Tiền mãn kinh, mãn kinh – Những thay đổi tâm sinh lý không ngờ tới

Không chỉ có những thay đổi về thể chất, những thay đổi về tâm sinh lý cũng là vấn đề cần quan tâm khi người phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Tiền mãn kinh, mãn kinh - Những thay đổi tâm sinh lý không ngờ tới 1

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh người phụ nữ có nhiều thay đổi (Ảnh minh họa)

Chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm khi bước vào tuổi tiền mãn kinh và ngưng hoàn toàn hoạt động khi bước vào tuổi mãn kinh, điều này dẫn tới lượng hormone nữ do buồng trứng tiết ra có sự thay đổi và sẽ suy giảm mạnh bắt đầu từ tiền mãn kinh đến mãn kinh.

Estrogen là hormone nữ chính và có vai trò quan trọng, nó tham gia vào hầu hết các hoạt động trong cơ thể phụ nữ, một trong số đó là góp phần kiểm soát lượng dopamine và serotonin trong cơ thể – đây là hai hormone quyết định tâm trạng thoải mái, hạnh phúc của con người. Khi estrogen biến thiên và suy giảm, lượng dopamine và serotonin cũng biến động theo, làm tâm sinh lý của người phụ nữ thay đổi không nhỏ.

Những thay đổi thường thấy nhất của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh

Bốc hỏa

Hệ thần kinh thực vật sẽ bị ảnh hưởng khi estrogen suy giảm. Nó hoạt động rối loạn khiến não bộ nhầm tưởng rằng cơ thể đang bị nóng và cần tỏa nhiệt. Lúc này, khí nóng sẽ từ ngực bốc lên mặt, lên đầu, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể toát mồ hôi. Sau khi cơn bốc hỏa qua đi sẽ là cảm giác ớn lanh, khó chịu.

Cáu gắt

Một phần nguyên nhân của sự cáu gắt này là do người phụ nữ gặp những cơn bốc hỏa. Khi cơ thể cảm thấy nóng bức, khó thở, tim đập nhanh tâm trạng rất dễ trở nên cáu gắt và bực bội.

Hay cáu gắt - Một triệu chứng tâm lý thường thấy giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Hay cáu gắt – Một triệu chứng tâm lý thường thấy giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Rối loạn giấc ngủ

Đây cũng là hiện tượng thường gặp khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Đặc biệt, khi nếu gặp phải các cơn bốc hỏa về đêm, chị em có thể bị tỉnh giấc giữa đêm và rất khó để ngủ lại.

Việc mất ngủ kéo dài khiến người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, lo âu, từ đó dẫn đến ăn uống không ngon miệng, sức khỏe giảm sút.

Giảm ham muốn tình dục

Khô âm đạo, âm đạo teo khô cộng thêm những mệt mỏi stress kéo dài rất dễ khiến chị em bị suy giảm ham muốn tình dục, khó đạt khoái cảm. Lâu dần ảnh hưởng tới chuyện sinh hoạt vợ chồng, hạnh phúc gia đình.

Trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Như ta đã nói ở trên, estrogen có mối quan hệ mật thiết với dopamine và serotonin – 2 hormone điều khiển tâm trạng. Cùng với đó, một số yếu tố khác bao gồm:

  • Các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh xuất hiện một cách mạnh mẽ
  • Tình hình tài chính không ổn định
  • Có các mối quan hệ căng thẳng (quan hệ vợ chồng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ con cái, quan hệ bạn bè)
  • Công việc nhiều áp lực
  • Không được sự quan tâm từ những người xung quanh
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh
  • Hút thuốc lá, vv

Chính là những nguyên nhân khiến người phụ nữ rất dễ rơi vào trầm cảm.

Nếu trầm cảm nhẹ, bệnh có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh bước vào giai đoạn nặng sẽ tốn rất nhiều thời gian điều trị và cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm tuổi mãn kinh:

Tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cần chú ý trong việc chăm sóc hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng

Hệ trục vàng quyề n năng  Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể người phụ nữ (bao gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone…). Trong đó, quan trọng nhất là bộ 3 nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone. Đây là 3 hormone quyết định toàn diện đến sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý lẫn khả năng sinh sản của chị em.

Tuy nhiên, thời kì vàng son không kéo dài, ngoài 30 hệ trục bắt đầu suy giảm hoạt động dẫn đến rối loạn bộ hormone nữ và gây ra một loạt các triệu chứng về tâm sinh lý cũng như thay đổi về ngoại hình. Cùng với đó là hàng loạt các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, sức khỏe giảm sút rõ rệt.

Chính vì vậy, bước vào tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh chị em rất cần chú ý trong việc chăm sóc Hệ trục vàng quyền năng  Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng.

Cơ chế hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng

Cơ chế hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng (Ảnh minh họa)

Thời gian lấy đi của phụ nữ nhiều thứ, nhưng thiên nhiên cũng đem đến cho họ nhiều tặng phẩm quý giá. Isoflavone có trong đậu nành đang là một loại hóa thảo mộc được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Bởi chúng có thể điều hòa hoạt động của hormone estrogen ở cả hai trạng thái (thời kì tiền kinh nguyệt) hoặc thấp (trong thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh). Nhờ vậy mà nó có thể làm giảm các triệu chứng tâm lý cũng như các triệu chứng thể chất ở cả 2 thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh. Hơn thế nữa, isoflavone hoàn toàn không gây các tác dụng phụ nào đối với cơ thể nếu sử dụng đúng liều lượng.

Nắm bắt được những điều này, rất nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe phái nữ có nguồn gốc từ đậu nành ra đời, các sản phẩm này có công dụng cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ, kiểm soát triệu chứng mãn kinh và góp phần nâng cao “sức khỏe” hệ trục vàng, giúp kéo dài thời kì xuân sắc.

Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kì một sản phẩm nào, chị em cũng cần tham khảo kỹ càng, hỏi ý kiến của những người có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn