc chống loãng xương thông thường mang lại. TS. Thozhukat Sathyapalan (Đại học Hull Anh Quốc) cho biết: “Chúng tôi thấy rằng protein đậu nành và isoflavone là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh”.

Loãng xương 1

Sức khỏe tim mạch

Đậu nành có khả năng chống lại bệnh tim. Bởi thực phẩm từ đậu nành có ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa. Ngoài ra, protein đậu nành trực tiếp làm giảm mức cholesterol trong máu, một thuộc tính đã được chính thức công nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ năm 1999.

Thông qua cấu tạo của axit béo và hàm lượng protein trong đậu nành, khi đậu nành thay thế các nguồn protein thường được tiêu thụ trong chế độ ăn uống, nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong máu sẽ giảm xuống khoảng 8%. Về lý thuyết, trong một khoảng thời gian, sự sụt giảm này có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành (CHD) từ 8-16%.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 năm ở 350 phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh ở độ tuổi 45-92, nhận thấy rằng protein đậu nành giàu có khả năng ức chế sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

Sức khỏe tim mạch 1

Đậu nành có khả năng chống lại bệnh tim

Ung thư vú

Trong hơn hai thập kỷ, vai trò của đậu nành trong việc giảm nguy cơ ung thư vú đã được nghiên cứu một cách chặt chẽ. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu dịch tễ học được công bố năm 2013 bao gồm 12 nghiên cứu châu Á cho thấy:  Đậu nành làm giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú.

Tuy nhiên, có bằng chứng chỉ ra rằng để có được lợi ích này, việc tiêu thụ đậu nành phải thực hiện từ thời còn trẻ hoặc tuổi vị thành niên. Trong các nghiên cứu trên động vật, khi các loài gặm nhấm rất nhỏ tiếp xúc với isoflavone trong vài tuần, ung thư vú gây được ra bằng hóa học đã giảm đáng kể trên chúng; các tế bào trong tuyến vú đang phát triển dường như trải qua một sự thay đổi khiến chúng ít có khả năng bị biến đổi thành các tế bào ung thư sau này.

Ung thư vú 1

Đậu nành làm giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú (Ảnh minh họa)

Sức khỏe tâm thần

Trầm cảm là một rối loạn thường xảy ra khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở phụ nữ so với nam giới cho thấy rằng kích thích tố sinh sản có thể liên quan đến nguyên nhân của căn bệnh này. Ngoài ra, các nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy thời kỳ mãn kinh là một giai đoạn có nguy cơ bị trầm cảm hoặc tái phát trầm cảm đối với một số phụ nữ.

Nguyên nhân của trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự biến thiên của hormone estrogen cộng với những yếu tố tác động từ bên ngoài như: môi trường sống, gánh nặng con cái, tài chính, các sang chấn tâm lý, vv.

Các bằng chứng mới nổi cho thấy rằng isoflavones có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm. Trong khoảng 2 năm, một nghiên cứu của Ý nhằm đánh giá các hiệu ứng tâm trạng của phụ nữ giai đoạn mãn kinh, họ phát hiện ra rằng phụ nữ sau mãn kinh dùng genistein 54 mg/ngày cho thấy sự suy giảm các triệu chứng trầm cảm trong khi không có thay đổi nào xảy ra ở nhóm giả dược. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Nhật Bản liên quan đến phụ nữ tiền mãn kinh và hậu mãn kinh cũng cho thấy rằng một liều rất vừa phải (25 mg/ngày) của isoflavone tiêu thụ ở dạng aglycone có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

Sức khỏe tâm thần 1

Các bằng chứng mới nổi cho thấy rằng isoflavones có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm (Ảnh minh họa)

Sức khỏe da

Isoflavones được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của da, cụ thể là cải thiện một số thông số da bao gồm: độ đàn hồi da, khả năng giữ nước, sắc tố và mạch máu.

Một số thử nghiệm cho kết quả rằng isoflavone giúp làm giảm nếp nhăn da. Hai nhóm 20 phụ nữ khỏe mạnh sau mãn kinh từ 50 đến 65 tuổi, một nhóm với chế độ ăn không có đậu nành và một nhóm bổ sung 20g đậu nành giàu isoflavone trong 3 tháng, kế quả nhóm có sử dụng đậu nành có sự đàn hồi da tăng, nếp nhăn da giảm so với nhóm không sử dụng đậu nành. Trong một nghiên cứu khác liên quan đến 26 phụ nữ Nhật Bản vào cuối những năm 30 và 40, trong khoảng thời gian 3 tháng, họ sử dụng các chất bổ sung giúp cung cấp 40 mg/ngày isoflavone, kết quả là nếp nhăn trên da giảm đáng kể, trong khi không có thay đổi nào xảy ra ở nhóm giả dược.

Cuối cùng, một thử nghiệm 14 tuần với sự tham gia của 159 phụ nữ sau mãn kinh. Những phụ nữ này sau khi sử dụng một loại đồ uống có chứa isoflavone thì các nếp nhăn trên da giảm 10%; độ sâu của nếp nhăn cải thiện, da tăng tổng hợp collagen.

Sức khỏe da 1

Isoflavones được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của da (Ảnh minh họa)

Đậu nành là nguồn cung cấp isoflavone giàu dinh dưỡng độc đáo, một hợp chất được gọi là phytoestrogen nhưng khác với hormone estrogen. Dữ liệu dịch tễ học và lâm sàng cho thấy rằng đậu nành và thực phẩm từ đậu nành đóng góp quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. 

Đọc thêm: Sử dụng Isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

]]>
https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/feed/ 0
Sử dụng isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách https://hregulator.net/su-dung-isoflavone-tinh-chat-dau-nanh-dung-cach-1860/ https://hregulator.net/su-dung-isoflavone-tinh-chat-dau-nanh-dung-cach-1860/#respond Thu, 19 Apr 2018 02:00:32 +0000 https://hregulator.net/?p=1860 Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh thường gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ.  Isoflavone là chất được sử dụng với vai trò cải thiện những triệu chứng khó chịu trong thời kỳ này.  Dựa trên các  nghiên cứu khoa học gần đây, người ta đã có sự hiểu biết tốt hơn về isoflavone đậu nành, từ đó có thể dùng đúng hoạt chất  này nhằm đem lại hiệu quả tối ưu đồng thời đảm bảo độ an toàn. 

Isoflavone là gì?

Isoflavone là các hợp chất được chiết xuất từ thực vật có hoạt tính estrogen (còn gọi là estrogen thực vật).  Một trong số những loại thực vật giàu isoflavone nhất là đậu nành (Glycine max).

Isoflavone trong đậu nành thực chất là một hỗn hợp nhiều isoflavone khác nhau, bản chất là các hợp chất glycoside. Thành phần chính trong Isoflavone đậu nành là: Genistin, Daidzin và Glycitin. Khi 3 thành phần chính này được lên men/tiêu hóa trong cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa lần lượt thành: genistein, daidzein, glycitein và phát huy tác dụng sinh lý.

Điều này có nghĩa là hiệu quả của isoflavone bị ảnh hưởng bởi sự chuyển hóa/lên men của nó. Sự chuyển hóa này phụ thuộc vào hoạt động hệ vi khuẩn trong ruột non của người.

Trong số đó, Genistein có hoạt tính sinh học mạnh nhất, kế đến là Daidzein trừ khi nó được chuyển hóa thành S-equol nhờ loại vi khuẩn đặc biệt (ước tính 1/3 số người có loại vi khuẩn đặc biệt để thực hiện chuyển hóa này). Glycitein có tác dụng yếu nhất.

Tối đa hóa hiệu quả của isoflavon là ưu tiên nhắm tới hàm lượng genistein và tiếp đến là daidzein/S-equol.

Isoflavone đậu nành có gì đặc biệt?

Isoflavone có cấu trúc tương tự 17β-estradiol (là estrogen nội sinh) nên nó có khả năng gắn kết với các thụ thể estrogen và bắt đầu phát huy đặc tính. Tuy nhiên, Isoflavone cho đáp ứng estrogen yếu hơn 17β-estradiol (Genistein – sản phẩm chuyển hóa chính của Isoflavone – có hoạt tính estrogen chỉ bằng 35% hoạt tính của 17β-estradiol).

Hình 1: Isoflavone có cấu trúc tương tự estrogen nên có khả năng gắn với các thụ thể estrogen và phát huy tác dụng

Hình 1: Isoflavone có cấu trúc tương tự estrogen nên có khả năng gắn với các thụ thể estrogen và phát huy tác dụng

Isoflavone đậu nành có đồng thời 2 đặc tính là: estrogen và kháng estrogen.

  • Đặc tính estrogen: Ở tình trạng ngừng tiết estrogen (thời kỳ mãn kinh), Isoflavone sẽ gắn kết với các thụ thể estrogen gây tăng hoạt tính của estrogen và do đó giúp giảm các triệu chứng của tình trạng tiền mãn kinh do thiếu hụt estrogen gây ra.
  • Đặc tính kháng estrogen: Khi lượng estrogen ở mức cao (trong thời kì tiền mãn kinh hoặc tiền kinh nguyệt -PMS), Isoflavone cạnh tranh gắn kết với thụ thể estrogen. Do có đáp ứng estrogen yếu hơn 17β-estradiol nên việc cạnh tranh này giúp giảm toàn diện hoạt tính của estrogen, dẫn tới giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, và tiền kinh nguyệt

Isoflavone đậu nành có gì đặc biệt? 2

Isoflavone – lựa chọn điều trị an toàn cho phụ nữ

Sự thay đổi/giảm đột ngột của estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra những xáo trộn bên trong cơ thể như: lo lắng, hồi hộp, tính tình thất thường; thay đổi về da, hệ thống xương và các chức năng sinh lý của phụ nữ cũng suy giảm đột ngột. Sự giảm đột ngột estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt cũng khiến không ít chị em gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt với những khó chịu không kém.

Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu này thì biện pháp tối ưu  là làm sao để tăng hoạt động của estrogen khi estrogen tự nhiên trong cơ thể giảm và điều hòa lại khi estrogen ở mức cao.

Isoflavone đậu nành và liệu pháp thay thế hormone (HRT) cùng chung một cơ chế  là tăng hoạt động của estrogen để làm giảm các triệu chứng mãn kinh, nhưng có hai điểm khác biệt chính:

  • Isoflavone có đặc tính kháng estrogen để điều hòa hoạt động của estrogen
  • Isoflavone gắn kết chọn lọc với thụ thể phụ estrogen β (ERβ)  nhiều hơn gấp 20-30 lần so với thụ thể Erα (thụ thể ERα có nhiều ở mô vú, nội mạc tử cung). Đồng thời ái lực của Isoflavone trên thụ thể Erα thấp hơn 500-10000 lần so với sử dụng estrogen trong HRT.

Điều này có nghĩa là Isoflavone có tác dụng làm giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh nhưng không làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ trên mô  vú và tử cung. Còn Estrogen tổng hợp được sử dụng trong HRT không có đặc tính điều hòa kháng estrogen và có tác dụng trên cả thụ thể ERβ và Erα, tạo nên các tác dụng nội tiết tại buồng trứng, vú; làm tăng nguy cơ hình thành khối u tại cơ quan này.

Isoflavone đậu nành chỉ cho tác dụng estrogen nhẹ nhưng an toàn hơn liệu pháp thay thế hormone.  Chính vì vậy, đây là lựa chọn điều trị hiệu quả và an toàn cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Phân tích 9.514 bệnh nhân bị ung thư vú cho thấy sử dụng đậu nành không có tác dụng phụ đối với mô vú. Hơn nữa, sử dụng đậu nành làm giảm 25% sự xuất hiện khối u trong thời gian theo dõi hơn bảy năm.

Sử dụng Isoflavone như thế nào để có hiệu quả và an toàn?

Lựa chọn đúng Isoflavone đã tiêu chuẩn hóa. Mỗi nhà sản xuất sẽ đưa ra tiêu chuẩn riêng cho loại Isoflavone được chiết xuất và tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên loại Isoflavone đó để đưa ra được liều khuyến cáo sử dụng phù hợp nhất. Tiêu chuẩn của loại Isoflavone thường được dựa trên tỷ lệ daidzein:genistein, do đó người tiêu dùng cần chú ý khi lựa chọn các sản phẩm sử dụng để đạt hiệu quả như mong muốn.

Các nghiên cứu cho thấy sử dụng genistin/ein với hàm lượng trên mức trung bình 18,8mg/ngày làm giảm tần số cơn bốc hỏa hơn 2,33 lần so với các nghiên cứu sử dụng genistin/ein ở hàm lượng dưới mức trung bình.

Sử dụng đủ liều: trong các nghiên cứu đã tiến hành, liều trên 50 mg/ngày isoflavone tiêu chuẩn hóa được cho là có hiệu quả điều trị các triệu chứng thực thể như bốc hỏa, ra mồ hôi về đêm.

HÌNH3: Isoflavone làm giảm đáng kể cơn bốc hỏa và ra mồ hôi vào ban đêm mạnh hơn giả dược

HÌNH3: Isoflavone làm giảm đáng kể cơn bốc hỏa và ra mồ hôi vào ban đêm mạnh hơn giả dược

Bên cạnh tác dụng cải thiện các triệu chứng thực thể, người ta còn quan tâm tới các lợi ích lâu dài của hoạt chất này đối với sức khỏe tim mạch cũng như phòng ngừa loãng xương ở  giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Một nghiên cứu phân tích gộp tiến hành năm 2008 gồm 10 nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả của isoflavone đậu nành đối với mật độ xương cũng như mức độ khoáng hóa xương trên 608 phụ nữ mãn kinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm rõ mức độ mất xương, tăng khoáng hóa xương chỉ thấy ở liều dùng Isoflavone ≥ 80 mg/ngày. Tương tự như vậy, tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu của isoflavone cũng chỉ được ghi nhận rõ với mức liều ≥ 80 mg/ngày.

Dựa vào các bằng chứng này, người ta cho rằng nên dùng tối thiều 80 mg isoflavone mỗi ngày đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh để đạt hiệu quả cải thiện các triệu chứng thực thể đồng thời có lợi ích lâu dài bảo vệ tim mạch, phòng ngừa loãng xương

Cách dùng phù hợp. Sự chuyển hóa isoflavone đậu nành trong đường tiêu hóa thành dạng dễ hấp thu hơn, có hiệu quả tốt hơn phụ thuộc vào một loại vi khuẩn đặc biệt trong ruột non (probiotics) cũng như lượng chất xơ có trong chế độ ăn. Do vậy lời khuyên khi sử dụng isoflavone đậu nành là:

  • Bổ sung chất xơ, probiotics ( ví dụ sữa chua) trong chế độ ăn
  • Nên uống vào một thời điểm nhất định trong ngày, nên uống vào buổi tối (có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh)

Theo Tiến sĩ David Cannata

Phụ trách khoa Sinh lý bệnh & Sinh học – Trường Đại Học Deakin, Australia

Tìm hiểu thêm về những loại thảo dược tốt cho sức khỏe phái nữ:

]]>
https://hregulator.net/su-dung-isoflavone-tinh-chat-dau-nanh-dung-cach-1860/feed/ 0
Hạt đậu nành và những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe phụ nữ https://hregulator.net/hat-dau-nanh-va-tac-dung-voi-phu-nu-1363/ https://hregulator.net/hat-dau-nanh-va-tac-dung-voi-phu-nu-1363/#respond Wed, 21 Mar 2018 02:00:56 +0000 https://hregulator.net/?p=1363 Từ lâu, hạt đậu nành đã được biết đến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không những vậy, đậu nành còn là một loại dược liệu quý trong Đông Y. Còn với nền y học hiện đại, hạt đậu nành đã được chứng minh có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe phái nữ.

Hạt đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều ý nghĩa lớn trong y học (Ảnh minh họa)

Hạt đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều ý nghĩa lớn trong việc chăm sóc sức khỏe phái nữ (Ảnh minh họa)

Tổng quan về hạt đậu nành

Đậu nành thuộc học Đậu (Fabaceae), có tên khoa học là Glycine max L. Đậu nành còn được gọi là Đậu tương hay Đại đậu. Đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào cuối thế kỉ thứ VIII được truyền bá sang Nhật Bản và nhiều thế kỉ sau đó có mặt ở các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malayxia, vv. Vào thế kỉ XVII, cây đậu nành có mặt ở châu Âu và thế kỉ XVIII thì có mặt tại Mỹ. Theo một số tài liệu khác, đậu nành lại có nguồn gốc ở phía Bắc và Đông Châu Á và là một trong những thực phẩm quan trọng.

Đậu nành là cây thân thảo, cao từ 0,8-0,9m, có lông. Quả đậu nành thõng, hình lưỡi liềm, trên quả có nhiều lông mềm màu vàng. Hật đậu nành có màu vàng rơm nhạt, kích thước nhỏ nhất bằng hạt đậu Hà Lan và to nhất bằng quả anh đào. Hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao.

Tác dụng của đậu nành và hạt đậu nành với sức khỏe phái nữ

Ngừa ung thư vú 

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nếu mỗi ngày dùng 3 phần đậu nành sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư vú.

Tại đại học Georgetown (Mỹ) người ta cũng đã tiến hành một cuộc thử nghiệm và kết quả cho thấy rằng: “Bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Ngừa ung thư vú  1

Tác dụng trên tim mạch

Từ năm 1999 FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì) đã cho phép sử dụng đậu nành như là 1 phương pháp để làm giảm nguy cơ động mạch vành. Bởi:

  • Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Hội Mãn kinh Bắc Mỹ: “Đậu nành và các chế phẩm từ hạt đầu nành có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm chlesterol xấu, ngăn chặn sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, cải thiện tính đàn hồi của động mạch”
  • Giám đốc dinh dưỡng Wahida Karmally tại Viện Nghiên cứu Irving cũng cho biết: “Nếu có 1 phần đậu nành trong bữa ăn hằng ngày thì  bệnh tim mạch sẽ giảm. Bổ sung 20-133 gram protein từ đậu nành mỗi ngày cũng giúp cơ thể giảm 7-10% lượng choresterol xấu trong cơ thể”

Hạn chế nguy cơ mắc loãng xương

Sau khi tiến hành trên 24.000 phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trong vòng 3 năm, kết luận của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Vanderbilt (Mỹ) là:

Sau tuổi mãn kinh, nếu phụ nữ thường xuyên sử dụng đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Nghiên cứu này được thực hiện như sau: 24.000 phụ nữ được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 ăn ít nhất 13 gam đậu nành/ngày, nhóm 2 ăn ít đậu nành (5g/ngày). Kết quả cho thấy nhóm 1 giảm 37% nguy cơ loãng xương so với nhóm 2.

Đậu nành – Bạn đồng hành của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Mãn kinh là bước ngoặt lớn trong cuộc đời người phụ nữ, đánh dấu sự thay đổi cả về bên trong lẫn bên ngoài. Các triệu chứng mãn kinh thường xuất hiện trước khi mãn kinh thật sự 3-5 năm, các triệu chứng này sẽ tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và sẽ chỉ giảm khi cơ thể đã thích nghi với sự cân bằng hormone mới.

Các triệu chứng mãn kinh thường thấy là:

  • Bốc hỏa, đồ mồ hôi
  • Lão hóa da, tóc
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm
  • Mất tập trung
  • Giảm ham muốn
  • Khô hạn vùng kín
  • Có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, béo phì, tiểu đường, tim mạch, các bệnh phụ khoa
  • Thay đổi tính tình, hay cáu gắt hoặc hờn dỗi
  • .v.v.

Để điều trị các triệu chứng này, người ta thường sử dụng liệu pháp hormone thay thế(HRT). Nhưng phương pháp này có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn: tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh huyết khối, rối loạn nội tiết,…

Đậu nành – Bạn đồng hành của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 1

Liệu pháp HRT có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn như: tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh huyết khối, rối loạn nội tiết,… (Ảnh minh họa)

Vì vậy hiện nay, các bác sĩ thường khuyên dùng bổ sung estrogen từ thiên nhiên (Phytoestrogen). Các phytoestrogen này không gây ra các tác dụng phụ lên hệ sinh sản như liệu pháp thay thế hormone đồng thời không những giúp làm giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm mà còn làm hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.

Và Isoflavones có trong hạt đậu nành được coi là một Phytoestrognen.

BS CKI. Nguyễn Thị Kim Hoàn (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết:

Đậu nành rất tốt với sức khỏe, đặc biệt với những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, các sản phẩm chế biến từ đậu nành đặc biệt hữu hiệu. Bởi trong đậu nành có chứ isoflavone – một phytoestrogen dược coi như nội tiết tố nữ. Các phytochemical dạng isoflavones trong đậu nành lại có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện hội chứng tiền kinh nguyệt cũng như các triệu chứng mãn kinh.

Có được những tác dụng này là do khi được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống, các isoflavone sẽ được chuyển hóa thành dạng aglycone, được cơ thể hấp thụ và có tác dụng sinh học. Tùy vào lượng estrogen nội sinh của cơ thể mà đậu nành có thể có tác dụng kích thích hoặc ức chế, nhờ vậy mà có thể bình thường hóa hoạt động của estrogen ở cả 2 trạng thái quá mức (trong thời kỳ tiền kinh nguyệt) hoặc thấp (trong thời kỳ mãn kinh).

Đậu nành – Bạn đồng hành của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 2

Sơ đồ cơ bản về cơ chế tác dụng kiểu estrogen của các phytoestrogen. Các isoflavone đậu nành có thể bình thường hóa hoạt động estrogen ở cả hai tình trạng estrogen cao và thấp, làm giảm các triệu chứng về thể chất và cảm xúc ở cả 2 thời kỳ là mãn kinh và tiền kinh nguyệt.

Isoflavone trong hạt đậu nành được chú trọng để điều trị các cơn bốc hỏa hơn là các triệu chứng khác ở thời kì mãn kinh, bởi đây là triệu chứng thường gặp nhất và làm giảm chất lượng cuộc sống nhất. Chính vì vậy, chúng đã được nghiên cứu một cách cẩn thận và lâu dài.

Đồng thời, isoflavone trong đậu nành cũng có tác dụng làm giảm đáng kể chứng ra mồ hôi đêm, cản thiện cân bằng mỡ máu, nâng cao chất lượng cuộc sốn g (các triệu chứng vận mạch, tình dục, thể chất, tâm lý, vv) ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Đáng quan tâm nhất là isoflavone trong hạt đậu nành có thể làm giảm đáng kể các chỉ số đánh giá Kupperman – chỉ số lượng hoá 11 triệu chứng mãn kinh thường gặp và dựa vào sự đánh giá chủ quan của người phụ nữ về xuất độ và độ nặng của chúng.

Isoflavone trong hạt đậu nành có tác dụng phụ không?

Hạt đậu nành va isoflavone trong đậu nành được cơ thể con người dung nạp tốt. Tuy nhiên, một vài trường hợp rất hiếm vẫn có thể gây ra một số rối loạn tiêu hóa nhé. Những người dị ứng với rau đậu cũng có thể bị dị ứng với thức ăn chế biến từ đậu nành.

Nhìn chung, đậu nành là một thực phẩm lành tính, không gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách và đúng liều.

Nên đọc thêm: Sử dụng Isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

Hạt đậu nành như là món quà thiên nhiên dành tặng cho sức khỏe của phụ nữ. Trong y học hiện đại, đậu nành đã và đang được ứng dụng, rất nhiều sản phẩm chiết xuất từ hạt đậu nành đã ra đời. Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đồng thời hỏi những người có chuyên môn hay bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc liên lạc với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thêm.

]]>
https://hregulator.net/hat-dau-nanh-va-tac-dung-voi-phu-nu-1363/feed/ 0
Đậu tương và các giá trị dinh dưỡng https://hregulator.net/dau-tuong-va-cac-gia-tri-dinh-duong-946/ https://hregulator.net/dau-tuong-va-cac-gia-tri-dinh-duong-946/#respond Tue, 05 Jul 2016 08:19:33 +0000 https://hregulator.net/?p=946 Đậu tương hay còn gọi là đỗ tương, đậu nành là một loại hạt quen thuộc của người dân Việt. Hạt đậu tương và các chế phẩm làm từ hạt đậu tương là loại thực phẩm phố biến sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Với nhiều giá trị dinh dưỡng mang lại cho sức khỏe con người đậu tương được xem như là “Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu”.

Đậu tương và các giá trị dinh dưỡng 1

Cây đậu tương

Tên gọi: Đậu tương còn có các tên gọi khác là đỗ tương, đậu nành, cây thuộc họ nhà đậu Fabaceae có tên gọi khoa là Glycine max.

Nguồn gốc:

Theo từ điển thực phẩm, cây đậu tương được biết có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc và được coi là cây thực phẩm cho đời sống con người từ hơn 4,000 năm trước. Cây đậu tương được thuần hoá ở Trung Quốc qua nhiều triều đại tiền phong kiến và được đưa vào trồng trọt và khảo sát có thể trong triều đại Shang (năm 1700-1100 B.C) trước công nguyên, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ 8, vào nhiều thế kỷ sau có mặt ở các nước Á Châu như Thái lan, Malaisia, Korea và Việt Nam.

Cây đậu tương có mặt ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 17 và ở Hoa Kỳ vào thế kỷ 18. Ngày nay Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu sản xuất đậu tương chiếm 50% sản lượng trên toàn thế giới, rồi đến Ba Tây, Trung Quốc, Á Căn Ðình, Ấn Ðộ.

Đặc điểm thực vật:

  • Rễ: đậu tương là cây hai lá mầm có rễ cọc, rễ tập trung ở tầng đất mặt 30 – 40 cm, độ ăn lan khoảng 20 – 40 cm. Trên rễ có các nốt sần cố định đạm do vi khuẩn cộng sinh Rhizobium japonicum. Nốt sần hữu hiệu là nốt sần khi cắt ra có màu hồng.
  • Thân: đậu tương là loại cây thân cỏ có màu xanh hoặc tím ít phân cành, có từ 14 -15 lóng, chiều cao cây trung bình từ 0,5 – 1,2 m.
  • Lá: gồm có các dạng lá theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây: lá mầm, lá đơn và lá kép có 3 lá chét.
  • Hoa: Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, mọc thành chùm trung bình mỗi chùm có từ 7 – 8 hoa, hoa có màu tím hoặc trắng mọc trên các lách lá kiểu bào mang.
  • Quả: Thuộc loại quả nang tự khai, mỗi trái trung bình có từ 2 – 3 hạt, có khi có 4 hạt. Hạt có hình tròn, bầu dục, tròn dẹp; màu vàng, vàng xanh, nâu đen.

Giá trị dinh dưỡng của đậu tương

Giá trị dinh dưỡng của đậu tương 1

Hạt đậu tương chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo, 35- 45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất chính vì vậy đậu tương đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người sử dụng.

Protein đậu tương

Đậu tương rất giàu chất béo. Hàm lượng protein cao trong hạt đậu cũng như nhiều hợp chất có giá trị khiến đậu tương trở thành một trong những thực phẩm quan trọng trên thế giới. Protein trong hạt đậu chứa khoảng trên 38% tùy loại, hiện nay nhiều giống đậu tương có hàm lượng protein đặc biệt cao tới 40%-50%. Đậu tương được xếp vào loại hạt có dầu và thường được sử dụng để làm dầu thực vật. Hàm lượng chất béo là khoảng 18% so với trọng lượng khô, chủ yếu là chất béo không no và axit béo không bão hòa đơn và một lượng nhỏ chất béo bão hòa chính vì hàm lượng đạm cao mà đậu tương đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á Châu. Chất béo chủ yếu trong đậu nành là axit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng chất béo là nguồn protein rất tốt để thay thế cho các loại thịt động vật vì có ít mỡ bão hòa và cholesterol.

Đậu tương có nhiều đạm hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được thì đều có trong đậu nành.

Là một nguồn tốt cung cấp chất béo, đậu tương thường được sử dụng trong việc sản xuất dầu đậu tương.

Carbs (đường)

Đậu tương chứa hàm lượng rất thấp glycemic – là một số các loại thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn kiểm soát lượng đường. Với các chỉ số đường huyết thấp của đậu tương đặc biệt thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường đang cần kiểm soát lương đường của cơ thể.

Chất xơ

Chất xơ bao gồm 2 dạng là dạng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong thành phần hạt đậu tương chứa cả 2 dạng đó. Các sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactosides, stachyose và raffinose. Những chất xơ này có thể gây đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm. Alpha-galactosides thuộc về một lớp các chất xơ gọi là FODMAPs, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ruột kích thích (IBS).

Mặc dù tác dụng phụ xuất hiện ở một số người, những chất xơ hòa tan có trong đậu nành thường được coi là lành mạnh.

Chất xơ trong đậu nành được lên men bằng vi khuẩn trong ruột, dẫn đến sự hình thành các axit béo chuỗi ngắn, chẳng hạn như butyrate, có thể cải thiện sức khỏe đại tràng và giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

Đậu nành chứa rất ít hydrat-cacbon, nhưng khá nhiều chất xơ. Các chất xơ rất tốt cho sức khỏe đại tràng, nhưng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa ở một số người sử dụng không hợp.

Vitamin và khoáng chất

Đậu nành là một nguồn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất.

  • Molybdenum: Đậu nành rất giàu molypden, một yếu tố vi lượng thiết yếu, chủ yếu được tìm thấy trong các loại hạt, ngũ cốc và cây họ đậu.
  • Vitamin K1: Các dạng của vitamin K được tìm thấy trong các loại đậu gọi là phylloquinone. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
  • Folate: Một trong những vitamin B, còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic. Nó có nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể và được coi là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai.
  • Đồng: Thường thiếu trong chế độ ăn của phương Tây, thiếu đồng có thể có tác động xấu đến sức khỏe tim mạch.
  • Mangan: Một yếu tố vi lượng được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm và nước uống. Mangan rất khó hấp thu từ đậu nành vì axit phytic cao.
  • Phốt pho: Đậu nành là một nguồn tốt của phốt pho, một khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống.
  • Thiamin: Còn được gọi là vitamin B1, thiamin đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể.

Đậu nành là một nguồn tốt của nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin K1, folate, đồng, mangan, phốt pho, và thiamin.

Các hợp chất thực vật khác

Đậu tương là một nguồn giàu các hợp chất thực vật hoạt tính sinh học khác nhau. Chúng bao gồm isoflavones, saponin, và axit phytic.

  • Isoflavones: Thuộc nhóm polyphenols mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, thường được gọi là phytoestrogens (estrogen thực vật).
  • Axit phytic: Tìm thấy trong tất cả các giống cây trồng, axit phytic (phytate) làm suy yếu sự hấp thu khoáng chất, chẳng hạn như kẽm và sắt. Nó có thể được giảm bằng cách đun sôi, nảy mầm hoặc lên men.
  • Saponin: Một trong những lớp chính của hợp chất thực vật đậu nành. Saponin đậu nành đã được tìm thấy có tác dụng làm giảm cholesterol ở động vật.

Đậu tương với sức khỏe con người

Đậu tương với sức khỏe con người 1

Phòng ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư là mối đe dọa lớn của nhân loại mà nguyên nhân vẫn chưa  được hoàn toàn sáng tỏ. Chế độ dinh dưỡng cũng có dự phần và đậu nành được nhiều nghiên cứu cho là có khả năng làm giảm nguy cơ gây vài loại ung thư có liên hệ tới kích thích tố như ung thư vú, tử cung, tuyến tiền liệt.

Trong bệnh ung thư, tế bào bất thường tăng trưởng và đẻ vô tội vạ, xâm lấn, tiêu hủy tế bào lành rồi cùng nhau lan ra khắp cơ thể. Các tế bào này xuất hiện dưới tác dụng của những tác nhân gây ung thư mà thực phẩm là một trong những nguồn cung cấp. Chất nitrites trong chế biến thịt, aflatoxin trong đậu phộng, vài  hóa chất trong thuốc trừ sâu bọ, mỡ béo, saccharin, cà phê. Nhưng thực phẩm cũng chứa nhiều chất chống ung thư mà đậu nành nằm trong nhóm này. Đó là nhờ estrogen thực vật choán chỗ không cho estrogen thường trong máu bám vào các tế bào của nhũ hoa, tử cung để gây ung thư…

Các những nghiên cứu cho thấy, protein trong đậu tương làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Nghiên cứu còn cho thấy ăn nhiều sản phẩm từ đậu tương có thể giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh ung thư nhất là ung thư do hormon gây ra như ung thư ngực, ung thư tiền liệt tuyến hay ung thư đường ruột. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được rằng những phụ nữ sử dụng nhiều thực phẩm làm từ đậu nành hàng ngày sẽ ít bị ung thư vú hơn những người ít sử dụng các loại thực phẩm đó.

Chống loãng xương ở phụ nữ

Một nghiên cứu thuộc Đại học Hull, Anh đã tiến hành nghiên cứu khả năng phòng bệnh loãng xương cho phụ nữ của đạm đậu tương và isoflavone chứa trong đậu tương kết quả cho thấy.

“Chúng tôi phát hiện thấy đạm đậu nành và isoflavone là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương của phụ nữ trong giai đoạn đầu mãn kinh. Tác dụng của đạm đậu nành dường như giống với các loại thuốc chống loãng xương hiện có,”  tiến sĩ Thozhukat Sathyapalan, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

“66 mg isoflavone chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này tương đương với một bữa ăn của người phương đông, vốn giàu các thực phẩm chứa đạm đậu nành. Ngược lại, bữa ăn của người phương tây chỉ chứa trung bình từ 2-16mg isoflavone”. Bổ sung thực phẩm chứa isoflavone có thể giúp giảm số phụ nữ bị loãng xương.

Như vậy sử dụng sản phẩm từ đậu tương có thể làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ.

Giúp giảm nhanh các triệu chứng mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn bất kỳ người phụ nữ nào cũng cần phải trải qua là kết quả của quá trình suy giảm buồng chứng. Mãn kinh thường gây ra các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như ra mồ hôi, nóng bừng và thay đổi tâm trạng, tất cả là do giảm nồng độ estrogen.

Điều thú vị là, phụ nữ châu Á, đặc biệt là phụ nữ Nhật Bản, ít gặp các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh hơn so với phụ nữ phương Tây. Thói quen ăn uống, chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm đậu nành ở các nước châu Á.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavones, thuộc nhóm phytoestrogen tìm thấy trong đậu nành, có thể làm giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Nạp 135 mg isoflavone trong một tuần, tương đương với 68 g đậu nành mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng mãn kinh.

PM Hregulator với thành từ cao quả khô Vitex và hạt Đậu tương giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng không mong muốn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và mãn kinh. Sử dụng với liều lượng mỗi ngày 1 viên ở phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh

Xem thêm: Sử dụng tinh chất đậu nành – isoflavone đúng cách

]]>
https://hregulator.net/dau-tuong-va-cac-gia-tri-dinh-duong-946/feed/ 0
Tác dụng của đậu nành với phụ nữ https://hregulator.net/tac-dung-cua-dau-nanh-voi-phu-nu-933/ https://hregulator.net/tac-dung-cua-dau-nanh-voi-phu-nu-933/#respond Mon, 04 Jul 2016 09:40:42 +0000 https://hregulator.net/?p=933 Đậu nành và các chế phẩm từ đậu lành luôn là thực phẩm được khuyên dùng đối với phụ nữ. Mặc dù hạt đậu nành nhỏ bé nhưng lại đem lại nhiều tác dụng to lớn đối với phụ nữ. Vậy đậu nành có những tác dụng tuyệt vời nào đối với sức khỏe phụ nữ?

Tác dụng của đậu nành với phụ nữ 1

Đầu tiên phải kể đến tác dụng làm đẹp giữ gìn vóc dáng

Trẻ hóa làn da

Sở hữu một làn da đẹp luôn là niềm mơ ước của nhiều chị em phụ nữ đặc biệt là đối với phụ nữ bước sang tuổi 30 bởi thời điểm này da bắt đầu lão hóa dần.

Trẻ hóa làn da 1

Đậu nành với thành phần bên trong chứa isoflavone và genistein chính là phương thức dưỡng da ít tốn kém mà mỗi người phụ nữ có thể dùng hằng ngày để loại trừ tế bào chết dưới da, tăng độ đàn hồi và vẻ khỏe khoắn, đầy sức sống cho làn da của mình giúp cho làn da trẻ hóa.

Duy trì vóc dáng

Theo khía cạnh phân tích khoa học, đậu nành và các món ăn, chế phẩm  được làm từ đậu nành thiên nhiên cung cấp một lượng protein tốt ngang ngửa với thịt đỏ nhưng lại chứa rất ít hoặc không hề có chút nào các loại chất béo bão hòa. Chính vì vậy việc sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành liên tục trong vòng 3 tháng chị em sẽ thấy rõ được sự biến đổi vóc dáng của mình đặc biệt là phần vùng mỡ. Trong hạt đậu nành có chứa đến 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bài tiết insulin, giúp giảm và duy trì số đo vòng 2 đúng chuẩn. Ngoài ra, hàm lượng Isoflavones dồi dào có trong đậu nành cũng là một tác nhân giúp cải thiện số đo vòng 1 “khiêm tốn”.

Đậu nành giúp phòng chống ung thư vú

Bác sĩ Chisato Nagata, Khoa Dịch tễ học & Y học dự phòng, Đại học Gifu, Nhật Bản và Tiến sĩ. Mark Messina – Giám đốc Viện Dinh dưỡng đậu nành, Hoa Kỳ, sau một thống kê cho thấy phụ nữ Nhật sử dụng Isoflavones đậu nành với tỉ lệ cao nhất thế giới (18mg-70mg)/ngày và là nước có tỉ lệ ung thư vú thấp nhất thế giới. Và nghiên cứu ở các phụ nữ châu Á, vốn tiêu thụ các sản phẩm đậu nành truyền thống từ thời thơ ấu hay tuổi vị thành niên, cho thấy sử dụng thường xuyên đậu nành giúp giảm 17% tỷ lệ tử vong do ung thư vú và giảm 25% tái phát căn bệnh nguy hiểm này.

Tác dụng bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh ung thư vú và phòng chống ung thư vú của đậu nành chủ yếu là nhờ chất Isoflavones, một loại phytoestrogen. Đây là một thụ thể điều biến estrogen chọn lọc. Chúng sẽ cạnh tranh với các estrogen trong cơ thể để liên kết với các điểm nhận estrogen có trong mô của vú, nhờ đó ngăn ngừa các estrogen “nội sinh” mạnh hơn kết nối vào đây, vì thế có thể chống lại các thay đổi có nguy cơ gây ung thư cho các mô này.

Giảm nhanh triệu chứng mãn kinh

Giảm nhanh triệu chứng mãn kinh 1

Nguyên nhân dẫn đến mãn kinh là do mức độ nội tiết tố estrogen suy giảm.  Việc bổ sung estrogen tự nhiên là giải pháp hiệu quả làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh. Phytochemical dạng isoflavones tự  nhiên chứa trong đậu nành lại được coi là “estrogen thực vật”, có thể gắn kết trực tiếp vào thụ cảm thể estrogen tế bào và hoạt động như là các điều biến thụ cảm thể estrogen có chọn lọc làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện hội chứng tiền kinh nguyệt cũng như các triệu chứng mãn kinh. Đặc biệt, các “estrogen tự nhiên” này lại không gây ra các tác dụng phụ lên hệ sinh sản như liệu pháp thay thế hormone.

Các nghiên cứu về lợi ích của Isoflavones từ đậu nành cho thấy chúng giúp cải thiện nhiều triệu chứng mãn kinh, đặc biệt là với cảm giác “bốc hỏa”. Các nhà khoa học đã rất quan tâm đến đậu nành sau các nghiên cứu nhân khẩu học cho thấy chỉ có 9% phụ nữ ở châu Á, nơi có chế độ ăn giàu đậu nành, trải qua các cơn bốc hoả ở tuổi trung niên, trong khi hầu hết 80-90% phụ nữ ở phương Tây phải chịu đựng điều này ở tuổi mãn kinh. Đó là nhờ Isoflavones trong đậu nành, gắn vào các thụ thể estrogen, đem lại lợi ích của estrogen mà không có tác dụng phụ tiêu cực.

Đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

Qua các thử nghiệm của các nhà khoa học trên thế giới trong vòng 20 năm trở lại đây đã công nhận những tác động tích cực của đậu nành tới việc cải thiện sức khỏe con người, đặc biệt là giảm nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch. Thực phẩm từ đậu nành cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng, bao gồm đạm chất lượng cao (33% tổng năng lượng), acid béo (40%) và carbonhydrate (27%). Các thành phần dinh dưỡng quý báu này có khả năng ngăn ngừa hiện tượng máu vón cục (blood clotting), làm giảm các triệu chứng bệnh tim mạch như cholesterol xấu trong máu cao, huyết áp cao, tắc nghẽn động mạch vành và tai biến mạch máu dẫn tới đột quỵ… Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA cũng đưa ra khuyến cáo “Sử dụng 25 gam đạm đậu nành mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch” và được rất nhiều nước trên thế giới như Anh, Nhật bản, Hàn Quốc, Brazil, Malaysia,… công nhận và ủng hộ.

Làm giảm nguy cơ loãng xương

Làm giảm nguy cơ loãng xương 1

33% tổng năng lượng của đậu nành là đạm chất lượng cao, loại đạm này có chứa các axít amin  chủ yếu giúp ngăn ngừa chứng loãng xương ở nữ giới. Theo một nghiên cứu kéo dài 2 năm của Viện Dinh dưỡng Tối ưu và Đại học Y Copenhagen (Đan Mạch), chất Isoflavones có trong đậu nành có thể làm giảm khả năng mất canxi trong xương, nhất là từ đốt sống ngang lưng và hông ở phụ nữ giai đoạn hậu mãn kinh.

Trên thực tế, cơ thể chúng ta vẫn tiếp tục tái tạo xương cho đến năm 30 tuổi, sau đó lượng xương mới tạo ra sẽ ít hơn lượng mất đi. Đối với phụ nữ, việc mãn kinh càng làm tăng nhanh lượng xương bị mất, vì vậy, sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành mỗi ngày sẽ đảm bảo cho xương chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Với chị em độ tuổi trung niên đặc biệt là đang trong độ tuổi tiền mãn kinh, lựa chọn H-regulator là sự lựa chọn hoàn hảo. H-regulator với thành phần từ cao quả khô Vitex và hạt đậu nành giúp làm giảm nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh như bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi, các triệu chứng tâm lý… và bảo vệ tim mạch, hỗ trợ điều trị loãng xương.

]]>
https://hregulator.net/tac-dung-cua-dau-nanh-voi-phu-nu-933/feed/ 0
Đậu nành và các tác dụng của đậu nành https://hregulator.net/dau-nanh-va-cac-tac-dung-cua-dau-nanh-925/ https://hregulator.net/dau-nanh-va-cac-tac-dung-cua-dau-nanh-925/#respond Tue, 28 Jun 2016 08:17:59 +0000 https://hregulator.net/?p=925 Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đỗ tương là một loại hạt nhà đậu rất thông dụng đối với người Việt Nam. Hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao giàu hàm lượng đạm protein rất đối với con người ngoài ra đậu nành còn có rất nhiều tác dụng lên sức khỏe con người. 

Giới thiệu về cây đậu nành

Giới thiệu về cây đậu nành 1

Tên gọi: Đậu nành còn có các tên gọi khác là đậu tương, đỗ tương.

Tên khoa học: Glycine max thuộc cây Họ đậu: Fabaceae, Bộ: Fabales

Phân bố

Cây đậu nành là loại cây bản địa bắt nguồn ở Đông Á. Tại Việt Nam, cây đậu nành tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp); Ở miền Bắc đây là vụ đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, Lạng Sơn, Cao Bằng…

Cây đậu nành được trồng, sản xuất để lấy hạy bởi trong hạt đậu nành chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao. Hạt đậu nành được dùng để làm thức ăn thực phẩm dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

Thành phần hóa học của hạt đậu nành

Hạt đậu nành chứa 8% nước; 5% chất vô cơ; 15- 25% glucose; 15-20% chất béo; 35- 45% chất đạm protein với đủ các loại amino acid cần thiết bao gồm: isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin; có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F.

Quan trọng hơn cả là  trong hạt đậu nành có một hóa chất tương tự như  kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị  và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones gọi là flavone đậu nành. Isoflavone trong đậu nành có công thức hóa học gần giống như kích thích tố nữ estrogen. Vì thế nó được mệnh danh là estrogen thảo mộc (phyto-estrogen) và được nghiên cứu về công dụng đối với cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng trong hạt đậu nành

Vì có nhiều đạm chất nên đậu nành đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á châu. Tại Nhật Bản, Trung Hoa 60% đạm tiêu thụ hàng ngày  đều do đậu nành cung cấp. Đạm này rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đậu nành có nhiều đạm chất hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được thì đều có trong đậu nành. Khi đậu nành ăn chung với một số ngũ cốc như ngô bắp thì nó sẽ bổ sung một số amino acid mà ngô không có. Với trẻ em, chất đạm của đậu nành là món ăn quý giá cho các em bị dị ứng với sữa bò hoặc không tiêu thụ được đường lactose. Đậu nành sẽ giúp các em tăng trưởng tốt.

Một kết quả so sánh giữa giá trị dinh dưỡng của đậu nành với thịt bò cho thấy: trong 100 gr đậu nành có 411 calo; 34 gr đạm; 18 gr béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21gr đạm; 9gr béo; 10mg calcium và 2.7 mg sắt.

Tác dụng của hạt đậu nành

10 tác dụng của đậu nành với sức khỏe con người

1. Tăng cường chức năng miễn dịch: đậu nành chứa rất nhiều protein thực vật. Nếu cơ thể con người thiếu chất đạm sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi và các triệu chứng khác . Ăn đậu nành không chỉ có thể bổ sung protein , nhưng cũng giúp tránh tăng cholesterol do ăn thịt .

2. Cải thiện trí thông minh: đậu nành có chứa một số lượng lớn lecithin, đó là một trong những thành phần quan trọng của não bộ. Ăn đậu nành có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra, phytosterol có trong lecithin đậu nành cũng có thể tăng cường chức năng và sức sống của các tế bào thần kinh.

3. Tăng cường các mô và các cơ quan: lecithin đậu nành có thể thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo , và tăng cường các mô và cơ quan trong cơ thể con người . Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể , cải thiện sự trao đổi chất của lipid , cũng như ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch vành.

4. Tăng năng lượng : protein có trong đậu nành có thể làm tăng sự hưng phấn và ức chế chức năng của vỏ não, để nâng cao việc học tập và làm việc hiệu quả. Đồng thời nó cũng có thể giúp làm giảm bớt tâm trạng chán nản.

5. Làm trắng và chăm sóc da : đậu nành giàu isoflavone, loại estrogen thực vật này không chỉ có thể làm chậm quá trình lão hóa da mà còn có thể làm giảm bớt hội chứng tiền mãn kinh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, đậu nành có chứa axit linoleic có thể ngăn chặn sự tổng hợp melanin trong tế bào da.

6. Ngăn ngừa ung thư: đậu nành có chứa protease inhibin . Các nhà nghiên cứu từ Đại học New York đã phát hiện ra rằng nó có thể ức chế nhiều loại ung thư, đặc biệt ung thư vú

7. Ngăn chặn quá trình oxy hóa: các saponin đậu nành có tác dụng chống oxy hóa, giúp xóa đi những gốc tự do trong cơ thể con người . Đồng thời nó cũng có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào khối u và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

8. Giảm mỡ trong máu: các sterol thực vật có trong đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Nó có thể cạnh tranh với cholesterol trong ruột và làm giảm hấp thu cholesterol, giảm mức độ “cholesterol xấu” ở bệnh nhân tăng lipid máu , mặt khác không ảnh hưởng đến “cholesterol tốt”. Tác dụng của đậu nành trong việc giảm cholesterol rất rõ ràng

9. Ngăn ngừa điếc: đậu nành chứa nhiều sắt và kẽm hơn các thực phẩm khác, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống điếc cho người cao tuổi .

10. Giảm huyết áp: nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người có huyết áp cao có xu hướng mất quá nhiều natri trong khi quá ít kali. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali có thể trục xuất các muối natri dư thừa trong cơ thể. Đậu nành rất giàu kali, mỗi 100 gram đậu nành chứa 1503 mg kali. Vì vậy bệnh nhân bị huyết áp cao nên ăn đậu nành giúp bổ sung đủ kali cho cơ thể.

Tác dụng của đậu nành với phái đẹp

Tác dụng kì diệu cho làn da

Làn da của chị em chủ yếu nhờ các sợi collagen giúp da đàn hồi và khỏe mạnh. Khi da bị lão hoá sẽ giảm sản sinh collagen, lớp da sẽ trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi hơn dẫn đến làn da bị chảy sệ, nhăn, mối lo ngại nhất của phụ nữ. Đặc biệt là môi trường sống ngày càng ô nhiễm như hiện nay, khẩu phần ăn, lối sống, tia bức xạ, các chất độc hại, các stress, đều dẫn đến sự gia tăng gốc tự do trong cơ thể gây oxy hoá và gây lão hoá cho làn da.

Công dụng sữa đậu nành giúp chống lão hóa da. Bởi vì trong đậu nành có chứa Isoflavones là chất có hoạt tính chống oxi hóa rất tốt khả năng trung hòa các gốc tự do. Ngoài ra, Isoflavones trong đậu nành còn giúp tác động lên nồng độ của collagen, làm tăng đáng kể độ dày, độ săn chắc và độ ẩm của da, giúp bảo vệ và làm đẹp da của chị em (**).

Đậu nành – vóc dáng cân đối

“Đàn bà thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo chăm con”. Vòng eo “con kiến, con ong” không chỉ là chuẩn mực cho vẻ đẹp xưa mà còn là niềm mơ ước của chị em ngày nay. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, công việc văn phòng khiến nhiều chị em mình gặp vấn đề với “eo bánh mì, béo bụng”. Bên cạnh các biện pháp tập luyện, đậu nành cũng là một “trợ thủ đắc lực” để chị em giảm mỡ bụng. Sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều thành phần có lợi và có tác dụng cộng hưởng tạo ra những hiệu quả kỳ diệu. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy protein và isoflavones trong đậu nành sẽ giúp điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố nữ, kích thích sự tích tụ chất béo ở vòng một và vòng ba, ức chế hình thành chất béo ở bụng, giúp cho phụ nữ giữ được vóc dáng cân đối tránh tình trạng “béo bụng”. Nhờ đó vừa giúp chị em có dáng đẹp mà vẫn duy trì sức khỏe tốt.

Đậu nành hoàn toàn không chứa cholesterol, rất ít chất béo không no, nhiều chất xơ và là một nguồn cung cấp protein tuyệt hảo là “người bạn” hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, làn da và vóc dáng của phái đẹp.

Bạn đồng hành của tuổi mãn kinh

Một nhà nghiên cứu về đậu nành nổi tiếng đã phát hiện ra rằng phụ nữ Nhật bản – những người dùng nhiều đậu nành nhất – đã trải qua thời tiền mãn kinh nhẹ nhàng hơn so với phụ nữ phương Tây. Đậu nành cũng giúp giảm lượng cholesterol, điều hòa lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị loãng xương. Mỗi ngày, ngoài các loại rau quả, cơ thể nên hấp thụ ít nhất từ 100 – 150g đậu nành từ sữa đậu nành, đậu hũ hoặc các thức ăn được chế biến từ đậu nành.

Đậu nành chứa nhiều vitamin E, kẽm, sắt làm cho da thêm mịn màng, hồng hào và hạn chế các nếp nhăn trên mặt. Đậu nành còn giúp kéo dài tuổi thọ, điều hòa huyết áp, chống giảm trí nhớ và stress, ngăn ngừa ung thư vú.

Trong đậu nành có chất phytoestrogen như một chất thay thế nội tiết tố nữ. Trong các hóa chất thực vật của đậu nành, isoflavone đậu nành có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh, giúp hạn chế các cơn bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm, hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.

Phytoestrogen dạng isoflavone không gây ra các tác dụng phụ lên hệ sinh sản như trong liệu pháp estrogen dài hạn và không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tử cung hay ung thư vú. Điều này làm cho đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành thực sự trở thành sự lựa chọn an toàn, hiệu quả trong việc “đối phó” với các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và cho sức khoẻ của phụ nữ nói chung

Tác dụng của đậu nành với sức khỏe nam giới

Hạn chế bệnh tiểu đường: Đậu nành có chỉ số glycemic thấp, vì vậy họ không nâng cấp đường trong máu như carbohydrate khác. Các chuyên gia cho biết nguồn protein dồi dào trong đậu nành có tác dụng chuyển hóa chất béo trong gan và mô mỡ, hạn chế sự hình thành các axít béo và cholesterol mới. Vì thế nó phòng bệnh tiểu đường rất tốt.

Tăng cường bắp: Đậu nành cung cấp nguồn protein lớn tuy nhiên không nên dùng quá liều lượng với đậu nành. Chỉ cần một số ít các hạt đậu nành hoặc đậu nành trong xúc xích nóng kẹp bánh mì hoặc smoothie đậu nành là đủ để giúp tăng cường sức lực và cơ bắp cho nam giới rồi.

Giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt: Tác dụng của đậu nành với sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt có thể khác nhau theo các giai đoạn bệnh – theo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho biết.

 Nhật Bản nơi có số lượng nam giới đông đảo nhất tiêu thụ đậu nành thường xuyên trong suốt cuộc đời đã giúp đàn ông Nhật Bản chống lại tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt xuống mức thấp nhấp. Thực tế đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở Nhật Bản thấp hơn đáng kể ở các nước châu Á khác và đặc biệt là khi so sánh với các nước phương Tây.

]]>
https://hregulator.net/dau-nanh-va-cac-tac-dung-cua-dau-nanh-925/feed/ 0
Dịch chiết đậu nành https://hregulator.net/dich-chiet-dau-nanh-917/ https://hregulator.net/dich-chiet-dau-nanh-917/#respond Thu, 16 Jun 2016 09:50:10 +0000 https://hregulator.net/?p=917 Chị em phụ nữ thường nghe nói đến các sản phẩm được chiết xuất từ hạt đậu nành nhưng đã mấy ai hỏi dịch chiết đậu nành có tác dụng gì, làm thế nào để chiết xuất được chưa?

Dịch chiết đậu nành 1

Dịch chiết đậu nành là gì?

Dịch chiết đậu nành là dung dịch thu được của các chất hòa tan có trong đậu nành (đậu tương) với môi trường dung môi. Quá trình tao ra dịch chiết được gọi là chiết xuất.

Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật. Có ba quá trình quan trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là:

  • Sự hòa tan của chất tan vào dung môi.
  • Sự khuyếch tán của chất tan trong dung môi.
  • Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật.

Để đảm bảo hoạt chất trong dịch chiết đậu nành tùy thời điểm thu hái mà có thể sử dụng đậu nành tươi hoặc khô để chiết zuất.  Có 2 phương pháp chiết xuất để tạo ra dịch chiết phổ biến là chiết xuất ở nhiệt độ thường (ngâm lạnh, ngấm kiệt ở nhiệt độ thường) hay chiết xuất ở nhiệt độ cao (chiết nóng, hãm, sắc, ngấm kiệt nóng). Tùy từng yêu cầu, điều kiện mà lực chọn kỹ thuật chiết thích hợp.

Quá trình thu dịch chiết đậu nành được dùng bằng phương pháp ngâm đậu nành (dạng bột, dạng lỏng …) trong 1 lượng thừa dung môi trong một thời gian nhất định để các chất trong đậu nành hòa tan vào dung môi. Dịch chiết sau đó được rút hết ra và dung môi mới được thêm vào và quá trình ngâm – chiết được lập lại cho tới khi lấy hết các chất khỏi dược liệu.

Ngoài các kỹ thuật chiết cổ điển như trên, các kỹ thuật chiết mới như chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm, vi sóng, chiết chất lỏng quá tới hạn, chiết dưới áp suất cao v.v… đã được phát triển để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng chiết xuất.

Dịch chiết đậu nành bao gồm đầy đủ các thành phần hóa học có trong đậu nành.

Công dụng của đậu nành

Trong hạt đậu nành có chứa rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là protein, 8 loại acid amin thiết yếu và là nguồn cung cấp calcium, chất xơ, sắt và vitamin B. Các hợp chất isoflavon và các hóa thảo (phytochemicals) khác trong đậu nành có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh như: đau tim, tai biến mạch máu não, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh, phòng ngừa ung thư vú, ung thư kết tràng…. Những hóa thảo đậu nành gồm có: protease inhibitors, phytates, phytosterols, saponins, acid phenolic, lecithin, acid béo omega 3, và isoflavones (phytoestrogens).

  • Protease inhibitors: có khả năng ngăn ngừa sự tác động của một số gene di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tác hại của môi trường sống xung quanh như tia nắng mặt trời và các chất ô nhiễm trong không khí. Tuy nhiên, protease inhibitors bị mất bớt đi sau khi đậu nành được chế biến qua phương pháp làm nóng.
  • Phytates: là một hợp thể phosphorus và inositol, có khả năng ngăn cản tiến trình gây bệnh ung thư kết tràng và ung thư vú. Ngoài ra nó còn có khả năng tiêu diệt những tế bào bị ung thư và phục hồi những tế bào bị hư hại.
  • Phytosterols: có khả năng phòng ngừa các bệnh về tim mạch bằng cách kiểm soát lượng cholesterol trong máu, đồng thời nó cũng có khả năng làm giảm thiểu sự phát triển các bướu ung thư kết tràng và chống ung thư da.
  • Saponins: hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào cơ thể khỏi các tác hại của các gốc tự do. Nó cũng có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và làm giảm lượng  cholesterol trong máu.
  • Acid phenolic: là một dược chất hóa học chống oxy hóa và phòng ngừa các DNA bị tế bào ung thư tấn công.
  • Lecithin: là một hóa chất thực vật quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng ở khắp các tế bào cơ thể. Có khả năng làm gia tăng trí nhớ bằng cách nuôi dưỡng tốt các tế bào não và thần kinh, làm chắc các tuyến, tái tạo các mô tế bào cơ thể, có khả năng cải thiện hệ thống tuần hoàn, bổ xương, và tăng cường sức đề kháng.
  • Acid béo omega 3: là loại chất béo không bão hòa có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt HDL trong máu. Acid béo omega-3 còn gọi là alpha-linolenic acid gồm 2 thứ EPA và DHA cũng có trong một vài loại cá biển và trong cá sống ở những vùng nước nóng
  • Isoflavones (phytoestrogens): là một dạng flavones thường gọi là flavones đậu nành – một hóa chất thực vật tương tự hormone sinh dục nữ và hoạt động giống estrogen, có khả năng chống lại các tác nhân gây nên chứng ung thư liên hệ đến hormone, giúp giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến tiền mãn kinh, mãn kinh.

Tác dụng của isoflavones trong dịch chiết đậu nành

Giảm nhanh triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh

Trong một nghiên cứu thăm dò lâm sàng đã cho thấy isoflavones đậu nành trên giúp giảm nhanh các triệu chứng ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh như cơn bốc hoả, giảm số lần đổ mồ hôi đêm hay nhiều triệu chứng mãn kinh khác. Chính các tác động tốt khi sử dụng isoflavones đậu nành này mà được khuyến khích sử dụng loại hormon thay thế này cho các trường hợp phụ nữa tiền mãn kinh không muốn sử dụng hormon thay thế khác.

  • Dùng isoflavones đậu nành, số lần bốc hỏa giảm rõ hơn hẳn so với ở nhóm dùng placebo. Phụ nữ dùng placebo mỗi đêm sẽ thức giấc trung bình 1,89 lần do bốc hoả và đổ mồ hôi đêm, nhưng ở nhóm điều trị bằng isoflavone đậu nành, số lần thức giấc giảm chỉ còn 1,52 lần/đêm
  • Những phụ nữ sử dụng nhiều đậu nành, những triệu chứng khác của tuổi mãn kinh (mất ngủ, khó ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, đau khi quan hệ) giảm rõ rệt so với ở nhóm phụ nữ có chế độ dinh dưỡng thông thường, ít sử dụng đậu nành.
  • Uống flavone đậu nành còn có thể làm đẹp da, tăng kích thước vòng 1

Năm 2005, Bộ Khoa học dinh dưỡng Mỹ đưa ra công bố: “100 mg estrogen thảo dược (phytoestrogen) từ Isoflavones đậu nành  tăng BMD và giảm mỡ trong cơ thể đồng thời với việc giảm BMI và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh”

Một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) trên 30 phụ nữ đã cho thấy việc sử dụng estrogen thảo dược (isoflavone đậu nành) trong 6 tuần giúp giảm tần suất bốc hỏa lên tới 50% và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa là 57%.

Tại Việt Nam, Bệnh viện phụ sản Trung Ương và Hội sản phụ khoa Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả thâm nám từ 25,7% trước điều trị giảm xuống còn 9% sau điều trị; khô âm đạo từ 51% xuống 9,3%; giảm khoái cảm từ 51,4% và 48,6% xuống còn 9,3% và 4,6%, kinh nguyệt đều đặn, giảm bốc hỏa, mất ngủ, an toàn, không có tác dụng phụ.

Giảm nguy cơ loãng xương

Các nhà khoa học của Đại học Hull Anh Quốc đã tiến hành khảo sát trên 200 phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm có sử dụng isoflavone đậu nành hoặc bổ sung đậu nành mỗi ngày với nhóm người không bổ sung isoflavone. Kết quả thu được sau 6 tháng: Nhóm bổ sung isoflavone đậu nành không chỉ có tỷ lệ loãng xương thấp mà còn có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn so với nhóm người còn lại. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Thozhukat Sathyapalan cho biết: “Chúng tôi thấy rằng protein đậu nành và isoflavone là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm”.

Ngăn ngừa ung thư

Isoflavone trong đậu nành có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả:

  • Thành phần genistein trong flavone đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư.
  • Chất daizein trong flavone đậu nành nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị ung thư.

Hợp chất genistein trong isoflavone đậu nành có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Isoflavones trong đậu nành ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư, làm giảm hoạt động của Estrogen nội sinh của phụ nữ do đó giảm nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú.  Đối với nam giới bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống bằng testosteron, nên isoflavon có thể làm giảm nguy cơ không tiến triển bệnh phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu lâm sàng của tổ chức WISH cho thấy với 350 phụ nữ khỏe mạnh từ 45 đến 92 tuổi khi sử dụng thực phẩm từ đậu nành giàu isoflavones giúp kìm hãm sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng. Việc đánh giá sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng được thực hiện bằng đo lường độ dày của lớp nội trung mạc động mạch cảnh (carotid intima-media thickness, viết tắt là CIMT). Dự án nghiên cứu 3 năm này đã cho thấy nhóm phụ nữ sử dụng đậu nành giảm được 16% sự phát triển của CIMT so với nhóm sử dụng sữa bò.

Ngoài khả năng giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, thực phẩm đậu nành còn được chứng minh là cải thiện các yếu tố có lợi cho bệnh tim mạch như: chức năng nội mô, hệ thống co giãn động mạch, giảm quá trình oxy hóa và kích thước của các cholesterol xấu.

Làm đẹp da và giữ gìn vóc dáng cho phụ nữ

Isoflavones được xem như là một chất chống oxy hóa. Trong đó genistein, một Isoflavone có nhiều nhất trong đậu nành có tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Nghiên cứu của Ruiz-Larrea MB bệnh viện GUY London và cộng sự thực hiện năm 1997 cũng cho thấy genistein là chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh nhất thể hiện ở khả năng trung hòa các gốc tự do giúp làm chậm quá trình lão hóa da.

Isoflavones từ đậu nành đã giúp chị em phụ nữ quên đi nỗi lo sợ về sự gia tăng mất kiểm soát “cân nặng” vì có khả năng thay đổi cách tiếp nạp thức ăn, đồng thời protein trong đậu nành làm giảm cảm giác thèm ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ và duy trì năng lượng lâu hơn cho cơ thể. Isoflavones được cho là không chỉ duy trì vẻ đẹp vóc dáng mà nó còn giúp chống lão hóa cơ thể; đem lại vẻ đẹp cho da, tóc và có tác dụng tích cực trong giảm sự lão suy sớm.

Isoflavone đậu nành giúp cải thiện toàn diện về chất lượng cuộc sống của phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh.

]]>
https://hregulator.net/dich-chiet-dau-nanh-917/feed/ 0