PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Tue, 29 Mar 2022 02:02:46 +0000 vi hourly 1 Lý giải hiện tượng mất kinh nguyệt ở phụ nữ https://hregulator.net/ly-giai-hien-tuong-mat-kinh-nguyet-o-phu-nu-854/ https://hregulator.net/ly-giai-hien-tuong-mat-kinh-nguyet-o-phu-nu-854/#respond Thu, 26 May 2016 03:10:23 +0000 https://hregulator.net/?p=854 Chưa phải độ tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh, cũng không phải mang thai mà đột nhiên chị em bị mất kinh nguyệt khiến cho tâm trạng rất lo lắng và không biết tại sao lai xảy ra hiện tượng này. Chính vì hiểu được tâm trạng của chị em, PM – Hregulator sẽ chia sẻ về hiện tượng mất kinh nguyệt và lý giải nguyên nhân xảy ra hiện tượng này.

Lý giải hiện tượng mất kinh nguyệt ở phụ nữ 1

Hiện tượng mất kinh nguyệt

Hiện tượng mất kinh nguyệt là một dạng của rối loạn kinh nguyệt dùng để chỉ tình trạng mất kinh trễ kinh trên 3 tháng. Mất kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh có 2 dạng là nguyên phát và thứ phát.

  • Mất kinh nguyên phát: hiện tượng này xảy ra với chị em ở độ tuổi dậy thì (16 tuổi) nhưng thấy có kinh nguyệt lúc này tử cung chưa phát triển bình thường, hoặc có sự bất thường về gen – nhiễm sắc thể dẫn đến mất kinh.
  • Mất kinh thứ phát: đây là dạng phổ biến hơn, mất kinh thứ phát là trường hợp kinh nguyệt bị trễ trong 3 tháng. Ngoài việc là dấu hiệu của mang thai thì mất kinh thứ phát có thể là biểu hiện của các vấn đề ở buồng trứng như đa nang buồng trứng, mãn kinh sớm,… Các bệnh lý về tuyến yên ảnh hưởng đến sự rụng trứng.

Nguyên nhân gây ra

Nếu không phải do mang thai, thì mất kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Sự bất thường ở tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chức năng của các cơ quan sinh dục của nữ giới. các chuyên gia y tế chỉ ra rằng: Tuyến giáp ảnh hưởng đến việc sản xuất progesterone có vai trò quan trọng đối với chức năng của buồng trứng. Nếu tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả hoặc bất thường, progesterone sẽ được sản xuất với số lượng ít. Điều này không chỉ cản trở đến chức năng của buồng trứng, trứng không rụng, mà còn là nhân tố khiến nội mạc tử cung của nữ giới không phát triển toàn diện. Từ đó không có hiện tượng bong ra dẫn đến không hình thành chu kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là thủ phạm khiến cho nồng độ estrogen và androgen tăng cao. Estrogen và androgen không có sự điều tiết về số lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết hormone của tuyến yên và tác động đến chức năng của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Buồng trứng đa nang (PCOS) là sự mất cân bằng hormone dẫn tới thiếu hụt rụng trứn nghĩa là nó có thể khiến chị em phụ nữ bị mất kinh hoàn toàn hoặc không có kinh thường xuyên.

Tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai

Khi sử dụng các biện pháp tránh thai đặc biệt hay gặp nhất là thuốc tránh thai ít người phụ nữ lại biết rằng nó có thể gây tác dụng phụ thậm chí làm mất khả năng sinh sản nếu như lạm dụng.

Mất kinh là một trong những tác dụng phụ của chúng. Thực chất thuốc tránh thai thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này tuy nhiên nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu, chị em nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và khắc phục sớm nhất.

Stress hoặc tập luyện thể dục thể thao quá sức

Vùng đồi dưới của não bộ có chức năng quan trọng trong việc tiết hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Thường xuyên trong tình trạng bị stress áp lực cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vùng đồi dưới của não bộ khiến cho nhiệm vụ điều tiết chu kỳ kinh nguyệt không còn được đảm bảo thực hiện. Việc điều tiết hormon bị rối loạn khiến cho chu kỳ kinh nguyện bị thất thường sẽ dẫn tới mất kinh thứ phát ở phụ nữ.

Tập thể dục thể thao quá sức sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng và làm dầy của nội mạc tử cung. Từ đó dẫn đến kinh nguyệt không đều và có thể chị em sẽ đối mặt với hiện tượng mất kinh.

Mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm hay còn gọi là suy giảm buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng không sản xuất hoặc không thể rụng trứng. Biểu hiện thường thấy của hiện tượng suy buồng trứng là chậm kinh nguyệt hoặc không có kinh nguyệt.

Suy buồng trứng sớm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh dục và khiến cho phụ nữ mất khả năng sinh sản.

Bệnh Celiac đường ruột gây mất kinh

Bệnh Celiac đường ruột là một dạng bệnh không cho phép cơ thể hấp thu và dung nạp gluten. Đây là một loại bệnh có đặc tính di truyền rất cao, có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Nữ giới bị bệnh Celiac đường ruột thường xuyên đối mặt với nguy cơ mất kinh.

Làm gì khi bị mất kinh nguyệt

Khi gặp phải hiện tượng mất khinh (chậm kinh 3 tháng) chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành kiểm tra xét nghiệm chẩn đoán xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng mất kinh. Tìm được thủ phạm gây ra thì việc điều trị mới hiệu quả.

Ngoài việc thăm khác và điều trị theo bác sĩ, người mắc phải tình trạng mất kinh cần:

  • Thay đổi lại chế độ ăn uống của mình. Tránh các thực phẩm cay nóng và các chất kích thích như rượu bia, caffe, thuốc lá.
  • Điều chỉnh lại chế độ làm việc và nghỉ ngơi cho hợp lý.
  • Phải luôn giữ cho tâm lý thoải mái, vui vẻ.
  • Hàng ngày phải uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây.
  • Đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin Hregulator chia sẻ với các chị em. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp chị em hãy liên hệ trực tiếp đến hotline của Hregulator hoặc để lại bình luận thắc mắc Hregulator sẽ giải đáp.

]]>
https://hregulator.net/ly-giai-hien-tuong-mat-kinh-nguyet-o-phu-nu-854/feed/ 0
Vô kinh và những điều cần biết https://hregulator.net/vo-kinh-va-nhung-dieu-can-biet-318/ https://hregulator.net/vo-kinh-va-nhung-dieu-can-biet-318/#respond Wed, 02 Mar 2016 01:00:32 +0000 https://hregulator.net/?p=318 Kinh nguyệt hàng tháng là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên nếu đang trong độ tuổi sinh đẻ mà không có kinh hay gọi là vô kinh thì cần tìm hiểu rõ vấn đề. Một là vô kinh do đang mang thai hoặc vô kinh do nguyên nhân khác. Nếu là vô kinh do mang thai thì phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm nhưng nếu ngược lại cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra.

Vô kinh là gì?

  • Vô kinh là tình trạng hoàn toàn không có kinh nguyệt ở người phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ
  • Nguyên nhân thường gặp nhất của vô kinh là có thai; cần loại trừ nguyên nhân này trước

Vô kinh là gì? 1

Vô kinh là nỗi lo của rất nhiều bạn nữ – Hình ảnh minh họa

Phân biệt vô kinh thứ phát và nguyên phát

Vô kinh nguyên phát:

  • Không có chu kỳ kinh nguyệt nào khi tới 14 tuổi, không phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát ( vú hoặc lông mu) hoặc
  • Không có chu kỳ nào cho tới 16 tuổi, dù có hay không các đặc tính sinh dục thứ phát
  • Tần xuất gặp vô kinh nguyên phát

Vô kinh thứ phát

  • Mất kinh trên 6 tháng hoặc
  • Mất kinh tổng cộng là 3 chu kỳ trước đó
  • Tần xuất vô kinh thứ phát khoảng 0,7%

Nguyên nhân vô kinh nguyên phát

Không phát triển vú và có tử cung:

  • Chậm dậy thì
  • Rối loạn chức năng hạ đồi
  • Stress nặng về thể chất, tâm lý và/hoặc dinh dưỡng
  • Bệnh lý mạn tính
  • Suy tuyến yên
  • Loạn sản tuyến sinh dục
  • Suy sinh dục
  • Thiếu hụt gonadotropin

Có phát triển vú và có tử cung

  • Vô kinh do tăng androgen ( hội chứng buồng trứng đa nang)
  • Rối loạn chức năng hạ đồi
  • Suy giáp
  • Tăng prolactin máu
  • Tắc nghẽn ( Màng trinh không thủng /âm đạo có vách ngăn ngang)

Vú phát triển và không có tử cung:

  • Không nhạy cảm với androgen
  • Bất sản

Tiên lượng chung của vô kinh nguyên phát

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân sinh bệnh, nhưng nói chung tiên lượng không tốt. Điều trị đối với hệ thống nội tiết chủ yếu là dùng hormon thay thế.

Đối với những bất thường về giải phẫu, nếu được, có thế giải quyết bằng phẫu thuật (cắt bỏ âm vật to, chích chọc màng trinh dẫn thoát máu kinh ứ đọng, cắt bỏ tinh hoàn nữ tính hoá v.v…). Nhưng phần lớn cũng chỉ là điều trị triệu chứng, giải quyết không triệt để.

Vô kinh thứ phát

Những nguyên nhân của vô kinh thứ phát

Tất cả những nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát đều có thể là những nguyên nhân gây vô kinh thứ phát, trừ những bất thường bẩm sinh về giải phẫu ở bộ phân sinh dục và những bất thường bẩm sinh khác. Những nguyên nhân phổ biến nhất của vô kinh thứ phát là thuộc về vùng dưới đồi (78%), tuyến yên (2%), buồng trứng (8%), ở ngoài bộ phận sinh dục (7%) theo tài liệu Châu Âu. Nhưng ở Việt Nam chủ yếu là do suy sớm buồng trứng.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân vùng dưới đồi:

Có 2 nhóm, nhóm do các yếu tố tâm thần và nhóm do các tổn thương thực thể. Thật ra cả hai đều phần lớn là do từ vỏ não tác động xuống vùng dưới đồi chứ không phải xuất phát từ vùng dưới đồi.

Những yếu tố tâm thần, tâm lý có thể là sang chấn tinh thần trong gia đình như ly dị, tang tóc, thay đổi hoàn cảnh sống, hành trình đường dài, lo sợ v.v… có khi tưởng tượng có thai cũng gây ra vô kinh.

Những thay đổi giải phẫu (thương tổn thực thể) như viêm não, sang chấn sọ não làm ảnh hưởng đến chức năng vùng dưới đồi hay các nhóm nhân ở trên vùng dưới đồi như hệ thống viền, cấu tạo lướt.

Không hiếm những trường hợp xảy ra trong thời kỳ thai nghén của người mẹ dẫn tới tốn hại cho đứa con như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thai nghén, tia xạ, thuốc.

Vô kinh nguyên nhân tuyến yên:

Vì tiềm năng hoạt động cao của tuyến yên nên ít khi có vô kinh do nguyên nhân suy tuyến yên. Hay gặp nhất là suy tuyến yên sau sinh và u tuyến yên gây ra vô kinh.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân buồng trứng:

Có thể có những nguyên nhân cụ thể như buồng trứng suy tàn sớm, khối u nam tính hoá buồng trứng, hội chứng Stein – Leventhal ( hội chứng buồng trứng đa nang) , buồng trứng giảm chế tiết estrogen, tăng chế tiết androgen.
Buồng trứng suy là do teo sớm các nang noãn nguyên thuỷ. Nguyên nhân có thể do di truyền, có thể do khi còn là bào thai, là thai nhi, hệ thống vùng dưới đồi – tuyến yên đã kích thích quá mạnh làm teo nhanh các nang noãn nguyên thuỷ, cũng có thể do người bệnh bi chạy tia xạ, bị bệnh quai bị, bị bệnh lao, bệnh virus, tự miễn dịch ó buồng trứng v.v…

Buồng trứng có khối u nam tính hoá (arrhenoblastoma) chế tiết nhiều androgen, đối kháng với tác dụng của estrogen. Mặt khác, androgen này cũng ức chế sự chế tiết các hormon giải phỏng của vùng dưới đồi, cuối cùng buồng trứng lành bên kia cũng hoạt động. Từ những sự kiện trên, xảy ra vô kinh. Trong trường hợp có khối u nam tính hoá, người bệnh sẽ có tính chất sinh dục phụ kiểu nam giới như lông chân, lông bụng, râu, ria mép, âm vật to. Vô kinh là dấu hiệu sớm khiến người phụ nữ đi khám bệnh. Điều trị duy nhất bằng cách cắt bỏ khối u. Buồng trứng lành còn lại sẽ hoạt động bình thường. Người phụ nữ sẽ lại hành kinh bình thường, có thể có thai được. Duy các tính chất sinh dục phụ thì chậm thoái triển hơn và có khi không trớ lại bình thường.

Trong trường hợp suy buồng trứng sớm, người phụ nữ sẽ có bệnh cảnh như của người mãn kinh vì thực chất đây là một tình trạng mãn kinh sớm. Bốc hoả, hồi hộp, hay ra mồ hôi, lạnh đầu chi, buồn ngủ ban ngày v.v… đều là những triệu chứng có thể gập. Không điều trị được nguyên nhân. Có thể dùng estrogen để giám bớt những triệu chứng khó chịu và cho hành kinh để người bệnh an tâm.

Hội chứng buồng trứng đa nang (hội chứng Stein – Leventhal ) nghĩa là cả hai buồng trứng đều đa nang, có vỏ dầy, trắng như sứ, ánh như xà cừ, ở phía dưới ẩn nhiều nang noãn đang phát triển. Điều trị bằng cách cắt góc buồng trứng đem lại kết quả cao, đều kinh, có phóng noãn, có thể thụ thai được, tỷ lệ tới 70 – 90%.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân tử cung:

Nguyên nhân chủ yếu là dính buồng tử cung, mất niêm mạc tử cung do nạo tử cung quá sâu hoặc do lao niêm mạc tử cung, cuối cùng dẫn đến dính toàn bộ buồng tử cung và vô kinh, vô sinh. Dính buồng tử cung do nạo còn có tên gọi là hội chứng Asherman. Triệu chứng chung của hai loại dính toàn bộ buồng tử cung này là vô kinh sau một thời gian kinh ít dần trong khi chu kỳ kinh vẫn đều đặn thường. Tuy mất kinh nhưng những tính chất sinh dục phụ và dục tính vẫn bình thường. Dính buồng tử cung do lao được coi là một giai đoạn ổn định của bệnh, nhưng không thể chữa cho có được một buồng tử cung bình thường trở lại, dù bằng thuốc chống lao, dù bằng cách nong tử cung. Dính buồng tử cung do nạo có thể điều trị được bằng cách nong tử cung. Nong thường dễ vì ranh giới giữa các thành tử cung vẫn còn giữ nguyên. Sau khi nong được thoáng buồng tử cung rồi nên đặt một dụng cụ tránh thai vào trong buồng tử cung để ngăn cách hai thành tử cung, tránh dính trở lại, đồng thời cho estrogen giúp niêm mạc tử cung chóng tái tạo.

Để phòng dính buồng tử cung, phải chữa sớm và chữa triệt để lao sinh dục, tránh nạo thai quá sâu niêm mạc tử cung, đặc biệt rất thận trọng trong nạo sót rau sau đẻ, rất hay gây dính buồng tử cung. Sau nạo, bao giờ cũng nên cho estrogen để niêm mạc tử cung tái tạo tốt, vì sau đẻ, buồng trứng chưa hoạt động trở lại, chưa chế tiết estrogen. Tốt nhất là cho vòng kinh nhân tạo, 14 ngày đầu với estrogen, 12 ngày sau kết hợp estrogen với progesteron, hoặc với progestin nói chung (tiện nhất là dùng viên thuốc tránh thai loại kết hợp).

Vô kinh thứ phát do những rối loạn hoạt động nội tiết khác: những bệnh nội tiết nặng có thể gây ra vô kinh. Hội chứng thương thận – sinh dục, hội chứng Cushing, bệnh Addison, bệnh Basedovv, bệnh đái tháo đường nặng đều có thể dẫn đến vô kinh.

Vô kinh thứ phát do các thuốc hormon tránh thai:

Dùng hormon tránh thai kéo dài có thể bị vô kinh vì vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế lâu ngày, prolactin tăng tiết, niêm mạc tử cung teo. Điều trị bằng cách cho hormon buồng trứng thay thế, cho vòng kinh nhân tạo để niêm mạc tử cung tái tạo lại tốt.

Điều trị vô kinh thứ phát

Trước hết phải loại trừ vô kinh sinh lý như thai nghén, cho bú và vô kinh giả (bế kinh) rồi mới được phép dùng hormon sinh dục nữ để gây kinh nhân tạo.

Vòng kinh nhân tạo là phương pháp dùng estrogen và progesteron theo trình tự trong giai đoạn đầu chỉ có estrogen và giai đoạn sau có cá estrogen và progesteron giống như vòng kinh tự nhiên. Sau khi ngừng thuốc, kinh nguyệt sẽ xẩy ra. Mục đích của dùng vòng kinh nhân tạo nhằm thay thế hormon sinh dục nữ dang bị thiêu hụt, giúp cho niêm mạc tử cung phát triển giống như sinh lý bình thường, có thể chuẩn bị cho trứng làm tổ trong những vòng kinh sau. Cũng còn có mục đích gây chảy huyết kinh để kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung, nhất là của buồng tử cung .

]]>
https://hregulator.net/vo-kinh-va-nhung-dieu-can-biet-318/feed/ 0
Hội chứng buồng trứng đa nang (hội chứng Stein-Leventhal) là gì? https://hregulator.net/hoi-chung-buong-trung-da-nang-hoi-chung-stein-leventhal-la-gi-373/ https://hregulator.net/hoi-chung-buong-trung-da-nang-hoi-chung-stein-leventhal-la-gi-373/#respond Tue, 01 Mar 2016 07:26:05 +0000 https://hregulator.net/?p=373 Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng vô kinh không phóng noãn. Hai buồng trứng đều đa nang, có vỏ dầy, trắng như sứ, ánh như xà cừ, ở phía dưới ẩn nhiều nang noãn đang phát triển

 

Hội chứng buồng trứng đa nang (hội chứng Stein-Leventhal) là gì? 1

5% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – Hình ảnh minh họa

Tỷ lệ mắc: 5% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ

Các triệu chứng thường gặp:  Bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang thường có biểu hiện vô sinh, rậm lông và vô kinh với tần xuất như sau

  • Vô sinh : 74%
  • Rậm lông: 69%
  • Vô kinh: 51%
  • Béo phì: 41%
  • Xuất huyết tử cung bất thường: 29%

Khi xét nghiệm có thể cho kết quả bất thường gồm tăng nồng độ testosterone huyết thanh, DHEA và insulin ; giảm nồng độ FSH.

Cơ chế của các biểu hiện lâm sàng trong hội chứng buồng trứng đa nang

  • Chứng rậm lông là do tăng tiết androgen
  • Các biểu hiện trên da như xuất hiện các vùng da tăng sắc tố màu xám nâu, nhẵn thường thấy ở những nếp da hoặc da vùng sau gáy, và vùng nách. Thường liên quan tới tăng insulin máu
  • Không phóng noãn dẫn tới vô sinh và làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung (3-5%)
  • Bệnh l‎y tim mạch: Gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch 2-7 lần, đột quị  3 lần  do tăng triglyceride máu, giảm HDL cholesterone. Phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang cần kiểm tra lipid máu mỗi năm nếu sau 35 tuổi và mỗi 3-5 năm sau đó nếu các trị số bình thường.
  • Chuyển hóa đường bất thường: tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường ( 25-35% nguy cơ bị đái tháo đường typ 2 khi 30 tuổi) . Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang nên được tầm soát tình trạng rối loạn dung nạp đường và đái tháo đường nếu có béo phì, trước khi muốn có thai và sau 40 tuổi.

Các lựa chọn điều trị đối với hội chứng buồng trứng đa nang

Nếu bệnh nhân muốn có con:

  • Clomiphene giúp đạt tỷ lệ phóng noãn là 80% và tỷ lệ có thai là 50-60%
  • Gonadotropin ở phụ nữ mãn kinh là phương án thứ 2 và có thể làm tăng nguy cơ đa thai đáng kể và nguy cơ bị hội chứng quá kích buồng trứng .
  • Xẻ múi cam hoặc đốt điểm buồng trứng qua nội soi cũng có thể giúp điều trị thành công
  • Các thuốc điều trị đái tháo đường đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ phóng noãn như sự an toàn và khả năng gây quái thai vẫn đang được nghiên cứu

Nếu bệnh nhân không muốn có con:

  • Các thuốc ngừa thai là ưu tiên hàng đầu để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, làm giảm nồng độ androgen 40-50% do đó giảm tình trạng rậm lông 80%; kiểm sót kinh nguyệt do đó ngăn ngừa tăng sinh nội mạc tử cung.
  • Spironolactone làm giảm sản xuất androgen từ buồng trứng giúp giảm tình trạng rậm lông. Thường kết hợp với thuốc tránh thai
  • Đối với bệnh nhân béo phì , chế độ ăn và giảm cân là tiêu chuẩn vàng nhưng rất khó để bệnh nhân tuân thủ.
  • Các thuốc điều trị đái tháo đường như metformin giúp cải thiện nồng độ androgen huyết thanh nhưng chưa nghiên cứu về hiệu quả khi điều trị lâu dài.

Điều trị các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang

Béo phì

  • Chế độ ăn
  • Tập thể dục
  • Các thuốc điều trị béo phì
  • Metformin
Chứng rậm lông

  • Thuốc viên ngừa thai
  • Progestin
  • Spironolactone
  • Cimetidine
  • Đốt điện/laser
  • Điều trị mụn
Vô sinh

  • Clomiphene nitrate
  • HMG
  • Xẻ múi cam/ đốt điểm buồng trứng
  • Metformin
Sẩy thai liên tiếp

  • HCG
  • Bổ sung progesterone
Xuất huyết tử cung bất thường

  • Thuốc viên ngừa thai
  • Progestins
  • Nong và nạo
]]>
https://hregulator.net/hoi-chung-buong-trung-da-nang-hoi-chung-stein-leventhal-la-gi-373/feed/ 0
Rối loạn kinh nguyệt và nguy cơ vô sinh https://hregulator.net/roi-loan-kinh-nguyet-va-nguy-co-vo-sinh-256/ https://hregulator.net/roi-loan-kinh-nguyet-va-nguy-co-vo-sinh-256/#respond Wed, 28 Oct 2015 08:33:26 +0000 https://hregulator.net/?p=256 Chu kì kinh nguyệt như tấm gương phản ánh sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có biết việc chu kì kinh quá dài hay quá ngắn sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai và hậu quả là dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Chu kì kinh bình thường

Chu kì kinh bình thường 1

 Ảnh: Cách tính chu kì kinh nguyệt của phụ nữ

Ở phụ nữ, chu kì kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Hành kinh là hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khoẻ mạnh giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản.

Tuổi trung bình của hành kinh lần đầu là 12 tuổi, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ 8 đến 16 tuổi. Lần kinh cuối – mãn kinh, thường xảy ra vào giữa độ tuổi 45 và 55.

Kinh nguyệt bình thường kéo dài vài ngày, thường 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp 2 đến 7 ngày cũng được xem là bình thường. Chu kì kinh nguyệt trung bình là 28 ngày kể từ ngày đầu tiên của một chu kì có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Chu kì kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ trưởng thành nằm trong khoảng 21 đến 35 ngày.

Chu kì kinh không bình thường và nguy cơ vô sinh

Chu kì kinh không bình thường hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt, thường được bắt đầu bởi kỳ kinh không đều, lượng máu kinh nhiều ít bất thường hay vô kinh…

  • Kinh nguyệt không đều: Được biểu hiện ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của phụ nữ, từ lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tới thời kỳ tiền mãn kinh (40 – 50 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là do trứng không rụng thường xuyên, cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ estrogen, progesterone, buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, có thể còn do biểu hiện của một số bệnh lý như tuyến giáp gặp vấn đề, rối loạn đông máu, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung…
  • Vô kinh: Vô kinh được chia ra làm ba loại với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
  1. Vô kinh nguyên phát có thể là do dị tật sinh dục bẩm sinh như không có tử cung, không có âm đạo, buồng trứng không phát triển, màng trinh bịt kín.
  2. Vô kinh thứ phát là hiện tượng suy buồng trứng sớm, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, rối loạn nội tiết, stress, tập thể dục quá sức, sụt cân đột ngột làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể.
  3. Vô kinh sinh lý là tình trạng mãn kinh khi buồng trứng đã ngưng hoạt động.

Với các nguyên nhân trên, ta nhận thấy rối loạn kinh nguyệt thường do nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa gây ra, những bệnh này nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến vô sinh. Vậy việc cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên vô sinh, hiếm muộn không hoàn toàn do rối loạn kinh nguyệt gây ra mà có thể do một hoặc một số bệnh trong cơ thể mà ta không kiểm soát được như noãn sinh trưởng bất thường, tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung… Những bệnh này cản trở trứng thụ tinh làm tổ và cũng là nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Nói cách khác, chu kì kinh đều đặn là điều kiện cần của việc thụ thai chứ chưa phải là điều kiện đủ.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Để điều trị rối loạn kinh nguyệt được tốt nhất, đầu tiên, bạn nên theo dõi chu kì kinh nguyệt của mình. Nếu vòng kinh quá dài hay quá ngắn, có những biểu hiện bất thường thì nên đi khám phụ khoa để được sự tư vấn kịp thời của bác sĩ. Khi đi khám, đầu tiên các bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân bệnh bằng các xét nghiệm soi âm đạo, ổ bụng, buồng tử cung và siêu âm.

Soi âm đạo:Kiểm tra các bệnh viêm cổ tử cung mãn tính, viêm loét cổ tử cung… để có thể xác định sớm tính chất cà diễn biến của các bệnh về cổ tử cung
Soi ổ bụng:Kiểm tra tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng, tìm ra nguyên nhân gây vô sinh như tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng ( tích nước) hoặc u xơ tử cung…
Soi buồng tử cung:Phân biệt với hiện tượng xuất huyết bất thường. Những người mắc bệnh polyp trong buồng tử cung, u xơ dưới niêm mạc tử cung, ung thư ống cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung đều có thể gây xuất huyết bất thường, quyết định xem có thể lấy u xơ dưới niêm mạc tử cung hay polyp nội mạc tử cung qua đường cổ tử cung hay không, chẩn đoán sớm các chứng ung thư nội mạc tử cung…
Siêu âm:Kiểm tra những bất thường trong kết cấu tử cung, tử cung chảy máu bất thường, u nang và u xơ buồng trứng, u xơ tử cung.

Sau khi xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ có một phác đồ điều trị cụ thể cho bạn, đảm bảo điều trị dứt điểm, chữa trị tận gốc các bệnh gây nên kinh nguyệt không đều, hồi phục sức khỏe cho bạn nữ.

Ngoài ra, bạn có thể chủ động phòng tránh rối loạn kinh nguyệt bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, chăm tập thể dục và thư giãn để giảm căng thẳng…

Bên cạnh đó, việc sử dụng các chế phẩm từ thảo dược thiên nhiên như đậu nành, quả cây trinh nữ…cũng giúp bạn có một chu kì kinh ổn định hơn. Bạn cũng có thể thử sử dụng H-Regulator, đây là sản phẩm được kết hợp từ các thảo dược tự nhiên có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cải thiện nội tiết tố nữ.

Xem thêm: “Kinh nguyệt là gì?”

Bài viết trên giúp bạn biết được thế nào là một chu kì kinh bình thường và một chu kì kinh không bình thường (rối loạn kinh nguyệt). Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ chú ý hơn đến kì “nguyệt san” của mình. Nếu có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thì cần đi khám và tìm ra nguyên nhân để việc điều trị được dễ dàng hơn.

]]>
https://hregulator.net/roi-loan-kinh-nguyet-va-nguy-co-vo-sinh-256/feed/ 0
Vô kinh là gì? https://hregulator.net/vo-kinh-la-gi-88/ https://hregulator.net/vo-kinh-la-gi-88/#respond Wed, 07 Oct 2015 03:21:53 +0000 https://hregulator.net/?p=88 Vô kinh là gì?

Vô kinh là tình trạng hoàn toàn không có kinh nguyệt ở người phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ . Nguyên nhân thường gặp nhất của vô kinh là có thai; cần loại trừ nguyên nhân này trước

Vô kinh là gì? 1

Phân biệt vô kinh thứ phát và nguyên phát

Vô kinh nguyên phát:

  • Không có chu kỳ kinh nguyệt nào khi tới 14 tuổi, không phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát ( vú hoặc lông mu) hoặc
  • Không có chu kỳ nào cho tới 16 tuổi, dù có hay không các đặc tính sinh dục thứ phát
  • Tần xuất gặp vô kinh nguyên phát < 1%

Vô kinh thứ phát

  • Mất kinh trên 6 tháng hoặc
  • Mất kinh tổng cộng là 3 chu kỳ trước đó
  • Tần xuất vô kinh thứ phát khoảng 0,7%

Nguyên nhân vô kinh nguyên phát :

Không phát triển vú và có tử cung:

  • Chậm dậy thì
  • Rối loạn chức năng hạ đồi
  • Stress nặng về thể chất, tâm lý và/hoặc dinh dưỡng
  • Bệnh lý mạn tính
  • Suy tuyến yên
  • Loạn sản tuyến sinh dục
  • Suy sinh dục
  • Thiếu hụt gonadotropin

Có phát triển vú và có tử cung

  • Vô kinh do tăng androgen ( hội chứng buồng trứng đa nang)
  • Rối loạn chức năng hạ đồi
  • Suy giáp
  • Tăng prolactin máu
  • Tắc nghẽn ( Màng trinh không thủng /âm đạo có vách ngăn ngang)

Vú phát triển và không có tử cung:

  • Không nhạy cảm với androgen
  • Bất sản

Tiên lượng chung của vô kinh nguyên phát

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân sinh bệnh, nhưng nói chung tiên lượng không tốt. Điều trị đối với hệ thống nội tiết chủ yếu là dùng hormon thay thế.

Đối với những bất thường về giải phẫu, nếu được, có thế giải quyết bằng phẫu thuật (cắt bỏ âm vật to, chích chọc màng trinh dẫn thoát máu kinh ứ đọng, cắt bỏ tinh hoàn nữ tính hoá v.v…). Nhưng phần lớn cũng chỉ là điều trị triệu chứng, giải quyết không triệt để.

Vô kinh thứ phát

Những nguyên nhân của vô kinh thứ phát

Tất cả những nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát đều có thể là những nguyên nhân gây vô kinh thứ phát, trừ những bất thường bẩm sinh về giải phẫu ở bộ phân sinh dục và những bất thường bẩm sinh khác. Những nguyên nhân phổ biến nhất của vô kinh thứ phát là thuộc về vùng dưới đồi (78%), tuyến yên (2%), buồng trứng (8%), ở ngoài bộ phận sinh dục (7%) theo tài liệu Châu Âu. Nhưng ở Việt Nam chủ yếu là do suy sớm buồng trứng.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân vùng dưới đồi:

  • Có 2 nhóm, nhóm do các yếu tố tâm thần và nhóm do các tổn thương thực thể. Thật ra cả hai đều phần lớn là do từ vỏ não tác động xuống vùng dưới đồi chứ không phải xuất phát từ vùng dưới đồi.
  • Những yếu tố tâm thần, tâm lý có thể là sang chấn tinh thần trong gia đình như ly dị, tang tóc, thay đổi hoàn cảnh sống, hành trình đường dài, lo sợ v.v… có khi tưởng tượng có thai cũng gây ra vô kinh.
  • Những thay đổi giải phẫu (thương tổn thực thể) như viêm não, sang chấn sọ não làm ảnh hưởng đến chức năng vùng dưới đồi hay các nhóm nhân ở trên vùng dưới đồi như hệ thống viền, cấu tạo lướt.
  • Không hiếm những trường hợp xảy ra trong thời kỳ thai nghén của người mẹ dẫn tới tốn hại cho đứa con như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thai nghén, tia xạ, thuốc.

Vô kinh nguyên nhân tuyến yên:

Vì tiềm năng hoạt động cao của tuyến yên nên ít khi có vô kinh do nguyên nhân suy tuyến yên. Hay gặp nhất là suy tuyến yên sau sinh và u tuyến yên gây ra vô kinh.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân buồng trứng:

Có thể có những nguyên nhân cụ thể như buồng trứng suy tàn sớm, khối u nam tính hoá buồng trứng, hội chứng Stein – Leventhal ( hội chứng buồng trứng đa nang) , buồng trứng giảm chế tiết estrogen, tăng chế tiết androgen.

Buồng trứng suy là do teo sớm các nang noãn nguyên thuỷ. Nguyên nhân có thể do di truyền, có thể do khi còn là bào thai, là thai nhi, hệ thống vùng dưới đồi – tuyến yên đã kích thích quá mạnh làm teo nhanh các nang noãn nguyên thuỷ, cũng có thể do người bệnh bi chạy tia xạ, bị bệnh quai bị, bị bệnh lao, bệnh virus, tự miễn dịch ó buồng trứng v.v…

Buồng trứng có khối u nam tính hoá (arrhenoblastoma) chế tiết nhiều androgen, đối kháng với tác dụng của estrogen. Mặt khác, androgen này cũng ức chế sự chế tiết các hormon giải phỏng của vùng dưới đồi, cuối cùng buồng trứng lành bên kia cũng hoạt động. Từ những sự kiện trên, xảy ra vô kinh. Trong trường hợp có khối u nam tính hoá, người bệnh sẽ có tính chất sinh dục phụ kiểu nam giới như lông chân, lông bụng, râu, ria mép, âm vật to. Vô kinh là dấu hiệu sớm khiến người phụ nữ đi khám bệnh. Điều trị duy nhất bằng cách cắt bỏ khối u. Buồng trứng lành còn lại sẽ hoạt động bình thường. Người phụ nữ sẽ lại hành kinh bình thường, có thể có thai được. Duy các tính chất sinh dục phụ thì chậm thoái triển hơn và có khi không trớ lại bình thường.

Trong trường hợp suy buồng trứng sớm, người phụ nữ sẽ có bệnh cảnh như của người mãn kinh vì thực chất đây là một tình trạng mãn kinh sớm. Bốc hoả, hồi hộp, hay ra mồ hôi, lạnh đầu chi, buồn ngủ ban ngày v.v… đều là những triệu chứng có thể gập. Không điều trị được nguyên nhân. Có thể dùng estrogen để giám bớt những triệu chứng khó chịu và cho hành kinh để người bệnh an tâm.

Hội chứng buồng trứng đa nang (hội chứng Stein – Leventhal )  nghĩa là cả hai buồng trứng đều đa nang, có vỏ dầy, trắng như sứ, ánh như xà cừ, ở phía dưới ẩn nhiều nang noãn đang phát triển. Điều trị bằng cách cắt góc buồng trứng đem lại kết quả cao, đều kinh, có phóng noãn, có thể thụ thai được, tỷ lệ tới 70 – 90%.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân tử cung:

Nguyên nhân chủ yếu là dính buồng tử cung, mất niêm mạc tử cung do nạo tử cung quá sâu hoặc do lao niêm mạc tử cung, cuối cùng dẫn đến dính toàn bộ buồng tử cung và vô kinh, vô sinh. Dính buồng tử cung do nạo còn có tên gọi là hội chứng Asherman. Triệu chứng chung của hai loại dính toàn bộ buồng tử cung này là vô kinh sau một thời gian kinh ít dần trong khi chu kỳ kinh vẫn đều đặn thường. Tuy mất kinh nhưng những tính chất sinh dục phụ và dục tính vẫn bình thường. Dính buồng tử cung do lao được coi là một giai đoạn ổn định của bệnh, nhưng không thể chữa cho có được một buồng tử cung bình thường trở lại, dù bằng thuốc chống lao, dù bằng cách nong tử cung. Dính buồng tử cung do nạo có thể điều trị được bằng cách nong tử cung. Nong thường dễ vì ranh giới giữa các thành tử cung vẫn còn giữ nguyên. Sau khi nong được thoáng buồng tử cung rồi nên đặt một dụng cụ tránh thai vào trong buồng tử cung để ngăn cách hai thành tử cung, tránh dính trở lại, đồng thời cho estrogen giúp niêm mạc tử cung chóng tái tạo.

Để phòng dính buồng tử cung, phải chữa sớm và chữa triệt để lao sinh dục, tránh nạo thai quá sâu niêm mạc tử cung, đặc biệt rất thận trọng trong nạo sót rau sau đẻ, rất hay gây dính buồng tử cung. Sau nạo, bao giờ cũng nên cho estrogen để niêm mạc tử cung tái tạo tốt, vì sau đẻ, buồng trứng chưa hoạt động trở lại, chưa chế tiết estrogen. Tốt nhất là cho vòng kinh nhân tạo, 14 ngày đầu với estrogen, 12 ngày sau kết hợp estrogen với progesteron, hoặc với progestin nói chung (tiện nhất là dùng viên thuốc tránh thai loại kết hợp).

Vô kinh thứ phát do những rối loạn hoạt động nội tiết khác: những bệnh nội tiết nặng có thể gây ra vô kinh. Hội chứng thương thận – sinh dục, hội chứng Cushing, bệnh Addison, bệnh Basedovv, bệnh đái tháo đường nặng đều có thể dẫn đến vô kinh.

Vô kinh thứ phát do các thuốc hormon tránh thai:

Dùng hormon tránh thai kéo dài có thể bị vô kinh vì vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế lâu ngày, prolactin tăng tiết, niêm mạc tử cung teo. Điều trị bằng cách cho hormon buồng trứng thay thế, cho vòng kinh nhân tạo để niêm mạc tử cung tái tạo lại tốt.

Điều trị vô kinh thứ phát

Trước hết phải loại trừ vô kinh sinh lý như thai nghén, cho bú và vô kinh giả (bế kinh) rồi mới được phép dùng hormon sinh dục nữ để gây kinh nhân tạo.

Vòng kinh nhân tạo là phương pháp dùng estrogen và progesteron theo trình tự trong giai đoạn đầu chỉ có estrogen và giai đoạn sau có cá estrogen và progesteron giống như vòng kinh tự nhiên. Sau khi ngừng thuốc, kinh nguyệt sẽ xẩy ra. Mục đích của dùng vòng kinh nhân tạo nhằm thay thế hormon sinh dục nữ dang bị thiêu hụt, giúp cho niêm mạc tử cung phát triển giống như sinh lý bình thường, có thể chuẩn bị cho trứng làm tổ trong những vòng kinh sau. Cũng còn có mục đích gây chảy huyết kinh để kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung, nhất là của buồng tử cung.

 

]]>
https://hregulator.net/vo-kinh-la-gi-88/feed/ 0