PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Thu, 13 Dec 2018 08:31:58 +0000 vi hourly 1 Bài tự kiểm tra mất cân bằng hormone dành cho tuổi mãn kinh https://hregulator.net/bai-tu-kiem-tra-mat-can-bang-hormone-danh-cho-tuoi-man-kinh-4108/ https://hregulator.net/bai-tu-kiem-tra-mat-can-bang-hormone-danh-cho-tuoi-man-kinh-4108/#respond Thu, 13 Dec 2018 02:00:49 +0000 https://hregulator.net/?p=4108 [no_toc]

Mãn kinh có thể là thời kì khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ khi mà mức độ estrogen giảm gây ra một loạt các triệu chứng.

Tăng cân, da khô, thèm ăn, khó chịu, rối loạn giấc ngủ – tất cả những điều này có thể là manh mối cho thấy các hoóc-môn của bạn đang suy giảm và chu kỳ hàng tháng của bạn có thể sắp kết thúc. Nhưng những triệu chứng này cũng có thể là do các nguyên nhân khác như: căng thẳng quá mức, thiếu hụt vitamin, chế độ ăn kém, chức năng thượng thận kém, thiếu tập thể dục, v.v.

Vậy làm thế nào để biết bạn có đang thực sự bị mất cân bằng nội tiết tố? Để giúp bạn trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã cung cấp một bài kiểm tra đơn giản mà bạn có thể sử dụng để xác định xem liệu bạn có thực sự có sự mất cân bằng nội tiết tố hay không.

Tại sao việc kiểm tra rối loạn nội tiết tố lại quan trọng nếu tôi mãn kinh?

Khi tiếp cận thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc một số bệnh sẽ tăng lên, đặc biệt là những bệnh liên quan đến lão hóa. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn đáng kể. Quỹ Loãng xương Quốc gia ước tính rằng khoảng một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ gặp nhiều vấn đề vì loãng xương.

Tại sao? Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương là sự mất cân bằng nội tiết tố gây trở ngại cho các tế bào hình thành xương. Vì estrogen tự nhiên duy trì sức mạnh của xương, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mất xương rất cao vì nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm sau thời kỳ mãn kinh.

Tại sao việc kiểm tra rối loạn nội tiết tố lại quan trọng nếu tôi mãn kinh? 1

Khi tiếp cận thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc một số bệnh sẽ tăng lên, đặc biệt là những bệnh liên quan đến lão hóa (Ảnh minh họa)

Bài tự kiểm tra mất cân bằng hormone

Tự hỏi mình 15 câu hỏi dưới. Bạn có các triệu chứng vừa phải đến nặng ở các khu vực sau không?

  1. Bạn trên 30 tuổi chưa? Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất mà bạn nhận thấy là gì? (Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra trong độ tuổi từ 50 đến 55; tuy nhiên, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể bắt đầu ở phụ nữ sớm nhất là những năm 30 và 40)
  2. Bạn có thèm đường, muối, caffeine hoặc carbohydrate không?
  3. Bạn có cảm thấy các cơn bốc hỏa trong người không?
  4. Bạn có gặp các triệu chứng trầm cảm, khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng không?
  5. Bạn có sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống không?
  6. Bạn có ngủ kém và cảm thấy chậm chạp, thiếu ngủ vào buổi sáng?
  7. Bạn có thấy tóc mỏng đi, gãy rụng và da khô hơn?
  8. Bạn đang thừa cân và ngày càng ăn nhiều chất béo hơn?
  9. Bạn có bị đầy hơi, đau đầu, giữ nước, sưng ngực và/hoặc thay đổi tâm trạng trước khi hành kinh?
  10. Bạn có tiền sử chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu nặng hoặc đau bụng kinh không?
  11. Bạn có thường bị nhịp tim không đều không?
  12. Bạn có bị suy giảm ham muốn tình dục không?
  13. Bạn có thường xuyên bị ù tai hoặc nghe “tiếng chuông” trong tai không?
  14. Bạn có thường xuyên bị đau khớp không?
  15. Bạn có biết mình bị một trong các tình trạng sau không: Vô sinh, lạc nội mạc tử cung, chức năng tuyến giáp thấp, hoặc chức năng thượng thận cạn kiệt?

Nếu câu trả lời là “có” cho nhiều một nửa câu hỏi, đã đến lúc bạn nên lên một cuộc hẹn với bác sĩ.

Khám sức khỏe

Trước khi bạn đến bác sĩ, hãy theo dõi bất kỳ triệu chứng nào bạn gặp phải, tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chúng. Lưu ý thời gian mà bạn có kỳ kinh nguyệt cuối cùng và báo cáo mọi bất thường xảy ra. Lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn hiện đang dùng.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cũng như tần suất bạn gặp các triệu chứng. Đừng ngại thảo luận về tất cả các triệu chứng của bạn. Mãn kinh là một quá trình tự nhiên và bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên chuyên môn.

Bác sĩ có thể quét âm đạo của bạn để kiểm tra độ pH, điều này cũng có thể giúp xác nhận thời kỳ mãn kinh. PH âm đạo là 4,5 trong những năm thuộc thời kì sinh sản. Trong thời kỳ mãn kinh, pH âm đạo tăng lên mức 6.

Nếu nghi ngờ các triệu chứng của bạn là do một tình trạng khác (chẳng hạn như suy buồng trứng hoặc tình trạng tuyến giáp) không phải mãn kinh, bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm để loại trừ, có thể gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích nang trứng (FSH) (hiếm khi cần thiết) và estrogen của bạn
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Xét nghiệm Lipid
  • Xét nghiệm chức năng gan thận

Nếu bạn thực sự bước vào giai đoạn mãn kinh, hãy tiếp tục đến gặp bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe, bao gồm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra thể chất, cùng với đó hãy trang bị kiến thức về thời kì này, điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn một tốt nhất khi bạn già đi.

]]>
https://hregulator.net/bai-tu-kiem-tra-mat-can-bang-hormone-danh-cho-tuoi-man-kinh-4108/feed/ 0
Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào? https://hregulator.net/thoi-ky-man-kinh-anh-huong-den-giac-ngu-4092/ https://hregulator.net/thoi-ky-man-kinh-anh-huong-den-giac-ngu-4092/#respond Thu, 06 Dec 2018 02:00:29 +0000 https://hregulator.net/?p=4092 Phụ nữ mãn kinh có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xoay quanh vấn đề giấc ngủ, chẳng hạn như:

  • Thời kì mãn kinh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
  • Chuyện gì đã xảy ra với giấc ngủ của tôi? Tại sao tôi lại rất khó khăn để ngủ ngon?
  • Tôi có thể làm gì để ngủ ngon hơn khi trải qua thời kì mãn kinh và sau đó?

 Hãy cùng thảo luận kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Vấn đề đầu tiên

Vấn đề giấc ngủ của phụ nữ trong những năm trung niên không chỉ do vấn đề mãn kinh. Những năm tháng này nhiều người có thể vẫn đang “đắm mình” trong sự nghiêp với những mục tiêu lớn hoặc phải chăm sóc cha mẹ già, nuôi dạy cháu, đôi khi là tất cả những điều trên. Những vấn đề này có thể góp phần ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ. Không chỉ vậy, tình trạng sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Nhưng sự chuyển tiếp sinh học cũng là những vấn đề xảy ra với phụ nữ trong những năm mãn kinh này. Thời kì mãn kinh có thể mang lại những “thách thức” đáng kể cho giấc ngủ.

Để bắt đầu cuộc trò chuyện về mối quan hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ, tôi sẽ nói trước về các hormon, gồm estrogen và progesterone, sự ảnh hưởng của chúng đến giấc ngủ và các khía cạnh khác của sức khỏe phụ nữ.

Vấn đề đầu tiên 1

Thời kì mãn kinh có thể mang lại những “thách thức” đáng kể cho giấc ngủ (Ảnh minh họa)

Kích thích tố và giấc ngủ của phụ nữ

Thời kì mãn kinh, các hormone suy giảm mạnh, đáng kể nhất là estrogen, progesterone và testosterone. Những hormon này hoạt động cùng nhau để điều hòa chức năng sinh sản của người phụ nữ và chu kỳ kinh nguyệt. Chúng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, ham muốn tình dục, khả năng nhận thức, cảm xúc và đặc biệt là giấc ngủ trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ. Về chi tiết:

Estrogen là hormone sinh dục chính ở phụ nữ, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới.  Estrogen còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch, khả năng nhận thức và tâm trạng, nó cũng góp phần giúp xương chắc khỏe và quản lý cân nặng khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tôi từng trò chuyện không biết nhiều về vai trò của estrogen với sức khỏe của phụ nữ.

Và đặc biệt, estrogen có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một giấc ngủ ngon. Estrogen giúp cơ thể sử dụng serotonin và các hóa chất thần kinh khác để hỗ trợ giấc ngủ. Estrogen cũng giúp ngủ sâu hơn và mất ít thời gian hơn để ngủ. Khi tôi nói chuyện với bệnh nhân của tôi về estrogen, tôi mô tả nó như là một “vệ sĩ” bảo vệ tuyệt vời nhất của giấc ngủ phụ nữ cũng như sức khỏe tổng thể của họ.

Khi estrogen ở mức cao ổn định, người phụ nữ sẽ có tâm trạng tích cực, nhiều năng lượng, giấc ngủ ngon và sâu. Ở những giai đoạn estrogen thấp, họ sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, tâm trạng thấp, khó tập trung, đau đớn về thể chất (đau đầu và đau nửa đầu), tăng cân và giấc ngủ bị gián đoạn. Và một trong những dấu hiệu ban đầu phổ biến của thời kỳ mãn kinh là chứng mất ngủ.

Nồng độ estrogen dao động đáng kể trong suốt quá trình chuyển đổi mãn kinh, sau đó cuối cùng giảm xuống mức thấp, và giữ ở mức này trong suốt cuộc đời sau mãn kinh của người phụ nữ.

Progesterone hoạt động để cân bằng các tác động của estrogen, nó cũng tham gia vào việc chuẩn bị cho cơ thể để mang thai với mỗi chu kỳ hàng tháng. Hormone này đóng một vai trò quan trọng trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Progesterone giúp điều hòa tâm trạng, chống lại sự lo lắng và trầm cảm. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của mô xương mới – sự mất progesterone góp phần vào nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Về giấc ngủ, progesterone là một hormone kích thích giấc ngủ. Ở mức ổn định, progesterone có xu hướng thúc đẩy cảm giác bình tĩnh, thúc đẩy thư giãn – là những điều kiện để tạo nên giấc ngủ ngon. Nồng độ progesterone cao – đặc biệt là khi mang thai, có thể khiến phụ nữ cảm thấy buồn cả ngủ. Progesterone làm tăng sản xuất GABA, một chất dẫn truyền thần kinh giúp ngủ . Progesterone ở mức thấp có thể mang lại sự lo âu và bồn chồn, dẫn tới khó ngủ, bao gồm cả xu hướng thức giấc thường xuyên trong đêm.

Cơ thể của một người phụ nữ ngừng sản xuất progesterone khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Testosterone được sản xuất ở phụ nữ ít hơn nam giới. Nhiều bệnh nhân của tôi rất ngạc nhiên khi tôi nói vai trò quan trọng của testosterone đối với phụ nữ như thế nào – đặc biệt là tình dục của họ. Đối với phụ nữ, testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tạo ra estrogen. Nó cũng làm tăng ham muốn tình dục, cũng như mức năng lượng, và góp phần vào khối lượng cơ và xương. Testosterone được sản xuất trong suốt cuộc đời của phụ nữ, nhưng mức độ suy giảm theo tuổi tác.

Khi 3 kích thích tố này biến động và suy giảm trong suốt giai đoạn mãn kinh, giấc ngủ trở nên bị gián đoạn. Vào thời điểm tiền mãn kinh, nhiều phụ nữ đã thường gặp khó khăn khi ngủ và không thể ngủ ngon suốt đêm.

Các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh và giấc ngủ

Thời kì mãn kinh là một phần của sự thay đổi hormone trong cuộc đời người phụ nữ.. Qua từng giai đoạn trong cuộc đời, giấc ngủ và sức khỏe của một người phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro và thách thức khác nhau. Chúng ta hãy nhìn vào các giai đoạn của thời kỳ mãn kinh, và những gì họ có nghĩa là cho giấc ngủ.

Trước thời kỳ mãn kinh và giấc ngủ 

Hormone thay đổi trong suốt cuộc đời của phụ nữ, những thay đổi về estrogen, progesterone và các kích thích tố khác có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ định kỳ trước khi quá trình chuyển đổi sang thời kỳ mãn kinh bắt đầu.

Chẳng hạn sự thay đổi estrogen và progesterone trước và trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây khó ngủ, cũng như đau đầu, chuột rút, lo lắng và tâm trạng thấp – tất cả các triệu chứng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Tôi thấy nhiều bệnh nhân ở độ tuổi 20 – 30 trải qua chứng mất ngủ, khó ngủ có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của họ.

Trong thời gian mang thai, phụ nữ cũng bị mất ngủ đáng kể – cho dù họ đã ngủ ngon trong suốt thời kì trước khi mang thai. Những thay đổi đối về cơ thể và mức độ hormone thay đổi mạnh mẽ dẫn đến nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy buồn ngủ trong ngày, nhưng lại bồn chồn, không thoải mái và tỉnh táo suốt đêm.

hiều bệnh nhân ở độ tuổi 20 - 30 trải qua chứng mất ngủ, khó ngủ có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của họ.

Nhiều bệnh nhân ở độ tuổi 20 – 30 trải qua chứng mất ngủ, khó ngủ có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của họ (Ảnh minh họa)

Tiền mãn kinh và giấc ngủ

Đây là giai đoạn chuyển tiếp dẫn đến thời kỳ mãn kinh. Thông thường, đối với phụ nữ, tiền mãn kinh bắt đầu ở độ tuổi 40 , nhưng tôi có một số bệnh nhân bắt đầu trải nghiệm các dấu hiệu của tiền mãn kinh ở giữa những năm 30 tuổi. Giai đoạn chuyển hóa mãn kinh thường kéo dài từ 3-5 năm, nhưng nó cũng có thể kéo dài tới 10 năm.

Trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh, nhiều triệu chứng mãn kinh bắt đầu bùng phát. Thời kì này, nồng độ estrogen, progesterone và testosterone bắt đầu giảm đáng kể nhưng cũng biến động mạnh theo mức giảm chung đó. Estrogen có thể thay đổi bất thường trong thời kỳ tiền mãn kinh, lúc cao lúc thấp. Và điều này có thể góp phần vào một loạt các triệu chứng, từ bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm đến lo lắng, rồi đau đầu, tất cả những vấn đề này đều cản trở giấc ngủ.

Tiền mãn kinh và giấc ngủ 1

Estrogen có thể thay đổi bất thường trong thời kỳ tiền mãn kinh làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (Ảnh minh họa)

Mãn kinh, sau mãn kinh và giấc ngủ

Điều gì xảy ra với mức độ hormone vào thời điểm này? Progesterone – hormon thân thiện với giấc ngủ, không còn được sản xuất nữa. Estrogen – với lợi ích bảo vệ giấc ngủ, tiếp tục được sản xuất, nhưng ở mức rất thấp, và giảm dần. Các triệu chứng mãn kinh bắt đầu xảy ra: nóng ran, nhức đầu, đau đớn về thể chất, tâm trạng thay đổi, hay lo lắng, thiếu tập trung.

Tất cả những vấn đề này làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Có thể giúp phụ nữ thời kì mãn kinh ngủ ngon hơn?

Với việc giải quyết các biến động nội tiết tố, chứng mất ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác có thể dần dần được cải thiện đối với một số phụ nữ sau khi mãn kinh.

Liệu pháp thay thế hormone là liệu pháp thường được sử dụng để giúp phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh cân bằng lại các hormone. Tuy nhiên vì những rủi ro sức khỏe mà nó cần được phải được cân nhắc thật kĩ trước khi sử dụng. Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng hoặc không muốn sử dụng HRT, có nhiều lựa chọn điều trị khác dành cho giai đoạn này: như dùng thuốc ngủ (cần theo chỉ định của bác sĩ, đọc thêm bài viết: Mất ngủ uống thuốc gì?), dùng sản phẩm bổ sung estrogen thực vật, vv.

Một trong những loại thuốc giúp bổ sung estrogen thực vật là HRegulator. Sản phẩm có thành phần chính là isoflavone đậu nành và dịch chiết cây vitex, có tác dụng điều hòa hormone. Nghiên cứu của PGS. TS.BS. Đặng Thị Minh Nguyệt – PK Sản bệnh lý BV Phụ sản TƯ, giảng viên Đại học Y Hà Nội năm 2011 cho thấy: Sử dụng Hregulator mỗi ngày 01 viên trong 3 tháng có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ từ 79,22% xuống 35.28%, cải thiện tình trạng bốc hỏa từ 72,72% xuống còn 38,8%.

Bạn nên đọc thêm các bài viết sau:

]]>
https://hregulator.net/thoi-ky-man-kinh-anh-huong-den-giac-ngu-4092/feed/ 0