PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Thu, 30 Aug 2018 03:45:43 +0000 vi hourly 1 Đậu nành có an toàn không? https://hregulator.net/dau-nanh-co-an-toan-khong-2817/ https://hregulator.net/dau-nanh-co-an-toan-khong-2817/#respond Mon, 16 Jul 2018 02:00:46 +0000 https://hregulator.net/?p=2817 Gần đây có nhiều thông tin cho rằng sử dụng đậu nành có thể gây ra nhiều tác hại, nó còn có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. TS.BS Trần Bá Thoại, chuyên gia về lãnh vực Nội tiết & Chuyển hóa sẽ cho chúng ta những thông tin về món ăn quen thuộc này.

Đậu nành có an toàn không? 1

Đậu nành có lợi hay có hại? (Ảnh minh họa)

Đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao

Các món ăn từ đậu nành từ lâu đã là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Á Đông, từ đậu nành có thể chế biến rất nhiều món ăn đa dạng, có giá trị dinh dưỡng cao như: dầu đậu nành, ủ men làm tương, đậu phụ, sữa đậu nành, tàu hũ, sữa chua, tinh chất đậu nành, vv.

Theo bảng  Thành phần dinh dưỡng, trong 100 gam đậu nành có 400 kcalo, 13.1 g nước, 34 g chất đạm, 18.4 g chất béo, 24.6 g chất bột, 4.5 g chất xơ, nhiều vitamin A, B1, B2, D, E.. muối khoáng Natri, Calci, Sắt, Magie, Phospho, các Isoflavones, sáp nhựa..

Tùy theo thể trọng cơ thể, người bình thường mỗi kg thể trọng cần khoảng 1-1.5 gam chất đạm, 3-4 gam chất béo và 6-12 gam chất bột đường. Chiếu theo nhu cầu này, đậu nành rõ ràng là một loại thức phẩm lý tưởng. Nhiều vị sư sãi tu hành, quanh năm uống sữa đậu nành, ăn tương chao sức khỏe vẫn ổn định bình thường.

Những vấn đề “bàn cãi” quanh chuyện tốt xấu của đậu nành

Khả năng gây dị ứng

Các chất gây ra dị ứng thường có cấu trúc phân tử lớn và thường là các protein. Đậu tương có nhiều đạm nên nằm trong số 8 thực phẩm dễ gây dị ứng trong y văn thế giới và nó cũng nằm trong danh sách 5 loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ em.

Khi bị dị ứng đậu nành sẽ có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như: phát ban, đau bụng, ngứa, tiêu chảy, ói mửa, chóng mắt, trường hợp nặng có thể mất ý thức, tụt huyết áp, khó thở.

Để người tiêu dùng tránh dị ứng, năm 2014 Hoa Kỳ đã có  Đạo luật Thực phẩm chất gây dị ứng (FALCPA), theo đó thực phẩm phải được dán nhãn thành phần của 8 chất gây dị ứng phổ biến nhất: sữa, trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, lúa mì, đậu phộng và đậu nành.

Làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng

Trong đậu nành có 50-80% lượng phốt-pho giống như các loại thực vật khác, chúng tồ n tại dưới dạng muối phytate của acid phytic rất khó tiêu hóa và hấp thu. Do đó phốt-pho hữu dụng lấy từ thực vật là rất thấp. Ngoài ra acid phytic còn tạo liên kết chặt chẽ với các khoáng kim loại, axit amin, protein, tinh bột…làm giảm khả năng tiêu hóa của các dưỡng chất này.

Vì thế khi dùng các chế phẩm từ đậu nành, các nhà dinh dưỡng khuyên rằng nên cho thêm các chất khoáng như phốt-pho.

Làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng 1

Khi dùng các chế phẩm từ đậu nành, các nhà dinh dưỡng khuyên rằng nên cho thêm các chất khoáng như phốt-pho (Ảnh minh họa)

Nguy cơ “nữ hóa”, giảm sinh dục nam?

Hội thảo khoa học Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới diễn ra ở TP.HCM, các nhà khoa học cho biết rằng:

Đậu nành tuy giàu isoflavone – một hợp chất được mệnh danh là phytoestrogen có khả năng hoạt động nhu estrogen nội sinh trong cơ thể nhưng isoflavone không có tác dụng nữ hóa không làm giảm sinh dục nam.

Chống loãng xương

Protein trong đậu nành là một nguồn giúp xương chắc khỏe, tránh loãng xương rất tốt. Phụ nữ sau mãn kinh đều được khuyên nên dùng thêm các sản phẩm từ đậu nành để giúp bảo vệ sức khỏe của xương.

Gây ra bướu giáp?

Một số loại rau quả có chứa gốc cyanua, thiocyanate có thể ức chế sự hấp thu i-ốt, chất tối thiểu cần để phòng chống bướu cổ. Do đó, những chất cản hấp thu i-ốt được gọi là chất sinh bướu giáp (goitrogen).

Các khoa học gia đã khẳng định rằng “đậu nành không hoặc có quá ít các chất sinh bướu” nên chúng ta yên tâm khi dùng các thức ăn có đậu nành.

Ức chế tế bào ung thư

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dùng nhiều đậu nành giúp giảm 25% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt so với người ít dùng và đậu nành giúp giảm làm giảm tỷ lệ tử vong nếu ăn đậu nành sau khi bị chấn đoán ung thư vú.

Trong đậu nành chứa nhiều enistein, acid béo omega 3 và omega 6. Đây đều là những chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa và ức chế sự khởi phát của tế bào ung thư.

Ức chế tế bào ung thư 1

Đậu nành giúp giảm làm giảm tỷ lệ tử vong nếu ăn đậu nành sau khi bị chấn đoán ung thư vú (Ảnh minh họa)

Không tốt cho người bệnh gút?

Quá nhiều axit uric lắng đọng trong các khớp sẽ gây ra bệnh gút. Ăn các thực phẩm nhiều purine làm tăng nồng độ axit uric sẽ có nguy cơ bệnh bệnh gút cao. Vậy nên thịt đỏ, nội tạng, đồ hải sản là những thực phẩm từng được khuyến cáo không nên dùng nhiều.

Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc đại học NUS, Singapore đã kiểm tra chế độ ăn của 63.000 người trên 40 tuổi tại Trung Quốc, họ nhận thấy rằng việc ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ (có hàm lượng protein cao) không làm tăng nồng độ axit uric trong máu, và nghiên cứu này đã bác bỏ thông tin sai lạc trước đây.

Vấn đề đậu nành chuyển gen GMO

Nhằm tăng năng suất, đậu nành đã được biến đổi gen nhằm cải biến di truyền (GMO). 80% lượng đậu nành tròng phục vụ thương mại ở Mỹ là loại biến đổi gen GMO. Nhiều tranh luận về độ an toàn của đậu nành biến đổi gen đã nổ ra. Cuối cùng,  chuyên viên kinh tế Paul Collier, ĐH Oxford đã phát biểu:

Biến đổi gen tương tự như điện hạt nhân: Không ai thích nó cả nhưng con người buộc phải chấp nhận nó vì tình thế đã thay đổi.

vGS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tếcũng khẳng định rằng:

Sử dụng thực phẩm biến đổi gen là tất yếu đối với loài người trong tương lai gần.

Đôi điều bàn luận

Một loại thực phẩm tốt hay xấu, độc hay hại cần phải được chứng minh rõ ràng: Do chất gì? Liều lượn gra sao? Ăn bào lâu? Và do cơ chế nào?

Theo tôi, đã quá đủ cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đậu nành là một thực phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng cao, nên sử dụng – TS.BS Trần Bá Thoại nói.

Tác dụng của isoflavone trong đậu nành với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Tác dụng với các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Isoflavone đậu nành đã được nghiên cứu thăm dò trên lâm sàng và thu được nhiều kết quả có lợi trên các triệu chứng vận mạch ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

  • Về hiện tượng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, nhóm điều trị bằng isoflavone số lần thức giấc trong đêm là 1,52 lần/đêm, còn ở nhóm điều trị bằng placebo mỗi đêm sẽ thức giấc khoảng 1,89 lần.
  • Những phụ nữ sử dụng đậu nành thường xuyên khi bước vào tuổi mãn kinh có triệu chứng (khó ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, số lần bốc hỏa, vv) giảm rõ rệt so với nhóm phụ nữ không thường dùng hoặc dùng ít.
  • Uống đậu nành còn có thể làm đẹp da, tăng kích thước vòng 1
  • Isoflavone đậu nành có giúp phòng chống loãng xương, một vấn đề sức khỏe mà phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phải đối mặt.

Ưu điểm lớn nhất của isoflavone đậu nành là không gây tác dụng phụ nào tại màng trong tử cung, cũng không gây ra các rối loạn vú hay các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, hiện nay isoflavone đậu nành được đề nghị thay cho liệu pháp thay thế hormone để điều trị mãn kinh hoặc chữa mãn kinh sớm.

Những công dụng và ưu điểm này của isoflavone đã mang lại lợi ích hiển nhiên giúp nâng cao chất lượng sống của phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.

]]>
https://hregulator.net/dau-nanh-co-an-toan-khong-2817/feed/ 0
Loại bỏ ngay 3 hiểu lầm về đậu nành https://hregulator.net/hieu-lam-ve-dau-nanh-2879/ https://hregulator.net/hieu-lam-ve-dau-nanh-2879/#respond Mon, 09 Jul 2018 09:57:21 +0000 https://hregulator.net/?p=2879 Rất nhiều thông tin liên quan đến những tác hại của đậu nành được lan truyền trên internet khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên sự thật có đúng như vậy không, những thông tin đó có cơ sở  khoa học hay không?

Loại bỏ ngay 3 hiểu lầm về đậu nành 1

Liệu những tác hại về đậu nành mà người ta rao giảng trên internet là đúng hay sai? (Ảnh minh họa)

Rối rắm và hoang mang

Đầu thập niên 90, mối liên quan giữa đậu nành và ung thư vú đã đươc khởi nguồn. Một vài nghiên cứu cho rằng phụ nữ châu Á ăn nhiều đậu nành có tỷ lệ ung thư vú thấp, sau đó một nghiên cứu năm 1996 lại cho rằng ăn nhiều đậu nành có thể gây ra ung thư vú. Nhưng rồi các nghiên cứu bổ sung suốt những năm 2000 lại chứng minh rằng đậu nành làm giảm sự tái phát của ung thư vú.

Năm 2006, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2006 cho biết ăn đậu nành có ảnh hưởng tốt tới tim mạch, sau đó năm 2008 lại quay ngoắt 180 độ với thông báo này. Chín năm sau (2017), FDA lại tuyên bố rằng protein đậu nành làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Nếu bạn có dịp nói chuyện với các chuyên gia nghiên cứu, tất cả đều nói không có bằng chứng nào cho thấy ăn đậu nành như là một phần của chế độ ăn uống cân bằng sẽ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Những niềm tin sai lầm về đậu nành

Sai lầm 1: Đậu nành gây ra ung thư vú

Chúng ta đều nghe nói rằng ăn nhiều đậu nành làm tăng hormone giới tính nữ estrogen – một yếu tố có liên quan tới ung thư vú và ung thư buồng trứng. Isoflavone hoạt động như estrogen, điều này làm các chuyên gia lo lắng rằng ăn đậu tương có thể làm cho ung thư vú trở nên tồi tệ hoen.

Bắt đầu từ năm 1998, TS. Mark Messina, Giám đốc điều hành của Soy Nutrition Institute đã tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa isoflavone với bệnh ung thư vú. Và việc isoflavone gây ra ung thư vú đã được chứng minh là vô lý. Ăn đậu nành sau khi phẫu thuật còn có thểm giảm thiểu sự tái phát và hỗ trợ tăng cường hồi phục nhanh hơn.

Một phân tích tổng hợp năm 2006 ở 11.224 phụ nữ cho kết quả rằng: Ăn đậu nành sau khi bị chẩn đoán ung thư vú làm giảm tỉ lệ tử vong chung.

Từ những dẫn chứng trên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ kết luận rằng: Bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành một cách an toàn.

Sai lầm 1: Đậu nành gây ra ung thư vú 1

Bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành một cách an toàn (Ảnh minh họa)

Sai lầm 2: Đậu nành ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Estrogen thực vật luôn khiến người dùng lo lắng rằng liệu chúng có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không. Năm 2009, một nghiên cứu đã làm dấy lên lo ngại sai lầm này: Nghiên cứu cho rằng phụ nữ tiền mãn kinh nếu ăn các sản phẩm đậu nành có dấu hiệu giảm thiểu một trong 2 hormone sinh dục nữ có liên quan đến khả năng sinh sản (nhưng giảm không nhiều).

Tuy nhiên, Elizabeth Shaw – cộng đồng nghiên cứu về các giải pháp dinh dưỡng lớn nhất thế giới đã bác bỏ lo ngại này, họ đưa ra kết luận: Ăn một lượng vừa phải đậu nành giúp tăng cơ hội thụ thai, việc bổ sung các thực phẩm họ đậu (đậu Hà Lan, đậu phonong, đậu nành) có thể chống lại vô sinh. Những thực phẩm thực sự ảnh hưởng tới khả năng thụ thai phải là protein động vật.

Sai lầm 3: Đàn ông ăn nhiều đậu nành có ngực nở nang

Từng có hai trường hợp nam do ăn nhiều đậu nành khiến ngực nở nang như phụ nữ. Đó là cậu bé 19 tuổi với thực đơn chay trường, mỗi ngày ăn 12-20 phần đậu nành và một người đàn ông trung niên 60 tuổi thích uống sữa đậu nành.

Nhưng thực tế đây chỉ là những trường hợp rối loạn hormone không do đậu nành gây ra. Một phân tích năm 2010 của hơn 30 báo cáo không tìm thấy bằng chứng cho thấy đậu nành làm đảo lộn hormone nam giới, nghĩa là dù có ăn nhiều đậu nành cũng không thể khiến bạn biến thành phụ nữ với một bộ ngực đồ sộ được.

Tìm hiểu thêm: Sử dụng isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

]]>
https://hregulator.net/hieu-lam-ve-dau-nanh-2879/feed/ 0
Đậu nành và sức khỏe phái nữ tuổi mãn kinh https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/ https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/#respond Fri, 01 Jun 2018 02:00:28 +0000 https://hregulator.net/?p=2227 Các loại thực phẩm đậu nành truyền thống như đậu phụ và miso đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Đông Á trong nhiều thế kỷ. Chúng cũng đã được tiêu thụ bởi các cá nhân có ý thức về sức khỏe ở các nước phương Tây trong nhiều thập kỷ. Trong những năm gần đây, vì lợi ích sức khỏe, người châu Á đã kết hợp đậu nành vào chế độ ăn của họ. Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành đặc biệt có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Bởi chúng là nguồn thực phẩm giàu isoflavone – một loại phytoestrogen.

Đậu nành và sức khỏe phái nữ tuổi mãn kinh 1

Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành đặc biệt có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Bởi chúng là nguồn thực phẩm giàu isoflavone – một loại phytoestrogen (Ảnh minh họa)

Isoflavone là gì?

Isoflavones có một phân bố giới hạn trong tự nhiên, vì thế chế độ ăn không bao gồm thực phẩm từ đậu nành hầu như không có các hợp chất này.

Isoflavone là một hợp chất có biểu hiện giống như estrogen nội sinh trong cơ thể và có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành (CHD), loãng xương, một số dạng ung thư, và làm giảm các cơn nóng liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Do đó, nhiều phụ nữ xem đậu nành là lựa chọn thay thế tự nhiên cho liệu pháp hormone thông thường.

Sự quan tâm đến các liệu pháp thay thế liệu pháp hormone đã tăng lên sau khi Sáng kiến ​​Sức khỏe Phụ nữ (WHI) công bố kết quả thử nghiệm năm 2002 cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú khi sử dụng lâu dài liệu pháp hormon kết hợp (estrogen cộng với progestin). Trong thực tế, nhiều năm sau khi ngừng điều trị bằng liệu pháp hormone, nguy cơ ung thư vú vẫn tăng đáng kể.

Tuy nhiên, isoflavone không phải là không có tranh cãi. Các hiệu ứng giống như estrogen của isoflavone đã làm dấy lên lo ngại rằng thành phần đậu tương này sẽ gây ra một số hiệu ứng không mong muốn giống như liệu pháp hormon. Nhưng sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay gây ra các tác dụng phụ.

Isoflavone là gì? 1

Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay gây ra các tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Đậu nành và sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh

Đậu nành, Isoflavones và các cơn bốc hỏa

Các cơn bốc hỏa rất phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, đây được coi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất. Trong số những phụ nữ gặp triệu chứng này thì 10-15% phụ nữ trải qua những cơn nóng dữ dội và thường xuyên. Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa không được hiểu đầy đủ nhưng sự sụt giảm nồng độ estrogen tuần hoàn xảy ra trong thời kỳ mãn kinh được công nhận là một yếu tố.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, tần số gặp các cơn bốc hỏa ở phụ nữ Nhật Bản thấp hơn so với phụ nữ da trắng. Điều này được lý giải rằng do trong chế độ ăn của người nhật Bản rất nhiều các sản phẩm đến từ đậu nành. Đậu nành là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật. Phụ nữ Nhật Bản thường xuyên tiêu thụ đậu nành vì họ hiểu được giá trị của thực phẩm này, đó là một nguồn cũng cấp phytoestrogen tuyệt vời.

Đậu nành, Isoflavones và các cơn bốc hỏa 1

Sự tương đồng trong cấu trúc khiến isoflavone có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nhờ vậy, xoa dịu các triệu chứng mãn kinh, trong đó có bốc hỏa

Loãng xương

Để đáp ứng với mức estrogen giảm, phụ nữ có thể mất một lượng đáng kể khối lượng xương sau thời kỳ mãn kinh, làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương. Liệu pháp estrogen giảm nguy cơ mất xương sau mãn kinh và nguy cơ gãy xương hông.

Suy đoán ban đầu rằng thực phẩm đậu nành có thể thúc đẩy sức khỏe của xương ở phụ nữ sau mãn kinh dựa trên các tác dụng giống như estrogen của isoflavone. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ chế hoạt động của isoflavone đậu nành mô phỏng như những gì mà thuốc chống loãng xương thông thường mang lại. TS. Thozhukat Sathyapalan (Đại học Hull Anh Quốc) cho biết: “Chúng tôi thấy rằng protein đậu nành và isoflavone là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh”.

Loãng xương 1

Sức khỏe tim mạch

Đậu nành có khả năng chống lại bệnh tim. Bởi thực phẩm từ đậu nành có ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa. Ngoài ra, protein đậu nành trực tiếp làm giảm mức cholesterol trong máu, một thuộc tính đã được chính thức công nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ năm 1999.

Thông qua cấu tạo của axit béo và hàm lượng protein trong đậu nành, khi đậu nành thay thế các nguồn protein thường được tiêu thụ trong chế độ ăn uống, nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong máu sẽ giảm xuống khoảng 8%. Về lý thuyết, trong một khoảng thời gian, sự sụt giảm này có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành (CHD) từ 8-16%.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 năm ở 350 phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh ở độ tuổi 45-92, nhận thấy rằng protein đậu nành giàu có khả năng ức chế sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

Sức khỏe tim mạch 1

Đậu nành có khả năng chống lại bệnh tim

Ung thư vú

Trong hơn hai thập kỷ, vai trò của đậu nành trong việc giảm nguy cơ ung thư vú đã được nghiên cứu một cách chặt chẽ. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu dịch tễ học được công bố năm 2013 bao gồm 12 nghiên cứu châu Á cho thấy:  Đậu nành làm giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú.

Tuy nhiên, có bằng chứng chỉ ra rằng để có được lợi ích này, việc tiêu thụ đậu nành phải thực hiện từ thời còn trẻ hoặc tuổi vị thành niên. Trong các nghiên cứu trên động vật, khi các loài gặm nhấm rất nhỏ tiếp xúc với isoflavone trong vài tuần, ung thư vú gây được ra bằng hóa học đã giảm đáng kể trên chúng; các tế bào trong tuyến vú đang phát triển dường như trải qua một sự thay đổi khiến chúng ít có khả năng bị biến đổi thành các tế bào ung thư sau này.

Ung thư vú 1

Đậu nành làm giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú (Ảnh minh họa)

Sức khỏe tâm thần

Trầm cảm là một rối loạn thường xảy ra khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở phụ nữ so với nam giới cho thấy rằng kích thích tố sinh sản có thể liên quan đến nguyên nhân của căn bệnh này. Ngoài ra, các nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy thời kỳ mãn kinh là một giai đoạn có nguy cơ bị trầm cảm hoặc tái phát trầm cảm đối với một số phụ nữ.

Nguyên nhân của trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự biến thiên của hormone estrogen cộng với những yếu tố tác động từ bên ngoài như: môi trường sống, gánh nặng con cái, tài chính, các sang chấn tâm lý, vv.

Các bằng chứng mới nổi cho thấy rằng isoflavones có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm. Trong khoảng 2 năm, một nghiên cứu của Ý nhằm đánh giá các hiệu ứng tâm trạng của phụ nữ giai đoạn mãn kinh, họ phát hiện ra rằng phụ nữ sau mãn kinh dùng genistein 54 mg/ngày cho thấy sự suy giảm các triệu chứng trầm cảm trong khi không có thay đổi nào xảy ra ở nhóm giả dược. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Nhật Bản liên quan đến phụ nữ tiền mãn kinh và hậu mãn kinh cũng cho thấy rằng một liều rất vừa phải (25 mg/ngày) của isoflavone tiêu thụ ở dạng aglycone có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

Sức khỏe tâm thần 1

Các bằng chứng mới nổi cho thấy rằng isoflavones có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm (Ảnh minh họa)

Sức khỏe da

Isoflavones được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của da, cụ thể là cải thiện một số thông số da bao gồm: độ đàn hồi da, khả năng giữ nước, sắc tố và mạch máu.

Một số thử nghiệm cho kết quả rằng isoflavone giúp làm giảm nếp nhăn da. Hai nhóm 20 phụ nữ khỏe mạnh sau mãn kinh từ 50 đến 65 tuổi, một nhóm với chế độ ăn không có đậu nành và một nhóm bổ sung 20g đậu nành giàu isoflavone trong 3 tháng, kế quả nhóm có sử dụng đậu nành có sự đàn hồi da tăng, nếp nhăn da giảm so với nhóm không sử dụng đậu nành. Trong một nghiên cứu khác liên quan đến 26 phụ nữ Nhật Bản vào cuối những năm 30 và 40, trong khoảng thời gian 3 tháng, họ sử dụng các chất bổ sung giúp cung cấp 40 mg/ngày isoflavone, kết quả là nếp nhăn trên da giảm đáng kể, trong khi không có thay đổi nào xảy ra ở nhóm giả dược.

Cuối cùng, một thử nghiệm 14 tuần với sự tham gia của 159 phụ nữ sau mãn kinh. Những phụ nữ này sau khi sử dụng một loại đồ uống có chứa isoflavone thì các nếp nhăn trên da giảm 10%; độ sâu của nếp nhăn cải thiện, da tăng tổng hợp collagen.

Sức khỏe da 1

Isoflavones được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của da (Ảnh minh họa)

Đậu nành là nguồn cung cấp isoflavone giàu dinh dưỡng độc đáo, một hợp chất được gọi là phytoestrogen nhưng khác với hormone estrogen. Dữ liệu dịch tễ học và lâm sàng cho thấy rằng đậu nành và thực phẩm từ đậu nành đóng góp quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. 

Đọc thêm: Sử dụng Isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

]]>
https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/feed/ 0