Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm?

80% phụ nữ gặp phải các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Đây được coi là một trong những triệu chứng mãn kinh khó chịu nhất, vậy cần làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi và bốc hỏa về đêm?

Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm? 1

Bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là gì?

Bốc hỏa là cảm giác nhiệt độ cơ thể ở phần trên đột ngột tăng lên, sau đó các cơn bốc hỏa sẽ lan dần khắp người lên đến mặt, đầu (bốc hỏa lên đầu), làm mặt đỏ bừng, tim đập nhanh và vã mồ hôi.

Thời gian xuất hiện của các cơn bốc hỏa thường không cố định, nó có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày hay vài ngày một lần. Xuất hiện bốc hỏa đổ mồ hôi vào ban ngày làm người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bốc hỏa về đêm có thể làm mất ngủ, khó ngủ lại.

Đa số các cơn bốc hỏa thường xuất hiện về đêm. Sau khi các cơn bốc hỏa qua đi bạn thường trằn trọc khó ngủ lại. Chính những lúc này nếu người chồng có ham muốn sẽ vấp phải phản ứng không mặn mà của vợ, lâu ngày khiến quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng.

Bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là gì? 1

Bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm được coi là một trong những triệu chứng mãn kinh gây khó chịu nhất (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm

Về nguyên nhân của hiện tượng bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm, các nhà khoa học nhận định rằng: “Do bước vào tuổi mãn kinh, estrogen suy giảm mạnh, gây ra các rối loạn vận mạch. Estrogen có tác động trực tiếp đến hoạt động chức năng của vùng dưới đồi – vùng chịu trách nhiệm điều khiển thân nhiệt của cơ thể. Khi estrogen suy giảm, vùng dưới đồi rối loạn lúc nào cũng cảm nhận cơ thể nóng và phát hàng loạt các phản ứng với nỗ lực nhằm hạ bớt nhiệt độ cơ thể: Làm giãn mạch máu để lưu thông máu nhiều hơn khiến mặt mũi đỏ bừng, kích hoạt tuyến mồ hôi làm việc, vv.

Ngoài ra, các cơn bốc hỏa cũng có thể bị tác động bởi những yếu tố khác như lối sống, dược phẩm v.v…

Cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm có thể kéo dài trong nhiều năm

Theo GS.TS JoAnn Manson của trường Đại học Y Harvard:

Hiện tượng bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh có thể diễn ra trong nhiều năm, tùy cơ địa của từng người. Cơn bốc hỏa đầu tiên có thể xuất hiện trước khi chu kì kinh nguyệt kết thúc khoảng 9-10  năm (giai đoạn tiền mãn kinh). Và có 75-85% phụ nữ vẫn tiếp tục bị bốc hỏa đồ mồ hôi sau khi đã mãn kinh từ 2-4 năm. Những phụ nữ bị béo phì, thường xuyên hút thuốc, stress, trầm cảm là những đối tượng có thể trải qua các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi lên tới 11 năm.

Thời gian bốc hỏa càng dài càng có nghĩa là chị em phải chịu nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, không chỉ mất ngủ về đêm, giảm ham muốn tình dục mà tính tình cũng thay đổi, hay cáu gắt, nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, không làm được việc, vv.

Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm?

  • Tập hít sâu thở chậm. Đây là một phương pháp đơn giản giúp giảm đi các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đêm. Bạn hãy đứng hít vào thật sâu bằng mũi và thở ra một cách từ từ bằng miệng. Thực hiện liên tục trong 15 phút buổi sáng và 15 phút buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi phút thực hiện 6-8 nhịp.
  • Xây dựng không gian ngủ thoáng mát. Phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ là một trong những yếu tố rất lớn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bạn nên dọn dẹp những đồ không cần thiết ra ngoài, mở cửa sổ để không khí được thoáng đãng. Cố gắng giữ nhiệt độ phòng ở một mức ổn định, nếu là mùa hè nên cất những bộ chăn dày, khi đi ngủ nên mặc những trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Ăn uống lành mạnh. Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm tươi mát như rau xanh, các loại hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời tránh xa rượu bia, các thức uống có cồn, các loại đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng, đặc biệt không hút thuốc lá.
  • Tập thể dục đều đặn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng phụ nữ nên dành 150 phút tập thể dục mỗi tuần để cải thiện sức khỏe nói chung. Không những vậy, tập thể dục còn giúp hạn chế tần suất xuấ t hiện của các cơn bốc hỏa. Một nghiên cứu của trường đại học Liverpool John Moores cho kết quả rằng: Những phụ nữ có tập thể dục thường xuyên, khi các cơn bốc hỏa xảy ra, lượng mồ hôi giảm đáng kể, lưu máu đến da giảm 9% ở ngực và 7% ở cánh tay so với nhóm phụ nữ không tập thể dục.
  • Thư giãn tinh thần. Luyện tập dưỡng sinh, tập rung động thư giãn, yoga, ngồi thiền là những phương pháp rất tốt giúp thư giãn tinh thần và làm giảm các cơn bốc hỏa.
Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm? 1

Một vài thay đổi trong cuộc sống có thể giúp làm giảm tần suất xuất hiện của các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi (Ảnh minh họa)

Liệu pháp thay thế hormone. Đây là liệu pháp nhằm bổ sung hormone cho phụ nữ tuổi mãn kinh để làm giảm các triệu chứng mãn kinh (trong đó có các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm). Tuy nhiên, phương pháp này gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đột quỵ, viêm túi mật, vv. Chính vì vậy trước khi áp dụng phương pháp điều trị này các bác sĩ cần thực hiện rất nhiều các xét nghiệm kiểm tra cũng như theo dõi chặt chẽ để bổ sung vừa đủ lượng hormone vào cơ thể.

Như ta đã nói ở trên, sử dụng liệu pháp thay thế hormone để chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vậy có phương pháp nào giúp hạn chếcác cơn bốc hỏa đổ mồ hôi đêm mà an toàn, hiệu quả hay không? Câu trả lời là CÓ.

Công ty Archer Daniels Midland (NYSE: ADM) đã sẻ kết quả phân tích về tác động của isoflavone trong đậu nành trong việc làm giảm các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi tuổi mãn kinh. Phân tích được công bố vào ngày 19 tháng 3 trên Menopause: Tạp chí Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ, phân tích chỉ ra rằng bổ sung isoflavone đậu nành có hiệu quả hơn nhiều so với giả dược trong việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Việc uống isoflavone đậu nành trong 6 tuần đến 12 tháng làm giảm đáng kể (20-26%) tần suất của các cơn bốc hỏa hơn so với giả dược.

Một nghiên cứu khác của Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) cũng cho kết quả rằng: Sau 6 tuần sử dụng isoflavone, tần suất của các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi, đổ mồ hôi đêm ở những phụ nữ tham gia khảo sát lên tới 50% và mức độ nghiêm trọng của các cơn giảm 57%.

Không chỉ vậy, isoflavone đậu nành còn giúp làm giảm nhiều triệu chứng mãn kinh khác như: khô âm đạo, rối loạn giấc ngủ, ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, vv.

Ưu điểm của phương pháp này là không gây ra các tác dụng phụ giống như liệu pháp thay thế hormone nhưng hiệu quả điều trị vẫn tương đương.

Làm gì để hết bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm? 2

Isoflavone trong đậu nành được chứng minh giúp làm giảm các cơn bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Nắm được những lợi ích của đậu nành và isoflavone đậu nành, công ty Probiotec Pharma Pty Ltd của Úc đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm HRegulator có thành phần chính là Đậu nành và Vitex nhằm giúp phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh cân bằng nội tiết tố, hạn chế các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt là bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi.

Tìm hiểu thêm: Bị bốc hỏa uống thuốc gì?

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn