Trầm cảm lo âu, trầm cảm muốn chết – Hai mức độ của bệnh trầm cảm

Trầm cảm lo âu là biểu hiện nhẹ của bệnh trầm cảm, tỷ lệ gặp nhiều. Trầm cảm muốn chết thể hiện mức độ trầm cảm nặng. Nếu trầm cảm nhẹ không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển thành trầm cảm nặng, lúc này việc điều trị trở nên hết sức khó khăn.

Trầm cảm lo âu, trầm cảm muốn chết - Hai mức độ của bệnh trầm cảm 1

Trầm cảm được chia thành 3 cấp độ là nhẹ, vừa và nặng (Ảnh minh họa)

Chẩn đoán trầm cảm

Về chẩn đoán lâm sàng, một giai đoạn trầm cảm, bao gồm:

  • Ba triệu chứng chủ yếu: Khí sắc trầm; mất quan tâm thích thú với mọi việc; giảm sự hoạt động và gia tăng mệt mỏi
  • Bảy triệu chứng phổ biến khác: Rối loạn giấc ngủ (ngủ ít hoặc ngủ rất nhiều); rối loạn ăn uống (giảm ăn hoặc ăn nhiều); giảm tập trung và chú ý; tự ti, giảm tự trọng, khó khăn trong việc ra quyết định; cảm thấy mình có tội và không xứng đáng; bi quan khi nhìn vào tương lai; có ý định hoặc có hành vi tự sát hoặc các hành vi hủy hoại.

Dựa vào số lượng các triệu chứng chủ yếu và các triệu chứng phổ biến, dựa vào mức độ trầm trọng của các triệu chứng ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động xã hội và nghề nghiệp của người mắc, có triệu chứng loạn thần hay không và dựa vào thời gian diễn biến của giai đoạn trầm cảm, người ta chia ra trầm cảm ra 3 mức độ.

  Trầm cảm nhẹ Trầm cảm  vừa Trầm cảm nặng
Triệu chứng chủ yếu ít nhất 2 ít nhất 2 Cả 3
Triệu chứng phổ biến ít nhất 2 3 hoặc 4 ít nhất 4
Độ nặng của triệu chứng Không có triệu chứng nặng Có thể có một số triệu chứng nặng Tất cả các triệu chứng nặng
Thời gian bị bệnh Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần hoặc nhiều hơn
Test BECK 14-19 điểm 20-29 điểm ≥ 30 điểm

Trầm cảm lo âu

Trầm cảm lo âu là giai đoạn nhẹ của bệnh trầm cảm, bệnh nhân có ít nhất 2 triệu chứng chủ yếu và ít nhất 2 triệu chứng phổ biến và không có triệu chứng nặng. Bệnh không gây nên sự đau buồn và trở ngại đối với hoạt động hàng ngày, thường kéo dài ít nhất 2 tuần và không có hiện tượng hoang tưởng, ảo giác.

Điều trị trầm cảm lo âu thể nhẹ chưa cần dùng đến thuốc, người bệnh có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Trầm cảm muốn chết

Trầm cảm muốn chết là giai đoạn nặng của trầm cảm. Bước vào giai đoạn này việc điều trị cần phải kéo dài và kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau (trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc, vận động, chế độ ăn uống) và có thể phải nhập viện.

 Trầm cảm lo âu là mức độ nhẹ, trầm cảm muốn chết là mức độ nặng

Trầm cảm lo âu là mức độ nhẹ, trầm cảm muốn chết là mức độ nặng (Ảnh minh họa)

Nguy cơ mắc trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Quá trình chuyển hóa mãn kinh thường được đánh dấu bằng các triệu chứng thể chất (đau nhức, đau cơ, mệt mỏi), các triệu chứng vận mạch  (các cơn nóng bừng vào ban đêm), các triệu chứng khác (rối loạn giấc ngủ, rối loạn kích thích sinh dục, các triệu chứng sinh dục) và các triệu chứng tâm lý (kích thích, lo lắng, ham muốn thấp).

Nhìn chung trong giai đoạn này chất lượng cuộc sống của phụ nữ kém hơn và có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm.

Người ta xác định được rằng, từ thời kì kinh nguyệt đến thời kì mãn kinh, phụ nữ trải qua sự biến động hàng tháng của steroid (như estrogen và progesterone). Trong giai đoạn tiền mãn kinh, sự biến động hormone theo chu kì bình thường ngày càng trở nên không ổn định và gây ra nhiều hiện ứng thần kinh đệm, điều này làm tăng nguy cơ rối loạn tâm trạng. Còn ở thời kì mãn kinh, lượng estrogen suy giảm mạnh, một trong những vai trò của estrogen là ngăn chặn giáng hóa “chất hạnh phúc” serotonin, vậy nên khi estrogen suy giảm sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc.

Ngoài ra, bệnh trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh còn liên quan tới một số yếu tố khác bao gồm: trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, đã từng có phải thăm khám về tâm lý, tiền căn đã từng bị chẩn đoán trầm cảm và từng sử dụng các thuốc chống suy nhược cơ thể, có các sang chấn tâm lý, vv.

Nhìn chung trong giai đoạn này chất lượng cuộc sống của phụ nữ kém hơn và có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm.

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, do sự biến thiên và suy giảm estrogen mà chất lượng cuộc sống của phụ nữ kém hơn và có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm (Ảnh minh họa)

Để điều trị trầm cảm độ tuổi này thường sử dụng phương pháp thay thế hormone (HRT). Liệu pháp này giúp làm giảm các triệu chứng vận mạch, các triệu chứng tiền mãn kinh, cân bằng lại hormone – là những nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên liệu pháp điều trị này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: làm tăng nguy cơ mắc ung thử nội tử cung, quá sản nội mạc tử cung, tăng huyết áp, các bệnh huyết khối, vv.

Hiện nay, bổ sung estrogen từ thực vật (phytoestrogen) là phương pháp được khuyên dùng từ nhiều chuyên gia, bác sĩ. Phytostrogen có cơ chế tác dụng như estrogen nội sinh trong cơ thể nhưng lại có nguồn gốc từ tự nhiên, cụ thể là isoflavone từ hạt đậu tương. Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, phytoestrogen không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như HRT. Hregulator là sản phẩm cung cấp Isoflavone. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong sản phẩm Hregulator còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn