Phụ nữ mãn kinh cần làm gì để nâng cao sức khỏe?

Thời kì mãn kinh và sau mãn kinh phụ nữ có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm cũng như có nhiều sự thay đổi về tâm lý. Vậy phụ nữ mãn kinh cần làm gì để nâng cao sức khỏe?

Phụ nữ mãn kinh cần làm gì để nâng cao sức khỏe? 1

Mãn kinh ở phụ nữ là giai đoạn quá độ quan trọng trong cuộc đời mỗi người (Ảnh minh họa)

Những vấn đề phụ nữ mãn kinh có thể gặp phải

Các triệu chứng mãn kinh

Hai năm cuối của giai đoạn tiền mãn kinh và bắt đầu vào giai đoạn mãn kinh lương estrogen suy giảm nhanh dẫn tới có rất nhiều triệu chứng mãn kinh xuất hiện.

  • Tắt kinh. Khác hẳn với việc chu kì kinh nguyệt dây dưa và không đều, ở giai đoạn này chu kì kinh nguyệt đã hoàn toàn chấm dứt, buồng trứng đã hoàn toàn ngưng mọi hoạt động.
  • Tóc trở nên khô giòn, dễ gãy
  • Da mất đàn hồi, xuất hiện các nếp nhăn
  • Ham muốn tình dục suy giảm
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Gặp các vấn đề về phụ khoa và đường tiết niệu
  • Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
  • Thay đổi vóc dáng, tăng cân
  • Âm đạo khô

Cùng với đó, do sự suy giảm mạnh của hormone nữ, phụ nữ mãn kinh có nguy cơ đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó loãng xương là nguy cơ đầu tiên. Bước qua tuổi 20, nam hay nữ đều mất đi 1% xương mỗi năm. Hậu mãn kinh 5 năm, mỗi năm người phụ nữ mất đi 2-3% xương. Như vậy từ 20-80 tuổi, trung bình phụ nữ mất đi ít nhất 50% khối lượng xương. Giai đoạn mãn kinh càng kéo dài thì mật độ xương mất đi càng nhiều. Vậy nên, 10 năm đầu sau mãn kinh phụ nữ có thể bị lưng còng 1/3 hoặc nguy cơ cao gãy các xương dài ở cổ tay, cổ xương đùi.

Các triệu chứng mãn kinh 1

Loãng xương là vấn đề thường gặp ở phụ nữ mãn kinh (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, phụ nữ mãn kinh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh khác như:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh mạch vành
  • Ung thư niêm mạc tử cung, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
  • Rối loạn tâm sinh lý, tính khí và tình dục

Phụ nữ mãn kinh cần làm gì để nâng cao sức khỏe?

Mãn kinh là giai đoạn sinh lý hoàn toàn bình thường tuy nhiên do sự suy giảm của estrogen mà hàng loạt vấn đề liên quan đến sức khỏe và sinh lý có thể xảy ra như đã nói ở trên. Vì vậy, để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình, phụ nữ mãn kinh cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Chế độ ăn cho phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ cần có chế độ dinh dưỡng tốt ngay từ thời tiền mãn kinh.  Ngoài 3 bữa ăn chính có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ như sữa, trái cây. Đồng thời lưu ý:

  • Canxi và vitamin D. Như ta đã nói ở trên, phụ nữ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao. Vì thế hãy bổ sung Canxi và vitamin D vào chế độ ăn hằng ngày. Cua đồng, cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, sữa là những thực phẩm giàu canxi. Vitamin D có nhiều trong sữa, ngũ cốc, cá hồi, dầu gan cá thu.  Ngoài ra, mỗi ngày nên dành 20-30 phút tắm nắng để có đủ vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi, thời gian thích hợp để tắm nắng từ 7h – 8h sáng và 4h – 5h chiều.
  • Chất đạm. Mỗi ngày cần ăn khoảng 50-60 gam thịt, 60-70 gam cá, 30 gam đậu các loại; mỗi tuần cần ăn khoảng 3 quả trưng vịt hoặc gà (nếu bị sỏi mật hoặc tăng cholesterol máu thì ăn 1 quả trứng/tuần) để cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể. Chất đạm chiếm 30% tổng số năng lượng trong ngày và chiếm hơn 50% trọng lượng thô của tế bào, là thành phần chính của một số nội tiết tố.
  • Chất béo. Giúp cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo màng tế bào, hấp thu các vitamin tam trong lipid như A, D, K, E, F. Chất béo cũng chiếm khoảng 30% tổng số năng lượng hằng ngày. Tuy nhiên, chất béo nên chọn ăn là chất béo không bão hòa như omega-3, 6 có lợi cho tim mạch. Chất béo không bão hòa có nhiều trong cá, mè, bắp, hạt hướng dương, các loại rau có màu xanhd đậm, các loại đậu. Không nên dùng dầu dừa và dầu cọ vì kích thích gan sản xuất cholesterol nội sinh.
  • Chất bột đường. Chất bột đường có trong các loại đồ ăn thông dụng như cơm, miến, nui, bún.
  • Đảm bảo đủ lượng sắt. Nên ăn thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, trứng, rau xanh, ngũ cốc – đây là những thực phẩm chứa nhiều sắt.
  • Bổ sung vitamin B12 và axít folic. Vitamin B12 có trong gan, thận, cá, gia cầm, trứng, sữa. Axit folic có trong măng tây, các loại rau có màu xanh đậm.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây. Mỗi ngày cần ăn khoảng 300 gam rau xanh và 250 gam trái cây. Nên chọn các loại trái cây ít ngọt như cà chua, ổi, táo. Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin chống lão hóa, đồng thời cung cấp chất xơ cho cơ thể.
  • Uống đủ nước. Nước chiếm 80% trọng lượng cơ thể và tham gia hầu hết vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chính vì thế hãy uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày, bao gồm 60% nước lọc, 20% sữa, 20% nước trái cây.
  • Đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên từ các loài thực vật như: đậu nành (đậu tương) và các thực phẩm được chế biến từ mầm đậu nành.
  • Nên hạn chế dùng đường và muối, các đồ cay nóng. Đồng thời không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích.
Chế độ ăn cho phụ nữ mãn kinh 1

Cần có chế độ dinh dưỡng tốt ngay từ thời kì tiền mãn kinh (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mãn kinh cần lưu ý chế độ sống

  • Chế độ luyện tập. Tập thể dục với những bài tập phù hợp giúp phụ nữ mãn kinh nâng cao sức khỏe, duy trì vóc dáng đồng thời giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan. Một số bộ môn thích hợp cho độ tuổi này là: đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, yoga, tập dưỡng sinh hoặc mỗi ngày chỉ cần đi dạo 30 phút, cơ thể của bạn sẽ luôn khỏe khoắn và có đủ sức đối phó với bệnh tật. Việc luyện tập thường xuyên cũng giúp duy trì sự dẻo dai của hệ cơ xương.
  • Thái độ sống. Hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, tư duy nhẹ nhàng. Việc này giúp loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi và nâng cao sức khỏe thể chất.
  • Ngủ đủ giấc. Hãy cố gắng ngủ đủ 8 tiếng chất lượng vào buổi tối. Nếu khó đi vào giấc ngủ, hãy tìm cách thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ như nghe nhạc hoặc ngồi thiền. Phòng ngủ nên được giữ sạch sẽ, thoáng mát, việc này cũng góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Nâng cao nhận thức, tích cực hưởng ứng các chương trình chăm sóc sức khỏe phái nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Việc này giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết để có thể thoải mái và tự tin đối mặt với những thay đổi đang xảy ra.
  • Khám sức khỏe định kì. Mỗi năm 1-2 lần, phụ nữ mãn kinh cần đi khám tổng quá, khám phụ khoa và đo loãng xương để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bệnh lý (nếu có).
Phụ nữ mãn kinh cần lưu ý chế độ sống 1

Một thái độ sống tích cực, khoa học giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cũng như thể chất (Ảnh minh họa)

Thuốc cho phụ nữ mãn kinh

Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh cũng nên dùng thêm một số loại thuốc có thành phần từ thiên nhiên để cải thiện các triệu chứng của thời kì mãn kinh, ngăn ngừa những biến chứng của thời kì này. Một trong số đó là HRegulator.

HRegulator có thành phần chính là chastaberry giúp chống lại một cách có hiệu quả nhiều triệu chứng của thời kì mãn kinh. Và Isoflavone đậu nành nhắm tới các nguyên nhân cơ bản của các triệu chứng về hormone để ngăn chặn chúng ngay từ ban đầu.

Công thức về thành phần của HRegulator đã được công ty PharmaMetics Product a Divison of MãBiocare Pty của Úc chứng minh trên phương diện lâm sàng và được bào chế với tỷ lệ nhất định theo khoa học, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. 90% phụ nữ trong cuộc thử nghiệm được ghi nhận là giảm đáng kể các triệu chứng về thể chất và xúc cảm, như là cơn bốc hỏa, khô đau âm đạo, mệt mỏi và dễ cáu giận.

Ngoài ra, HRegulator cũng đã được đăng kí tại Úc và đáp ứng được tất cả những quy định khắt khe từ khâu sản xuất đến khi kết thúc sản xuất theo tiêu chuẩn của Cục quản lý dược Úc (TGA), một trong những cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Chính vì vậy, đây chính là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với những phụ nữ đang tìm kiếm sự giúp đỡ để làm giảm các vấn đề có liên quan đến thời kì mãn kinh.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn