PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Tue, 18 Jun 2019 15:37:16 +0000 vi hourly 1 Cân bằng nội tiết tố nữ – Níu giữ thanh xuân https://hregulator.net/can-bang-noi-tiet-to-nu-4136/ https://hregulator.net/can-bang-noi-tiet-to-nu-4136/#comments Wed, 19 Dec 2018 02:29:22 +0000 https://hregulator.net/?p=4136 Thanh xuân là một thời điểm đẹp mà con người ta ai cũng muốn níu giữ, đặc biệt là đối với phụ nữ, khoảng thời gian của sự tươi trẻ, sức sống căng tràn. Nội tiết tố nữ (estrogen) là một loại hormone có vai trò rất quan trọng đối với phái đẹp. Vậy nội tiết tố nữ là gì?  Tác động của nội tiết tố nữ tới các bộ phận trong cơ thể như thế nào? Estrogen và níu giữ thanh xuân? Cùng PM-HRegulator tìm hiểu và có cái nhìn tổng quan về nội tiết tố nữ một cách khoa học nhất nhé!

Cân bằng nội tiết tố nữ - Níu giữ thanh xuân 1

Thanh xuân là một thời điểm đẹp mà con người ta ai cũng muốn níu giữ, đặc biệt là đối với phụ nữ (Ảnh minh họa)

Nội tiết tố nữ là gì?

Estrogen là một danh từ sử dụng chung cho 3 chất, đó là: estron, estradiol và estriol. Cả ba cùng được tiết ra từ buồng trứng. Estrogen là hormone sinh dục nữ  – yếu tố quyết định tạo nên sự mỹ miều cho vóc dáng người phụ nữ, thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ và giữ gìn những đặc trưng của giới tính nữ. Phụ nữ thường có hàm lượng nồng độ Estrogen dao động trong khoảng 50 pg/ml – 400 pg/ml.

Xuất hiện trong quá trình mang thai của người phụ nữ, Estriol được sản sinh ở nhau thai.
Được sản sinh từ nang buồng trứng, Estradiol đóng vai trò là một hormone giới tính chính ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng tới sự hình thành những đặc điểm nữ tính và chức năng sinh sản. Bên cạnh đó, estradiol còn giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển xương ở phụ nữ và liên quan đến một số vấn đề về phụ khoa như viêm màng trong dạ con, u xơ hoặc nặng hơn là ung thư ở nữ giới.

Estrone có ở khắp nơi trong cơ thể và là estrogen duy nhất xuất hiện với số lượng lớn ở phụ nữ sau mãn kinh.

Vai trò của nội tiết tố nữ

Estrogen đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tình dục của người phụ nữ, là nguồn cội của nữ tính, sắc đẹp và hạnh phúc của phái đẹp.

Ba vai trò chính của Estrogen, cũng chính là ba yếu tố giúp phái đẹp có một thanh xuân tuyệt vời đó chính là: sức khoẻ, sinh lý và sắc đẹp.

Sức khoẻ: Nội tiết tố nữ Estrogen đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ bởi việc bảo vệ tim mạch, giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, ngăn cản quá trình lão hoá giúp cho giấc ngủ ngon, trí nhớ tốt, tinh thần vui vẻ, sảng khoái.
Bên cạnh đó, còn có tác dụng gắn kết canxi vào khung xương cùng với đó là lưu giữ canxi trong xương, góp phần chống tiêu xương, ngăn ngừa loãng xương và hạn chế mất xương.

Sinh lý: Estrogen ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các cơ quan sinh dục nữ , quyết định sự ham muốn của phụ nữ trong “chuyện vợ chồng”. Khi niêm mạc âm đạo phát triển, tại đó chứa nhiều glycogen giúp cho môi trường âm đạo chống nhiễm khuẩn bởi trạng thái axit. Progesteron cùng với niêm mạc tử cung hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Sắc đẹp: Estrogen được sản sinh tự nhiên từ buồng trứng, mang đến một vóc dáng thon gọn, quyến rũ, nữ tính khác biệt với nam giới, có lượng nước cần thiết trong cơ thể, khiến làn da luôn căng bóng, hồng hào do việc phân bổ mỡ dưới da đều đặn, vòng một căng tròn, mái tóc óng mượt, chắc khỏe,…

Những dấu hiện của sự mất cân bằng nội tiết tố thường gặp

Một vài thay đổi về kinh nguyệt và chu kỳ kinh: Kinh nguyệt không đều, khi có khi mất hoặc mất hẳn trong khoảng thời gian dài, rồi bỗng một ngày “mưa gió” có lại thì rất ít hoặc vô cũng nhiều( tưởng như xảy thai), lượng huyết kinh chảy ra sẽ giảm dần theo chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn lúc ngắn, lúc dài, có thể vô kinh và dẫn đến mãn kinh sớm.

Những dấu hiệu rối loạn về thần kinh: Phần lớn các biểu hiện rối loạn nội tiết tố đều cho thấy rằng phụ nữ có tâm trạng không ổn định, lo lắng buồn phiền, dễ nổi nóng, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, tâm tính thay đổi và bất ổn nhẹ về tâm lý.

Những dấu hiện của sự mất cân bằng nội tiết tố thường gặp 1

Giảm ham muốn tình dục là một biểu hiện của mất cân băng nội tiết tố nữ ( Ảnh minh hoạ)

Một số thay đổi ở cơ quan sinh sản: Buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo nhỏ lại và mất dần độ đàn hồi. Chất nhờn âm đạo không tiết ra được hoặc rất ít. Điều này thường gặp phải đối với các phụ nữ đau, rát khi quan hệ. Lâu dần dẫn tới mất cảm giác và giảm ham muốn, gây ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng.

Thay đổi về cấu trúc da: Da trở nên khô,nhăn nheo mất dần tính đàn hồi, các nếp nhăn và hiện tượng chảy sệ bắt đầu xuất hiện cùng với đó là vết nám, sạm da, đồi mồi, tàn nhang ngày càng nhiều.

Biểu hiện của loãng xương: tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố đi kèm với loãng xương.

Về toàn thân: Tuyến bã nhờn, mồ hôi giảm hoạt động dẫn đến tình trạng tóc khô xơ, gãy rụng, ngả màu trắng bạc. Mỡ tập trung nhiều ở vòng bụng, vòng một không còn săn chắc, chảy sệ, vóc dáng xồ sề. Estrogen giảm mạnh dẫn tới một số hệ quả bất ổn như đổ mồ hôi đêm, thân nhiệt cơ thể thay đổi không ổn định, mất ngủ (đọc thêm bài viết thời kỹ mãn kinh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào) , tiểu đêm, dẫn tới tâm lý bực dọc, dễ cáu gắt, thường xảy ra vào thời kỳ mãn kinhtiền mãn kinh. Ngoài ra còn nhiều khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch, loãng xương, xốp xương.

Giải pháp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ:

Các chuyên gia khuyên rằng, chị em phụ nữ hãy bổ sung estrogen ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của sự mất cân bằng. Một trong số cách phổ biến nhất là thường xuyên sử dụng estrogen tự nhiên từ thực phẩm ăn hàng ngày.Không khó để tìm thấy những sản phẩm giàu estrogen trong tủ lạnh của chúng ta: quả lựu, cà, các hạt họ đậu, hạt lanh, hạt mè, tỏi và các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu… Bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm chứa chất xơ, ít béo như: bơ, cải xoăn, rau bina, măng tây, củ cải đường, ngũ cốc nguyên hạt, cà chua, kiwi, chuối, ngô, các loại thịt nạc, … rất tốt trong việc tăng cường estrogen cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng Liệu pháp thay thế hormone( Thuốc xịt mũi, viên nén hoặc viên nang, qua đường uống, gel bôi da, miếng dán da, kem bôi âm đạo hoặc viên đặt âm đạo để giải quyết khô và đau khi quan hệ tình dục, vòng đặt âm đạo…). Tuy nhiên vì những rủi ro sức khỏe mà nó cần được phải được cân nhắc thật kĩ trước khi sử dụng.

Một trong những loại thuốc giúp bổ sung estrogen thực vật là H-Regulator. Sản phẩm có thành phần chính là isoflavone đậu nành và dịch chiết cây vitex, có hàm lượng estrogen thảo dược là 80mg, đây là mức vừa đủ để phát huy tác dụng và an toàn trong quá trình sử dụng. Các biểu hiện của mất cân bằng nôi tiết tố thường sẽ được cải thiện sau 2 tuần sử dụng.

Giải pháp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ: 1

Bổ sung estrogen hàng ngày từ thực phẩm tự nhiên ( Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày cũng giúp duy trì và bổ sung lượng estrogen cần thiết cho cơ thể. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, du lịch, dã ngoại, tránh xa stress, căng thẳng… Đó cũng chính là bí quyết giữ gìn tuổi xuân vô cùng hiệu quả của chị em.

]]>
https://hregulator.net/can-bang-noi-tiet-to-nu-4136/feed/ 1
Cảnh báo tâm lý “nổi loạn” thời kỳ mãn kinh https://hregulator.net/tam-ly-thoi-ky-man-kinh-2944/ https://hregulator.net/tam-ly-thoi-ky-man-kinh-2944/#respond Wed, 18 Jul 2018 02:00:35 +0000 https://hregulator.net/?p=2944 Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 5 lần những phụ nữ khác. 

Cảnh báo tâm lý

Tâm lý tuổi mãn kinh có rất nhiều thay đổi (Ảnh minh họa)

Tâm lý sáng nắng, chiều mưa

Mãn kinh, đôi khi chỉ soi gương và phát hiện ra mình có vài nếp nhăn cũng có thể khiến chị em cảm thấy buồn bực, u uất cả ngày. Mãn kinh, nhiều chị em luôn lo lắng rằng chồng sẽ không còn yêu mình nữa. Nếu chồng công tác thường xuyên, công việc bận rộn không quan tâm đầy đủ đến mình thì nghi ngờ chồng có người khác trẻ đẹp hơn. Đây là những thay đổi tâm lý thường thấy khi bước vào giai đoạn này: hay buồn bực, hay nghi ngờ, nóng nảy, vv.

Thêm vào đó, bước vào thời kì mãn kinh thì người phụ nữ cũng đã đến tuổi nghỉ công tác, rời xa tập thể. Con cái khi đó cũng đã trưởng thành, rời xa gia đình để học tập, công tác. Các hoạt động xã hội cũng ngày càng giảm do thể lực sa sút hơn giai đoạn trước. Tất cả những điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mình đã già, bản thân vô giá trị, trong tư tưởng họ dần dần nảy sinh cảm giác cô độc, họ cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, hoài nghi về giá trị tồn tại của mình và rất có thể những vấn đề tâm lý này sẽ dẫn tới trầm cảm tuổi mãn kinh.

Để tìm hiểu rõ hơn về trầm cảm tuổi mãn kinh, các bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây:

Những thay đổi về tâm sinh lý này khác nhau ở mỗi người. Có những phụ nữ trải qua những triệu chứng rất nhẹ nhưng có những người lại trải qua những triệu chứng rất nặng nề. Một phần do sự thay đổi của nội tiết tố nữ trong cơ thể và một phần là do những tác động của hoàn cảnh sống.

Làm sao hóa giải?

Để bản thân và người thân không bị cuốn vào những nỗi buồn vô cớ, những thay đổi tâm lý của mình trong giai đoạn mãn kinh, chị em nên:

  • Chuẩn bị cho mình những kiến thức nhất định về thời kỳ này và chuẩn bị tâm lý để đón nhận nó. Điều chỉnh bản thân, lắng nghe và thấu hiểu những gì đang diễn ra trong cơ thể mình
  • Trong cuộc sống và gia đình nếu gặp phải những sự việc không theo ý muốn, nên học cách tự hóa giải. Đối với những vấn đề phi nguyên tắc, nê n khoan dung, độ lượng, bình tĩnh xử lý.
  • Khi phát hiện những bất ổn về tâm sinh lý và tình cảm, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc an thần. Hãy gặp bác sĩ để xin tư vấn.
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè. Sự chia sẻ (đặc biệt là từ người chồng) luôn là chất xúc tác giúp phụ nữ mãn kinh không bị cuốn vào những cảm giác tiêu cực.
  • Lên chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, do sự suy giảm hormone nữ trong thời kì mãn kinh mà dẫn tới những thay đổi tâm lý tiêu cực. Vì thế, bước vào giai đoạn này chị em cũng nên sử dụng thêm một số loại thuốc giúp cân bằng lại hormone một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc khác nhau, trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thật kỹ và có sự tư vấn từ những người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc bổ sung hormone trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

]]>
https://hregulator.net/tam-ly-thoi-ky-man-kinh-2944/feed/ 0
Vai trò của nội tiết tố nữ Estrogen trong cơ thể https://hregulator.net/vai-tro-cua-noi-tiet-to-nu-estrogen-trong-co-the-phu-nu-677/ https://hregulator.net/vai-tro-cua-noi-tiet-to-nu-estrogen-trong-co-the-phu-nu-677/#respond Fri, 08 Apr 2016 07:35:15 +0000 https://hregulator.net/?p=677 Nghe đến nội tiết tố nữ Estrogen nhiều nhưng ít người lại hiểu rõ vai trò của nó đối với cơ thể người phụ nữ. Estrogen là một danh từ sử dụng chung cho 3 chất estron, estradiol và estriol. Được tiết ra từ buồng trứng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tình dục của người phụ nữ, cũng là nguồn cội của nữ tính, sắc đẹp cũng như hạnh phúc của phái đẹp.

Vai trò của nội tiết tố nữ Estrogen trong cơ thể 1

Nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ là tổng hợp gồm 3 chất estron, estradiol và estriol và đươc kí hiệu là E1, E2, E3 nó được tiết ra đa phần từ buồng trứng được gọi chung là Estrogen. Estrogen là hormon sinh dục nữ  – yếu tố quyết định tạo nên sự mỹ miều cho vóc dáng người phụ nữ, thúc đẩy sự phát dục của cơ quan sinh dục nữ và giữ gìn những đặc trưng của giới tính nữ. Hàm lượng nồng độ Estrogen của phụ nữ thường dao động từ 50 pg/ml đến 400 pg/ml.

  • Estriol được sản sinh ở nhau thai, xuất hiện trong quá trình người phụ nữ mang thai.
  • Estradiol là một hormon giới tính chính ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, được sản xuất từ nang buồng trứng. Estradiol giúp hình thành những đặc điểm nữ tính và chức năng sinh sản. Ngoài ra, estradiol còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương ở phụ nữ và liên quan đến một số vấn đề về phụ khoa như u xơ, viêm màng trong dạ con, thậm chí ung thư ở nữ giới.
  • Estrone có ở khắp nơi trong cơ thể và là estrogen duy nhất xuất hiện với số lượng lớn ở phụ nữ sau mãn kinh.

Estrogen đa phần được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng nhưng sau đó đi theo máu đến gắn vào các thụ thể estrogen ở các tế bào tại mô đích như: tuyến vú, tử cung, não, xương, gan, tim và các loại mô khác.

Hàm lượng Estrogen trong cơ thể biến đổi theo thời gian đạt đỉnh điểm ở giai đoạn mang thai và giảm dần trong thời kỳ mãn kinh. Đối với phụ nữ  nếu Estrogen trong cơ thể giả xuống dưới 100 pg/ml thì được coi là thiếu hụt.

Vai trò của nội tiết tố nữ Estrogen

Vai trò của nội tiết tố nữ Estrogen 1

Estrogen được cơ thể sản sinh tự nhiên từ buồng trứng, đem đến cho người phụ nữ một thân hình quyến rũ, cơ thể giữ được lượng nước cần thiết, việc phân bố mỡ dưới da đều đặn khiến da hồng hào, mềm mại, thân hình thon gọn, vòng một căng tròn, mái tóc mượt mà, khỏe mạnh…

Nội tiết tố nữ Estrogen còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các cơ quan sinh dục nữ (tử cung, buồng trứng, âm đạo…) cũng như quyết định sự ham muốn của phụ nữ trong “chuyện vợ chồng”. Niêm mạc âm đạo phát triển, chứa nhiều glycogen, làm cho môi trường âm đạo luôn luôn ở trạng thái acid, chống nhiễm khuẩn. Niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với Progesteron tạo thành kinh nguyệt chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Bên cạnh đó, Estrogen có tác dụng điều hòa chuyển vận ion đặc biệt là ion canxi vào tế bào, ngăn xơ vữa động mạch do ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu, ngăn cản bệnh xơ vữa mạnh vành. Làm tăng khả năng hấp thu và tiêu thụ chất trong cơ thể, bảo vệ tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch, mạch vành, chống tăng huyết áp…

Estrogen còn có tác dụng giúp gắn kết canxi vào khung xương đồng thời lưu giữ canxi trong xương góp phần chống tiêu xương và mất xương.

Xem thêm: “Tác động của nội tiết tố nữ đối với giấc ngủ”

Khi thiếu hụt lượng Estrogen trong cơ thể?

Khi thiếu hụt lượng Estrogen trong cơ thể? 1

Thiếu hụt estrogen trong giai đoạn dậy thì

Lứa tuổi dậy thì được đánh dấu bởi sự xuất hiện kinh nguyệt. Độ tuổi dậy thì ở nữ giới là từ 12 – 16 tại thời điểm này  nội tiết tố Estrogen được buồng trứng tiết ra tăng mạnh làm cho cơ thể thay đổi từ cô bé trở thành thiếu nữ, phụ nữ. Lượng Estrogen tự nhiên trong giai đoạn này rất dồi dào chúng kích thích để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, làm cơ thể cô gái có những đường cong gợi cảm hơn và ngực cũng nở nang, săn chắc hơn, da dẻ mềm mại, trắng trẻo và giọng nói trở nên nhẹ nhàng hơn.

Cơ thể con gái nếu thiếu hụt Estrogen trong giai đoạn này sẽ dẫn đến sự rối loạn trong quá trình hình thành cơ thể trưởng thành cụ thể sẽ gây ra thấp bé, còi xương, da dẻ kém mềm mại. Ngoài ra cô gái thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen khi dậy thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao hơn, chưa kể ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản sau này.

Để phòng tránh thiếu hụt lượng Estrogen trong giai đoạn dậy thì cách tốt nhất là bổ sung qua chế độ dinh dưỡng.

 

Thiếu hụt estrogen trong giai đoạn sinh sản

Trong độ tuổi sinh sản của người phụ nữ, cơ thể trải qua các quá trình sinh nở chính vì vậy lượng estrogen tự nhiên được sản sinh ra không đều và không phải lúc nào cũng dồi dào. Estrogen trong cơ thể không đủ sẽ gây ra các tình trạng như rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai hay thiếu sữa khi nuôi con do tuyến vú không phải triển.

Ngoài ra thiếu hụt Estrogen khiến cho âm đạo khô hạn dẫn đến tình trạng đau rát khi quan hệ rất dễ tạo tâm lý ngại gần gũi, né tránh chuyện chăn gối dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Sự thiếu hụt estrogen cũng làm tăng nguy cơ loãng xương sớm và bệnh xơ vữa động mạch ở phụ nữ. Nhan sắc người phụ nữ sẽ bị xuống cấp trầm trọng xuất hiện tình trạng nám da, làn da nhăn và kém tươi tắn ở độ tuổi mà đáng lẽ làn da và nhan sắc đang đẹp nhất.

Thiếu hụt estrogen trong giai đoạn mãn kinh

Estrogen được sản xinh chủ yếu ở buồng trứng, khi bước vào giai đoạn mãn kinh hoạt đồng buồng trứng bị ngưng trệ thoái hóa và suy giảm. Chính vì vậy đồng nghĩa với việc mãn kinh khiến nội tiết tố Estrogen không được sản sinh tại buồng trứng nữ, lúc này chỉ được sản sinh ở gan, tuyến thượng thận cùng các u mỡ ở tuyến vú khiến cho cơ thể bị thiếu hụt Estrogen trầm trọng.

Sự thiếu hụt trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe phụ nữ. Loãng xương và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận luôn đe dọa cuộc sống chị em. Làn da bị nám, sạm đen và nhăn nheo, chùng xuống. Chị em gặp nhiều rối loạn về tâm lý và sinh lý như khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ và trầm cảm, mất ham muốn tình dục…

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt Estrogen, duy trì tuổi thanh xuân của phụ nữ ngoài việc luyện tập thể dục thường xuyên và hợp lý cần bổ sung Estrogen cho cơ thể. Estrogen được bổ sung qua dinh dưỡng toàn diện. Các sản phẩm từ đậu nành, hạt hướng dương, hạt điều, hạt lạc (đậu phộng), sắn dây… là những thực phẩm giúp tăng Estrogen trong cơ thể một cách tự nhiên nhất.

]]>
https://hregulator.net/vai-tro-cua-noi-tiet-to-nu-estrogen-trong-co-the-phu-nu-677/feed/ 0
Bạn biết gì về Estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú? https://hregulator.net/ban-can-biet-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-369/ https://hregulator.net/ban-can-biet-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-369/#respond Tue, 01 Mar 2016 09:11:13 +0000 https://hregulator.net/?p=369 Bạn biết gì về Estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú? 1

Estrogen là hormone sinh dục nữ, được sinh ra từ bộ phận sinh dục nữ và buồng trứng – Hình ảnh minh họa

Estrogens được biết rõ là có tác động lên sự phát triển mô tử cung và mô vú trong giai đoạn phát triển và trong từng chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển trước khi rụng trứng để chuẩn bị nội mạc tử cung cho việc làm tổ của phôi. Estrogens cũng có liên quan tới sự phát triển và quá trình tiến triển của các u vú vì chúng kích thích các mô vú phát triển hơn do sự tiếp xúc liên tục với estrogen. Estrogen và các chất chuyển hóa của nó được cho là nguyên nhân gây ra sự biến đổi ung thư trên các tế bào biểu mô của các mô vú [2, 3] . Nồng độ estrogen nội sinh cũng liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú, vì có kinh sớm hơn và mãn kinh muộn hơn thì nguy cơ bị ung thư vú sẽ cao hơn [1].

Vì tỉ lệ phân bào và tỉ lệ chết của tế bào trong quá trình phát triển của vú là rất nhanh, làm tăng khả năng DNA bị lỗi không hồi phục được dẫn tới tổn thương DNA. Nếu tổn thương này xảy ra đối với những gen gây ung thư hay gen kìm hãm ung thư thì có thể dẫn tới sự phát triển ung thư không kiểm soát được. Nồng độ estrogen không nên tăng trong thời gian then chốt này, thường kết thúc vào giai đoạn cuối của tuổi dậy thì khoảng hơn 15 tuổi. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiện là nguy cơ bị ung thư vú tăng lên ở những phụ nữ được cung cấp estrogen trong thời kỳ thai nghén [4, 5] , vì đây là thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương vì sự phát triển của những phát triển không kiểm soát được.

Isoflavone đậu nành có cấu trúc tương tự 17 b -estradiol do vậy có thể gắn kết với các thụ cảm thể estrogen đặc hiệu và thưc hiện nhiều chức năng của estrogen. Tuy nhiên không giống như estrogen sản xuất trong cơ thể hoặc dạng tổng hợp (như trong liệu pháp thay thế hormone-HRT) , isoflavones đậu nành là các hợp chất điều biến thụ thể estrogen có chọn lọc có tác động khác nhau ở các thụ thể estrogen.

Thêm nữa chúng cũng có thể hạn chế tác dụng của estrogen, tùy thuộc vào lượng hormone do cơ thể sản xuất là bao nhiêu. Ví dụ, nếu việc sản xuất estrogen là thấp, Isoflavone đậu nành sẽ tăng hoạt tính estrogen, nhưng nếu lượng sản xuất quá nhiều, Isoflavone đậu nành sẽ giảm hoạt tính estrogen.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ ở những người dùng thực phẩm có chứa nhiều đậu nành cho thấy giảm nguy cơ ung thư vú [6, 7] . Bốn nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành để nghiên cứu các ghi nhận về sự phát triển mô vú thông qua sinh thiết cho thấy không có sự thay đổi rõ rệt nào sau khi dùng isoflavones với liều từ 36-100mg một ngày [8, 9, 10]. Hai trong số các nghiên cứu này đã được tiến hành trên các bệnh nhân bị ung thư vú, một được tiến hành trên các phụ nữ khỏe mạnh, và một trên các bệnh nhân trải qua phẫu thuật ung thư vú. Tất cả các nghiên cứu đã được tiến hành ở các bệnh nhân trên 30 tuổi.

Năm 2013, một nhóm tác giả thực hiện phân tích gộp gồm 20 nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá mối liên quan giữa sử dụng isoflavone đậu nành và nguy cơ ung thư vú [11] .. Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy isoflavone đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú . Mức độ giảm cao hơn ở phụ nữ châu á so với phụ nữ châu Âu. Người ta cho rằng lợi ích này có sự góp phần của thói quen sử dụng đậu nành và các chế phẩm đậu nành lâu dài trong chế độ ăn của người châu á.

Theo Khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với giai đoạn mãn kinh năm 2014 của Hội mãn kinh Bắc Mỹ cũng nêu rõ” Không có dữ liệu nào cho thấy đậu nành, phytoesstrogen hoặc isoflavone đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc nội mạc tử cung” [12].

Tài liệu tham khảo:

  1. Tomar, R.S. and R. Shiao, Early life and adult exposure to isoflavones and breast cancer risk. J Environ Sci Health C Environ Carcinog Ecotoxicol Rev, 2008. 26(2): p. 113-73.
  2. Russo, J. and I.H. Russo, The role of estrogen in the initiation of breast cancer. J Steroid Biochem Mol Biol, 2006. 102(1-5): p. 89-96.
  3. Clemons, M. and P. Goss, Estrogen and the risk of breast cancer. N Engl J Med, 2001. 344(4): p. 276-85.
  4. Anbazhagan, R. and B.A. Gusterson, Prenatal factors may influence predisposition to breast cancer. Eur J Cancer, 1994. 30A(1): p. 1-3.
  5. Ekbom, A., et al., Intrauterine environment and breast cancer risk in women: a population-based study. J Natl Cancer Inst, 1997. 89(1): p. 71-6.
  6. Messina, M.J., et al., Soy intake and cancer risk: a review of the in vitro and in vivo data. Nutr Cancer, 1994. 21(2): p. 113-31.
  7. Cassidy, A., Physiological effects of phyto-oestrogens in relation to cancer and other human health risks. Proc Nutr Soc, 1996. 55(1B): p. 399-417.
  8. Messina, M., The safety and benefits of soybean isoflavones. A natural alternative to conventional hormone therapy? Menopause, 2007. 14(5): p. 958; author reply 958-9.
  9. Cheng, G., et al., Isoflavone treatment for acute menopausal symptoms. Menopause, 2007. 14(3 Pt 1): p. 468-73.
  10. Sartippour, M.R., et al., A pilot clinical study of short-term isoflavone supplements in breast cancer patients. Nutr Cancer, 2004. 49(1): p. 59-65.
  11. Palomares, M.R.e.a., Effect of soy isoflavones on breast proliferation in postmenopausal breast cancer survivors. Breast Cancer Res Treatment, 2004. 88: p. 4002
  12. Qi Xie MM et al. Isoflavone consumption and risk of breast cancer: a dose-response meta-analysis of observational studies. Asia Pac J Clin Nutr 2013;22(1):118-127
  13. Shifren et al. Menopause,Vol21.No.10,2014

Tìm hiểu thêm:

]]>
https://hregulator.net/ban-can-biet-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-369/feed/ 0
Bạn cần biết những gì về estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú. https://hregulator.net/ban-can-biet-nhung-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-101/ https://hregulator.net/ban-can-biet-nhung-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-101/#respond Tue, 13 Oct 2015 04:06:34 +0000 https://hregulator.net/?p=101 Estrogens được biết rõ là có tác động lên sự phát triển mô tử cung và mô vú trong giai đoạn phát triển và trong từng chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển trước khi rụng trứng để chuẩn bị nội mạc tử cung cho việc làm tổ của phôi.

Bạn cần biết những gì về estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú. 1

 

Estrogens cũng có liên quan tới sự phát triển và quá trình tiến triển của các u vú vì chúng kích thích các mô vú phát triển hơn do sự tiếp xúc liên tục với estrogen [ 1 ] . Estrogen và các chất chuyển hóa của nó được cho là nguyên nhân gây ra sự biến đổi ung thư trên các tế bào biểu mô của các mô vú [ 2 , 3 ] . Nồng độ estrogen nội sinh cũng liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú, vì có kinh sớm hơn và mãn kinh muộn hơn thì nguy cơ bị ung thư vú sẽ cao hơn [1 ] .

Vì tỉ lệ phân bào và tỉ lệ chết của tế bào trong quá trình phát triển của vú là rất nhanh, làm tăng khả năng DNA bị lỗi không hồi phục được dẫn tới tổn thương DNA. Nếu tổn thương này xảy ra đối với những gen gây ung thư hay gen kìm hãm ung thư thì có thể dẫn tới sự phát triển ung thư không kiểm soát được. Nồng độ estrogen không nên tăng trong thời gian then chốt này, thường kết thúc vào giai đoạn cuối của tuổi dậy thì khoảng hơn 15 tuổi. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiện là nguy cơ bị ung thư vú tăng lên ở những phụ nữ được cung cấp estrogen trong thời kỳ thai nghén [4 , 5 ] , vì đây là thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương vì sự phát triển của những phát triển không kiểm soát được.

Isoflavone đậu nành có cấu trúc tương tự 17 b -estradiol do vậy có thể gắn kết với các thụ cảm thể estrogen đặc hiệu và thưc hiện nhiều chức năng của estrogen. Tuy nhiên không giống như estrogen sản xuất trong cơ thể hoặc dạng tổng hợp (như trong liệu pháp thay thế hormone-HRT) , isoflavones đậu nành là các hợp chất điều biến thụ thể estrogen có chọn lọc có tác động khác nhau ở các thụ thể estrogen.

Thêm nữa chúng cũng có thể hạn chế tác dụng của estrogen, tùy thuộc vào lượng hormone do cơ thể sản xuất là bao nhiêu. Ví dụ, nếu việc sản xuất estrogen là thấp, Isoflavone đậu nành sẽ tăng hoạt tính estrogen, nhưng nếu lượng sản xuất quá nhiều, Isoflavone đậu nành sẽ giảm hoạt tính estrogen.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ ở những người dùng thực phẩm có chứa nhiều đậu nành cho thấy giảm nguy cơ ung thư vú [6 , 7] . Bốn nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành để nghiên cứu các ghi nhận về sự phát triển mô vú thông qua sinh thiết cho thấy không có sự thay đổi rõ rệt nào sau khi dùng isoflavones với liều từ 36-100mg một ngày [8,9,10] . Hai trong số các nghiên cứu này đã được tiến hành trên các bệnh nhân bị ung thư vú, một được tiến hành trên các phụ nữ khỏe mạnh, và một trên các bệnh nhân trải qua phẫu thuật ung thư vú. Tất cả các nghiên cứu đã được tiến hành ở các bệnh nhân trên 30 tuổi.

Năm 2013, một nhóm tác giả thực hiện phân tích gộp gồm 20 nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá mối liên quan giữa sử dụng isoflavone đậu nành và nguy cơ ung thư vú [11] .. Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy isoflavone đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú . Mức độ giảm cao hơn ở phụ nữ châu á so với phụ nữ châu Âu. Người ta cho rằng lợi ích này có sự góp phần của thói quen sử dụng đậu nành và các chế phẩm đậu nành lâu dài trong chế độ ăn của người châu á.

Theo Khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với giai đoạn mãn kinh năm 2014 của Hội mãn kinh Bắc Mỹ cũng nêu rõ” Không có dữ liệu nào cho thấy đậu nành, phytoesstrogen hoặc isoflavone đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc nội mạc tử cung” [12] .

Tài liệu tham khảo

  • a1. Tomar, R.S. and R. Shiao, Early life and adult exposure to isoflavones and breast cancer risk. J Environ Sci Health C Environ Carcinog Ecotoxicol Rev, 2008. 26 (2): p. 113-73.
  • 2. Russo, J. and I.H. Russo, The role of estrogen in the initiation of breast cancer. J Steroid Biochem Mol Biol, 2006. 102 (1-5): p. 89-96.
  • 3. Clemons, M. and P. Goss, Estrogen and the risk of breast cancer. N Engl J Med, 2001. 344 (4): p. 276-85.
  • 4. Anbazhagan, R. and B.A. Gusterson, Prenatal factors may influence predisposition to breast cancer. Eur J Cancer, 1994. 30A (1): p. 1-3.
  • 5. Ekbom, A., et al., Intrauterine environment and breast cancer risk in women: a population-based study. J Natl Cancer Inst, 1997. 89 (1): p. 71-6.
  • 6. Messina , M.J., et al., Soy intake and cancer risk: a review of the in vitro and in vivo data. Nutr Cancer, 1994. 21 (2): p. 113-31.
  • 7. Cassidy, A., Physiological effects of phyto-oestrogens in relation to cancer and other human health risks. Proc Nutr Soc, 1996. 55 (1B): p. 399-417.
  • 8. Messina , M., The safety and benefits of soybean isoflavones. A natural alternative to conventional hormone therapy? Menopause, 2007. 14 (5): p. 958; author reply 958-9.
  • 8. Cheng, G., et al., Isoflavone treatment for acute menopausal symptoms. Menopause, 2007. 14 (3 Pt 1): p. 468-73.
  • 9. Sartippour, M.R., et al., A pilot clinical study of short-term isoflavone supplements in breast cancer patients. Nutr Cancer, 2004. 49 (1): p. 59-65.
  • 10. Palomares, M.R.e.a., Effect of soy isoflavones on breast proliferation in postmenopausal breast cancer survivors. Breast Cancer Res Treatment, 2004. 88 : p. 4002
  • 11.Qi Xie MM et al. Isoflavone consumption and risk of breast cancer: a dose-response meta-analysis of observational studies . Asia Pac J Clin Nutr 2013;22(1):118-127
  • 12. Shifren et al. Menopause,Vol21.No.10,2014
]]>
https://hregulator.net/ban-can-biet-nhung-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-101/feed/ 0