PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Tue, 29 Mar 2022 01:50:43 +0000 vi hourly 1 Loại bỏ bốc hoả lên mặt ở phụ nữ tuổi mãn kinh cực dễ dàng! https://hregulator.net/loai-bo-boc-hoa-len-mat-4307/ https://hregulator.net/loai-bo-boc-hoa-len-mat-4307/#respond Fri, 18 Jan 2019 02:00:06 +0000 https://hregulator.net/?p=4307 Bốc hỏa lên mặt là nỗi lo sợ và ám ảnh của phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Những cơ bốc hỏa lên mặt khiến cho da mặt của chị em phụ nữ bị đỏ và mọc mụn, dẫn tới việc thiếu tự tin trong giao tiếp, căng thẳng và mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và cuộc sống.

Dưới đây là một số cách loại bỏ Bốc hỏa lên mặt cực dễ dàng mà chị em nào cũng có thể thực hiện được.

Thực phẩm giúp cải thiện các cơn bốc hỏa

Bí đao

Bí đao có tính hàn, thanh nhiệt cơ thể, làm dịu các cơn bốc hoả( Ảnh minh hoạ)

Bí đao có tính mát giúp thanh nhiệt cơ thể, làm dịu các cơn bốc hỏa( Ảnh minh họa)

Theo y học cổ truyền, bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát giúp thanh nhiệt, mát ruột, lợi tiểu, giải độc, giảm béo, đẹp da. Bên cạnh đó là công dụng giảm thiểu các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

  • Cách chế biến: luộc, hấp, nấu canh, hạn chế sử dụng bí đao sống vì trong bí đao sống có chứa hoạt chất tẩy nhẹ không tốt cho hệ tiêu hóa.

Các loại hạt đậu

Các loại hạt đậu giàu dưỡng chất Isoflavone giúp giảm thiểu các cơn bốc hoả lên mặt( Ảnh minh hoạ)

Các loại hạt đậu giàu dưỡng chất Isoflavone giúp giảm thiểu các cơn bốc hỏa lên mặt( Ảnh minh họa)

Các loại hạt đậu chứa rất nhiều vitamin có tính thanh mát, giải độc cơ thể. Trong thành phần đậu, nhất là đậu nành có chứa dưỡng chất Isoflavone, đây là một loại estrogen nội tiết tố nữ thực vật rất tốt cho phụ nữ nhất là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bốc hỏa lên mặt, bốc hỏa đổ mồ hôi mà tinh chất mầm đậu nành còn giúp cho chị em có được một làn da mặt căng sáng, mịn màng.

  • Cách chế biến: Các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành,… ta có thể nấu chè, nấu cháo, hoặc với đậu nành ta có thể sử dụng tinh chất mầm đậu nành.
  • Chú ý: Khi sử dụng các loại đậu, chị em có thể bổ sung thêm bột sắn dây, nhưng chú ý việc gia giảm lượng đường phù hợp, vì trường hợp lượng đường cao có thể gây nóng trong người.

Các loại rau có màu xanh đậm

Rau có màu xanh đậm có tác dụng cải thiện tình trạng bốc hoả lên mặt( ảnh minh hoạ)

Rau có màu xanh đậm có tác dụng cải thiện tình trạng bốc hoả lên mặt( ảnh minh hoạ)

Các loại rau màu xanh đậm có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, các vitamin A, E và Sắt có tác dụng tái tạo trẻ khỏe làn da, giúp da hồng hào căng bóng, vitamin B giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong thành phần của các loại rau màu xanh có chứa Axit folic( hay vitamin B9) có vai trò tổng hợp ADN, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, và có tác dụng tương đương liệu pháp thay thế estrogen giúp giảm thiểu và ngăn chặn các ảnh hưởng từ chứng bốc hỏa đổ lên mặt.

Axit folic chứa nhiều trong những thực phẩm như: đậu Hà lan, măng tây, củ cải, bông cải xanh, cải bruxen, rau bina…

Thực phẩm nên tránh xa

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn(rượu,…) là tác nhân lớn gây ra hiện tượng mạch máu bị giãn nở nhanh hơn dẫn tới những cơn bốc hỏa lên mặt.

Caffeine

Sử dụng Cà phê không khoa học sẽ gây ra tcs dụng phụ đi kèm với cơn bốc hỏa lên mặt( Ảnh minh họa)

Sử dụng Cà phê không khoa học sẽ gây ra tác dụng phụ đi kèm với cơn bốc hỏa lên mặt( Ảnh minh họa)

Việc sử dụng cà phê, đồ uống có chất kích thích thường xuyên, nhất là có suy nghĩ sử dụng chất kích thích để giảm thiểu những cơn bốc hỏa là sai lầm của rất nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ gây nguy cơ tăng huyết áp,caffeine sẽ làm cơn bốc hỏa của bạn gia tăng và có thể khiến chúng nặng nề hơn, đi kèm tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ…

Do vậy, hãy hạn chế việc sử dụng các loại cà phê cũng như đồ uống kích thích để xả stress, thay vào đó hãy sử dụng các loại trà thảo mộc.

Thức ăn cay nóng

Hạn chế sử dụng thực phẩm có tác động xấu thêm cho cơn bốc hoả( Ảnh minh hoạ)

Hạn chế sử dụng thực phẩm có tác động xấu thêm cho cơn bốc hỏa( Ảnh minh họa)

Thức ăn cay nóng khiến tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra cảm giác nóng bừng, khiến cho tình trạng của các cơn bốc hỏa càng trở nên nghiêm trọng, gây nóng trong người, nóng lên mặt và mọc nhiều mụn khiến cho chị em mất tự tin về vẻ ngoài. Bên cạnh đó các chị em cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn, nguồn gốc không rõ ràng bởi lượng natri, lượng đường và chất béo cao.

Tiền mãn kinh, mãn kinh là những giai đoạn mà bất kỳ một người phụ nữ nào cũng phải trải qua, do vậy những hiện tượng như bốc hỏa lên mặt trong thời kỳ này cũng là một việc hết sức thuận tự nhiên. Do đó, thay vì lo lắng và bất an về những cơn bốc hỏa lên mặt, chị em hãy thư giãn tinh thần, lạc quan, có chế độ ăn uống bổ sung dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý, lành mạnh.

Gợi ý sản phẩm giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa lên mặt thời kỳ mãn kinh: TẠI ĐÂY!

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT VỀ BỐC HỎA THỜI KỲ MÃN KINH:

]]>
https://hregulator.net/loai-bo-boc-hoa-len-mat-4307/feed/ 0
Bốc hoả lên mặt có đáng lo? https://hregulator.net/boc-hoa-len-mat-co-dang-lo-4289/ https://hregulator.net/boc-hoa-len-mat-co-dang-lo-4289/#respond Thu, 17 Jan 2019 02:37:37 +0000 https://hregulator.net/?p=4289 Giai đoạn tiền mãn kinh đánh dấu một sự thay đổi lớn về sắc đẹp và tâm lý của chị em phụ nữ. Một trong những dấu hiệu thường gặp thời kỳ này đó là hiện tượng bốc hỏa lên mặt, đổ mồ hôi nhiều, dễ nổi cáu, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục,… Những triệu chứng đó dồn dập và có thể xảy ra cùng lúc khiến chị em cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Bốc hoả lên mặt có đáng lo? 1

Một trong những dấu hiệu thường gặp thời kỳ này đó là hiện tượng bốc hỏa lên mặt, đổ mồ hôi nhiều (Ảnh minh họa)

Tác hại của bốc hỏa lên mặt đáng “cảnh báo”

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có đến hơn 70% phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phải đối mặt với cơn bốc hỏa lên mặt, tình trạng này kéo dài trong khoảng 2-5 năm , tuy nhiên có những trường hợp nặng hơn, có thể kéo dài tới 10 năm.

Bốc hỏa lên mặt tưởng chừng đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của chị em phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh:

  • Đối với phụ nữ đặc thù công việc thường xuyên phải giao tiếp, bốc hỏa làm đỏ bừng mặt , đổ mồ hôi có thể làm trôi lớp trang điểm, da trở nên dầu nhờn khiến họ cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp.
  • Đối với phụ nữ làm trong môi trường oi bức, ngột ngạt cộng với việc, khi phải chịu đựng thêm cơn bốc hỏa khiến họ càng thêm khó chịu, mất bình tĩnh, dễ nổi cáu, nóng giận hơn bình thường.
  • Đối với trường hợp bị bốc hỏa vào ban đêm, chị em dễ bị tỉnh giấc bất chợt, rất khó để ngủ lại, tình trạng này kéo dài có thể gây mất ngủ mạn tính( số liệu kiểm chứng trong trường hợp này lên tới 40%, một con số khá lớn, đáng lo ngại).
  • Bốc hỏa gây xương xấu đi nhanh chóng và nguy cơ gãy xương hông cao hơn rất nhiều lần, mật độ xương ở cổ, cột sống bị thấp hơn nên phụ nữ tiền mãn kinh dễ mắc các bệnh về xương khớp.
  • Bốc hỏa còn ảnh hưởng đến “chuyện vợ chồng”, những cơn nóng bất ngờ xảy đến vào ban đêm làm người phụ nữ cảm thấy ngại gần gũi và không thoải mái với chuyện “yêu”, lâu dần ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
Nóng bừng mặt là biểu hiện của bốc hoả lên mặt của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh ( Ảnh minh hoạ)

Nóng bừng mặt, cổ, gáy  là biểu hiện của bốc hỏa lên mặt của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh ( Ảnh minh họa)

Biểu hiện của cơn bốc hỏa lên mặt thường gặp

  • Nóng bừng mặt, cổ, gáy sau đó nhanh chóng lan ra khắp cơ thể;
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao nhưng sau đó lại có cảm giác ớn lạnh;
  • Tim đập nhanh, nhịp thở không đều;
  • Toát mồ hôi;
  • Cảm giác mệt mỏi, bức bối khó chịu sau mỗi cơn bốc hỏa.

Nguyên nhân của cơn bốc hỏa lên mặt

Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa lên mặt là không hoàn toàn rõ ràng. Các giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là do rối loạn chức năng điều nhiệt, bắt đầu ở mức vùng dưới đồi do suy giảm nồng độ estrogen.

Nghiên cứu sinh lý học đã cho thấy rối loạn chức năng điều nhiệt là nguyên nhân của các cơn bốc hỏa lên mặt ở phụ nữ tiền mãn kinh: các mạch máu ngoại biên bất thường bị giãn ra, đổ mồ hôi dẫn đến mất nhiệt nhanh hơn và giảm nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường, vùng da mặt nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng nhất nên có hiện tượng đỏ và nóng nhanh hơn. Một loạt các nghiên cứu cho thấy rằng vùng điều nhiệt trung tâm bị thu hẹp ở những phụ nữ bị bốc hỏa lên mặt. Trong khi đó, phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu cơ chế tản nhiệt khi nhiệt độ cơ thể tăng 0,4ºC, điều này xảy ra với mức tăng nhiệt độ thấp hơn nhiều so với phụ nữ mãn kinh.

Stress, lo lắng cũng có thể góp phần gây ra tình trạng bốc hoả lên mặt. Phụ nữ tiền mãn kinh nếu thường xuyên đối mặt với các cơn bốc hỏa có nhiều khả năng bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ nguyên phát.

Trên đây là những biểu hiện, nguyên nhân và ảnh hưởng khá tiêu cực từ việc bốc hỏa lên mặt của phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Hãy lắng nghe cơ thể mình và giải quyết chúng một cách khoa học nhé!

Gợi ý sản phẩm giúp cải thiện tình trạng bốc hỏa lên mặt thời kỳ mãn kinh: TẠI ĐÂY!

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT VỀ BỐC HỎA THỜI KỲ MÃN KINH:

]]>
https://hregulator.net/boc-hoa-len-mat-co-dang-lo-4289/feed/ 0
Những tip nhỏ khắc phục tình trạng bốc hoả thời kỳ mãn kinh https://hregulator.net/khac-phuc-boc-hoa-ky-man-kinh-4271/ https://hregulator.net/khac-phuc-boc-hoa-ky-man-kinh-4271/#respond Mon, 14 Jan 2019 02:00:36 +0000 https://hregulator.net/?p=4271 Vào kỳ mãn kinh chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, khiến tâm trạng bất ổn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Một trong số đó là triệu chứng bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm. Dưới đây là một số tip nhỏ, khắc phục được tình trạng bốc hỏa dễ dàng thực hiện mà hiệu quả rất cao!

Làm mát cơ thể

Bổ sung lượng nước cần thiết giúp giảm thiểu tình trạng bốc hỏa ( Ảnh minh họa)

Bổ sung lượng nước cần thiết giúp giảm thiểu tình trạng bốc hỏa ( Ảnh minh họa)

Những cơn bốc hoả thường đến bất chợt, không báo trước. Do vậy, hãy làm dịu đi cảm giác khó chịu đó bằng những việc đơn giản nhất, ví dụ như uống một cốc nước mát. Nếu đang ở nhà, bạn có thể tắm với nhiệt độ nước khoảng 37-40 độ, không quá lạnh để tránh sự thay đổi đột ngột thân nhiệt. Nếu bạn đang ở ngoài, hãy sử dụng những miếng khăn ướt nhẹ nhàng lau vùng mặt và cổ. Giữ phòng ngủ, nơi làm việc thoáng mát, nếu có nhiều cây xanh, hãy mở cửa sổ để lấy không khí trong lành từ bên ngoài, hoặc mở điều hòa ở nhiệt độ mát phù hợp với thân nhiệt.

Lựa chọn trang phục thoáng mát

Lựa chọn trang phục thoáng mát 1

Mặc quần áo có nguồn gốc từ sợi tự nhiên, chất liệu mặc thoáng mát,có khả năng thấm hút mồ hôi( sợi lanh, cotton,…), chất liệu tổng hợp dạng polyeste sẽ làm cho việc toát mồ hôi khó khăn hơn. Tránh mặc những đồ bó sát, kích, chật.

“Yêu” đều đặn

Các chuyên gia y khoa khuyên rằng, phụ nữ trong độ tuổi khoảng 35-40 nên sinh hoạt tình dục đều đặn, điều độ trung bình 2 lần/ tuần, độ tuổi tiền mãn kinh nên 1 lần/ tuần. Thường sau khi quan hệ tình dục mọi người sẽ thấy giấc ngủ của mình chất lượng hơn. Do trong quá trình đã sản sinh các chất kích thích dây thần kinh để có được giấc ngủ chất lượng cao. Chứng minh cho thấy rằng những phụ nữ thường xuyên được ôm ấp, âu yếm nhiều cũng có thể giảm được sự căng thẳng, hạ huyết áp đáng kể.

Kiểm soát chế độ ăn

Hạn chế sử dụng thực phẩm có tác động xấu thêm cho cơn bốc hoả( Ảnh minh hoạ)

Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng có tác động xấu thêm cho cơn bốc hỏa( Ảnh minh họa)

Để cơ thể không bị tăng nhiệt độ do năng lượng sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn cùng một lúc, phụ nữ độ tuổi mãn kinh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa. Tuyệt đối không nên ăn quá no, loại bỏ những thói quen khiến cơn nóng xuất hiện và tăng mức độ nguy hiểm của nó: cà phê, rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, bồn tắm nước nóng, phòng tắm hơi, tắm nóng vòi hoa sen,…

Hít thở sâu

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hít thở sâu có thể giảm thiểu 50% số cơn bốc hỏa, giảm stress, tốt cho lưu thông máu. Hãy dành ra khoảng thời gian nhỏ hít thở thật sâu ( 8-16 lần/ lần) đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả bất ngờ từ việc đó.

Thư giãn tinh thần

Tập yoga hàng tuần giúp giảm thiểu các cơn bốc hỏa đến 30%

Tập yoga hàng tuần giúp giảm thiểu các cơn bốc hỏa đến 30% (Ảnh minh họa)

Để cho cơ thể thư giãn, luôn lạc quan, vui vẻ, tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến tâm trạng. Đắp mặt nạ mát và nghe những bản nhạc thư giãn cũng giúp bạn thư thái hơn. Tập thể dục thường xuyên, dành 30 phút đi bộ mỗi ngày giúp cải thiện tinh thần tuổi mãn kinh, giảm thiểu các triệu chứng mất ngủ mãn tính, bố hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi hoặc tham gia các câu lạc bộ yoga, nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng tập yoga mỗi tuần có khả năng giảm thiểu các cơn bốc hỏa khoảng 30%.

Bổ sung estrogen

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp oestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hoả ( Ảnh minh hoạ)

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp oestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hỏa ( Ảnh minh họa)

Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng suy giảm hàm lượng estrogen là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tình trạng bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi của phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Do vậy, việc bổ sung estrogen là vô cùng cần thiết và hữu ích.

Bên cạnh việc sử dụng các thực phẩm giàu estrogen thực vật(đậu nành, cá hồi, hạt lanh,…) trong các bữa ăn hàng ngày, chị em phụ nữ có thể tìm hiểu các sản phẩm từ thảo dược tự nhiên gồm có Isoflavone, vitex agnus trong HRegulator.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT VỀ BỐC HOẢ THỜI KỲ MÃN KINH:

]]>
https://hregulator.net/khac-phuc-boc-hoa-ky-man-kinh-4271/feed/ 0
Phytoestrogens loại bỏ bốc hoả cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh https://hregulator.net/phytoestrogen-boc-hoa-thoi-ky-man-kinh-4261/ https://hregulator.net/phytoestrogen-boc-hoa-thoi-ky-man-kinh-4261/#respond Thu, 10 Jan 2019 02:00:11 +0000 https://hregulator.net/?p=4261 Thống kê cho thấy, hơn 80% phụ nữ bị bốc hỏa trên một năm. Nếu không điều tiết và giảm triệu chứng, bốc hỏa trong nhiều năm có thể gây mất ngủ mạn tính, trầm cảm và ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.

Bốc hoả là triệu chứng thường gặp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh( Ảnh minh hoạ)

Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh( Ảnh minh họa)

Bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là một triệu chứng phổ biến và thường thấy ở phụ nữ khi họ phải trải qua thời kỳ mãn kinh. Bốc hỏa thường khởi đầu đột ngột bằng cảm giác nóng mặt, phần trên ngực rồi lan nhanh ra toàn thân. Cảm giác nóng kéo dài từ 2 – 5 phút, hoặc thậm chí là lâu hơn, thường đi kèm với đổ mồ hôi, tim đập nhanh và mệt, có thể đánh trống ngực và sau đó là lạnh run.

Cơn bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm, do đó gây mất ngủ mạn tính; trong khi những cơn bốc hỏa xảy ra vào ban ngày gây ra nhiều thay đổi đột ngột trong cảm xúc. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi , tâm lý và triệu chứng vận mạch cũng góp phần gây nên việc khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cơn bốc hỏa ban đêm thường xảy ra trong khoảng 4 giờ đồng hồ đầu tiên của giấc ngủ, đây là giai đoạn REM (Rapid Eye Movement) của giấc ngủ. Giai đoạn này mắt chuyển động nhanh sau đó ức chế cơn bốc hỏa và tỉnh giấc.

Các cơn bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt, suy giảm estrogen( Ảnh minh hoạ)

Các cơn bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt, suy giảm estrogen( Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa là không hoàn toàn rõ. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất đó là do rối loạn chức năng điều nhiệt, bắt đầu ở mức vùng dưới đồi do suy giảm nồng độ estrogen.

Nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh ra các cơn bốc hỏa được thực hiện, cuối cùng người ta phát hiện ra rằng: bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt. Rối loạn này làm các mạch máu ngoại biên  giãn bất thường, dẫn đến đổ mồ hôi, nhiệt độ tăng cao. Sau đó sự mất nhiệt nhanh chóng diễn ra, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường, run rẩy, sau đó là cơ chế bình thường để khôi phục lại thân nhiệt như cũ.

Người ta cũng phát hiện ra rằng vùng điều nhiệt bị thu hẹp ở một số phụ nữ gặp triệu chứng bốc hỏa. Cung cấp phytoestrogen làm cho vùng điều nhiệt trung tâm trở lại bình thường. Tìm hiểu về phytoestrogen trong phần dưới đây.

Phytoestrogen là gì?

Phytoestrogen được ghép từ từ “phyto” tức là thực vật ghép với “estrogen” là tên một loại hormone đóng vai trò quan trọng với cuộc đời phụ nữ ( Đọc bài viết Vai trò của estrogen đối với phụ nữ để tìm hiểu thêm).

Phần lớn các phytoestrogen nằm trong một nhóm các chất có nhân phenol tên là flavonoid. Flavonoid là thành phần có trong nhiều loại thực vật, thậm chí một số chứa đến 7% trọng lượng khô. Nhóm các flavonoid được chia thành 3 lớp: các isoflavone, các coumestan và các flavonoid được prenyl hóa, trong đó các isoflavone có hoạt tính estrogen mạnh nhất.

Bên cạnh nhóm các flavonoid là nhóm các lignan ( enterolactone và enterodiol) có hoạt tính estrogen yếu hơn, có trong hạt lanh, ngũ cốc, đậu lăng, trái cây và rau xanh.

Các isoflavone có trong thức ăn nguồn gốc thực vật bao gồm: genistein, daidzein, glycitein, biochanin A và formononetin, chiếm đa số là genistein và daidzein. Chúng có nhiều trong đậu nành, đậu xanh, đậu lăng…

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp phytoestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hoả ( Ảnh minh hoạ)

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp phytoestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hỏa ( Ảnh minh họa)

Năm 1998, Albertazzi và cộng sự của ông đã công bố nghiên cứu của họ ghi nhận sự cải thiện các biểu hiện của cơn bốc hỏa ở các phụ nữ hậu mãn kinh sử dụng tinh chất protein đậu nành so với nhóm dùng casein. 104 phụ nữ tham gia thí nghiệm được sử dụng 40g protein đậu nành ( chứ 76 mg isoflavone) mỗi ngày. Sau 12 tuần sử dụng, triệu chứng bốc hỏa giảm ở 25% trường hợp.

Trong một nghiên cứu khác, Mayo Clinic ( Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) cũng công bố: Sau 6 tháng sử dụng phytoestrogen từ đậu nành, tần suất của các cơn bốc hỏa giảm 50% và mức độ nghiêm trọng giảm 57%.

Tại Việt Nam, bệnh viện phụ sản TW và Hội sản phụ khoa cũng tiến hành nghiên cứu lâm sàng nhằm chứng minh tác dụng của isoflavone ở phụ nữ ngoài 30 tuổi có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ. Kết quả: Sau 60 ngày sử dụng isoflavone đậu nành, các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo, thâm nám có suy giảm rõ rệt.

Hiểu được những giá trị dinh dưỡng, lợi ích cao của Phytoestrogen, nhất là nguồn isoflavone từ đậu nành, Probiotec Pharma Pty Ltd (một công ty dược phẩm nổi tiếng tại Úc) đã nghiên cứu và tìm ra một công thức độc đáo từ isoflavone đậu nành và cây vitex, nhằm giúp phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng mãn kinh ( trong đó có bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm), đồng thời hỗ trợ điều trị loãng xương ( phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến xương và mật độ xương).

Tìm hiểu chi tiết về công thức này TẠI ĐÂY.

]]>
https://hregulator.net/phytoestrogen-boc-hoa-thoi-ky-man-kinh-4261/feed/ 0
Dễ dàng loại bỏ triệu chứng bốc hỏa lên đầu ở phụ nữ mãn kinh https://hregulator.net/boc-hoa-len-dau-2565/ https://hregulator.net/boc-hoa-len-dau-2565/#respond Wed, 27 Jun 2018 02:00:13 +0000 https://hregulator.net/?p=2565 Bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa đồ mồ hôi, bốc hỏa về đêm là những triệu chứng thường gặp tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Các triệu chứng này kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mỗi phụ nữ, trong khi một số sẽ trải qua các triệu chứng này suốt thời mãn kinh thì một số có thể sẽ chỉ gặp chúng vào cuối thời kì mãn kinh. Nhưng dù thế nào thì bốc hỏa nói chung và bốc hỏa lên đầu nói riêng cũng là một trong những triệu chứng mãn kinh gây khó chịu nhất.  

Dễ dàng loại bỏ triệu chứng bốc hỏa lên đầu ở phụ nữ mãn kinh 1

Bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa đồ mồ hôi, bốc hỏa về đêm là những triệu chứng thường gặp tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh (Ảnh minh họa)

Bốc hỏa lên đầu ở phụ nữ xảy ra như thế nào?

Bước vào lứa tuổi 40, phần lớn phụ nữ đều trải qua một giai đoạn biến đổi nội tiết tố nữ còn gọ là giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn này, hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động, dẫn đến việc hormone estrogen không còn được sản xuất đủ nữa. Sự suy giảm hormone này dẫn đến một loạt các triệu chứng, điển hình là bốc hỏa trong người với các biểu hiện như: bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa lên mặt, bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm, vv.

Triệu chứng này làm phiền 75% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các cơn bốc hỏa thường bắt đầu từ vai lên mặt, lên đầu và lan khắp người. Các cơn bốc hỏa qua đi sau 30 giây đến vài phút để lại sự ớn lạnh, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi.

Tác hại của bốc hỏa lên đầu

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Nếu cơn bốc hỏa lên đầu xuất hiện vào ban ngày sẽ  khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người từ đó ảnh hưởng tới tâm trạng, trở nên dễ cáu gắt hơn, khó giữ được bình tĩnh trong giao tiếp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ với đồng nghiệp, người thân.

Ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

Ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ 1

Bốc hỏa lên đầu nếu diễn ra vào ban đêm khiến chị em mất ngủ, khó ngủ lại được

Các cơn bốc hỏa lên đầu nói riêng và hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ nói chung nếu diễn ra vào ban đêm có thể khiến bạn tỉnh giấc, sau khi chúng qua đi thì bạn lại khó ngủ lại, cảm thấy cơ thể khó chịu. Nếu hiện tượng này diễn ra với tần suất thường xuyên có thể khiến bạn mắc phải chứng mất ngủ mãn tính, càng làm cơ thể thêm mệt mỏi và dẫn tới nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn trí nhớ, tai biến mạch máu não, vv.

Hạnh phúc gia đình bị đe dọa

Triệu chứng bốc hỏa lên đầu còn có thể gián tiếp làm hỏng hạnh phúc gia đình bạn. Tâm trạng không tốt khi gặp các cơn bốc hỏa như cáu gắt, khó chịu có thể khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng. Những chuyện nhỏ con cũng có thể trở thành chủ đề tranh cãi. Chuyện chăn gối trở thành gánh nặng, bạn mệt mỏi, tự ti vì cơ thể của bản thân.

Nếu những vấn đề này kéo dài mà không được giải quyết có thể là nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình bị đe dọa.

Hạnh phúc gia đình bị đe dọa 1

Bốc hỏa lên đầu ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống của phụ nữ (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để hạn chế bốc hỏa lên đầu?

 Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

  • Lựa chọn cho mình một bộ môn phù hợp và tập luyện thường xuyên
  • Lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh xa căng thẳng và stress
  • Thư giãn bằng cách đọc sách, ra ngoài với bạn bè, tham gia các câu lạc bộ, đồng thời thử một vài phương pháp giúp hạn chế căng thẳng như yoga, thiền, hít sâu – thở chậm
  • Chú ý chế độ ăn uống, cần ăn uống điều độ, hạn chế các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích (đây là các loại đồ ăn có khả năng kích hoạt các cơn bốc hỏa lên đầu), uống đủ nước
  • Không hút thuốc lá (đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến các cơn bốc hỏa xuất hiện với tần suất cao hơn)
  • Mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Giữ phòng ngủ được thông thoáng, mát mẻ, hạn chế những đồ dùng không cần thiết trong phòng ngủ
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì
 Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt 1

Thay đổi chế độ sinh hoạt là một trong những phương pháp tự nhiên giúp đẩy lùi các cơn bốc hỏa lên đầu (Ảnh minh họa)

Phương pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả để giảm các cơn bốc hỏa lên đầu

Liệu pháp thay thế hormone HRT thường là lựa chọn truyền thống cho phụ nữ để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên phương pháp này không thể sử dụng lâu dài và cần sự theo dõi rất chặt chẽ từ các bác sĩ khi quyết định điều trị, bởi nó có thể gây ra những rủi ro liên quan tới sức khỏe, một trong số đó là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (ung thử niêm mạc tử cung, ung thư vú, vv)

Phương pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả để giảm các cơn bốc hỏa lên đầu 1

Từ xa xưa, đậu nành đã có trong bữa ăn hằng ngày của phụ nữ phương Đông, nó được coi là một loại “mỹ phẩm thiên nhiên” có tác dụng làm đẹp, cải thiện vòng 1, làm đẹp tóc, vv. Nhưng người ta còn phát hiện ra rằng, đậu nành không chỉ giúp làm đẹp mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác về sức khỏe. Bởi thành phần của đậu nành rất giàu Isoflavone – một hợp chất được mệnh danh là phytoestrogen (estrogen thực vật).

  • Nhiều nghiên cứu tại Cochrane Database of Systematic Reviews (CDSR) về các vấn đề liên quan đến triệu chứng rối loạn vận mạch ở phụ nữ thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh đã được tiến hành. Kết quả cho thấy: Sau 3 tháng sử dụng isoflavone, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn nóng bừng, bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa đổ mồ hôi đêm đã giảm đáng kể.
  • Một nghiên cứu khá của Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) cũng cho kết quả rằng: Sau 6 tháng sử dụng phytoestrogen từ đậu nành, tần suất của các cơn bốc hỏa giảm 50% và mức độ nghiêm trọng giảm 57%.
  • Năm 2012, các nhà khoa học Trung Quốc cũng khẳng định rằng: Tinh chất đậu nành là liệu pháp an toàn và hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh (trong đó có bốc hỏa lên đầu). Hơn thế nữa, isoflavone còn giúp cải thiện sức khỏe của xương, giảm cholesterol và giảm nguy mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.
  • Tại Việt Nam, bệnh viện phụ sản TW và Hội sản phụ khoa Việt Nam cũng tiến hành nghiên cứu lâm sàng nhằm chứng minh tác dụng của isoflavone ở phụ nữ ngoài 30 tuổi có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ. Sau 60 ngày sử dụng, các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo, thâm nám, giảm rõ rệt.

Phương pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả để giảm các cơn bốc hỏa lên đầu 2

“Ở đỉnh cao của sự phát triển, con người lại quay về với thiên nhiên, lựa chọn những sản phẩm thiên nhiên thuần khiết nhất cho sức khỏe”. Quả thật như vậy, rất nhiều người đã tìm đến các bài thuốc thiên nhiên để điều trị bệnh chứ không muốn phụ thuộc vào các loại thuốc Tây đầy tác dụng phụ nữa.

Tuy nhiên, nhược điểm của những bài thuốc cổ truyền này là không tiện và tốn nhiều thời gian để chiết sắc. Nền hóa dược của chúng ta đã có những bước tiến rất dài trong nhiều thế kỉ qua, đi kèm với đó là những thành tựu lớn lao, những bài thuốc cổ truyền đã được nghiên cứu bào chế thành những viên nén, viên nang hay các loại siro để mang lại sự tiện dụng cho người dùng. Các thành phần có trong các loại thuốc này đều phải trải qua nhiều bước kiểm tra nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn mới được đưa ra thị trường. Điều này tránh tình trạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Các loại thuốc này kế thừa các bài thuốc từ y học cổ truyền, kế thừa những ưu điểm từ thiên nhiên, nhờ sự nghiên cứu và phân thích của y học hiện đại lại càng thêm khẳng định về hiệu quả.

☛ Tìm hiểu thêm:

]]>
https://hregulator.net/boc-hoa-len-dau-2565/feed/ 0
Bị bốc hỏa uống thuốc gì cho an toàn mà hiệu quả? https://hregulator.net/bi-boc-hoa-uong-thuoc-gi-cho-an-toan-ma-hieu-qua-2632/ https://hregulator.net/bi-boc-hoa-uong-thuoc-gi-cho-an-toan-ma-hieu-qua-2632/#respond Tue, 26 Jun 2018 02:00:36 +0000 https://hregulator.net/?p=2632 Có nhiều triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh. Phụ nữ khác nhau sẽ trải qua các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố và lối sống của mỗi người, nhưng hầu hết đều gặp hiện tượng nóng bừng, bốc hỏa. Bốc hỏa ở phụ nữ cũng được coi là một trong những triệu chứng gây nhiều khó chịu nhất và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhất. Vậy bị bốc hỏa uống thuốc gì?

Bị bốc hỏa uống thuốc gì cho an toàn mà hiệu quả? 1

Bị bốc hỏa uống thuốc gì? (Ảnh minh họa)

Bốc hỏa giai đoạn mãn kinh – Hiện tượng thường gặp

75% phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh gặp hiện tượng nóng bừng, các cơn nóng bừng xuất hiện với tần suất và mức độ khác nhau ở mỗi phụ nữ. Về nguyên nhân gặp các cơn bốc hỏa trong người, cho đến nay giải thuyết được nhiều nhà khoa học công nhận đó là do sự thay đổi hormone của người phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Hormone estrogen có tác dụng trực tiếp đến vùng dưới đồi khiến vùng dưới đồi rối loạn trong việc kiểm soát thân nhiệt cơ thể.

Cùng với đó là một số nguyên nhân khác góp phần kích hoạt các cơn nóng là: mặc quần áo quá chật, không thấm hút mồ hôi; phòng ngủ không thoáng mát; sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, caffein; lo lắng, stress, vv.

Bị bốc hỏa uống thuốc gì?

Liệu pháp thay thế hormone

Liệu pháp thay thế hormone là một liệu pháp điều trị hiệu quả cho những cơn nóng ở phụ nữ mãn kinh. Liệu pháp này được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như viên uống, kem bôi ngoài da, miếng dán trên da nhưng đều cùng một mục đích là cung cấp đều đặn estrogen cho cơ thể theo một liều đã tính toán từ trước. Tuy nhiên có những rủi ro khi sử dụng liệu pháp này, bao gồm: tăng nguy cơ đau tim , đột quỵ , cục máu đông, ung thư vú , bệnh túi mật, và chứng rối loạn trí nhớ.

Khi sử dụng liệu pháp này bạn cần có sự thảo luận với bác sĩ về những rủi ro liên quan đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết trước khi quyết định sử dụng liệu pháp này cho bạn. Phụ nữ tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc hormone trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường về sử dụng, điều này có thể mang lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc.

Liệu pháp thay thế hormone 1

Bốc hỏa có thể lựa chọn điều trị bằng liệu pháp thay thế HRT

Một số loại thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn là những loại thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng cần có đơn thuốc, đây là những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc tính mạng nếu không sử dụng đúng theo hướng dẫn của người kê đơn.

Liệu pháp thuốc kê đơn được coi là phương pháp điều trị không có nội tiết tố. Bao gồm một số loại thuốc như:

Thuốc: venlafaxine (Effexor®)

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen ruột, đau đầu (tác dụng phụ tạm thời cho hầu hết). Tăng huyết áp (ở liều cao).
  • Hiệu quả: Hiệu quả đã được chứng minh trong một số nghiên cứu. Một trong những loại thuốc an toàn hơn cho phụ nữ dùng tamoxifen (không tương tác thuốc).

Thuốc: desvenlafaxine (Pristiq®)

  • Tác dụng phụ: Tương tự như venlafaxine. Buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu, nhức đầu (tác dụng phụ tạm thời cho hầu hết). Tăng huyết áp (ở liều cao)
  • Hiệu quả: Cải thiện các cơn nóng khi so sánh với giả dược.

Thuốc: fluoxetine (Prozac®)

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ. Nên tránh ở phụ nữ dùng tamoxifen.
  • Hiệu quả: Sự cải thiện các cơn bốc hỏa đã được thể hiện trong các nghiên cứu.

Thuốc: paroxetine (Paxil®, Brisdelle®)

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen ruột, giảm ham muốn tình dục, khô miệng, tăng cân (không phổ biến). Nên tránh ở phụ nữ dùng tamoxifen.
  • Hiệu quả: Đã được FDA chấp thuận để xử lý các cơn bốc hỏa. Có xu hướng hiệu quả hơn cho giấc ngủ ở những phụ nữ cũng bị chứng mất ngủ.

Thuốc: escitalopram (Lexapro®)

  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen ruột, giảm ham muốn tình dục, EKG bất thường (không phổ biến).
  • Hiệu quả: Có xu hướng hiệu quả hơn cho giấc ngủ ở những phụ nữ cũng đang bị chứng mất ngủ.

Thuốc: gabapentin (Neurontin®)

  • Tác dụng phụ: Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mất phương hướng, sưng, tăng cân.
  • Hiệu quả: Có xu hướng hiệu quả hơn cho giấc ngủ ở những phụ nữ cũng đang bị chứng mất ngủ.

Thuốc: clonidine (Catapres®)

  • Tác dụng phụ: Khô miệng, buồn ngủ, mệt mỏi, táo bón, làm giảm huyết áp.
  • Hiệu quả: Giảm thiểu các cơn nóng ở một số trường hợp, nhưng không phải tất cả. Ít thường được sử dụng.
Một số loại thuốc kê đơn 1

Liệu pháp thuốc kê đơn được coi là phương pháp điều trị bốc hỏa không có nội tiết tố (Ảnh minh họa)

Bị bốc hỏa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?

Như ta đã thấy ở trên, việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế để điều trị các cơn bốc hỏa có thể mang lại nhiều rủi ro liên quan tới sức khỏe, việc sử dụng thuốc cũng có thể mang lại nhiều tác dụng phụ. Vậy có phương pháp nào có thể sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn và hiệu quả hay không? Câu trả lời là CÓ.

Hiện nay, để điều trị bốc hỏa cũng như các triệu chứng mãn kinh khác, người ta đang tập trung vào các hợp chất phytoestrogen tức estrogen từ thực vật. Các hợp chất này có cấu trúc tương tự như estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ. Khi vào trong cơ thể, chúng có khả năng gắn trực tiếp vào các thụ thể estrogen và hoạt động như các chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc. Đậu nànhquả cây vitex là hai loại thực vật có chứa nhiều phytoestrogen nhất.

Về quả cây vitex. Chiết xuất quả cây vitex có tác dụng ức chế sản xuất prolactin, từ đó có tác dụng hoạt hóa thụ thể Dopamin D2 giúp làm  giảm các biểu hiện tâm lý, thay đổi tâm trạng ở thời kì mãn kinh. Đồng thời, nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng các thành phần có trong quả cây vitex có khả năng điều tiết có lợi với lượng hormone trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh.

Về đậu nành. Từ xa xưa, đậu nành đã xuất hiện trong các bữa ăn của người phương Đông và những lợi ích của đậu nành với sức khỏe con người đã được chứng minh từ hàng nghìn năm nay. Gần đây, nhiều báo cáo về lợi ích của đậu nành trong việc giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng mãn kinh, trong đó có bốc hỏa đã được công bố.

  • Một nghiên cứu cắt ngang ở Trung Quốc trên 817 phụ nữ mãn kinh và 582 phụ nữ sau mãn kinh ở độ tuổi 40-60 với chế độ ăn uống giàu đậu nành. Kết quả cho thấy tỷ lệ  xuấ t hiện các cơn bốc hỏa giảm rõ rệt so với khi chưa áp dụng chế độ ăn này.
  • Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Israel trên 145 phụ nữ độ tuổi 43-65 để đánh giá về tác dụng của đậu nành trong việc giảm các cơn bốc hỏa cũng được tiến hành. Trong đó, những phụ nữ này sẽ bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các chế phẩm từ đậu nành gồm đậu phụ, nước tương, miso. Những người tham gia được đánh giá bằng Bảng câu hỏi về triệu chứng mãn kinh, bao gồm các câu hỏi về các triệu chứng vận mạch và sinh dục. Kết quả cho thấy 82% phụ nữ báo cáo các triệu chứng suy giảm rõ rệt.

Ngoài ra, isoflavone đậu nành còn được chứng minh có tác dụng bảo vệ phụ nữ khỏi nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạnh, loãng xương, da, vv.

Và quan trọng hơn cả là phytoestrogen không gây ra những tác dụng phụ tiêu cực, những rủi ro sức khỏe như việc sử dụng thuốc tây hay liệu pháp HRT. Vậy nên, đây được coi là một lựa chọn an toàn, hiệu quả cho việc chữa bốc hỏa cũng như bảo vệ sức khỏe phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nói chung.

Bị bốc hỏa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả? 1

Phytoestrogen được coi là một lựa chọn an toàn, hiệu quả cho việc chữa bốc hỏa cũng như bảo vệ sức khỏe phụ nữ nói chung (Ảnh minh họa)

Nắm bắt được những ưu điểm của isoflavone đậu nành và dịch chiết quả cây vitex, công ty PharmaMetics Product a Divison of MaxBiocare Pty của Úc đã cho ra đời sản phẩm H-Regulator.

Trong thành phẩn của HRegulator có sự kết hợp độc đáo giữa isoflavones và dịch chiết cây vitex. Các thành phần này được bào chế theo một tỷ lệ khoa học nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng. Thuốc đã được đăng kí tại Úc và đáp ứng tất cả các quy định theo qui định của cơ quan quản lý dược phẩm Australia (bộ y tế) – một trong những cơ quan quản lý y tế nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.

Hơn thế nữa, H-Regulator có thể dễ dàng mang theo bên mình, đáp ứng được tính tiện lợi, thích hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn, không có nhiều thời gian của nhiều phụ nữ.

Cùng với đó, để việc điều trị bốc hỏa được hiệu quả, chị em cần kết hợp thêm việc thay đổi lối sống:

  • Luôn giữ tinh thần tươi trẻ
  • Lựa chọn trang phục từ chất liệu thoáng mát
  • Luôn giữ phòng ngủ sạch, thoáng, không khí trong lành
  • Có một lối sống khoa học
  • Tránh béo phì
  • Chú ý chế độ ăn uống, tránh ăn các đồ ăn có thể là nguyên nhân kích thích các cơn bốc hỏa

Tìm hiểu thêm về các triệu chứng vận mạch khác của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh:

]]>
https://hregulator.net/bi-boc-hoa-uong-thuoc-gi-cho-an-toan-ma-hieu-qua-2632/feed/ 0
Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh – Phương pháp nào an toàn và hiệu quả? https://hregulator.net/boc-hoa-o-phu-nu-man-kinh-chua-boc-hoa-tien-man-kinh-2629/ https://hregulator.net/boc-hoa-o-phu-nu-man-kinh-chua-boc-hoa-tien-man-kinh-2629/#respond Mon, 25 Jun 2018 02:00:46 +0000 https://hregulator.net/?p=2629 Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, người phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Các triệu chứng của giai đoạn này để lại không ít những khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, một trong số đó là gặp các cơn bốc hỏa, nóng bừng. Triệu chứng này làm phiền 3/4 phụ nữ tuổi mãn kinh và được mô tả như là một triệu chứng gây nhiều khó chịu nhất. Vậy chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh như thế nào?

Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh - Phương pháp nào an toàn và hiệu quả? 1

Nhiều phụ nữ học cách sống với những cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh, tuy nhiên việc điều trị sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống (Ảnh minh họa)

Chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh

Có rất nhiều phương pháp chữa bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, trong đó ta có thể chia ra thành điều trị bằng y khoa gồm (liệu pháp hormone thay thế, liệu pháp thay thế nội tiết tố sinh học, sử dụng thuốc), điều trị bằng thảo dược từ thiên nhiên và các phương pháp điều trị bổ sung tại nhà.

Điều trị bằng y khoa

Liệu pháp hormone thay thế (HRT). Đây là phương pháp truyền thống để điều trị mãn kinh. Liệu pháp thay thế hormone bao gồm estrogen đơn độc hoặc estrogen kết hợp với progesterone (progestin).  Estrogen và progestin đều là 2 hormone giới tính nữ và không còn được sản xuất trong thời kì mãn kinh nữa. Liệu pháp thay thế hormone sẽ thay thế các hormone này. Liệu pháp này không chỉ làm giảm các triệu chứng vận mạch (bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi, nóng bừng) mà còn đẩy lùi lão hóa da, giảm teo khô âm đạo, tăng mật độ xương, tăng ham muốn tình dục, tăng trí nhớ, vv.

Tuy nhiên, các nghiên cứu dài hạn của Sáng kiến ​​Y tế Phụ nữ do NIH tài trợ nhận thấy rằng những phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone có nguy cơ cao bị đau tim,  đột quỵ và vú ung thư khi so sánh với những phụ nữ không điều trị bằng hormone. Những nghiên cứu sau đó về những phụ nữ dùng liệu pháp estrogen đơn độc cũng cho thấy rằng liệu pháp này có làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ sau mãn kinh chưa được cắt bỏ tử cung. Hơn thế nữa, không phải phụ nữ nào cũng có thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone, những phụ nữ sau đây tuyệt đối không được sử dụng liệu pháp này: những phụ nữ có tiền sử gia đình bà, mẹ, chị em bị ung thứ vú, ung thư cổ tử cung; những người có khối u tử cung, cổ tử cung, buồng trứng; những người có các bệnh về gan mật; những người có các khối u lành và ác tính ở vú; những người bị lạc nội mạc tử cung; những người có vấn đề về bệnh tim mạch; những người bị tai biến mạch máu não, vv.

Chính những tác dụng phụ nguy hiểm của liệu pháp này mà việc bổ sung estrogen cần được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi người có một liều đáp ứng với estrogen, cần khám và được hướng dẫn sử dụng thuốc một cách chu đáo, tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần theo dõi thường xuyên, nếu có vấn đề gì bất thường cần liên hệ ngay. Chị em tuyệt đối không được tự ý bổ sung estrogen bằng các loại thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc ngoài thị trường, cũng không được dùng chung đơn thuốc với người khác để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Điều trị bằng y khoa 1

HRT là liệu pháp truyền thống dùng để chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh nhưng nó gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn và không thể sử dụng lâu dài (Ảnh minh họa)

Liệu pháp thay thế nội tiết tố sinh học (BHRT). BHRT là viết tắt của cụm từ Bioidentical Hormone Replacement Therapy, liệu pháp này sử dụng các kích thích tố trong sản phẩm hóa học nhằm tổng hợp lên những hormone giống hệt với cơ thể sản xuất. Khác với liệu pháp HRT, liệu pháp BHRT có thể sử dụng được cho cả nam giới. Giống như liệu pháp HRT, BHRT cũng được dùng để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, trong đó có chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh.
Về tính an toàn BHRT đến nay vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi bởi vẫn chưa có đủ thông tin. Một số tác dụng phụ tiềm tàng khi sử dụng liệu pháp này là: tăng nguy cơ đột quý, bệnh túi mật, thay đổi da, thay đổi tâm trạng, thay đổi thị lực, vv.

Bạn hãy hết sức thận trọng nếu gặp những quảng cáo về BHRT có tác dụng chống lại ung thư hoặc bệnh tim mạch và luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị bằng thuốc theo toa khác cho bốc hỏa trong người ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh:

  • Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh
  • Clonidine (Catapres ) là một loại thuốc chống tăng huyết áp có thể làm giảm nóng ở một số phụ nữ. Clonidin được có dạng viên hoặc miếng dán da. Tác dụng phụ của clonidin là: khô miệng , táo bón , buồn ngủ hoặc khó ngủ.
  • Gabapentin (Neurontin ), một loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị co giật, cũng có hiệu quả trong điều trị các cơn nóng.
  • Megestrol acetate (Megace ) là một progestin đôi khi được kê toa trong một thời gian ngắn để giúp làm giảm các cơn nóng, nhưng loại thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu ngừng đột ngột.
  • Medroxyprogesterone acetate (Depo-Provera ) là một loại thuốc progestin khác và được tiêm để chữa bốc bỏa tiền mãn kinh, mãn kinh. Nó có thể dẫn đến tăng cân cũng như mất xương.

Lưu ý. Việc sử dụng thuốc cầ có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng.

Tìm hiểu chi tiết: Bị bốc hỏa uống thuốc gì?

Điều trị bằng y khoa 2

Có một số loại thuốc được kê đơn để chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)

Chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh bằng thảo dược thiên nhiên

Như ta thấy ở trên, việc chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh ở trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe và không thể sử dụng lâu dài. Chính vì thế hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ nên chuyển sang phương pháp tự nhiên để điều trị bốc hỏa ở phụ nữ.

Theo TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy, nguyên Phó giám đốc BV Từ Dũ, bốc hỏa phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh cũng như nhiều triệu chứng khác của giai đoạn này đều có nguyên nhân gốc rễ là do sự suy giảm của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, kéo theo bộ 3 nội tiết tố nữ suy giảm. Việc này còn làm rối loạn nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể khiến “cấu trúc nền” của da hư hại, hậu quả là da lão hóa, nhăn nheo, khô, sạm. Chính vì thế, để chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh tận gốc, phụ nữ cần có giải pháp an toàn và lâu dài nhằm chăm sóc, duy trì sự ổn định của “hệ trục vàng”.

Chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh bằng thảo dược thiên nhiên 1

Để chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh tận gốc, phụ nữ cần có giải pháp an toàn và lâu dài nhằm chăm sóc, duy trì sự ổn định của “hệ trục vàng” (Ảnh minh họa)

Người ta phát hiện ra rằng, isoflavone trong đậu nành có cấu trúc tương tự 17β-estradiol (estrogen nội sinh) nên nó có khả năng gắn kết với các thụ thể estrogen và bắt đầu phát huy đặc tính. Isoflavone đậu nành và liệu pháp thay thế hormone đều có chung cơ chế là làm tăng hoạt động của estrogen, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, trong đó có bốc hỏa. Tuy nhiê, isflavone không làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ trên mô vú và tử cung. Bởi Isoflavone có đặc tính kháng estrogen để điều hòa hoạt động của estrogen và nó gắn kết một cách có chọn lọc với thụ thể estrogen β (ERβ) nhiều hơn gấp 20-30 lần so với thụ thể Erα (thụ thể ERα có nhiều ở mô vú, nội mạc tử cung).

Một nghiên cứu về hiệu quả định lượng của isoflavone đậu nành trên các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh cũng cho kết luận rằng: Isoflavone đậu nành có tác dụng nhẹ và chậm trong việc làm giảm bớt các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh so với estradiol (kết luận này được rút ra từ 55 bài báo, 16 nghiên cứu trên 1710 đối tượng)

Phân tích 9.514 bệnh nhân bị ung thư vú cho thấy sử dụng đậu nành cũng không có tác dụng phụ đối với mô vú. Hơn nữa, sử dụng đậu nành làm giảm 25% sự xuất hiện khối u trong thời gian theo dõi hơn bảy năm. Điều này có nghĩa là, Isoflavone có thể sử dụng lâu dài như một liệu pháp thay thế liệu pháp HRT trong việc bảo vệ sức khỏe phái nữ giai đoạn mãn kinh.

Ngoài ra, isoflavone không chỉ giúp làm giảm bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh mà còn hỗ trợ điều trị loãng xương, bảo vệ tim mạch và làm giảm nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh bằng thảo dược thiên nhiên 2

Isoflavone trong đậu nành có cấu trúc tương tự estrogen nội sinh nên nó có khả năng gắn kết với các thụ thể estrogen và phát huy đặc tính, từ đó làm giảm các triệu chứng mãn kinh trong đó có bốc hỏa (Ảnh minh họa)

Phong cách sống và biện pháp khắc phục bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh tại nhà

Ngoài việc điều trị bằng phương pháp y khoa, phong cách sống chính là một trong những phương pháp điều trị bổ sung giúp chữa bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hiệu quả hơn.

  • Mặc quần áo thoáng mát. Hãy mặc những bộ quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, đó là quần áo được làm bằng chất liệu cotton. Đồng thời, bạn nên tránh mặc những bộ quần áo được làm bằng vải sợi pha nilon hay không có khả năng thấm hút mồ hôi.
  • Thư giãn. Nhiều phụ nữ cảm thấy tần suất của các cơn bốc hỏa giảm rõ rệt thông qua việc thiền định, yoga, thở chậm – sâu hoặc các kỹ thuật giảm stress khác. Vì thế, bạn có thể thử một trong các phương pháp thư giãn trên, các phương pháp này không chỉ giúp giảm bốc hỏa mà còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và giảm một số triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh khác.
  • Giữ mát cho phòng ngủ. Phòng ngủ của bạn cần được giữ ở nhiệt độ thích hợp, hãy tạo một không gian sống thoải mái và thoáng mát, loại bỏ bớt những vật dụng không cần thiết để tạo thêm không gian thở.
  • Không hút thuốc. Thuốc lá được chứng minh có liên quan đến việc tăng tần suất xuấ t hiện của các cơ bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh. Bằng cách không hút thuốc lá, bạn không chỉ hạn chế các cơn bốc hỏa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc  nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
  • Chú ý đến các loại thực phẩm bạn ăn. Thực phẩm nóng và cay, đồ uống có caffeine và rượu có thể kích hoạt các cơn nóng, vì thế hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
  • Giảm cân. Bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bốc hỏa. Nếu bạn đang thừa cân, hãy lên một kế hoạch giảm cân khoa học để duy trì một cân nặng hợp lý.
]]>
https://hregulator.net/boc-hoa-o-phu-nu-man-kinh-chua-boc-hoa-tien-man-kinh-2629/feed/ 0
Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm? https://hregulator.net/boc-hoa-do-mo-hoi-boc-hoa-ve-dem-2562/ https://hregulator.net/boc-hoa-do-mo-hoi-boc-hoa-ve-dem-2562/#respond Fri, 15 Jun 2018 02:00:30 +0000 https://hregulator.net/?p=2562 80% phụ nữ gặp phải các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Đây được coi là một trong những triệu chứng mãn kinh khó chịu nhất, vậy cần làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi và bốc hỏa về đêm?

Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm? 1

Bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là gì?

Bốc hỏa là cảm giác nhiệt độ cơ thể ở phần trên đột ngột tăng lên, sau đó các cơn bốc hỏa sẽ lan dần khắp người lên đến mặt, đầu (bốc hỏa lên đầu), làm mặt đỏ bừng, tim đập nhanh và vã mồ hôi.

Thời gian xuất hiện của các cơn bốc hỏa thường không cố định, nó có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày hay vài ngày một lần. Xuất hiện bốc hỏa đổ mồ hôi vào ban ngày làm người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bốc hỏa về đêm có thể làm mất ngủ, khó ngủ lại.

Đa số các cơn bốc hỏa thường xuất hiện về đêm. Sau khi các cơn bốc hỏa qua đi bạn thường trằn trọc khó ngủ lại. Chính những lúc này nếu người chồng có ham muốn sẽ vấp phải phản ứng không mặn mà của vợ, lâu ngày khiến quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng.

Bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là gì? 1

Bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm được coi là một trong những triệu chứng mãn kinh gây khó chịu nhất (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm

Về nguyên nhân của hiện tượng bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm, các nhà khoa học nhận định rằng: “Do bước vào tuổi mãn kinh, estrogen suy giảm mạnh, gây ra các rối loạn vận mạch. Estrogen có tác động trực tiếp đến hoạt động chức năng của vùng dưới đồi – vùng chịu trách nhiệm điều khiển thân nhiệt của cơ thể. Khi estrogen suy giảm, vùng dưới đồi rối loạn lúc nào cũng cảm nhận cơ thể nóng và phát hàng loạt các phản ứng với nỗ lực nhằm hạ bớt nhiệt độ cơ thể: Làm giãn mạch máu để lưu thông máu nhiều hơn khiến mặt mũi đỏ bừng, kích hoạt tuyến mồ hôi làm việc, vv.

Ngoài ra, các cơn bốc hỏa cũng có thể bị tác động bởi những yếu tố khác như lối sống, dược phẩm v.v…

Cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm có thể kéo dài trong nhiều năm

Theo GS.TS JoAnn Manson của trường Đại học Y Harvard:

Hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh có thể diễn ra trong nhiều năm, tùy cơ địa của từng người. Cơn bốc hỏa đầu tiên có thể xuất hiện trước khi chu kì kinh nguyệt kết thúc khoảng 9-10  năm (giai đoạn tiền mãn kinh). Và có 75-85% phụ nữ vẫn tiếp tục bị bốc hỏa đồ mồ hôi sau khi đã mãn kinh từ 2-4 năm. Những phụ nữ bị béo phì, thường xuyên hút thuốc, stress, trầm cảm là những đối tượng có thể trải qua các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi lên tới 11 năm.

Thời gian bốc hỏa càng dài càng có nghĩa là chị em phải chịu nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ mất ngủ về đêm, giảm ham muốn tình dục mà tính tình cũng thay đổi, hay cáu gắt, nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, không làm được việc, vv.

Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm?

  • Tập hít sâu thở chậm. Đây là một phương pháp đơn giản giúp giảm đi các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đêm. Bạn hãy đứng hít vào thật sâu bằng mũi và thở ra một cách từ từ bằng miệng. Thực hiện liên tục trong 15 phút buổi sáng và 15 phút buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi phút thực hiện 6-8 nhịp.
  • Xây dựng không gian ngủ thoáng mát. Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ là một trong những yếu tố rất lớn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bạn nên dọn dẹp những đồ không cần thiết ra ngoài, mở cửa sổ để không khí được thoáng đãng. Cố gắng giữ nhiệt độ phòng ở một mức ổn định, nếu là mùa hè nên cất những bộ chăn dày, khi đi ngủ nên mặc những trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Ăn uống lành mạnh. Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm tươi mát như rau xanh, các loại hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời tránh xa rượu bia, các thức uống có cồn, các loại đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng, đặc biệt không hút thuốc lá.
  • Tập thể dục đều đặn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng phụ nữ nên dành 150 phút tập thể dục mỗi tuần để cải thiện sức khỏe nói chung. Không những vậy, tập thể dục còn giúp hạn chế tần suất xuấ t hiện của các cơn bốc hỏa. Một nghiên cứu của trường đại học Liverpool John Moores cho kết quả rằng: Những phụ nữ có tập thể dục thường xuyên, khi các cơn bốc hỏa xảy ra, lượng mồ hôi giảm đáng kể, lưu máu đến da giảm 9% ở ngực và 7% ở cánh tay so với nhóm phụ nữ không tập thể dục.
  • Thư giãn tinh thần. Luyện tập dưỡng sinh, tập rung động thư giãn, yoga, ngồi thiền là những phương pháp rất tốt giúp thư giãn tinh thần và làm giảm các cơn bốc hỏa.
Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm? 1

Một vài thay đổi trong cuộc sống có thể giúp làm giảm tần suất xuất hiện của các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi (Ảnh minh họa)

Liệu pháp thay thế hormone. Đây là liệu pháp nhằm bổ sung hormone cho phụ nữ tuổi mãn kinh để làm giảm các triệu chứng mãn kinh (trong đó có các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm). Tuy nhiên, phương pháp này gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đột quỵ, viêm túi mật, vv. Chính vì vậy trước khi áp dụng phương pháp điều trị này các bác sĩ cần thực hiện rất nhiều các xét nghiệm kiểm tra cũng như theo dõi chặt chẽ để bổ sung vừa đủ lượng hormone vào cơ thể.

Như ta đã nói ở trên, sử dụng liệu pháp thay thế hormone để chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vậy có phương pháp nào giúp hạn chếcác cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đêm mà an toàn, hiệu quả hay không? Câu trả lời là CÓ.

Công ty Archer Daniels Midland (NYSE: ADM) đã sẻ kết quả phân tích về tác động của isoflavone trong đậu nành trong việc làm giảm các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi tuổi mãn kinh. Phân tích được công bố vào ngày 19 tháng 3 trên Menopause: Tạp chí Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ, phân tích chỉ ra rằng bổ sung isoflavone đậu nành có hiệu quả hơn nhiều so với giả dược trong việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Việc uống isoflavone đậu nành trong 6 tuần đến 12 tháng làm giảm đáng kể (20-26%) tần suất của các cơn bốc hỏa hơn so với giả dược.

Một nghiên cứu khác của Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) cũng cho kết quả rằng: Sau 6 tuần sử dụng isoflavone, tần suất của các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, đổ mồ hôi đêm ở những phụ nữ tham gia khảo sát lên tới 50% và mức độ nghiêm trọng của các cơn giảm 57%.

Không chỉ vậy, isoflavone đậu nành còn giúp làm giảm nhiều triệu chứng mãn kinh khác như: khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, vv.

Ưu điểm của phương pháp này là không gây ra các tác dụng phụ giống như liệu pháp thay thế hormone nhưng hiệu quả điều trị vẫn tương đương.

Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm? 2

Isoflavone trong đậu nành được chứng minh giúp làm giảm các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Nắm được những lợi ích của đậu nành và isoflavone đậu nành, công ty Probiotec Pharma Pty Ltd của Úc đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm HRegulator có thành phần chính là Đậu nành và Vitex nhằm giúp phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh cân bằng nội tiết tố, hạn chế các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt là bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi.

Tìm hiểu thêm: Bị bốc hỏa uống thuốc gì?

]]>
https://hregulator.net/boc-hoa-do-mo-hoi-boc-hoa-ve-dem-2562/feed/ 0
Cần làm gì khi bị bốc hỏa trong người thời kỳ mãn kinh? https://hregulator.net/boc-hoa-trong-nguoi-2560/ https://hregulator.net/boc-hoa-trong-nguoi-2560/#respond Wed, 13 Jun 2018 02:00:23 +0000 https://hregulator.net/?p=2560 Bốc hỏa trong người là một trong những triệu chứng mãn kinh phổ biến. Chúng được đặc trưng bởi nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, đỏ bừng và đổ mồ hôi. 

Cần làm gì khi bị bốc hỏa trong người thời kỳ mãn kinh? 1

Bốc hỏa trong người xảy ra ở khoảng 70% phụ nữ từ 40-55 tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày (Ảnh minh họa)

Nhận biết các cơn bốc hỏa trong người

Khi gặp các cơn bốc hỏa, chị em sẽ cảm thấy cơ thể nóng bừng, lan từ người lên mặt, lên đầu làm đỏ mặt. Lên đến đỉnh điểm cơn bốc hỏa có thể làm vã mồ hôi và làm mất giấc ngủ (nếu xuất hiện vào ban đêm). Bạn có thể tìm hiểu thêm về bốc hỏa đổ mồ hôi đêm tại bài viết sau: Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm?

Một cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 2-10 phút, trung bình kéo dài khoảng 4 phút, tùy cơ địa từng người. Tần suất cũng như cường độ của cơn bốc hỏa ở mỗi người cũng khác nhau.

Các cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 1-3 năm sau mãn kinh, một số trường hợp cá biệt gặp bốc hỏa sau khi mãn kinh 5-7 năm.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng bốc hỏa trong người ở phụ nữ

Nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng bốc hỏa trong người ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự mất cân bằng nội tiết tố nữ, chủ yếu là estrogen. Estrogen có ảnh hưởng tới vùng trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não bộ. Vì thế khi estrogen giảm nó làm cơ chế điều hòa nhiệ độ cơ thể bị rối loạn, gây ra các cơn bốc hỏa.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần làm cơn bốc hỏa trong người xuất hiện nhiều hơn hoặc làm chúng xuất hiện trầm trọng hơn:

  • Uống rượu
  • Tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffeine
  • Ăn đồ cay nóng
  • Phòng ngủ, môi trường sống không thoáng mát, nóng bức
  • Mặc quần áo bó sát
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Căng thẳng, stress
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng bốc hỏa trong người ở phụ nữ 1

Suy giảm estrogen là nguyên nhân chính gây bốc hỏa tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Cần làm gì khi bị bốc hỏa trong người thời kỳ mãn kinh?

Không có biện pháp điều trị nào dược đảm bảo có thể ngăn ngừa các cơ bốc hỏa trong người nhưng có một số phương pháp giúp giảm bớt tần suất và mức độ của các cơn bốc hỏa.

Phương pháp cứu trợ nhanh

  • Mặc quần áo thoáng mát. Bạn nên tránh quần áo làm từ sợi tổng hợp (acrylic, polyester, nylon) và. Thay vào đó, hãy chọn loại quần áo cotton dễ thấm hút mồ hôi.
  • Giữ phòng ngủ mát mẻ. Hãy luôn giữ cho phòng ngủ được thoáng đãng và mát mẻ, điều này không chỉ giúp bạn hạn chế các cơn bốc hỏa mà còn giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Hãy tập thể dục. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục thường xuyên làm giảm cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh. Không chỉ vậy, vận động cơ thể còn giúp làm giảm căng thẳng stress, tăng cường sức khỏe, hạn chế nhiều triệu chứng mãn kinh khó chịu khác.
  • Chế độ ăn. Hãy hạn chế các thực phẩm cay nóng, rượu và cà phê, đặc biệt là không hút thuốc lá. Các loại thực phẩm này có thể là nguyên nhân kích hoạt các cơn bốc hỏa. Đồng thời, hãy có một chế độ ăn uống cân bằng và kiểm soát các phần thức ăn nạp vào cơ thể.
  • Giảm cân. Giảm cân sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, và thoải mái hơn so với tình trạng thừa cân. Một vài nghiên cứu cho thấy béo phì sẽ dễ gặp hiện tượng bốc hỏa trong người hơn.
Phương pháp cứu trợ nhanh 1

Có một vài phương pháp giúp giảm bớt tần suất và cường độ của các cơn bốc hỏa (Ảnh minh họa)

Phương pháp lâu dài

Như ta đã nói ở trên, nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng bốc hỏa trong người tuổi mãn kinh là do sự suy giảm của hormone estrogen. Chính vì vậy, để hạn chế các triệu chứng này, việc cần thiết là cân bằng lại hormone trong cơ thể. Phương pháp thường sử dụng giúp cân bằng hormone nhằm điều trị các triệu chứng tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là liệu pháp thay thế hormone (HRT).

Liệu pháp HRT (hormone replacement therapy) là chế độ điều trị nhằm hạn chế các rối loạn do mãn kinh gây ra, phương pháp này có thể được sử dụng ở nhiều dạng như: thuốc viên, thuốc tiêm, kem bôi âm đạo, viên đặt, miếng dán trên da, vv. Khi sử dụng liệu pháp này, các triệu chứng của thời kì mãn kinh như: bốc hỏa trong người, đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, khô âm đạo, lo lắng, vv sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, liệu pháp hormone thay thế là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không đúng chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm: tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư (ung thư nội tử cung, ung thư vú,…), làm quá sản nội mạc tử cung, cương đau ngực, tăng huyế áp, tăng các bệnh huyết khối, sạm da, vv. Nhiều nghiên cứu cho kết quả: Dùng liệu pháp thay thế hormone làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú 26%, tăng đột quỵ 38%, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch 23%, tăng cục máu đông 100%, làm giảm trí nhớ ở người 65 tuổi. Chính vì thế việc sử dụng liệu pháp HRT cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

Phương pháp lâu dài 1

Liệu pháp HRT giúp làm giảm các cơn bốc hỏa trong người nhưng nó có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe (Ảnh minh họa)

Chính vì những tác dụng phụ nguy hiểm của liệu pháp HRT mà hiện nay các chuyên gia đều khuyên dùng những liệu pháp thảo dược không hormone để thay thế. Liệu pháp thảo dược không chứa hormone không gây ra các tác dụng phụ mà vẫn đạt được hiệu quả làm giảm các triệu chứng mãn kinh như: bốc hỏa trong người, lo âu, hay cáu gắt, mất ngủ, phòng chống loãng xương, vv.

HRegulator là một liệu pháp thảo dược không hormone, cung cấp một giải pháp tự nhiên, an toàn và khỏe mạnh nhằm làm giảm các triệu chứng không mong muốn của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. HRegulator có thành phần chính gồm:

  • Isoflavone đậu nành là một hợp chất có biểu hiện giống như estrogen nội sinh trong cơ thể (chính vì thế mà nó được mệnh danh là phytoestrogen – estrogen thực vật). Nó có khả năng làm giảm các cơn bốc hỏa, giảm nguy cơ bệnh mạch vành (CHD), loãng xương và một số dạng ung thư có liên quan đến thời kỳ mãn kinh.
  • Dịch chiết Vitex giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng tâm lý có liên quan tới thời kì mãn kinh. Có được tác dụng này là do vitex có khả năng phối hợp đặc biệt và độc nhất các hợp chất có hoạt tính giúp điều hòa hoạt động nội tiết thần kinh.

Một khảo sát nhằm nghiên cứu tác dụng của HReuglator trên phụ nữ mãn kinh cho kết quả: Trong vòng 3 tháng sử dụng HRegulator, 90% phụ nữ được ghi nhận là giảm đáng kể các triệu chứng về thể chất và xúc cảm, như các cơn bốc hỏa trong người, khô âm đạo, mệt mỏi và dễ cáu giận. Dùng hàng ngày, H-Regulator đem lại giải pháp điều trị lâu dài, an toàn và hiệu quả cho sức khoẻ phụ nữ từ giai đoạn tiền mãn kinh cho đến các giai đoạn sau của cuộc đời.

Đọc thêm: Bị bốc hỏa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?

]]>
https://hregulator.net/boc-hoa-trong-nguoi-2560/feed/ 0