Vấn đề tâm trạng lúc mãn kinh

Trầm cảm là phổ biến và ảnh hưởng đến 1 trong 5 phụ nữ. Và không thể xem thường nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan tới trầm cảm.

Vấn đề tâm trạng lúc mãn kinh 1

Trầm cảm là hiện tượng tâm lý thường gặp phải khi bước vào giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Tâm trạng, trầm cảm và mãn kinh

Rối loạn tâm trạng, trầm cảm lo âu là những vấn đề phổ biến trong quá trình chuyển đổi thời kì mãn kinh và thời gian này cũng được chứng minh là một trong những khoảng thời gian gia tăng trầm cảm và rối loạn tâm thần ở một số phụ nữ. Những vấn đề này có thể hay gặp hơn ở những phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng, rối loạn giấc ngủ và mãn kinh sau phẫu thuật.

Khả năng gặp tâm trạng chán nản trong thời kì mãn kinh cao hơn gấp 3 lần so với giai đoạn tiền mãn kinh. Với những phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm, khả năng này còn cao hơn.

Tuy nhiên các biểu hiện của chứng rối loạn trầm cảm thường là những triệu chứng không đặc hiệu. Điều này làm cho việc chẩn đoán trầm cảm trở nên khó khăn, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh, nơi các triệu chứng soma (các triệu chứng thuộc hệ thần kinh soma) có thể làm lu mờ các triệu chứng tâm thần khác. Phụ nữ mãn kinh có thể có những thay đổi về tâm trạng và có các triệu chứng trầm cảm nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm trong DSM-V (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần).

Về nguyên nhân của trầm cảm và thay đổi tâm trạng tuổi mãn kinh, nguyên nhân chính được cho rằng có liên quan đến sự thay đổi mức độ hormone nữ.

Tâm trạng, trầm cảm và mãn kinh 1

Rối loạn tâm trạng, trầm cảm lo âu là những vấn đề phổ biến trong quá trình chuyển đổi thời kì mãn kinh (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng trầm cảm 

Ghi chú: Các triệu chứng này không phải do một bệnh khác gây nên.

(1) Khí sắc trầm.

(2) Giảm sút hứng thú với gần như tất cả các hoạt động,

(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng), giảm cảm giác ngon miệng gần như mỗi ngày.

(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều

(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động (được nhận thấy bởi người khác).

(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

(7) Cảm thấy mình vô dụng hoặc tội lỗi quá mức, có thể đạt đến mức hoang tưởng

(8) Giảm khả năng suy nghĩ , thiếu tập  trung, không quyết đoán

(9) Tự tử hoặc có ý định tự tử, suy nghĩ về cái chết.

Dựa vào các triệu chứng này cùng với các tiêu chuẩn đánh giá theo DSM-V, các bác sĩ sẽ chẩn đoán trầm cảm cho bệnh nhân.

Yếu tố nguy cơ trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy rằng những gặp khó khăn liên tục – thất nghiệp dài hạn, sống trong một mối quan hệ lạm dụng hoặc không quan tâm đến nhau, cô đơn lâu dài, gặp nhiều stress tại nơi làm việc  thì có nhiều khả năng mắc trầm cảm cao hơn những người khác. Tuy nhiên, các sự kiện gần đây (chẳng hạn như mất việc làm) hoặc sự kết hợp của các sự kiện có thể ‘kích thích’ trầm cảm ở những người đã có nguy cơ vì những trải nghiệm xấu hoặc yếu tố cá nhân trong quá khứ.

Yếu tố cá nhân

  • Tiền sử gia đình. Những người có bố mẹ hoặc ông bà bị trầm cảm thì nguy cơ mắc trầm cảm cũng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một người sẽ tự động bị trầm cảm nếu cha mẹ hoặc người thân đã bị bệnh. Hoàn cảnh cuộc sống và các yếu tố cá nhân khác vẫn có khả năng có ảnh hưởng quan trọng.
  • Tính cách. Một số người với tính cách của họ làm họ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn, đặc biệt là những người lo lắng nhiều, lòng tự trọng thấp, nhạy cảm với những lời chỉ trích cá nhân hoặc tự phê pháp và tiêu cực.
  • Bệnh y tế nghiêm trọng. Bệnh tật có thể gây ra trầm cảm theo hai cách. Bệnh nghiêm trọng có thể mang lại trầm cảm trực tiếp, hoặc có thể góp phần gây nên trầm cảm thông qua căng thẳng và lo lắng.
  • Sử dụng ma túy và rượu. Việc sử dụng ma túy và rượu đều có thể dẫn đến và gây ra trầm cảm. Nhiều người bị trầm cảm cũng có vấn đề về ma túy và rượu. Hơn 500.000 người Úc sẽ bị trầm cảm và rối loạn sử dụng chất cùng một lúc vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ.

Các yếu tố nguy cơ cụ thể ở phụ nữ từng mãn kinh bao gồm:

  • Gặp các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng (rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa)
  • Căng thẳng trong cuộc sống, hỗ trợ xã hội, phúc lợi chung
  • Có các biến cố tiêu cực liên quan đến sức khỏe hoặc cuộ sống
  • Khiếm khuyết nội tiết tố trầm cảm

Nên làm gì?

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương:

  • Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh nên chia sẻ nỗi niềm của mình với người thân, nhờ người thân đứa đi khám các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc sức khỏe tâm thần, không nên tự giải quyết khủng hoảng của mình.
  • Đối với người nhà, khi người phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cần tìm hiểu về trầm cảm tuổi mãn kinh để kịp thời phát hiện và hỗ trợ. Khi cảm thấy vợ/mẹ có những rối loạn cảm xúc kéo dài quá 2 tuần thì cần được đưa đi khám để điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc. Chứng trầm cảm tuổi mãn kinh cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần chẩn đoán và điều trị, không nên khám ở những phòng khám chung nội khoa vì sẽ mất cơ hội được điều trị tận gốc.
  • Ngoài ra, bản thân người phụ nữ cũng như người nhà cần đọc thêm các thông tin liên quan đến stress và giảm căng thẳng, từ đó thiết lập một kế hoạch để giữ cân bằng tinh thần, giúp người phụ nữ ngủ đủ giấc.

Đồng thời, hãy quan tâm hơn đến chế độ ăn. Tìm hiểu về các loại thực phẩm cần tránh cũng như bổ sung vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trong chế độ ăn của phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa phytoestrogen (là các loại estrogen có từ thực vật), tiêu biểu là đậu nành. Hoặc, sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần chính là Isoflavone đậu nành và dịch chiết cây Vitex như HRegulator.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm tuổi mãn kinh: Trầm cảm có chữa được không? Điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh từ cây trinh nữ châu Âu (cây Vitex)

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn