Mất ngủ uống thuốc gì? Nguy hiểm nếu dùng thuốc ngủ không đúng cách

Giữa đêm, bạn nhìn chằm chằm lên trần nhà, suy nghĩ về công việc, hóa đơn, những đứa trẻ, mọi thứ trong cuộc sống. Giấc ngủ không đến với bạn. Vì vậy bạn uống một viên thuốc ngủ. Nhưng bạn có biết rằng, thuốc ngủ không phải là một lựa chọn tốt nhất và cũng không phải là lựa chọn đầu tiên khi bị mất ngủ. Chúng có thể gây ra sự phụ thuộc và những rủi ro. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi: “Mất ngủ uống thuốc gì?”. Đồng thời, nắm bắt được những tác dụng phụ của thuốc ngủ và tìm hiểu một vài phương pháp điều trị không dùng thuốc.

Mất ngủ uống thuốc gì? Nguy hiểm nếu dùng thuốc ngủ không đúng cách 1

Mất ngủ uống thuốc gì?

Thuốc ngủ không kê đơn (OTC – over the counter: thuốc trên quầy)

Thuốc ngủ không kê đơn là các loại thuốc kháng histamine (anti-histamines), dùng để thúc đẩy các cơn buồn ngủ. Mặc dù không gây nghiện như các loại thuốc khác và không gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng nếu uống không đúng liều nó cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Các loại thuốc ngủ không kê toa phổ biến bao gồm:

  • Diphenhydramine (được tìm thấy trong các thương hiệu như Nytol, Sominex, Sleepinal, Compoz)
  • Doxylamine (tên thương hiệu như Unisom, Sleeptime Sleep Aid)

Có một số loại thuốc ngủ không kê toa khác được dùng kết hợp với thuốc kháng histamin như Acetaminophen, NyQuil.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngủ kháng histamine

Thuốc kháng histamin có đặc tính an thần, và thường kéo dài tác dụng, vì thế bạn dễ bị mệt mỏi, nôn nao, buồn ngủ (mức độ trung bình đến nghiêm trọng) vào ngày hôm sau. Khi sử dụng lâu dài có thể gây ra đau đầu và suy giảm trí nhớ. Chính vì vậy, các loại thuốc ngủ kháng histamin không được sử dụng lâu dài và thường xuyên.

Ngoài ra còn một số tác dụng phụ có thể gặp khác bao gồm:

  • Táo bón và bí tiểu;
  • Mờ mắt;
  • Khô miệng và cổ họng;
  • Buồn nôn.
Thuốc ngủ không kê đơn (OTC – over the counter: thuốc trên quầy) 1

Thuốc ngủ không kê đơn là các loại thuốc kháng histamine (anti-histamines), dùng để thúc đẩy các cơn buồn ngủ (Ảnh minh họa)

Thuốc ngủ theo toa (thuốc ngủ kê đơn)

Có nhiều loại thuốc ngủ ngủ theo toa khác nhau, được phân loại thành 2 nhóm thuốc chính:

  • Nhóm thuốc an thần chứa Benzodiazepine
  • Nhóm thuốc an thần không chứa Benzodiazepine

Nhìn chung, hai nhóm thuốc này đều hoạt động bằng cách làm việc trên các thụ thể trong não, benzodiazepine sẽ gắn trên các receptor đặc hiệu với nó trên hệ thần kinh trung ương. Một số loại thuốc để sử dụng nhiều hơn để gây buồn ngủ, một số khác được sử dụng để ngủ. Thuốc ngủ theo toa rất dễ gây phụ thuộc và phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh nhịp sinh học sau khi ngưng thuốc.

Nhóm thuốc an thần Benzodiazepine

Benzodiazepines là loại thuốc ngủ lâu đời nhất vẫn thường được sử dụng. Benzodiazepines được cho là có nguy cơ gây phụ thuộc cao hơn so với các thuốc ngủ an thần khác và được phân loại là chất cần được kiểm soát. Nhóm thuốc này chủ yếu được sử dụng để điều trị rối loạn lo âu, giúp dễ ngủ, an thần, giải lo, giảm hung hãn. Benzodiazepin đã được phê duyệt để điều trị chứng mất ngủ bao gồm estazolam (tên thương hiệu ProSom), flurazepam (Dalmane), quazepam (Doral), temazepam (Restoril), và triazolam (Halcion).

Những tác dụng phụ có thể gặp với benzodiazepine:

  • Phụ thuộc vào thuốc bao gồm cả tâm lý và thể chất. Khi bạn sử dụng thuốc chứa Benzodiazepine một khoảng thời gian, bạn tin rằng có thể ngủ mà không có thuốc, tuy nhiên khi bạn ngừng thuốc, bạn sẽ trải qua các triệu chứng lo âu, mất ngủ giống như là lạm dụng ma túy,  gây ra “hội chứng lệ thuộc thuốc”;
  • Mất tác dụng nếu sử dụng hằng đêm, bởi các thụ thể não sẽ trở nên ít nhạy cảm hơn với các tác dụng của thuốc;
  • Chất lượng tổng thể của giấc ngủ giảm xuống, với ít ngủ sâu và ít số lượng ngủ REM. Đôi khi tác dụng ngược, gây ra ác mộng, bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim, vã mồ hôi, ảo giác, hoang tưởng;
  • Bạn có thể trải qua ngày hôm sau với triệu chứng nhận thức chậm và buồn ngủ (hiệu ứng nôn nao);
  • Mất ngủ trở lại khi dừng thuốc;
  • Giảm trí nhớ. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng việc sử dụng benzodiazepin có thể góp phần vào sự phát triển chứng mất trí;
  • Độc tính trên thần kinh tăng theo độ tuổi.
Thuốc ngủ theo toa (thuốc ngủ kê đơn) 1

Benzodiazepines được cho là có nguy cơ gây phụ thuộc cao hơn so với các thuốc ngủ an thần khác và được phân loại là chất cần được kiểm soát (Ảnh minh họa)

Nhóm thuốc ngủ không benzodiazepine (non-benzodiazepines)

Một số loại thuốc mới hơn không có chứa benzodiazepine, nhưng chúng cũng hoạt động trên cùng một khu vực trong não giống thuốc chứa benzodiazepine, chúng tác dụng trên thụ thể GABA-A  chủ yếu ở tuýp alpha -1 và hiệu ứng gây ngủ, nhưng ít các tác dụng phụ hơn các thuốc benzodiazepin. Chúng được cho là có ít tác dụng phụ hơn, và ít rủi ro phụ thuộc hơn, nhưng vẫn được xem là chất cần được kiểm soát. Zalepon (Sonata), zolpidem (Ambien), và eszopiclone (Lunesta) đã được thử nghiệm để sử dụng lâu dài, lên đến sáu tháng.

Những hạn chế đối với thuốc ngủ không benzodiazepine:

Nói chung, non-benzodiazepines có ít tác dụng phụ hơn so với benzodiazepin, nhưng điều đó không làm cho chúng phù hợp với tất cả mọi người. Một số bệnh nhận báo cáo rằng họ thấy loại thuốc ngủ này không hiệu quả trong việc giúp họ ngủ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã chỉ thị các nhà sản xuất Ambien và các loại thuốc ngủ tương tự rằng cần giảm liều chuẩn, do nguy cơ buồn ngủ nghiêm trọng vào buổi sáng trong khi lái xe, đặc biệt là ở những bệnh nhân nữ.

Các hạn chế khác của thuốc ngủ không benzodiazepine:

  • Người bệnh nhanh chóng bước vào giấc ngủ ở giai đoạn 1, song  kém hiệu quả ở giấc ngủ giai đoạn 2.
  • Chất lượng giấc ngủ chưa tốt như giấc ngủ sinh lý, tổng thời gian ngủ không nhiều
  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó nuốt hoặc thở
  • Gây ra trầm cảm hoặc làm trầm cảm trầm trọng hơn; gây ra ý nghĩ tự tử hoặc có hành vi tự tử.
Nhóm thuốc ngủ không benzodiazepine (non-benzodiazepines) 1

Non-benzodiazepines có ít tác dụng phụ hơn so với benzodiazepin, nhưng không có nghĩa là chúng không có tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Thuốc ngủ ngủ có tác dụng kích thích thụ thể melatonin

Ramelteon (Rozerem) là loại thuốc ngủ mới nhất và hoạt động bằng cách bắt chước hormone melatonin để điều hòa giấc ngủ. Nó có ít nguy cơ phụ thuộc vật lý, chất này chỉ (tương đối) an toàn khi dùng dưới ba tháng, nhưng vẫn có tác dụng phụ. Nó được sử dụng cho các vấn đề khó ngủ và không hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến việc ngủ.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của Ramelteon là chóng mặt. Nó cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm và không nên được sử dụng bởi những người bị tổn thương gan nặng.

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng như thuốc ngủ

FDA đã không phê duyệt thuốc chống trầm cảm để điều trị chứng mất ngủ, cũng như việc sử dụng chúng là có hiệu quả trong điều trị chứng mất ngủ.

Rủi ro và tác dụng phụ của thuốc ngủ

Tất cả thuốc ngủ đều có tác dụng phụ, thay đổi tùy thuộc vào từng loại thuốc cụ thể, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: buồn ngủ kéo dài trong ngày hôm sau, nhức đầu, đau cơ, táo bón, khô miệng, khó tập trung, chóng mặt, lảo đảo.

Các nguy cơ khác của thuốc ngủ bao gồm:

  • Dung nạp thuốc. Nhiều bệnh nhân mất khá nhiều thời gian để dung nạp thuốc, do đó có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ hơn;
  • Phụ thuộc thuốc. Bạn có thể đến để dựa vào thuốc ngủ để ngủ,  và khi không dùng thuốc nữa rất dễ mất ngủ trở lại. Đặc biệt, thuốc theo toa có thể gây nghiện, làm cho bạn rất khó khăn để ngủ khi dừng thuốc;
  • Tương tác thuốc. Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại thuốc khác. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng phụ và đôi khi gây nguy hiểm, đặc biệt là thuốc giảm đau theo toa và các thuốc an thần khác;
  • Phục hồi mất ngủ. Nếu bạn cần ngưng dùng thuốc ngủ, chứng mất ngủ có thể sẽ quay trở lại và trở nên tồi tệ hơn trước;
  • Có thể có một rối loạn về mặt y tế hoặc tâm thần gây ra chứng mất ngủ và không thể điều trị bằng thuốc ngủ.

Một số nguy cơ nghiêm trọng của thuốc ngủ

Thuốc an thần có chứa benzodiazepin và không chứa benzodiazepines có thể gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: sưng mặt, mất trí nhớ, ảo giác, suy nghĩ tự tử hoặc hành vi tự tử.

Các loại thuốc ngủ cũng có thể khiến gây ra các hành vi nguy hiểm như: lái xe khi không tỉnh táo, ngủ gật khi đang lái xe, ngủ ăn (ăn giữa đêm mà không có ký ức về sự kiện này, thường dẫn đến tăng cân).

Một số nguy cơ nghiêm trọng của thuốc ngủ 1

Tất cả thuốc ngủ đều có tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Sử dụng thuốc ngủ một cách an toàn hơn

Nếu bạn sử dụng thuốc ngủ, hãy tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không bao giờ trộn thuốc ngủ với rượu hoặc các loại thuốc an thần khác.  Rượu không chỉ làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ, mà còn làm tăng tác dụng an thần của thuốc ngủ. Sự kết hợp có thể khá nguy hiểm – thậm chí chết người.
  • Chỉ uống thuốc ngủ khi bạn có đủ thời gian ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ. Nếu không, bạn có thể cảm thấy rất buồn ngủ vào ngày hôm sau.
  • Không uống 2 liều thuốc ngủ vào giữa đêm.
  • Bắt đầu với liều khuyến cáo thấp nhất
  • Tránh sử dụng thuốc thường xuyên. Để tránh sự phụ thuộc và giảm thiểu tác dụng phụ, hãy tránh sử dụng thuốc thường xuyên, chỉ nên sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng, thay vì sử dụng hàng đêm.
  • Không bao giờ lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi uống thuốc ngủ. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn lần đầu tiên dùng thuốc ngủ, vì bạn có thể không biết nó sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.  Hãy chú ý cẩn thận đến các tác dụng phụ tiềm năng và tương tác thuốc.

Hãy thảo luận thật kỹ với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc về:

  • Các loại thuốc và các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng. Nhiều loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc kháng sinh, có thể gây ra các tương tác nguy hiểm với cả thuốc ngủ theo đơn và thuốc ngủ không kê đơn. Một số loại thuốc ngủ cũng cần tránh sử dụng cùng với một số loại thực phẩm.
  • Các vấn đề y tế khác của bạn.  Một số loại thuốc ngủ có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng ở những người có vấn đề về sức khỏe như: huyết áp cao, các vấn đề về gan, tăng nhãn áp, trầm cảm, vv.
  • Hướng dẫn cụ thể để tăng, giảm và/hoặc chấm dứt sử dụng.  Điều quan trọng là phải tuân theo các hướng dẫn sử dụng chặt chẽ.

Để có giấc ngủ ngon, hãy lựa chọn các thói quen lành mạnh, không dùng thuốc

Để có giấc ngủ ngon, hãy lựa chọn các thói quen lành mạnh, không dùng thuốc 1

Thay đổi lối sống và thói quen ngủ của bạn là cách tốt nhất để chống lại chứng mất ngủ. Nó có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ nào (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống và thói quen ngủ của bạn là cách tốt nhất để chống lại chứng mất ngủ. Ngay cả khi bạn quyết định sử dụng thuốc ngủ, các bác sĩ vẫn khuyên bạn nên thay đổi lối sống và hành vi trước khi đi ngủ của bạn, đây  như là một biện pháp khắc phục lâu dài cho các vấn đề về giấc ngủ. Những thay đổi về hành vi đôi khi có thể có hiệu quả tích cực hơn đến giấc ngủ mà không gây các tác dụng phụ hoặc sự phụ thuộc.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp không dùng thuốc tại bài viết: Mất ngủ nên làm gì? hoặc Mất ngủ kinh niên, mất ngủ mãn tính, mất ngủ kéo dài – Phương pháp điều trị an toàn

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn