PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Tue, 29 Mar 2022 01:55:14 +0000 vi hourly 1 Tại sao một số người trải qua chu kì kinh nguyệt tồi tệ hơn những người khác? https://hregulator.net/tai-sao-mot-so-nguoi-trai-qua-chu-ki-kinh-nguyet-toi-te-hon-nhung-nguoi-khac-3943/ https://hregulator.net/tai-sao-mot-so-nguoi-trai-qua-chu-ki-kinh-nguyet-toi-te-hon-nhung-nguoi-khac-3943/#respond Tue, 13 Nov 2018 02:00:20 +0000 https://hregulator.net/?p=3943 Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao bạn lại trải qua chu kì kinh nguyệt một cách tồi tệ và khó khăn, trong khi những phụ nữ khác lại dường như rất nhẹ nhàng và không lấy gì làm đau đớn? Phần lớn nguyên nhân là do chủ quan cá nhân.

Do chế độ ăn uống

Nếu phụ nữ có vài tháng mà chế độ ăn uống của họ thực sự tồi tệ, nó sẽ làm ảnh hưởng tới chu kì kinh nguyệt. Một nghiên cứu về các cô gái ở độ tuổi đi học cho thấy rằng: Những học sinh nữ ăn nhiều đồ ăn vặt bị các triệu chứng PMS nhiều hơn.

Các chất dinh dưỡng có tác dụng tốt trong chu kì của bạn là canxi, omega-3. Chúng có tác dụng giảm các triệu chứng đau đớn (như cương đau ngực hay đau bụng kinh).

Chế độ ăn uống có ảnh hường tới chu kì kinh nguyệt của bạn (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống có ảnh hường tới chu kì kinh nguyệt của bạn (Ảnh minh họa)

Do tuổi tác

Trong những năm đầu khi bắt đầu có chu kì kinh nguyệt, các bạn nữ dễ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng kinh nguyên phát (một trong những triệu chứng kinh nguyệt phổ biến nhất). Khi chúng ta già đi, chu kì kinh nguyệt lại trở nên thưa hơn và ngắn hơn.

Đau bụng kinh nguyên phát là đau bụng kinh không phải do bệnh tật mà do sinh lý. Có thể hạn chế bằng một số biện pháp an toàn tại nhà, tham khảo thêm bài viết Đau bụng kinh làm sao hết để biết 8 phương pháp an toàn giúp giảm đau bụng kinh nguyên phát. Ngoài ra, để điều trị đau bụng kinh, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên với thành phần gồm chasteberry và isoflavone. Lưu ý rằng cần lựa chọn những sản phẩm rõ nguồn gốc và hỏi ý kiến của bác sĩ hay những người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Không tập thể dục hoặc bạn tập thể dục quá nhiều

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hoạt động thể chất có ảnh hưởng tới PMS. Những phụ nữ không tập thể dục thường trải qua chu kì kinh nguyệt tồi tệ hơn những phụ nữ tập thể dục. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá mức cũng sẽ ảnh hưởng tới chu kì, nó có thể làm chu kì của bạn biến mất, do tập thể dục với cường độ cao làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi.

Không tập thể dục hoặc tập thể dục với cường độ cao cũng có thể ảnh hướng tới kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Không tập thể dục hoặc tập thể dục với cường độ cao cũng có thể ảnh hướng tới kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Trọng lượng cơ thể

Thực tế cho thấy, những phụ nữ thừa cân có xu hướng trải qua chu kì tồi tệ hơn và có nhiều giai đoạn bất thường hơn. Nguyên nhân của vấn đề này là do các yếu tố hormone, chẳng hạn như lượng insulin và estrogen.

Có vấn đề bất thường ở tử cung

Chu kì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bệnh lý trong tử cung. Chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung có thể làm chu kì kinh nguyệt diễn ra một cách đau đớn hơn và nặng hơn bình thường. Các hội chứng chuyển hóa như hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra các chu kì bất thường và kéo dài, chảy máu quá mức.

Một số phụ nữ dường như trải qua chu kì rất thoải mái, nhưng một số khác thì lại không. Có nhiều nguyên nhân gây ra “một chu kì kinh tồi tệ”, điều quan trọng là bạn cần nắm được các kiến thức về chu kì kinh nguyệt của mình và cần đi khám khi gặp các hiện tượng bất thường để kịp thời phát hiện và điều trị.

]]>
https://hregulator.net/tai-sao-mot-so-nguoi-trai-qua-chu-ki-kinh-nguyet-toi-te-hon-nhung-nguoi-khac-3943/feed/ 0
7 cách lành mạnh để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) https://hregulator.net/cach-lanh-manh-quan-ly-pms-3941/ https://hregulator.net/cach-lanh-manh-quan-ly-pms-3941/#respond Mon, 12 Nov 2018 02:00:41 +0000 https://hregulator.net/?p=3941 85% phụ nữ trải qua các triệu chứng thể chất và cảm xúc của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) mỗi tháng. Nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây nhiều cảm giác khó chịu. Từ việc thay đổi lối sống đến tìm kiếm các loại thuốc thích hợp, bài viết dưới đây giúp bạn đối phó với PMS một cách lành mạnh.

Ngưng hút thuốc

Mọt nghiên cứu 10 năm từ 3000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cho thấy, những phụ nữ hút thuốc có nguy cơ phát triển các triệu chứng PMS trung bình đến nặng cao gấp đôi những phụ nữ không bao giờ hút thuốc. Mặc dù lý do chính xác sau phát hiện này là không rõ ràng nhưng tránh hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá có thể cải thiện, thậm chí là ngăn ngừa PMS.

Hoạt động thể chất

Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng tập thể dục giúp giảm bớt những triệu chứng tâm lý trong thời kỳ PMS (như lo lắng, buồn rầu – hai triệu chứng tâm lý thường gặp nhất trong PMS).

Hãy đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc chạy bộ, nhảy, tập aerobic. Lưu ý khi đến chu kì, bạn không cần tập quá nhiều, chỉ cần hoạt động một cách nhẹ nhàng.

Hoạt động thể chất không chỉ giúp quản lý PMS mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe (Ảnh minh họa)

Hoạt động thể chất không chỉ giúp quản lý PMS mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe (Ảnh minh họa)

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới chu kì của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm các triệu chứng PMS. Hãy tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt; cắt giảm đường, chất làm ngọt nhân tạo, chất béo và muối. Các carbohydrate phức hợp trong ngũ cốc nguyên hạt đóng góp vào phản ứng dây chuyền hóa học, nó hỗ trợ tăng cường tâm trạng của bạn, đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực.

Bạn sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi trong chế độ ăn uống không chỉ trong thời gian hành kinh mà còn trong tất cả những khoảng thời gian còn lại.

Giảm bớt sự thèm muốn

Trong thời gian hành kinh, nhiều phụ nữ cảm thấy thèm ăn một số loại đồ ăn không lành mạnh, thường là các loại đồ ngọt hoặc các món ăn mặn nhẹ (hamburger hoặc khoai tây chiên). Ăn quá nhiều các loại đồ ăn này có thể làm tăng các triệu chứng PMS và nhiều hậu quả không lành mạnh khác. Vì thế hãy giảm bớt sự thèm muốn của mình bằng cách ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, carbohydrates phức hợp trong ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn kiểm soát những cơn thèm ăn bằng cách giữ cho mức đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định.

Hạn chế rượu và Caffeine

Rượu và caffein đều ảnh hưởng tiêu cực đến PMS. Vì thế hãy hạn chế đồ uống có cồn, cũng như thực phẩm và đồ uống có chứa caffein (cà phê, trà, ca cao và thậm chí cả sô-cô-la) trong suốt chu kỳ của bạn. Một số ít phụ nữ cảm thấy cảm giác thèm rượu của họ mạnh hơn trong PMS hoặc PMDD (rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt), vì thế nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc cắt giảm một trong các chất này, hãy nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ.

Hạn chế rượu và Caffeine 1

Rượu và caffein đều ảnh hưởng tiêu cực đến PMS (Ảnh minh họa)

Thư giãn

“Chỉ cần thư giãn, bạn sẽ giảm các triệu chứng PMS” – câu nói này thật đơn giản nhưng để thực hiện lại là một việc khó khăn. PMS bao gồm cả các triệu chứng tâm lý, khiến bạn lo lắng và căng thẳng, vì thế bạn nên học một số kỹ thuật thư giãn. Tham khảo các bộ môn như yoga, hít thở sâu hoặc thiền định rồi chọn cho mình một bộ môn thích hợp.

Sử dụng thuốc

Có một số loại thuốc không kê toa có thể làm giảm các triệu chứng PMS. Tuy nhiên hãy thận trọng khi sử dụng các loại thuốc tân dược này, nếu sử dụng không đúng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, các bác sĩ thường khuyên dùng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên với thành phần chính là isoflavone và chasteberry. Đây là các sản phẩm từ tự nhiên nên không gây tác dụng phụ.

  • Chasteberry được chiết xuất từ quả cây trinh nữ châu Âu có tác dụng làm giảm những bất thường của chu kì kinh nguyệt, làm giảm những khó chịu của giai đoạn tiền kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng đau (cương đau ngực, đau bụng kinh, vv) của thời kì này. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hoạt hóa thụ thể Dopamin D2 làm giảm các biểu hiện khó chịu của hội chứng PMS.
  • Isoflavone mà một phytoestrogen có khả năng điều hòa hormone nữ trong cơ thể.

Tuy  nhiên trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, sử dụng các sản phẩm rõ nguồn gốc, rõ xuất xứ. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm trôi nổi tràn lan.

Các bài viết về chuyên đề đau bụng kinh nguyệt do PMS dưới đây có thể hữu ích cho các bạn.

]]>
https://hregulator.net/cach-lanh-manh-quan-ly-pms-3941/feed/ 0
Phân biệt sự khác nhau giữa hội chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai https://hregulator.net/dau-hieu-mang-thai-voi-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-3897/ https://hregulator.net/dau-hieu-mang-thai-voi-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-3897/#respond Wed, 07 Nov 2018 02:00:56 +0000 https://hregulator.net/?p=3897 Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome – PMS) là tên gọi một nhóm các triệu chứng có liên quan đến chu kì kinh nguyệt. Thông thường, PMS sẽ xuất hiện từ 1-2 tuần trước khi “đèn đỏ” tới. Triệu chứng PMS rất giống với những dấu hiệu sớm của mang thai.

Cương đau ngực

Là PMS nếu việc sưng và căng tức ngực xảy ra trong suốt nửa sau của chu kì kinh nguyệt cho đến khi bắt đầu chu kì mới. Về cường độ, các cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và nặng nhất thường vào ngay trước khi hành kinh và giảm đi khi chu kì đến hoặc trong 1-2 ngày khi hành kinh do progesterone giảm xuống. Phụ nữ đang cho con bú có thể có những dấu hiệu nặng hơn.

Là dấu hiệu mang thai. Gian đoạn đầu mang thai bạn cũng có thể thấy ngực hơi sưng và cảm thấy căng tức khi chạm vào. Việc căng tức này xảy ra 1-2 tuần sau khi thụ thai và kéo dài vài tuần cho đến khi progesterone tăng cao trong suốt thai kì.

Chảy máu

Hội chứng PMS. Máu không xuất hiện trong hội chứng PMS. Bạn sẽ chỉ thấy máu khi hành kinh, lượng máu nhiều (40-80ml) và kéo dài trong khoảng 3-5 ngày.

Dấu hiệu mang thai. Chảy một chút máu âm đạo là dấu hiệu đầu tiên của mang thai. Tuy nhiên những máu này chỉ là những nốt máu màu hồng nhạt hoặc nâu và thường không cần phải dùng tới băng vệ sinh. Tình trạng này kéo dài 1-2 ngày và ngắn hơn chu kì kinh nguyệt.

Buồn nôn

Dấu hiệu PMS. Nếu chu kì kinh chỉ là đến muộn, bạn sẽ không cảm thấy buồn nôn.

Dấu hiệu mang thai. Nghén là một trong những dấu hiệu sớm và rõ ràng nhất thường gặp khi mang thai. Hiện tượng nghén thường xuất hiện sau khi có thai khoảng 3 tuần. Thời điểm xuất hiện cơn nghén có thể là bất kì thời gian nào trong ngày.

Nghén là dấu hiệu đặc trưng của mang thai. Còn trong PMS, bạn không cảm thấy buồn nôn khi chu kì sắp đến (Ảnh minh họa)

Nghén là dấu hiệu đặc trưng của mang thai. Còn trong PMS, bạn không cảm thấy buồn nôn khi chu kì sắp đến (Ảnh minh họa)

Thay đổi thói quen ăn uống

Dấu hiệu PMS. Thói quen ăn uống của bạn sẽ thay đổi một chút khi chuẩn bị đến chu kì, bạn có thể thèm ăn đồ ngọt hoặc đồ mặn. Những cơn thèm ăn này không giống với khi bạn mang thai.

Dấu hiệu mang thai. Cùng với việc thèm ăn một số loại đồ ăn, bạn có thể cảm thấy cả việc bị mất hứng thú với một số loại, thậm chí cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy một số mùi hoặc hương vị nhất định, cho dù đó là mùi mà trước kia bạn rất yêu thích. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thai kì. Một số trường hợp còn bị rối loạn ăn uống dẫn đến thèm ăn những thứ mà không có chút giá trị dinh dưỡng nào (như đá, kim loại hay tường gạch, vv)

Đau bụng

Dấu hiệu PMS. Triệu chứng đau bụng thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ trước khi kinh nguyệt đến. Sau đó cơn đau sẽ giảm dần và biến mất vào cuối chu kì.

Dấu hiệu mang thai. Giai đoạn sớm của mang thai bạn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ. Những cơn đau bụng này thường giống với đau bụng kinh nhưng vị trí ở phía bụng dưới hoặc dưới lưng. Thời gian đau có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Đọc thêm các bài viết về chuyên đề đau bụng kinh của chúng tôi:

Lời khuyên của bác sĩ

Bạn nên nhớ rằng, sự khác biệt giữa PMS và dấu hiệu mang thai là rất nhỏ và có thể khác nhau giữa mọi người.

Cách tốt nhất để xác định xem mình có mang thai hay không là thử thai. Bạn nên theo dõi các dấu hiệu và nên đến gặp bác sĩ nếu có điều gì lo lắng hay thắc mắc. Càng phát hiện mang thai sớm bạn càng được chăm sóc đúng cách.

]]>
https://hregulator.net/dau-hieu-mang-thai-voi-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-3897/feed/ 0
Mẹo hay làm giảm đau bụng kinh hiệu quả https://hregulator.net/meo-hay-lam-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua-858/ https://hregulator.net/meo-hay-lam-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua-858/#respond Mon, 06 Jun 2016 08:47:34 +0000 https://hregulator.net/?p=858 Đau bụng kinh đang hành hạ bạn trong những ngày đến tháng? Hãy bỏ túi cho mình những mẹo giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả sau chị em nhé!

Mẹo giảm đau bụng kinh tức thì

Làm ấm vùng bụng

Làm ấm vùng bụng 1

Sử dụng nhiệt làm ấm vùng bụng thực sự có thể làm dịu cơn đau bụng kinh một cách hiệu quả, theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa việc làm này có thể tương đương với một số loại thuốc giảm đau cấp tốc mà lại an toàn hiệu quả không có tác dụng phụ.

Cách thức áp dụng có thể dùng một miếng dán nhiệt hoặc lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su, dùng túi nước ấm… rồi chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt cơn đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài hoặc sử dụng cách thức tắm nước nóng cũng có tác dụng tương tự. Việc dùng nhiệt khiến cho tử cung co bóp dễ dàng hơn khiến máu kinh ra ngoài một cách trơn tru dễ dàng chính vì vậy sẽ làm giảm dần cơn đau bụng kinh nguyệt.

Sử dụng gừng tươi

Đây là một mẹo của dân gian rất đơn giản mà hiệu quả, mục đích vẫn làm làm ấm vùng bụng nhưng chỉ cần dùng gừng giã hoặc cắt lát sau đó chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ làm giảm những cơn đau bụng kinh.

Ngoài việc dùng gừng để đắp có thể uống trà gừng hay trà bạc hà ấm cũng sẽ giúp giảm đau bụng kinh.

Massage vùng bụng

Massage vùng bụng 1

Massage vùng bùng dưới một cách nhẹ nhàng sẽ khiến cơ bụng không bị cơ thắt quá đột ngột, cơ thể thư giãn và máu kinh được lưu thông nhiều hơn chính vì vậy sẽ làm giảm đau hiệu quả. Lưu ý khi xoa bóp cần thực hiện động tác một cách nhẹn nhàng và xoa đều theo hướng vòng tròn.

Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp

Nhiều chị em nghĩ rằng đến ngày đèn đỏ là phải cố gắng càng ít hạn chế càng tốt, cứ ngồi ỳ một chỗ. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, việc tập các bài thể dục phù hợp nhẹ nhàng trong ngày đèn đỏ sẽ giúp cơ thể chị em khỏe mạnh và làm giảm cơn đau bụng kinh. Khi các cơ bắp được vận động thư giãn sẽ làm sản sinh là một loại hormon là endorphin có tác dụng giúp giảm đau.

Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… sẽ giúp bạn tăng lưu lượng máu và rút ngắn thờ gian của cơn đau bụng là các bài tập được khuyến khích chị em tập luyên trong ngày hàng tháng. Tuyệt đối không lựa chọn các bài tập mất nhiều sức hay hoạt động mạnh như chạy nhảy, đấm lưng… vì có thể khiến máu kinh ra nhiều hơn và đau bụng hơn.

Nạp vitamin vào cơ thể

Vitamin không chỉ giúp cho các cơ quan trong cho thể vận hành một cách tốt và hiệu quả nhất mà nó còn có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm đau. Các loại vitamin cần thiết trong thời gian hành kinh là canxi, vitamin B và kẽm các vitamin này giúp giảm cơn đau và đầy bụng. Ngoài ra, cung cấp vitamin E, thiamine và Omega-3 cũng giúp giảm đau bụng kinh hữu hiệu.

Trong thời kỳ đèn đỏ chị em nên ăn nhiều trái cây tươi, rau, thực phẩm có chất xơ và uống nhiều nước. Chất xơ sẽ rất có tác dụng trong việc thanh lọc estrogen dư thừa, loại hoóc môn có thể khiến những cơn đau bụng kinh kéo dài và gây nhiều đau đớn hơn. Hạn chế ăn mặn bởi muối sẽ giữ nước và khiến cơ thể dàng khó chịu.

Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp 1

Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.

Ăn trứng gà lá ngải

Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, chữa giảm đau bụng kinh hệu quả.

Khi gặp phải tình trạng đau bụng kinh, chị em có thể nghĩ đến việc ăn trứng gà lá ngải sẽ thấy giảm đau thậm chí là chấm dứt hẳn cơn đau.

Mẹo giảm đau bụng kinh lâu dài

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý

Ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh nhưng cần hạn chế ăn thức ăn có đồ cay, nóng gây táo bón dễ làm đau bụng kinh nặng thêm. Nên uống nước chanh nóng, dùng các loại vitamin hỗn hợp và thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin C, B6…

Ăn nhiều rau, trái cây, cá. Hạn chế các loại thực phẩm ngọt, mặn, giảm lượng muối nạp vào cơ thể trong những ngày đèn đỏ. Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,… nhất là trong những ngày “đèn đỏ”.

Không thường xuyên uống cà phê, chè, nước ngọt có ga… vì có chất cafein vì có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

Các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá …. cần được loại ra khỏi danh sách dùng bởi nó sẽ kích thích khiến tử cung co bóp và đau mạnh hơn.

Giữ vùng kín sạch sẽ

Giữ vùng kín sạch sẽ 1

Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ là điều rất cần thiết. Vùng kín không được giữ gìn sạch sẽ khả năng vi khuẩn xâm nhập âm đạo là rất cao có thể dẫn đến viêm nhiễm, nấm ngứa là nguyên nhân khiến đau bụng kinh dữ dội hơn.

Thực hiện việc thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng dưới 4 tiếng một lần tránh để quá lâu dù kinh nguyệt ra ít, khi tắm rửa về sinh vùng kín nên tắm bằng nước muối khoáng ấm để giúp cơ thể thư giãn và làm sạch vùng kín. Đây cũng là giải pháp tránh viêm nhiễm lại giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Giảm đến mức thấp nhất những căng thẳng, áp lực cuộc sống

Cách tốt nhất cần nhiều sự cố gắng của bạn để giảm đau bụng kinh đó là giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tâm trạng luôn hài hòa, hạn chế ảnh hưởng bởi những áp lực từ môi trường sống, công việc và gia đình…

Ngoài ra việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau trong mọi trường hợp cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Hregulator.net

]]>
https://hregulator.net/meo-hay-lam-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua-858/feed/ 0
Kiến thức về hội chứng tiền kinh nguyệt https://hregulator.net/kien-thuc-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-790/ https://hregulator.net/kien-thuc-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-790/#respond Fri, 06 May 2016 07:48:57 +0000 https://hregulator.net/?p=790 Hội chứng tiền kinh nguyệt là tật hợp của tất cả các biểu hiện như thay đổi tính khi, căng đau vú, chướng bụng, thèm ăn, mệt mỏi, dễ cáu gắt, trầm cảm … trước ngày hành kinh. Hội chứng tiền kinh nguyệt có tên gọi khoa học là Premenstrual Syndrome (PMS). Dưới đây là tất cả các kiến thức về hội chứng này mà phụ nữ cần biết.

Kiến thức về hội chứng tiền kinh nguyệt 1

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì

Hội chứng tiền kinh nguyệt( PMS) là một nhóm các triệu chứng biểu hiện có thể là sự thay đổi về thể chất hay tinh thần tâm lý của người phụ nữ trước ngày hành kinh. Các triệu chứng biểu hiện này có thể xảy ra từ mức độ rất nhẹ đến rất nặng ở từng chu kỳ kinh nguyệt và xảy ra khác nhau ở từng người phụ nữ bao gồm cáu bẳn, dễ bị kích động, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, đau nhức, mệt mỏi, thèm ăn… xảy ra trước ngày hành kinh và khi ngày hành kinh bắt đầu thường biến mất.

Hội chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến có hơn 50% người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 20 -40 tuổi mắc phải hội chứng này. Đa phần chị em phụ nữ đều nhận định hội chứng này gây khá nhiều phiền phức cho chế độ sinh hoạt thường ngày của phụ nữ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống.

Nhóm người có nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt cao

Phụ nữ ở trong độ tuổi từ 20-40 đều có nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng các nhóm phụ nữ sau có nguy cơ gặp phải cao hơn đó là:

  • Nhóm phụ nữ có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này.
  • Phụ nữ có tiền sử, có vấn đề về tâm thần như lo lắng, trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác có thể có nhiều triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Không luyện tập thể dục đầy đủ.
  • Bị stress quá nhiều trong cuộc sống và công việc.
  • Chế độ ăn của  thiếu vitamin B6, canxi và magiê.
  • Sử dụng quá nhiều chất có chứa caffeine.
  • Phụ nữ đã mang thai ít nhất 1 lần dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt

Hiện nay các nhà khoa học y khoa vẫn chưa đưa ra được các nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt mà chỉ nêu ra được các yếu tố tác động góp phần gây ra hội chứng này:

  • Chu kỳ thay đổi về kích thích tố: Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt thay đổi với những biến động nội tiết và biến mất với thời kỳ mang thai và thời kỳ mãn kinh.
  • Thay đổi hóa học trong não: Biến động của serotonin, một hóa chất não (dẫn truyền thần kinh) được cho là đóng một vai trò quan trọng ở các bang tâm trạng, có thể gây ra các triệu chứng PMS. Không đủ lượng serotonin có thể góp phần làm trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và vấn đề ngủ.
  • Trầm cảm: Một số phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt nặng đã không được chẩn đoán trầm cảm, mặc dù một mình trầm cảm không gây ra các triệu chứng.
  • Căng thẳng: Stress có thể làm nặng thêm một số triệu chứng của PMS.
  • Thói quen ăn uống nghèo: Một số triệu chứng PMS có liên quan đến các mức thấp của sinh tố và khoáng chất. Có thể đóng góp khác PMS bao gồm ăn nhiều thức ăn mặn có thể gây giữ nước, và uống rượu và đồ uống có chứa cafêin có thể gây rối loạn mức độ năng lượng và tâm trạng

Biểu hiện, triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Có rất nhiều triệu chứng biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt. Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng khoảng 95% phụ nữ có kinh nghiệm với một số trong hơn 150 triệu chứng PMS. Mức độ nghiêm trọng khác nhau, một số phụ nữ cảm thấy khó chịu nhỏ trong khi chỉ cho những người khác các triệu chứng PMS này khó chịu, đủ để can thiệp vào cuộc sống của họ. Các triệu chứng PMS có thể khác nhau từ người này sang người khác và có thể thay đổi chu kỳ chu kỳ. Một số các triệu chứng PMS thường gặp là:

  • Tình cảm và các triệu chứng về hành vi, dễ trầm cảm hoặc buồn phiền.
  • Căng thẳng hay lo âu.
  • Tâm trạng chán nản.
  • Tính khí thất thường và khó chịu hoặc tức giận.
  • Thay đổi cảm giác ngon miệng và thèm ăn.
  • Mất ngủ
  • Khó tập trung trong việc ghi nhớ.
  • Đau cơ hoặc khớp.
  • Nhức đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Trọng lượng đạt được từ giữ nước.
  • Bụng đầy hơi.
  • Đau tức vùng vú.
  • Mụn trứng cá bùng phát.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.

Triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt là rất nhiều nhưng người phụ nữ mắc phải thường chỉ trải qua một số triệu chứng.

Giải pháp kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt

H-Regulator là một công thức độc nhất nhằm tới nguyên nhân cơ bản của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các triệu chứng liên quan tới thời kỳ mãn kinh. Hơn nữa, lượng  Isoflavone đậu nành (Soy Isoflavone) và Chasteberry cô đặc có trong H-Regulator đã được chứng minh về phương diện lâm sàng.

Chasteberry (Vitex) trong công thức của H-Regulator giúp chống lại một cách hiệu quả rất nhiều các triệu chứng không mong muốn có liên quan tới PMS, kinh nguyệt và mãn kinh bằng cách giảm mức độ nặng của các triệu chứng. Trong khi đó, Soy isoflavone nhắm tới các nguyên nhân cơ bản của các triệu chứng về hormon không mong muốn có liên quan tới kinh nguyệt và mãn kinh để ngăn chặn chúng ngay từ ban đầu.

Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã làm sáng tỏ lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh. Một phân tích gộp dựa trên  8 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy dịch chiết quả Vitex có tác dụng làm chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường ,  giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các rối loạn về tâm lý của thời kỳ tiền kinh nguyệt (PMDD) ở 7 trong số 8 nghiên cứu so với nhóm đối chứng tương ứng của các nghiên cứu đó. Trung bình có 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường và các triệu chứng giảm trong khoảng từ 25-50%. Một số các triệu chứng về tâm lý được thấy cải thiện mạnh nhất là: thay đổi tâm trạng, trầm cảm, dễ cáu giận, lo âu, giận dữ, khóc vô cớ và mất ngủ.

H-Regulator được đăng ký tại Úc và đáp ứng tất cả các quy định khắt khe của Cục quản lý dược Úc (TGA), một trong những cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt nhất trên thế giới. PM H-Regulator là một sự lựa chọn hiệu quả giúp kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt.

]]>
https://hregulator.net/kien-thuc-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-790/feed/ 0
Hội chứng tiền kinh nguyệt – Nguyên nhân và giải pháp? https://hregulator.net/hoi-chung-tien-kinh-nguyet-nguyen-nhan-va-giai-phap-153/ https://hregulator.net/hoi-chung-tien-kinh-nguyet-nguyen-nhan-va-giai-phap-153/#respond Wed, 28 Oct 2015 01:54:03 +0000 https://hregulator.net/?p=153 Bạn thường xuyên cảm thấy căng đau ngực, đau bụng, đau lưng, dễ cáu gắt, mệt mỏi và rất nhiều các thay đổi bất thường khác trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt? Vậy thì bạn nằm trong số hơn 50% phụ nữ trong độ tuổi hành kinh mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng này được gọi dưới cái tên khoa học là Premenstrual Syndrome (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt – Nguyên nhân và giải pháp? 1

Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt cũng phức tạp như chính bản thân người phụ nữ. Tuy nhiên, các bác sĩ đã đưa ra một số giả thuyết về yếu tố góp phần gây nên hội chứng này:

  • Nội tiết tố nữ: Trong thời gian hành kinh, buồng trứng – “nhà máy sản xuất” ra 2 nội tiết tố (estrogen và progesteron) tương đối “an nhàn”. Bởi lúc này nhà máy không còn sản sinh ra một chút progesteron nào cả, đồng thời lượng estrogen cũng giảm đi đáng kể (giống như chúng ta nghỉ ngơi ngày chủ nhật thì “nhà máy” lại nghỉ ngơi ngày “đèn đỏ”). Ta biết rằng estrogen làm giữ nước còn progesteron xoa dịu bằng sự ức chế hoạt động của prostaglandin. Nên khi progesteron đi vắng, protaglandin tha hồ “quậy”. Nó làm co thắt tử cung (để tống máu kinh ra ngoài), co thắt cả các cơ trên nên mạch máu cũng bị ảnh hưởng (nhức đầu, chóng mặt), ruột (đầy hơi, tiêu chảy), đau lưng, đau bụng.
  • Do thay đổi hóa chất serotonin ở não bộ: Biến động của serotonin – một hóa chất não được cho là đóng vai trò quan trọng ở các bang tâm trạng. Trong thời gian hành kinh, lượng serotonin không đủ có thể góp phần làm trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và các vấn đề ngủ.
  • Một số nguyên nhân khác như gia đình bạn có tiền sử bệnh trầm cảm, bạn ít vận động cơ thể, dinh dưỡng kém (thiếu sinh tố E, B6, thiếu vài khoáng chất như magnesium, manganese)…

Cần làm gì để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt?

Cần làm gì để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt? 1

Có vẻ khó khăn để kiểm soát cảm xúc của bạn khi bạn bị hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng có nhiều cách có thể làm để bạn cảm thấy tốt hơn:

  • Sử dụng thuốc an thần, giảm đau do bác sĩ kê đơn, tuy nhiên cách này có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, không thể sử dụng lâu dài (Các loại thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,…)
  • Sử dụng các liệu pháp tâm lý giúp kiểm soát stress, tăng cường sức khỏe (yoga, thể dục nhẹ nhàng, xoa bóp…). Việc tập thể dục đều đặn không chỉ làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, mà còn giúp bạn chống lại mệt mỏi.
  • Kết hợp ăn một chế độ ăn khoa học – giảm lượng muối, cà phê, đường, rượu và chuyển sang những thức ăn lành mạnh hơn như cá, gà, đậu, các loại hạt, mì sợi, trái cây, rau và ngũ cốc
  • Trong thời kỳ “đèn đỏ”, việc quan hệ cũng giúp cân bằng được tâm trạng, tránh và giảm được stress. Tuy nhiên, nên tránh quan hệ vào những ngày đầu “đèn đỏ, quan hệ cần chú ý nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ và sử dụng bao cao su (không áp dụng cho các bạn nhỏ dưới 18 tuổi).
  • Thử những liệu pháp hỗ trợ: Canxi và vitamin D3,5 có thể giúp làm giảm cả triệu chứng thể chất và cảm xúc của hội chứng tiền kinh nguyệt; một số phụ nữ thấy đau vùng ngực có thể làm dịu bằng cách xoa dầu hoa anh thảo vào buổi tối, PMH-Regulator cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, giảm sưng nề căng đau ngực cùng các biểu hiện khó chịu như dễ kích thích, đau đầu.

Tóm lại, không có một công thức chung triệt để nào cho tất cả phụ nữ bởi cấu tạo sinh học và triệu chứng của mỗi người là khác nhau. Để tìm được cách tiếp cận phù hợp đối với hội chứng tiền kinh nguyệt đôi khi cần một chút thời gian, bạn có thể áp dụng 1 cách nhưng đôi khi cũng cần áp dụng kết hợp các cách lại với nhau. Nếu như sau khi áp dụng các phương pháp này mà triệu chứng vẫn còn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

]]>
https://hregulator.net/hoi-chung-tien-kinh-nguyet-nguyen-nhan-va-giai-phap-153/feed/ 0
Những câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt https://hregulator.net/nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-83/ https://hregulator.net/nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-83/#respond Tue, 06 Oct 2015 03:19:56 +0000 https://hregulator.net/?p=83 Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? 

Hội chứng tiền kinh nguyệt được định nghĩa là một tập hợp các triệu chứng xảy ra theo chu kỳ, luôn luôn xảy ra trong cùng một pha của chu kỳ kinh nguyệt , làm ảnh hưởng tới công việc hoặc cuộc sống

Các triệu chứng nào có liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt?

Các triệu chứng có thể là thực thể hoặc cảm xúc

Triệu chứng thực thể gồm: tăng cân, đau vú, căng tức vú, những thay đổi trên da như mụn trứng cá, cơn bốc hỏa, tiêu chảy hoặc táo bón, nhức đầu, thèm ăn đồ ngọt và đau vùng chậu

Các triệu chứng về cảm xúc gồm: dễ cáu kỉnh, mất ngủ, trầm cảm, tâm trí dễ lẫn lôn hoặc hay quên; lo lắng, mệt mỏi và có cảm giác “ mất kiểm soát”

Nguyên nhân gây nên hội chứng tiền kinh là gì?

Người ta chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây ra hội chứng này. Có thể do sự thay đổi nồng độ các hormone buồng trứng như estrogen, progesterone; các hormone liên quan tới chuyển hóa nước và điện giải như aldosterone, renin/angiotensin, prolactin ; các chất dẫn truyền thần kinh ( monoamine, acetylcholine ) và các loại hormone khác ( endorphin, melatonin, glucocorticoid, insulin..). Dường như không có nguyên nhân đơn độc nào gây ra hội chứng tiền kinh.

Thay đổi chế độ ăn có giúp ích gì không?

Hiện tượng thèm ăn carbohydrate đặc biệt đồ ngọt như kẹo, chocolate là một triệu chứng thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguyên nhân được cho rằng liên quan tới nồng độ serotonin trong máu. Một trong các chức năng của serotonin là kiểm soát sự thèm ăn . Khi tiêu thụ đường, cơ thể sẽ gia tăng nồng độ serotonin và kích thích tiêu thụ protein để làm giảm nồng độ serotonin xuống. Trong hội chứng tiền kinh nguyệt, nồng độ serotonin không đủ cao để kích thích tiêu thụ protein . Do đó bệnh nhân liên tục thèm ăn , dẫn tới ăn quá mức carbohydrate . Vì vậy một bữa ăn ít béo, ít muối, ít đường , giàu protein và ngũ cốc, trái cây, rau sẽ có lợi nhất đối với người bị hội chứng tiền kinh nguyệt.

Điều trị hội chứng tiền kinh như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng người. Thông thường bác sĩ sẽ khuyến khích bạn theo dõi các triệu chứng trong vài chu kỳ để chắc chắn là các triệu chứng này luôn xảy ra trước kì kinh. Các thuốc điều trị có thể gồm bổ sung progesterone, thuốc chống trầm cảm SSRI như fluoxetine , thuốc giảm đau kháng viêm non steroid ( aspirin, ibuprofen). Nếu cần ngừa thai, có thể dùng thuốc tránh thai đường uống. Đa số trường hợp gặp hội chứng tiền kinh nguyệt có thể điều trị được.

Điều trị triệu chứng căng tức vú trong hội chứng tuền kinh như thế nào?

Bạn có thể dùng bromocriptine 5 mg/ngày trong pha hoàng thể ( trước kỳ kinh nguyệt)

Triệt sản có làm giảm hội chứng tiền kinh không?

Câu trả lời là KHÔNG. Triệt sản bằng cách thắt vòi trứng đơn thuần không làm giảm triệu chứng của hôi chứng tiền kinh nguyệt. Trong một số ít trường hơp phụ nữ bị năng , gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thì phương án điều trị hiệu quả là chỉ định cắt tử cung và 2 phần phụ.

Ngoài dùng thuốc điều trị, có biện pháp nào khác nữa không?

Bạn có thể tìm kiếm tới các liệu pháp thiên nhiên từ cây cỏ. Một trong những cây thuốc được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng đối với kinh nguyệt là cây Vitex ( hay còn gọi là chasteberry). Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã làm sáng tỏ lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh. Một phân tích gộp dựa trên  8 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy dịch chiết quả Vitex có tác dụng làm chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường ,  giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các rối loạn về tâm lý của thời kỳ tiền kinh nguyệt (PMDD) ở 7 trong số 8 nghiên cứu so với nhóm đối chứng tương ứng của các nghiên cứu đó. Trung bình có 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường và các triệu chứng giảm trong khoảng từ 25-50%. Một số các triệu chứng về tâm lý được thấy cải thiện mạnh nhất là: thay đổi tâm trạng, trầm cảm, dễ cáu giận, lo âu, giận dữ, khóc vô cớ và mất ngủ (Hình 1)

Ngoài dùng thuốc điều trị, có biện pháp nào khác nữa không? 1

Hình 1: Bổ sung chasteberry làm giảm các triệu chứng về tâm ký nhiều hơn đáng kể so với giả dược

Một nghiên cứu lâm sàng khác so sánh dịch chiết Qủa Vitex với Fluoxetine, kết quả cho thấy Qủa Vitex có tác dụng như  Fluoxetine (chất ức chế tái hấp thu Serotonin) làm giảm các triệu chứng về thể chất và tâm lý của PMDD.

German Commission E – Cơ quan quản lý ở Đức ( tương đương với FDA của Mỹ ) cho phép sử dụng cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt. Theo khuyến cáo thực hành lâm sàng của Hội Mãn kinh Bắc Mỹ năm 2014 , Vitext cũng được khuyến cáo sử dụng cho hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và đau liên quan tới kinh nguyệt.

 

 

]]>
https://hregulator.net/nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-83/feed/ 0
Độc tính ức chế tủy xương của liệu pháp hóa chất https://hregulator.net/doc-tinh-uc-che-tuy-xuong-cua-lieu-phap-hoa-chat-58/ https://hregulator.net/doc-tinh-uc-che-tuy-xuong-cua-lieu-phap-hoa-chat-58/#respond Fri, 21 Aug 2015 02:00:40 +0000 https://hregulator.net/?p=58 Giúp phụ nữ ở thời kỳ tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt giảm thiểu các triệu chứng thường thấy ở thời kỳ này (giảm sưng nề căng đau ngực, các biểu hiện khó chịu như dễ kích thích, đau đầu).

Độc tính ức chế tủy xương của liệu pháp hóa chất 1

 

Hifu – công nghệ làm đẹp hiện đại từ châu Âu

Hifu (High Intensity Focus Ultrasound) là công nghệ sử dụng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao, tập trung chiếu hội tụ năng lượng cao vào một điểm ở lớp cân cơ nông, làm đông vón tổ chức, giúp làm co và săn chắc lớp cơ. Các bước sóng này sẽ đi vào đến độ sâu 3mm đến 4,5mm dưới bề mặt da. Đây là độ sâu thích hợp chạm đến vùng tập trung sản xuất collagen và sợi đàn hồi. Da sẽ được làm đẹp từ những tầng sâu của lớp biểu bì. Kết quả làn da căng, mịn màng, trẻ trung, không còn lão hóa, nhăn nheo hay chảy xệ.

Trẻ hóa da với công nghệ Hifu tại DAHLIA Spa & Clinic

Hifu đánh dấu sự phát triển của công nghệ nâng cơ, xóa nhăn không xâm lấn. Sử dụng những tác động thông minh, công nghệ mang đến kết quả tương đương như phẫu thuật thẩm mỹ mà không xâm lấn, không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng, hiệu quả kéo dài từ 3 đến 4 năm. Khách hàng có thể trang điểm nhẹ nhàng sau khi vừa trải qua quá trình trị liệu với công nghệ Hifu. Ưu điểm khi thực hiện nâng cơ trẻ hóa da bằng Hifu tại Dahlia spa: công nghệ tiên tiến của châu Âu đạt tiêu chuẩn (CE); có thể điều trị được mọi loại da trên nhiều vùng cơ thể; hiệu quả phẫu thuật căng da mặt đạt tới 80-90%; quy trình trẻ hóa da khoa học, an toàn, không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng; điều trị một lần cho hiệu quả kéo dài từ 3 đến 4 năm; an toàn, thời gian điều trị rút gọn.

]]>
https://hregulator.net/doc-tinh-uc-che-tuy-xuong-cua-lieu-phap-hoa-chat-58/feed/ 0