Hằng năm có khoảng 5% dân số trên toàn thế giới có biểu hiện của bệnh trầm cảm (theo thống kê của WHO – Tổ chức Y tế thế giới), cũng theo đó, đến năm 2020, bệnh trầm cảm sẽ trở thành một trong những nguyên nhân gây rối loạn khả năng sinh hoạt, ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh còn có thể dẫn đến tai nạn hoặc hành động tự sát (trầm cảm muốn chết).
Hiện tượng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Tiền mãn kinh và mãn kinh là một dấu mốc quan trọng về sức khỏe cũng như tâm lý của người phụ nữ. Ở độ tuổi trên 40, cơ thể và tâm sinh lý người phụ nữ bắt đầu có rất nhiều thay đổi, báo hiệu một thời kì hoàn toàn mới trong cuộc đời. Và một trong những vấn đề mà mà họ có nguy cơ cao rơi vào là trạng thái trầm cảm.
Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Những biểu hiện của bệnh trầm cảm ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường bắt đầu bằng những thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc.
- Cảm thấy buồn rầu, khó chịu, ủ rũ
- Lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, khó tập trung
- Không nắm bắt được thông tin
- Lòng tin giảm sút
- Mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hay giải trí
- Có những ý nghĩ muốn buông xuôi, không chăm sóc bản thân, gia đình
- Tự đổ lỗi cho bản thân hoặc thấy mình không xứng đáng
- Ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi lại ăn quá nhiều
- Bị rối loạn giấc ngủ (ít ngủ, khó ngủ, dậy sớm hoặc ngủ nhiều)
Nếu bị trầm cảm nặng, người phụ nữ sẽ có triệu chứng giảm ham muốn tình dục, sút cân nhanh, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác. Điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân trầm cảm là họ thường có suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như chán sống, tự tử…
Ngoài các đặc điểm chung của chứng trầm cảm như đã nói ở trên, trầm cảm ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh còn có những nét riêng biệt như:
- Có các cơn bốc hỏa do rối loạn vận mạch
- Cảm giác bất an, lo lắng
- Rối loạn thần kinh thực vật với các biểu hiện toát mồ hôi, rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đầy hơi,…), đánh trống ngực
- Rối loạn tiết niệu (tiểu đêm nhiều lần)
- Gặp các vấn đề về tim mạch (huyết áp không ổn định, đau tức ngực, vv)
- Có các triệu chứng về thần kinh, cơ bắp (đau vai, cột sống, xương khớp đầu gối, cổ chân, chóng mặt, nhức đầu, nhức mỏi cơ thể, vv)
Nguyên nhân gây trầm cảm khi phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh
Người ta chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của hiện tượng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đưa ra một số dự đoán rằng:
Bước vào tuổi tiền mãn kinh, người phụ nữ có sự thay đổi lớn về thể chất và tinh thần, nguyên nhân là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Thời kỳ tiền mãn kinh lượng estrogen lên xuống thất thường, sự tăng giảm thất thường này là nguyên nhân khiến phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vô cùng khó chịu cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Còn tới thời kỳ mãn kinh thực sự, lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng. Sự mất cân bằng hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị trầm cảm.
Qua khảo sát mối liên hệ giữa các bệnh lý tim mạch và triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh, người ta cũng nhận ra rằng trầm cảm có liên quan mật thiết đết các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, như: hút thuốc, kém vận động, thừa cân, tăng huyết áp, chế độ dinh dưỡng kém, cholesterol trong máu, vv.
Giải pháp cho phụ nữ bị trầm cảm ở tuổi tiền miễn kinh, mãn kinh
Nhất thiết phải điều trị bệnh trầm cảm!
Bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm nặng có thể dẫn đến suy kiệt hoặc hành động tự sát. Bệnh trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống không chỉ của người bệnh mà còn cả gia đình.
Các giải pháp điều trị phải giải quyết triệt để những nguyên nhân gây ra trầm cảm ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Giải quyết nguyên nhân tâm lý
Phụ nữ ở thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh cần được tư vấn tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng trầm cảm. Đặc biệt những phụ nữ có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như có hoàn cảnh gia đình, kinh tế không được may mắn. Tiêu chuẩn khỏi bệnh là sự phục hồi về tình trạng bình thường như trước (ăn ngủ bình thường, giao tiếp vui vẻ, cảm thấy tinh thần thoải mái, thấy có muốn muốn vốn có trước nay của mình).
Trong giai đoạn này, người thân nên gần gũi, chia sẻ động viên người phụ nữ. Việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc chống trầm cảm cần theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được bỏ dở giữa chừng, kể cả khi bệnh thuyên giảm vẫn phải dùng thuốc.
Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh.
- Chiều chuộng bản thân. Người phụ nữ đã dành trọn cuộc đời cho gia đình, nhưng đừng vì thế mà quên đi bản thân mình. Hãy tự tạo cho mình những niềm vui trong cuộc sống, như tham gia các câu lạc bộ, học nữ công gia chánh, làm đẹp, đi mua sắm. Hay đơn giản chỉ là xem phim, trò chuyện với người thân, bạn bè, thay đổi kiểu tóc. Đây là một trong những cách để giải tỏa căng thẳng.
- Vận động nhẹ nhàng. Hãy cố gắng vận động cơ thể 15-30 phút mỗi ngày. Điều này vừa giúp chống lại các bệnh về xương khớp, vừa giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu, làm giảm chứng rối loạn cảm xúc.
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ. Gi ấc ngủ cực kì quan trọng với bất kì ai. Vì thế, để tránh thần kinh căng thẳng dẫn đến stress và trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh, chị em nên tập ngủ đúng giờ và phải ngủ đủ giấc.
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cũng là một trong những việc quan trọng. Bạn nên tránh các món ăn gây hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ cay nóng, các chất kích thích, vv. Đồng thời bổ sung nhóm thức ăn giàu vitamin, khoáng chất (rau, củ, quả, nhất là các loại đậu). Đặc biệt, isoflavone trong đậu tương được mệnh danh là estrogen thảo mộc, có khả năng bổ sung hàm lượng estrogen của cơ thể.
Giải quyết nguyên nhân do sự biến thiên estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh và sự suy giảm estrogen thời kì mãn kinh
Sử dụng hormone thay thế là một trong những phương pháp để điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới thấy rằng hormone thay thế làm giảm được triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Năm 2004, Olson đã thực hiện nghiên cứu trên 463 phụ nữ sau mãn kinh và nhận thất rằng việc sử dụng hormone thay thế có liên quan mật thiết với điểm tiêu chuẩn tâm lý tốt và trầm cảm xuất hiện với tỷ lệ thấp (p<0.04). Một nghiên cứu khác tại Mỹ cũng cho kết quả khả quan, khi 80% phụ nữ mãn kinh sau khi sử dụng liệu pháp estrogen đường uống có những thay đổi tích cực trong tinh thần.
Tuy nhiên, việc sử dụng hormone thay thế có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng nguy cơ loãng xương, đột quỵ, vv. Chính vì vậy, sử dụng liệu pháp này cần có sự tham khảo với bác sĩ về các lợi ích cũng như rủi ro của liệu pháp này, đánh giá các phương pháp điều trị khác để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bạn.
Một trong những biện pháp được khuyên dùng hiện nay là bổ sung estrogen từ thực vật. Hregulator là sản phẩm cung cấp isoflavone (estrogen thực vật) có tác dụng điều hòa estrogen giai đoạn tiền mãn kinh và giảm thiếu hụt estrogen giai đoạn mãn kinh. Isoflavone dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo không làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong sản phẩm Hregulator còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.
Trầm cảm ở tuổi tiền mãn kinh là một trong những vấn đề sức khỏe phụ nữ cần được quan tâm đúng mức và kịp thời. Bước vào lứa tuổi này, người phụ nữ hãy biết trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để vượt qua giai đoạn này. Mọi thông tin chi tiết còn thắc mắc về tiền mãn kinh – mãn kinh cũng như hiện tượng trầm cảm ở độ tuổi này, các bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được các chuyên gia tư vấn giải đáp chi tiết.
Nên đọc thêm
Ý kiến của bạn