Thời kì mãn kinh có thể gây đau đầu, nhức đầu

Theo Tiến sĩ Anne MacGregor (Giáo sư danh dự, Trung tâm Khoa học thần kinh và chấn thương, Viện tế bào và khoa học phân tử Blizard, Barts và Trường Y khoa và Nha khoa London): “Hơn một nửa phụ nữ bị chứng đau đầu, nhức đầu nhận thấy có mối liên hệ giữa đau nhức đầu với thời kỳ mãn kinh của họ.”

Thời kì mãn kinh có thể gây đau đầu, nhức đầu 1

Thời kỳ mãn kinh là một sự kiện ảnh hưởng cuộc sống người phụ nữ theo nhiều cách khác nhau, một trong số đó là chứng đau đầu, nhức đầu tuổi mãn kinh. (Ảnh minh họa)

Tổng quan về nhức đầu, đau đầu tuổi mãn kinh

Phụ nữ có thể bị đau đầu, nhức đầu ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ khi bước vào thời kì mãn kinh – khoảng thời gian từ 2 – 10 năm trước khi mãn kinh nhận thấy họ bắt đầu bị đau nhức đầu nhiều hơn so với trước đây.

Sự phổ biến và đặc điểm của các cơn đau nhức đầu  ở phụ nữ mãn kinh đã được nghiên cứu trong một mẫu số lớn. Mười ba phẩy bảy phần trăm (13,7%) phụ nữ bị ảnh hưởng bởi đau đầu hoặc chứng đau nửa đầu khi bước vào thời kì mãn kinh. 82% phụ nữ đã khởi phát đau đầu trước thời kỳ mãn kinh, trong đó 2/3 được cải thiện khi bước vào thời kì này, số còn lại trở nên xấu đi hoặc không thay đổi. Đặc biệt, những phụ nữ đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng buồng trứng thì chứng đau nhức đầu tồi tệ hơn so với những phụ nữ có thời kì mãn kinh sinh lý.

Triệu chứng thường gặp của nhức đầu, đau đầu tuổi mãn kinh

Đau nhức đầu có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể đau một bên hay đau cả đầu hoặc theo từng vùng khu trú như gáy, trán, chẩm, thái dương, 2 bên mắt, tai, vv.

Cùng với đó là các cảm giác:

  • Đau nhói, đau đập trong đầu
  • Đau tăng cường với hoạt động thể chất thường quy
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi
  • Buồn nôn và nôn
  • Bàn tay và bàn chân ướt đẫm

Nguyên nhân gây nhức đầu, đau đầu tuổi mãn kinh

Khi bước vào thời kì mãn kinh, nồng độ estrogen và progesterone của người phụ nữ có sự biến thiên tăng giảm thất thường, sau đó giảm xuống mức thấp khi trải qua thời kỳ này. Sự mất cân bằng estrogen này được biết là ảnh hưởng đến não theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả khởi phát những cơn đau đầu.

Estrogen làm cho các mạch máu giãn ra, còn progesterone khiến chúng co lại. Khi các kích thích tố biến động, các mạch máu bị buộc phải mở rộng và co lại liên tục, dẫn đến đau dữ dội ở đầu.

Nguyên nhân gây nhức đầu, đau đầu tuổi mãn kinh 1Nguyên nhân gây nhức đầu, đau đầu tuổi mãn kinh 2

Nguyên nhân gây nhức đầu, đau đầu tuổi mãn kinh 3

Các nguyên nhân và nguyên nhân gây đau đầu khác

Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra đau đầu, nhức đầu tuổi mãn kinh, nhưng ngoài ra vẫn có những yếu tố khác có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm chứng nhức đầu, chúng bao gồm:

  • Đèn sáng, tiếng ồn lớn hoặc mùi hương quá mạnh
  • Căng thẳng, lo lắng hoặc thư giãn sau khi căng thẳng
  • Thời tiết thay đổi
  • Sử dụng quá nhiều rượu, caffein
  • Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Bỏ bữa ăn hoặc ăn chay
  • Ăn các loại thực phẩm có chứa:
    • Nitrates (xúc xích, thịt nguội)
    • Quá nhiều mononatri glutamate (mì chính)
    • Tyramine (phô mai, đậu nành, đậu fava, xúc xích cứng, cá hun khói và rượu vang Chianti)
  • Trong số các triệu chứng thuộc chỉ số Kupperman (Kupperman là tập hợp các triệu chứng khó chịu quan trọng nhất liên quan đến thời kỳ mãn kinh), chỉ số lo âu và mất ngủ mới có liên quan đến đau đầu. Như vậy yếu tố tâm lý dường như cũng một đóng một vai trò cơ bản cho chứng đau đầu, nhức đầu tuổi mãn kinh.
Các nguyên nhân và nguyên nhân gây đau đầu khác 1

Ngoài mất cân bằng nội tiết tố, cũng có những nguyên nhân khác dẫn tới đau đầu (Ảnh minh họa)

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nếu gặp các triệu chứng đau nhức đầu dưới đây, bạn cần đi gặp bác sĩ:

  • Sự xuất hiện của một nhức đầu mới “tồi tệ nhất”
  • Đau đầu dần dần xấu đi
  • Đau đầu dữ dội hơn bình thường
  • Nhức đầu gây ra thức tỉnh từ giấc ngủ
  • Đau đầu và cổ cứng cùng với sốt cao
  • Lẫn lộn, chóng mặt hoặc yếu đi do đau đầu

Điều trị đau đầu, nhức đầu ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh

Nhiều phụ nữ thường lựa chọn một số loại thuốc không kê đơn như aspirin để giảm đau, tuy nhiên đây không phải là một phương pháp điều trị tận gốc, bởi sự mất cân bằng nội tiết tố mới là nguyên nhân kích hoạt đau nhức đầu.

Các chuyên gia thường khuyến cáo phụ nữ nên bắt đầu điều trị đau nhức đầu bằng những phương pháp ít xâm lấn nhất, đầu tiên là thay đổi lối sống. Bao gồm:

  • Theo dõi chế độ ăn uống. Những gì bạn ăn có tác động rất lớn đến các cơn nhức đầu của bạn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra đau đầu khác nhau ở mỗi người, chính vì vậy bạn cần giữ cho mình một cuốn nhật ký thực phẩm. Khi bạn bị đau đầu, hãy ghi lại những thứ bạn đã ăn trong những giờ trước. Theo thời gian, điều này giúp bạn tìm ra các mẫu thức ăn làm bạn bị đau đầu, sau đó bạn có thể hạn chế ăn loại thức phẩm này để xem việc cắt giảm chế độ ăn có giúp bạn cải thiện đau đầu hay không;
  • Tập thể dục. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa đau nhức đầu. Dù bận đến mấy bạn cũng nên dành 30 phút tập thể dục từ 3-4 lần mỗi tuần. Các lớp bơi lội là lựa chọn tuyệt vời, hoặc không thì đi bộ, chạy bộ cũng là một lựa chọn không tệ. Tuy nhiên đừng tập với cường độ cao ngay lập tức, việc này có thể gây phản tác dụng và kích hoạt các cơn nhức đầu;
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bước vào tuổi mãn kinh phụ nữ thường gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Hãy cố gắng nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình, đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian nhất định. Tạo không gian thoáng mát, nhiệt độ thích hợp để có giấc ngủ ngon hơn;
  • Hạn chế căng thẳng, stress. Hãy thử các phương pháp thư giãn như massage, yoga, thiền định hoặc thở sâu để hạn chế các cơn đau đầu. Khi cơn đau nhức đầu xảy ra, bạn có thể thử kỹ thuật xoa bóp, nén nóng hoặc lạnh;
  • Tránh các tác nhân gây ra đau đầu đã đề cập ở phần trên.
Thay đổi lối sống là phương pháp được khuyến khích áp dụng đầu tiên để điều trị chứng đau nhức đầu tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Thay đổi lối sống là phương pháp được khuyến khích áp dụng đầu tiên để điều trị chứng đau nhức đầu tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Cùng với việc thay đổi lối sống, bạn có nên kết hợp với một cách điều trị cụ thể và trực tiếp hơn. Bởi đau đầu ở phụ nữ mãn kinh thường được gây ra bởi sự mất cân bằng nội tiết tốnên phương pháp điều trị hiệu quả nhất là nhắm vào nguyên nhân gốc rễ này. Một số loại thuốc tự nhiên và liệu pháp HRT có thể giải quyết sự mất cân bằng đó.

Liệu pháp HRT. Đối với nhiều phụ nữ, việc sử dụng liệu pháp này để điều trị các triệu chứng mãn kinh có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau nhức đầu. Nhưng HRT không hiệu quả đối với tất cả mọi người, liệu pháp này cũng như bất kì phương pháp điều trị nhức đầu nào khác, nó sẽ ảnh hưởng khác nhau đối với từng cá nhân. Một số phụ nữ thậm chí còn gặp các triệu chứng đau đầu tồi tệ hơn sau khi áp dụng liệu pháp này. Nhiều trường hợp khác sau khi ngừng điều trị thì lại đau đầu trở lại.

Hơn thế nữa, với tất cả phụ nữ, liệu pháp HRT  có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, ung thư vú và nhiều rủi ro sức khỏe khác. Thực tế cũng chỉ ra rằng, nhiều năm sau khi ngừng điều trị bằng HRT, nguy cơ ung thư vú vẫn tăng đáng kể. Vậy nên, liệu pháp HRT chỉ được coi như một biện pháp điều trị dự phòng, không được khuyến cáo sử dụng lâu dài trong điều trị đau nhức đầu.

Châm cứu. Đây là một phương pháp thay thế thuốc, sử dụng kim mỏng để kích thích các đường năng lượng của cơ thể. Châm cứu bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Quốc và được sử dụng để điều trị nhiều loại đau, trong đó có đau đầu.

Liệu pháp nhận thức – hành vi. Liệu pháp hành vi được biết đến để giúp một số người đối phó với những cơn đau đầu dữ dội. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật khác nhau để kiểm soát cách cơ thể phản ứng với căng thẳng, căng cơ và thậm chí đau.

kết hợp CBT với phản hồi sinh học hoặc trị liệu thư giãn để có kết quả tốt nhất.

Kết hợp CBT với phản hồi sinh học hoặc trị liệu thư giãn giúp nâng cao hiệu quả điều trị (Ảnh minh họa)

Bổ sung dinh dưỡng. Một số vitamin và khoáng chất đã cho thấy thành công trong việc hạn chế tần suất các cơn đau đầu. Vitamin B-2, butterbur và magiê là những kích thích tố có thể phòng ngừa đau đầu. Vitamin D và Coenzyme Q10 cũng có lợi trong việc điều trị. Bạn có thể tham khảo với bác sĩ trước khi thêm chúng vào chế độ của mình, điều này giúp bạn hạn chế những rủi ro khi sử dụng chúng.

Thuốc tự nhiên. Để cân bằng nội tiết tố, việc sử dụng các loại thuốc tự nhiên đang là phương pháp được các bác khuyến cáo sử dụng, bởi nó có thể sử dụng lâu dài và không gây tác dụng phụ cũng như rủi ro sức khỏe nào nếu sử dụng đúng chỉ định.

Đậu nành là nguồn cung cấp phytoesrogen (estrogen thực vật) độc đáo, khác với liệu pháp HRT. Dữ liệu dịch tễ học và lâm sàng cho thấy đậu nành và những sản phẩm từ đậu nành có đóng góp quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe pháp nữ, đặc biệt trong thời kì mãn kinh.

Tuy nhiên, phytoestrogen trong đậu nành cũng làm dấy lên các tranh cãi. Nhiều người lo sợ rằng các hiệu ứng giống estrogen của isoflavone trong đậu nành có thể gây ra những rủi ro không mong muốn giống liệu pháp HRT. Các nghiên cứu với quy mô lớn và đáng tin cậy đã cho kết quả rằng dùng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone (tức phytoestrogen) trong đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay có tác dụng phụ.

Mãn kinh là giai đoạn lão hóa tự nhiên xảy ra ở tất cả phụ nữ, đi kèm với đó là những thay đổi liên quan tới vấn đề sức khỏe cũng như tâm sinh lý. Vì thế đừng quá lo lắng mà hãy chủ động trang bị những kiến thức cần thiết để vượt qua giai đoạn này một các dễ dàng và thoải mái hơn. Mọi vấn đề còn thắc mắc về tuổi mãn kinh cũng như đau đầu, nhức đầu tuổi mãn kinh bạn đọc có thể gọi cho chúng tôi qua số hotline hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn