Trầm cảm nhẹ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh – Nên làm gì?

Tiền mãn kinh và mãn kinh là 2 giai đoạn lớn trong cuộc đời người phụ nữ. Giai đoạn tiền mãn kinh bắt đầu bằng những thay đổi trong độ dài chu kì kinh nguyệt cùng với sự biến thiên của hormone estrogen; khi estrogen suy giảm mạnh, người phụ nữ mất kinh trong 12 tháng liên tục nghĩa là giai đoạn mãn kinh đã tới. Cả 2 giai đoạn này người phụ nữ đều gặp trục trặc về tâm sinh lý, và đặc biệt là có nguy cơ cao mắc trầm cảm nhẹ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh bởi bệnh trầm cảm có liên quan mật thiết với tình trạng hormone ở người phụ nữ.

Trầm cảm nhẹ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh - Nên làm gì? 1

9 dấu hiệu của bệnh trầm cảm nhẹ

Bệnh nhân được chẩn đoán là mắc trầm cảm nhẹ khi mắc ít nhất 2 trong số các dấu hiệu trầm cảm nhẹ dưới đây:

  • Khí sắc. Trầm buồn, nét mặt hay tâm trạng ủ dột, buồn rầu, lo lắng, chán chường, bi quan.
  • Cảm xúc. Đôi khi trầm cảm làm cho người mắc rơi vào trạng thái trống rỗng, thậm chí tê liệt hoàn toàn cảm xúc.
  • Công việc hằng ngày. Với những người mắc trầm cảm, công việc hằng ngày với họ bỗng nhiên trở nên nặng nề, phức tạp, khó thao tác. Dẫn đến làm hỏng rồi đâm ra cáu gắt, bực bội với chính mình, đôi khi là khóc lóc điên cuồng.
  • Giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những dấu hiệu của trầm cảm. Hai trạng thái rối loạn mà người mắc trầm cảm nhẹ thường gặp phải là mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Ghét trông thấy bản thân. Những người trầm cảm thường hay nằm mơ, không thích hoặc thù ghét chiếc gương, hay bất cứ thứ gì mà có thể soi mình trong đó. Bởi những  người mắc trầm có xu hướng đánh giá rất thấp bản thân và việc thấy mình trong gương giống như khơi lên trong họ sự chán ghét chính mình, khiến bệnh dễ bộc phát nặng hơn.
  • Tập trung. Giảm tập trung, suy nghĩ và mất dần niềm tin, hi vọng vào cuộc sống cũng là một trong những dấu hiệu của trầm cảm
  • Cảm giác về bản thân. Cảm thấy bản thân có nhiều tội lỗi, đôi khi cảm thấy mình đáng bị phê phán như những điều mà người khác nói.
  • Động lực. Động lực trong mọi việc giảm sút, cả với những việc trước kia từng là sở thích, thường xuyên làm thì giờ đây cảm thấy không còn hứng thú nữa.
  • Chế độ ăn uống gặp vấn đề. Khi mắc trầm cảm nhẹ, thói quen ăn uống cũng trở nên rối loạn. Có thể tự nhiên bỏ ăn, chẳng muốn ăn gì trong nhiều ngày, có lúc lại ăn rất nhiều.

Bị trầm cảm nhẹ tuổi tiền mãn kinh nên làm gì?

Bị trầm cảm nhẹ tuổi tiền mãn kinh nên làm gì? 1

Tập thể dục hoặc làm những việc yêu thích

Những người mắc trầm cảm thường ít vận động, thiếu giao lưu. Vì thế nếu rơi vào trạng thái trầm cảm, trước hết bạn nên tập thể dục, vận động cơ thể. Đây là một cách hiệu quả hơn việc dùng thuốc, bởi thông qua thể dục thể thao tâm trí của bạn sẽ được thả lỏng, thức tỉnh các tế bào, từ đó xoa dịu các cảm giác tiêu cực.

Buổi sáng bạn nên thưc dậy sớm bởi không khí buổi sáng trong lành hơn, bạn có thể làm những công việc mình cảm thấy yêu thích hoặc vận động theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Giao lưu với bạn bè nhiều hơn

Tránh giao tiếp với người xung quanh và có xu hướng nhốt mình trong phòng là những biểu hiện thường gặp của những người bị trầm cảm. Điều này dẫn tới những người mắc trầm cảm thấy tâm trạng đi xuống, đánh giá thấp bản thân, cảm thấy thua kém, thất bại trong cuộc sống. Từ đó rút lui khỏi xã hội, tránh giao tiếp và làm cho bệnh trở nên nặng hơn.

Hãy thoát khỏi vòng luẩn quẩn này bằng cách ra ngoài và tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể hoặc đi du lịch. Ban đầu việc thay đổi này khá khó khăn nhưng theo thời gian bạn sẽ dần thích nghi và lấy lại được sự vui vẻ.

Giao lưu với bạn bè nhiều hơn 1

Hãy ra ngoài và tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể hoặc đi du lịch (Ảnh minh họa)

Ngồi thiền, thư giãn sâu

Thiền từ lâu đã được công nhận là một hoạt động vô cùng tốt đối với tâm trạng và sức khỏe. Nhờ việc ngồi thiền, những căng thẳng, lo âu và cảm xúc tiêu cực sẽ thuyên giảm. Vì thế, những người mắc trầm cảm hãy thường xuyên thực hành thiền định để làm mới lại cảm xúc.

Thiền có rất nhiều mức độ khác nhau, nhưng ở đây bạn có thể chỉ cần thiền định đơn giản bằng cách ngồi trong trạng thái bình tĩnh, thoải mái dễ chịu sau đó dùng não tưởng tượng ra những điều tốt đẹp, từ đó thay đổi tâm trạng, thay đổi suy nghĩ để cải thiện cảm xúc.

Tự điều chỉnh cảm xúc

Trầm cảm nói chung và trầm cảm nhẹ nói riêng làm người mắc luôn đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực do mình tạo rồi rồi suy diễn hoặc quy chụp, đôi khi biết điều đó là vô lý nhưng vẫn không thể thoát ra khỏi cảm giác đó.

Để thay đổi được điều này, bạn có thể liệt kê những cảm xúc tiêu cực do mình suy diễn ra giấy, từ đó phân tích xem những sai lầm đó cần phải thay đổi thế nào để điều chỉnh lại tâm trạng. Sau khi nhận ra những cảm xúc bộc phát thái quá của mình thông qua việc ghi chép, bạn sẽ dần dần điều chỉnh được và giải thoát được khỏi nó.

Đọc sách báo nhiều hơn

Đọc sách, báo cũng là một trong những cách để cải thiện tâm trạng rất tốt. Bạn hãy lựa chọn những queyern sách tốt, đọc một số sách về tâm lý học, triết học, Phật giáo, Đạo giáo – Đây là những sách giúp cải thiện trí tuệ và hiểu biết của chúng ta. Thông qua việc chuẩn bị tốt kiến thức và sự hiểu biết về cuộc sống, bạn có thể giải quyết những vướng mắc của bản thân dễ dàng hơn, hạn chế rơi vào trầm cảm.

Đọc sách báo nhiều hơn 1

Đọc sách, báo cũng là một trong những cách để cải thiện tâm trạng rất tốt, đồng thời giúp bạn có thêm nhiều kiến thức (Ảnh minh họa)

Nhờ sự giúp đỡ của người khác

Nếu nhận thấy tâm trạng của bản thân xấu đi, bạn hãy tâm sự với người thân và bạn bè để chia sẻ. Từ đó nhờ họ giúp đỡ để cùng bạn vượt qua giai đoạn này.

Phòng ngừa bệnh trầm cảm tuổi tiền mãn kinh

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh có sự biến thiên tăng giảm bất thường của hormone estrogen, bước vào tuổi mãn kinh thì suy giảm mạnh estrogen – đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trầm cảm và trầm cảm nhẹ ở 2 độ tuổi này.

Vậy nên khi bước vào giai đoạn này, người phụ nữ hãy chủ động bổ sung estrogen cho bản thân. Phương pháp được khuyên dùng là sử dụng Estrogen thực vật, bởi estrogen thực vật không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thử cổ tử cung như liệu pháp hormone thay thế. Hregulator là một sản phẩm có thành phần chính là Isoflavone (được mệnh danh là phytoestrogen) và dịch chiết cây Vitex có tác dụng điều hòa estrogen giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cả m nhanh chóng.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các mức độ của bệnh trầm cảm qua các bài viết sau:

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn