PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Thu, 14 Feb 2019 02:22:38 +0000 vi hourly 1 Hãy ngừng ăn 6 loại thực phẩm này khi đang “đèn đỏ” https://hregulator.net/thuc-pham-khong-nen-an-ngay-den-do-3927/ https://hregulator.net/thuc-pham-khong-nen-an-ngay-den-do-3927/#respond Fri, 09 Nov 2018 02:00:51 +0000 https://hregulator.net/?p=3927 Như chúng ta đều biết, khi bước vào “đèn đỏ” cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi. Vì thế, dinh dưỡng là vấn đề nên được chú ý trong thời kì này để bồi bổ cơ thể (đọc thêm bài viết “Đau bụng kinh nên ăn gì?” để tìm hiểu về các loại thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh). Đồng thời chú ý tránh dùng một số loại thực phẩm sau.

Những thực phẩm nên tránh khi đang “đèn đỏ”

Thực phẩm chứa sữa

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa sữa trong ngày đèn đỏ( ảnh minh họa)

Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa sữa trong ngày đèn đỏ( ảnh minh họa)

Nếu bạn gặp hiện tượng đau bụng kinh đi ngoài thì không nên uống sữa hoặc tiêu thụ các sản phẩm chứa sữa (như sữa bò, phô mai, bơ, vv). Sữa tác động tới quá trình hấp thụ magiê trong cơ thể, làm tình trạng đi ngoài nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, có những người mắc hội chứng không dung nạp lactose, khi uống sữa sẽ  bị tiêu chảy, đi ngoài, đau bụng.

Đồ uống có caffein

Trong thời kì này nếu sử dụng đồ uống có chứa caffein sẽ khiến cảm giác đau của bạn nhiều hơn, tinh thần không ổn định và gây tâm lý phiền muộn. Caffeine cũng làm tiêu hóa một lượng lớn vitamin B và làm rối loạn quá trình trao đổi chất, chuyển hóa đường trong cơ thể.

Không nên sử dụng cà phê trong những ngày "đèn đỏ" (Ảnh minh họa)

Không nên sử dụng cà phê trong những ngày “đèn đỏ” (Ảnh minh họa)

Đường

Đường làm tiêu hao vitamin B và khoáng chất trong cơ thể, kích thích dạ dày nạp thêm những thực phẩm chứa đường. Điều này rất dễ làm bạn “nghiện đường”.  Tiêu thụ đường trong những ngày “đèn đỏ” là gia tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng tới tâm trạng. Vì thế hãy tránh ăn các loại thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo trong những ngày này.

Rượu

Phụ nữ nên loại bỏ rượu trong những ngày kinh nguyệt( ảnh minh hoạ)

Phụ nữ nên loại bỏ rượu trong những ngày kinh nguyệt( ảnh minh họa)

Rượu cũng làm tiêu hao vitamin B và khoáng chất. Tiêu thụ quá nhiều rượu và lạm dụng rượu sẽ khiến quá trình chuyển hóa đường và trao đổi chất bị phá hoại. Vì thế, đừng sử dụng rượu khi đang hành kinh.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo, chiên rán

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ vốn dĩ đã không có lợi cho sức khỏe nếu ăn nhiều. Trong thời gian này bạn lại càng không nên tiêu thụ chúng. Đồ chiên rán có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, gây ra những cơn đau co thắt, chuột rút.

Thực phẩm chứa nhiều natri

Tránh xa những thực phẩm chứa natri trong những ngày hành kinh( ảnh minh hoạ)

Tránh xa những thực phẩm chứa natri trong những ngày hành kinh( ảnh minh họa)

Thực phẩm nhiều natri gây nên cảm giác căng tức và đau vùng ngực. Các thực phẩm chứa nhiều natri là: rau quả đóng hộp, cá ngừ đóng hộp, thức ăn kiêng chế biến sẵn, gia cầm đóng gói, vv.

Xem thêm các bài viết về chuyên đề nguyệt san: Đau bụng kinh làm sao hết?

]]>
https://hregulator.net/thuc-pham-khong-nen-an-ngay-den-do-3927/feed/ 0
Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần lưu ý https://hregulator.net/dau-hieu-roi-loan-kinh-nguyet-2739/ https://hregulator.net/dau-hieu-roi-loan-kinh-nguyet-2739/#respond Mon, 09 Jul 2018 02:00:32 +0000 https://hregulator.net/?p=2739 Đối với hầu hết phụ nữ, kinh nguyệt xảy ra theo một chu kì thường xuyên và ổn định, có thể đoán trước được. Khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của chu kì thứ nhất đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo thường từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, chu kì kinh nguyệt có thể dài hơn, ngắn hơn, rất khó để dự đoán ngày hành kinh tiếp theo – đó là biểu hiện của rối loạn chu kì kinh nguyệt. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt này.

Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần lưu ý 1

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới?

Kỳ kinh đến sớm (chu kì kinh ngắn)

Đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Ở trường hợp này, bạn sẽ thấy nguyệt san đến sớm (1 tuần hoặc nhiều hơn), đôi khi một tháng còn hành kinh tới 2 lần.

Chậm kinh (chu kì kinh dài)

Chậm kinh là một dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, đây là hiện tượng đến kì kinh mà vẫn không có có kinh nguyệt. Như ta đã nói ở trên, một chu kì kinh nguyệt vào khoảng 21-35 ngày, nếu sau 35 ngày mà chưa có chu kì kinh nguyệt chứng tỏ rằng bạn đã bị chậm kinh.

Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều có biểu hiện là chu kì kinh không ổn định, thời gian giữa 2 chu kì kinh lúc dài lúc ngắn. Có lúc một tháng có kinh 2 lần, có lúc 2-3 tháng mới có một lần.

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt này thường gặp ở phụ nữ tuổi 40-50 (giai đoạn tiền mãn kinh). Nguyên nhân chủ yếu là do buồng trứng suy giảm hoạt động, cơ thể sản xuất không đủ hormone giới tính nữ (estrogen và progesterone) khiến trứng rụng không thường xuyên. Ở độ tuổi sinh sản mà gặp triệu chứng này thì rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, u xơ tử cung, rối loạn đông máu, vv.

Kinh nguyệt không đều 1

Kinh nguyệt không đều có biểu hiện là chu kì kinh không ổn định, thời gian giữa 2 chu kì kinh lúc dài lúc ngắn (Ảnh minh họa)

Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt

Đây là hiện tượng nguyệt san vẫn tới đều đặn hàng tháng nhưng giữa hai chu kì kinh nguyệt lại có xuất hiện máu, thậm chí xuất hiện 2-3 lần. Lượng máu xuất huyết này ra ít hơn và chỉ kéo dài vài tiếng hoặc 1-2 ngày.

Vô kinh

Vô kinh được chia ra làm ba loại với những nguyên nhân khác nhau:

  • Vô kinh do sinh lý
  • Vô kinh do măc các dị tật bẩm sinh
  • Vô kinh do suy buồng trứng sớm, dính tử cung sau nạo hút thai, do rối loạn nội tiết, do stress, do tập thể thao quá sức (thường xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp), do sụt cân đột ngột.

Bước vào giai đoạn mãn kinh, buồng trứng chấm dứt hoạt động và kết thúc chu kì kinh thì là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiê n nếu nữ giới trong độ tuổi sinh sản mà kinh nguyệt không xuất hiện thì lại là một vấn đề đáng lo ngại.

Đau bụng kinh

Hầu hết phụ nữ đều có cảm giác đau tức bụng, mệt mỏi khi sắp tới nguyệt san, đây được coi là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Tuy nhiên, nếu bị đau bụng kinh dữ dội, mặt mũi tái ngắt, nhợt nhạt thì cần lập tức đi khám.

Dù đau ở mức độ nào thì đau bụng kinh cũng khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó lòng tập trung vào học tập, chất lượng công việc giảm sút.

Đau bụng kinh còn có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Nhiều chị em thấy đau bụng kinh và xuất huyết âm đạo thì nghĩ rằng đó là kinh nguyệt nên không quan tâm. Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện kịp thời có thể đe doa tới tính mạng.

Đau bụng kinh 1

Đau bụng kinh cũng là một trong những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Lượng máu kinh bất thường

Lượng máu kinh trung bình trong một chu kì kinh là khoảng 100 ml. Tuy nhiên nếu máu kinh ra quá nhiều, bạn phải thay băng liên tục, thậm chí máu kinh ra ồ ạt khiến bạn khó kiểm soát. Ngược lại, nếu máu kinh ra quá ít thì cũng là một điều đáng lo ngại, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề như: Rối loạn nội tiết, viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày, chế độ ăn uống thiếu chất đạm và các vitamin, vv.

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi bất thường

Bình thường máu kinh sẽ có màu đỏ thẫm. Ở ngày đầu tiên, máu kinh sẽ có màu thẫm và ít, đến giữa những ngày hành kinh sẽ đỏ hơn và cuối chu kì kinh ít dần và có màu đỏ nâu. Tuy nhiên, nếu bạn tháy máu kinh đen suốt chu kì hoặc đỏ tươi suốt chu kì thì đây đều là các bất thường, cần phải lập tức đi kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng.

Màu sắc kinh nguyệt thay đổi bất thường 1

Những hậu quả của rối loạn kinh nguyệt

  • Khó thụ thai, vô sinh. Kinh nguyệt không đều khiến bạn khó dự đoán thời gian rụng trứng. Trứng rụng bất thường khiến chị em khó thụ thai hơn bình thường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc có em bé.
  • Thiếu máu. Đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt với biểu hiện là rong kinh sẽ khiến máu ra nhiều, kéo dài, xuất huyết ngoài chu kì kinh. Điều này rất dễ dẫn tới thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, vv. Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng.
  • Dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm. Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, vv. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
  • Ảnh hưởng tới nhan sắc. Nếu rối loạn kinh nguyệt với nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố sẽ khiến da mặt bạn nhợt nhạt, dễ xuất hiện nám, tàn nhang và mụn đầu đen.

Vậy cần làm gì nếu gặp các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt?

Nếu gặp các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, trước hết bạn cần tới các địa chỉ uy tín để thăm khám kịp thời. Khi đi khám, bạn sẽ được tiến hành khám phụ khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Phương pháp điều trị có thể bằng nội khoa, ngoại khoa tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

  • Điều trị nội khoa. Nội khoa có thể là các phương pháp Đông, Tây y kết hợp nhằm cân bằng lại hormone, điều hòa các nội tiết tố. Thông thường phương pháp này áp dụng với các trường hợp rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng hormone gây ra.
  • Điều trị ngoại khoa. Ngoại khoa áp dụng các phương pháp phẫu thuật, vật lý trị liệu (máy sóng ngắn, máy cao tần,…). Áp dụng trong các trường hợp viêm buồng trứng, tăng sản nội mạc tử cung, vv. Phương pháp vật lý trị liệu cũng giúp cân bằng khí huyết, điều chỉnh progesterone, từ đó giúp kinh nguyệt trở nên ổn định.
  • Điều trị tâm sinh lý. Ngoài nội khoa và ngoại khoa thì việc cân bằng tâm sinh lý cũng góp phần giúp chu kì kinh đều đặn hơn, áp dụng với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do tâm sinh lý gây ra (thiếu ngủ, căng thẳng, stress, mệt mỏi, vv).
Vậy cần làm gì nếu gặp các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt? 1

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt phù hợp nhất (Ảnh minh họa)

 

Dù rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân nào gây ra bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị:

  • Ăn uống điều độ, khoa học, tích cực ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây tươi. Hạn chế những thực phẩm kích thích, cay nóng, đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Cố gắng duy trì tâm trạng thoải mái, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, mệ mỏi.
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Định kỳ khám phụ khoa 6 tháng/lần để kiểm soát tốt nguy cơ mắc bệnh
  • Thực hiện tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn. Việc nạo phá thai cực kỳ nguy hiểm, trong quá trình nạo hút có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu rối loạn kinh nguyệt do rối loạn hormone, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để sử dụng thêm một số sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như HRegulator. Với thành phần chính được chiết xuất 100% từ thiên nhiên gồm Isoflavone đậu nành và dịch chiết cây Vitex, HRegulator giúp cân bằng lại hormone và kiểm soát các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

H-Regulator là thuốc được sản xuất tại Australia và tuân theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt tại Australia. Các bác sĩ có thể yên tâm khi giới thiệu HRegulator tới bệnh nhân, và người tiêu dùng có thể được đảm bảo về hiệu quả và an toàn khi sử dụng H-Regulator theo đúng chỉ dẫn. Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, bạn có thể gọi điện tới tổng đài của chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp một cách cụ thể hơn.

]]>
https://hregulator.net/dau-hieu-roi-loan-kinh-nguyet-2739/feed/ 0
Chữa và điều trị rối loạn nội tiết tố nữ an toàn, hiệu quả https://hregulator.net/chua-va-dieu-tri-roi-loan-noi-tiet-to-nu-1783/ https://hregulator.net/chua-va-dieu-tri-roi-loan-noi-tiet-to-nu-1783/#respond Mon, 07 May 2018 02:00:46 +0000 https://hregulator.net/?p=1783 Rối loạn nội tiết là hiện tượng mà bất kì phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Bệnh ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, sắc đẹp cũng như tâm sinh lý của chị em, đặc biệt là khả năng sinh sản của người phụ nữ. Hãy cũng tìm hiểu về rối loạn nội tiết tối nữ và cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ an toàn.

Chữa và điều trị rối loạn nội tiết tố nữ an toàn, hiệu quả 1

Rối loạn nội tiết ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, sắc đẹp cũng như tâm sinh lý của chị em, đặc biệt là khả năng sinh sản của người phụ nữ (Ảnh minh họa)

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Nội tiết tố nữ có một vai trò quan trọng với sức khỏe,  nó gần như quyết định một phần cuộc đời người phụ nữ: từ trạng thái tâm trí đến hành vi, hình dáng cơ thể, thói quen ăn uống và thậm chí cả phản ứng với stress. Bạn chỉ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh nếu nội tiết tố của bạn cân bằng.

Hàm lượng nội tiết tố nữ (chủ yếu là estrogen) của phụ nữ dao động từ 50 – 400pg/ml. Trong thời kỳ rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh estrogen có thể tăng cao hoặc hạ thấp. Nếu nồng độ estrogen này dưới mức 100pg/ml là bị rối loạn nội tiết tố nữ.

Rối loạn nội tiết tố sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, tăng nguy cơ mắc một số bệnh như viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con, chưa kể nó còn ảnh hưởng đến làn da, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ

Mất cân bằng 2 loại hormone progesterone và estrogen là nguyên nhân cốt lõi của việc rối loạn nội tiết tố. chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của 2 hormone này cũng có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ.

Những thời điểm mà người phụ nữ có sự mất cân bằng nội tiết tốt là thời kì rụng trứng và thời kì mãn kinh.

  • Thời kì rụng trứng là lúc buồng trứng ngừng sản xuất progesterone và tăng tiết estrogen làm cho mật độ progesterone có suy giảm còn nồng độ estrogenlại bắt đầu tăng. Dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố.
  • Thời kì mãn kinh estrogen bắt đầu suy giảm và thiếu hụt, progesteron thì không có. Từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ kéo theo nhiều rối loạn khác.
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ 1

Mất cân bằng 2 loại hormone progesterone và estrogen là nguyên nhân cốt lõi của việc rối loạn nội tiết tố nữ (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố nữ còn có nguyên nhân bởi các yếu tố sau:

  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai có chứa estrogen tổng hợp cho nên khi uống thuốc tránh thai sẽ làm nồng độ estrogen tăng cao còn progesterone thì giảm.
  • Ăn kiêng. Để lấy lại vóc dáng thon gọn nhiều phụ nữ thực hiện chế độ ăn kiêng và loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên điều này lại vô cùng không có lợi cho việc tiết estrogen, bởi khi chất béo của cơ thể dưới 22% thì sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên gửi tín hiệu ngừng sản xuất estrogen đến buồng trứng.
  • Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Khoa học đã chứng minh giấc ngủ có ảnh hưởng đến 10 loại hormone trong cơ thể người phụ nữ, trong đó có 2 loại hormone quan trọng là estrogen và testosterone – những hormone có ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
  • Căng thẳng, stress. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ thường xuyên gặp tình trạng stress, căng thẳng kéo dài sẽ gặp những triệu chứng của rối loạn nội tiết tố nữ.
  • Môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Các nghiên cứu mới đây cho thấy, phụ nữ tiếp xúc với các chất độc hại (như thuốc trừ sâu) hoặc sống trong môi trường ô nhiễm sẽ có chu kì kinh dài hơn bình thường.

Các triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ

  • Kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt thất thường lúc nhiều lúc ít, đau bụng trong kì kinh nhiều
  • Thường xuyên mắc các bệnh phụ khoa
  • Da có sự thay đổi về sắc tố (nổi mụn, nám, sạm, vv)
  • Tóc khô, dễ gãy rụng, bác sớm so với tuổi
  • Móng tay, móng chân dễ gãy
  • Tăng cân bất thường dù chế độ ăn uống không thay đổi
  • Ngực có hiện tượng sưng đau, tuyến sữa tăng sinh
  • Huyết áp tăng cao bất thường
  • Nhiều phụ nữ còn bị rậm lông do sự thay đổi của nội tiết tố
  • Ham muốn tình dục ít
  • Có dấu hiệu của chứng vô sinh: Chị em đã lập gia đình nhiều năm, không kiêng quan hệ nhưng vẫn chưa có con
  • vv
Các triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ 1

Rối loạn nội tiết tố nữ gây ra nhiều triệu chứng khác nhau (Ảnh minh họa)

Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ an toàn, hiệu quả

Để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ an toàn, hiệu quả, trước hết các bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện thường xuyên.

Chế độ ăn uống

Bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng, trong đó lưu ý đến một số loại sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu axit béo thiết yếu

Axit béo có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone, bao gồm cả nội tiết tố nữ. Axit béo thiết yếu cần bổ sung là omega-3, 6 và 9. Chúng có nhiều trong các loại hải sản, cá hồi, cá mòi, các trích, dầu cá. Bạn cần ăn ít nhất 2 khẩu phần cá mỗi tuần để tăng lượng omega-3 trong cơ thể. Nguồn thực phẩm cung cấp omega-9 gồm bơ, dầu hướng dương, các loại hạt.

  • Ăn nhiều loại rau xanh đậm

Các loại rau xanh đậm như cải xoăn, rau chân vịt, rong biển, bông cải xanh, súp lơ là những loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho một hệ thống nội tiết lành mạnh, bao gồm cả việc sản xuất nội tiết tố nữ.

Để tăng nội tiết tố nữ, bạn nên ăn ít nhất năm khẩu phần các loại rau này mỗi ngày.

Chế độ ăn uống 1

Để cân bằng nội tiết tố, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng, đồng thời lưu ý bổ sung một số loại thực phẩm giúp điều hòa nội tiết tố (Ảnh minh họa)

Tập luyện đều đặn

Tập luyện thể dục thể thao, năng vận động cơ thể không chỉ giúp điều hòa rối loạn nội tiết tố nữ mà còn giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nói chung. Các bài tập thể dục tay không, chạy bộ kết hợp hít thở đều, yoga đều phù hợp và có tác dụng tốt.

Hãy lựa chọn cho mình bộ môn phù hợp và tập luyện đều đặn ít nhất 20 phút mỗi ngày.

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Áp lực, stress như ta đã nói ở trên, là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ. Chính vì vậy để bệnh có thể điều trị hiệu quả, các bạn cần tạo cho mình một môi trường sống thoải mái để giữ cho tinh thần luôn được lạc quan, vui vẻ. Đồng thời, thiết lập lịch làm việc, học tập kết hợp với nghỉ ngơi sao cho hợp lý để tránh tối đa áp lực.

Để thư giãn tinh thần các bạn có thể đọc truyện cười, xem phim hài, tập yoga, thiền, vận động cơ thể hay ra ngoài gặp gỡ, nói chuyện với bạn bè. Và hãy nhớ luôn nghĩ đến những điều tích cực trong cuộc sống, tránh những suy nghĩ tiêu cực.

Hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ (Ảnh minh họa)

Hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ (Ảnh minh họa)

Cân bằng nội tiết tố nữ bằng thực phẩm chức năng, thuốc phù hợp

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc cũng như các loại TPCN có tác dụng giúp cân bằng nội tiết tố phù hợp và hiệu quả. Đây là các sản phẩm có chiết xuất từ quả cây trinh nữ (cây vitex) và đậu nành. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.

Nhờ đến sự giúp đỡ của các biện pháp y học để điều hòa nội tiết tố nữ

Khi đi khám rối loạn nội tiết tố nữ, bác sĩ sẽ cho bạn làm xác xét nghiệm kiểm tra nội tiết tố. Bác sĩ sẽ nhìn vào bản xét nghiệm của bạn để so sánh mức độ của kích thích tố trong cơ thể, hoặc họ có thể tiến hành phân tích sinh hóa dựa trên các enzyme và những chất có ảnh hưởng đến tuyến yên và cơ quan sinh sản. Từ đó tìm ra các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố của bạn và kê cho bạn những loại thuốc phù hợp.

Để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả cần có sự kết hợp của nhiều biện pháp điều trị cũng như hỗ trợ điều trị (chế độ ăn uống, lối sống, vv). Bệnh tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh này mang lại. Nếu có bất kì thắc mắc gì về bệnh hay các sản phẩm điều hòa nội tiết tố nữ, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm nhé!

]]>
https://hregulator.net/chua-va-dieu-tri-roi-loan-noi-tiet-to-nu-1783/feed/ 0
Những hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt https://hregulator.net/nhung-hieu-biet-ve-chu-ky-kinh-nguyet-731/ https://hregulator.net/nhung-hieu-biet-ve-chu-ky-kinh-nguyet-731/#comments Mon, 18 Apr 2016 08:10:14 +0000 https://hregulator.net/?p=731 Chu kỳ kinh nguyệt là tổng hợp các hiện tượng sinh lý thay đổi trong cơ thể phụ nữ theo một chu kỳ được lặp đi lặp lại dưới tác động của hệ thống hormon sinh dục và là điều cần thiết để đảm bảo khả năng sinh sản của người phụ nữ. Mỗi người phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại ít ai có những hiểu biết cụ thể toàn diện về chu kỳ kinh nguyệt. H-Regulator giới thiệu đến bạn đọc những hiểu biết cần thiết để mọi người cùng nắm rõ về kinh nguyệt của mình.

Những hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt 1

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là các thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại có chu kỳ ở người phụ nữ. Thông thường 1 chu kỳ kinh nguyệt thường được diễn ra từ 28 – 32 ngày tùy thuộc vào sức khỏe và tâm sinh lý của người phụ nữ. Việc chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài hơn vài ngày là điều rất bình thường của phụ nữ chính vì vậy khi gặp hiện tượng kinh nguyệt đến sớm hơn hay muộn hơn so với các tháng trước chị em không cần quá lo lắng. Nếu chu kỳ kinh nguyệt bất thường như chỉ 2 tuần hay vài tháng mới có thì nên đi kiểm tra và có sự theo dõicủa bác sĩ chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng trong thời kỳ sinh sản giữa 2 thời lỳ là dậy thì và mãn kinh.

Theo quan niệm cổ điển: chu kỳ kinh nguyệt được thượng đế ưu ái dành tặng riêng cho người phụ nữ để tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ. Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.

Theo quan niệm hiện đại: chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi định kỳ tự nhiên xảy ra trong buồng trứng và tử cung cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản. Chu kỳ này hỗ trợ cho việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường trong tử cung để đón trứng đã thụ tinh và mang thai.

Xem thêm: “Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn xác”

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xảy ra kỳ kinh nguyệt của tháng này đến ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt chung điển hình của người phụ nữ kéo dài từ 28-32 ngày tuy nhiên có thể ngắn hơn hoặc dài hơn khác nhau đối với từng phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có độ dài từ 21 đến 35 ngày. Và chiều dài Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kỳ ngắn ngất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày cùng với các đặc điểm sau:

  • Thời gian hành kinh: 4+- 2 ngày.
  • Lượng máu kinh: 40 – 100 ml.
  • Đặc điểm máu kinh: ngày đầu và ngày cuối ra ít, những ngày giữa ra nhiều

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn hình thành nang mạc (14 ngày, trong đó có từ 5 – 6 ngày kinh nguyệt), giai đoạn rụng trứng (diễn ra trong khoảng 24h), giai đoạn hoàng thể (diễn ra trong khoảng 14 ngày). Kết thúc pha hoàng thể cũng chính là sự bắt đầu cho một kỳ hình thành nang trứng mới.

Các dạng chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được chia ra làm các dạng theo đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt: bình thường, thưa, mau và thất thường

  • Kinh nguyệt bình thường: Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21- 35 ngày, thời gian hành kinh từ 2-6 ngày và lượng máu mất 40-100ml. Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kì ngắn nhất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày.
  • Kinh thưa: là một trong những hình thái rối loạn kinh nguyệt, đây là hiện tượng kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, với trung bình có khoảng 4-9 kỳ kinh trong một năm. Nguyên nhân gây kinh thưa có thể do xúc động tâm lý, stress, mắc bệnh lý nội khoa mạn tính, dinh dưỡng kém có thể gây ra kinh thưa. Đặc biệt hiện tượng này hay gặp ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, ít rụng trứng hoặc sự phát triển của noãn bào gặp trở ngại. Việc sử dụng các loại thuốc ngừa thai cũng gây hiện tượng kinh thưa.
  • Kinh mau: là trường hợp phụ nữ có chu kì kinh ngắn hơn 21 ngày, chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Kinh mau thường do rút ngắn giai đoạn nang noãn hoặc giai đoạn hoàng thể. Do nang noãn chóng lớn và hoàng thể kém phát triển, có thể do không phóng noãn vòng kinh chỉ có một thì, tức một giai đoạn oestrogen.
  • Kinh nguyệt thất thường: Vòng kinh không ổn định, giữa chu kỳ ngắn nhất và dài nhất chênh nhau nhiều hơn 8 ngày; cùng với đó có thể bắt gặp những biểu hiện như: lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng.

Chu kỳ kinh nguyệt hình thành như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bới hormon sinh dục và hiện tượng kinh nguyệt xảy ra là do sự bong lớp nông và có chu kỳ của nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ trải qua các giai đoạn: chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung:

– Chu kỳ buồng trứng:

  • Giai đoạn nang noãn: tại giai đoạn này lượng hormon estrogen được tiết ra với số lượng tăng dần; những hormon này làm cho lớp nội mạc tử cung dầy lên và số lượng các mạch máu cũng tăng lên.
  • Cùng thời điểm này, một noãn phát triển ở buồng trứng, đạt đến mức trưởng thành và được phóng ra. Giai đoạn này gọi là giai đoạn phóng noãn; noãn di chuyển trong vòi trứng (còn gọi là vòi Fallope), tiến về tử cung, nơi đã có những thay đổi để chuẩn bị đón noãn. Từ khi noãn được phóng ra, lượng hormon estrogen bắt đầu giảm dần trong cơ thể nữ.

– Chu kỳ tử cung:

  • Giai đoạn hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone; có đặc trưng là thể vàng (phần vỏ của nang noãn sau khi noãn đã phóng ra) tiết ra một hormon khác là progesterone. Hormon này cũng có nhiệm vụ chuẩn bị tử cung để trứng làm tổ nếu như noãn được thụ tinh (đã kết hợp với tinh trùng). Để giúp cho sự làm tổ của trứng, tử cung phải ứ máu, phát triển mô, có nhiều chất đường và protein… Nhưng nếu noãn không được thụ tinh trong nững ngày đi qua vòi trứng thì chính hormon progesterone cũng bắt đầu giảm.
  • Giai đoạn hành kinh: Nếu noãn không được thụ tinh sẽ tiêu tan và lớp nội mạc tử cung dầy lên sẽ bong ra. Toàn bộ chất liệu bong ra được gọi là máu kinh chảy ra ngoài, qua cổ tử cung và âm đạo. Cho nên giai đoạn 4 là giai đoạn hành kinh

Các yếu tố tác động lên chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng tác động bởi nhiều yếu tố:

  • Tuổi tác: tuổi tác quyết định đến việc có hay không chu kỳ kinh nguyệt. Với chị em mới dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu khá thất thường có thể kéo dài tới vài tháng có khi cả năm sau mới lại xuất hiện tiếp chu kỳ tiếp theo, nguyên nhân là do nội tiết tố của người phụ nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn. Ở thời kì này, các chu kì kinh nguyệt có thể không đoán trước được. Tương tự như vậy, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc kết thúc vòng đời sinh sản thì chị em sẽ nhận thấy thay đổi khác trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.Trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sớm có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể.
  • Dinh dưỡng: dinh dưỡng tác động rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Khi cơ thể thiếu hụt bất cứ chất dinh dưỡng nào đều có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và lành mạnh là cách tốt nhất để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đúng thời gian, điều độ hàng tháng. Chú ý đến việc cung cấp sắt bởi nó liên quan trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cơ thể đủ sắt sẽ đảm bảo quá trình rụng trứng tốt. Chính vì vậy, hãy sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như trứng, thịt bò, cá hồi,… để bổ sung đủ lượng sắt cần thiết. Ngoài ra, vitamin B và chất béo cũng rất quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt.
  • Yếu tố di truyền: độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi tính di truyền từ người mẹ. Một người phụ nữ có thể có “mô hình” kinh nguyệt cụ thể gần giống với mẹ của mình, cả về thời gian và lượng máu.
  • Căng thẳng, stress, lo lắng: gây ảnh hưởng tới thời gian đến chu kỳ kinh nguyệt sớm hay muộn. Khi chị em chịu căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể sẽ khiến các loại hóc môn adrenaline và cortisol tăng cao gây ức chế phóng thích các loại hormon liên quan đến khả năng sinh sản khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt.
  • Chất kích thích hay thói quen xấu: các chất kích thích như thuốc lá, ma túy, rượu bia cùng các thói quen xấu như mặc quần áo chật, tiếp xúc với thuốc từ xâu, kim loại nặng và hóa dầu, ốm đau, bệnh tật,…là những tác nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ không đều.
  • Mang thai: quá trình mang thai sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ tạm thời dừng lại. Đây là một trong những lý do sinh lý bình thường có ảnh hưởng tới kỳ kinh. Bởi vì, sau khi trứng được thụ tinh thành công, toàn bộ tử cung sẽ chuẩn vị sẵn sàng để nuôi dưỡng chúng, các niêm mạc của tử cung sẽ dày lên để nâng đỡ và nuôi dưỡng thai nhi.
  • Cho con bú: Sẽ làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 6 tháng và nhiều nhất là 2 năm. Do khi nuôi con nhỏ và cho con bú làm ức chế việc phóng thích hóc môn khiến tử cung không chuẩn bị cho việc nuôi thai mới dẫn. Nhưng, chị em vẫn có thể có thai trong thời kỳ cho con bú nên cần hết sức cẩn thận.
  • Bệnh liên quan tới tuyến giáp: Gây ra sự mất cân bằng trong các chất tiết ra trong tuyến giáp, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở cả hai thể cường giáp và suy giáp.
  • Hội chứng đa nang: Là tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến tuyến yên gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, vô kinh. Hội chứng đa nang có những biểu hiện ra bên ngoài như mụn trứng cá, rậm lông do sự mất cân bằng nội tiết tố.

Mỗi sự thay đổi trong kỳ kinh là sự biểu hiện cho mọt sự thay đổi nào đó trong cơ thể. Vì vậy, khi chị em thấy các dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh (rối loạn kinh nguyệt) thì hãy đến các cơ sở y tế để khám và tìm ra nguyên nhân, tìm ra phương hướng giải quyết kịp thời, tránh để lâu có thể có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh gì?

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn cho thấy trong cơ thể có sự thay đổi, các cơ quan sinh sản đang có dấu hiệu hoạt động không bình thường. Nếu phụ nữ bị mất kinh, hay chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt cũng đồng nghĩa với việc không còn khả năng sinh nở.

Một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh đều đặn sẽ rất dễ dàng để tính được ngày thụ thai cũng như cách để tránh thai an toàn nhất. Ngược lại chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ dẫn tới khả năng có thai thấp.

Khi đang trong độ tuổi sinh sản, nếu gặp phải các hiện tượng bất thường trong kỳ kinh (rối loạn kinh nguyệt) chị em phụ nữa cần đến ngay các cơ sở y tế để dược thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị sớm phương hướng giải quyết kịp thời, tránh để lâu có thể có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Rất có thể sự thay đổi của chu kì kinh nguyệt là do các bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng, u nang buồng trứng… rất nguy hiểm.

Để có chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh?

Chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, đều đặn và ổn định là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy để có được chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh cần làm gì?

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong thực đơn hàng ngày, uống đủ nước, ăn nhiều rau, hoa quả và thực phẩm có chứa nhiều vitamin B như: cá, thịt bò, trứng, sữa,…

– Hạn chế ăn thức ăn có nhiều chất béo, tránh xa đồ uống có ga và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… – Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress,…

– Thăm khám phụ khoa định lỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời những dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt.

Một vài con số thú vị về chu kỳ kinh nguyệt

  • Theo ước tính, lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt dao động trong con số 150ml (khoảng 3 muỗng canh). Lượng máu này có tính cả các cục máu đông.
  • Phụ nữ thời tiền sử chỉ có khoảng 50 lần kinh nguyệt trong toàn bộ cuộc đời; cho đến hiện nay với người phụ nữ hiện đại ở các khu vực nông nghiệp sẽ có khoảng 150 lần kinh nguyệt, các chị em phụ nữ bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Tây sẽ phải trải qua khoảng 450 lần kinh nguyệt trong đời.
  • 28 ngày được coi là con số ngày trung bình của một chu kì kinh nguyệt, nhưng nó cũng có thể dao động giữa 21 và 35 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt số ngày kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày. Vậy ước tính, tổng số ngày kinh nguyệt mà một người phụ nữ phải trải qua có thể lên đến 3.500 ngày, tương ứng khoảng với khoảnh thời gian là 10 năm.
  • Với khoảng 3.500 ngày kinh nguyệt trong cả cuộc đời thì số lượng 11.000 băng vệ sinh cần dùng.

Trên đây là những hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt mà H-regulator chia sẻ để chị em phụ nữ cùng nắm bắt và có cái nhìn toàn diện hơn đúng hơn về chu kỳ kinh nguyệt.

]]>
https://hregulator.net/nhung-hieu-biet-ve-chu-ky-kinh-nguyet-731/feed/ 3
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn xác https://hregulator.net/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-chuan-xac-485/ https://hregulator.net/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-chuan-xac-485/#respond Wed, 09 Mar 2016 09:03:20 +0000 https://hregulator.net/?p=485 Chị em phụ nữ nào khi bước vào độ tuổi sinh sản đều có những hiểu biết nhất định về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là chuẩn xác? Mời các chị em phụ nữ tìm hiểu chi tiết ở bài này.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn xác 1

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian tính từ ngày đầu tiên đèn đỏ của tháng này đến ngày đầu tiên đèn đỏ của tháng sau. Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi liên tục các biến đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh.

Nếu ngày đèn đỏ là để biểu thị một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu thì một chu kỳ kinh nguyệt sẽ bao gồm:

  • Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ trưởng thành về giới tính phóng thích một trứng (đôi khi có trường hợp là 2 trứng hay sinh đôi) vào giai đoạn phóng noãn (rụng trứng).
  • Trước khi phóng noãn, nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung, xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa.
  • Sau khi phóng noãn nội mặc tử cung này thay đổi để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ.  Nếu thụ tinh và thai kỳ không xảy ra, tử cung loại bỏ lớp nội mạc và chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bỏ nội mạc được gọi là hành kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được xem là bình thường nếu nó diễn ra theo tiến trình tự nhiên ở người phụ nữ giữa tuổi dậy thì và cuối tuổi sinh sản. Trung bình của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên là từ 12 tuổi (Tuy nhiên có nhiều trường hợp có từ 8 tuổi) đến 16 tuổi. Và chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng thường xảy ra ở giữa độ tuổi từ 45-55 tuổi. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn nằm ngoài quỹ đạo này có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Bạn nên sớm thăm khám bác sĩ.

Ngày đèn đỏ ngoài biểu thị bắt đầu của một chu kỳ kinh nguyệt mới còn là biểu hiện không mang thai ở phụ nữ. Một chu kì kinh nguyệt thường diễn ra từ 28 -32 ngày tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như tâm lý của chị em phụ nữ. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn theo từng người.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt có mối quan hệ mật thiết với chu kỳ trứng rụng vì vậy tính chu kỳ kinh nguyệt để tăng khả năng thụ thai hay dùng nó làm biện pháp tránh thai an toàn là điều rất nhiều người đang sử dụng.

Nếu như với các cặp vợ chồng chưa mong muốn có con, nhưng lại không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai như bao cao su, thuốc uống tránh thai thì dựa vào cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tìm ra ngày quan hệ an toàn là điều rất hợp lý. Còn với gia đình đang mong ngóng muốn có em bé, thì sử dụng các tính ngày thụ thai dễ nhất.

Nguyên lý của tính chu kỳ kinh để áp dụng cho việc tránh thai an toàn hay dễ thụ thai là phụ thuộc vào thời gian rụng trứng.

– Noãn (trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 giờ nếu không thụ tinh sẽ chết. Do đó tính từ ngày phóng noãn lùi về sau 1 ngày và để chắc chắn hơn, lùi về sau 2 ngày sẽ không có khả năng thụ thai. Và tinh trùng chỉ sống được 72 giờ: Quá ngày phóng noãn 3 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.

– Điều quan trọng là phải xác định được ngày trứng rụng. Thông thường, ở người phụ nữ vòng kinh 28 ngày, noãn có thể rụng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 sau ngày đầu có đèn đỏ của chu kỳ trước; hay nói khác đi là vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 12 của chu kỳ sau, 6 ngày ấy cộng thêm 3 ngày về trước, và cộng thêm 2 ngày về sau gồm 11 ngày có khả năng thụ tinh, gọi là ngày không an toàn.

– Như vậy tính từ ngày đầu có kinh thì thời gian không an toàn được tính từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 và tính ngược lại là ngày thứ 20 đến ngày thứ 10 trước khi có kinh lại.

1. Tính thời điểm dễ thụ thai theo chu kỳ kinh

Dựa vào ngày phóng noãn ( ngày rụng trứng) để chia ra làm 3 thời điểm: thời điểm an toàn tuyệt đối, thời điểm an toàn tương đối và thời điểm nguy hiểm:

Được tính từ ngày phóng noãn cộng và trừ 5 ngày sau. Ví dụ: chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày thì ngày phòng noãn sẽ là ngày thứ 14 => thời điểm nguy hiểm sẽ là 14-5=9 và 14+5 = 19 =>thời điểm nguy hiểm được tính từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 19 của chu kì kinh nguyệt.

Trong thời điểm nguy hiểm nếu giao hợp không có “bảo vệ”, khả năng mang thai lên tới 90%, nếu giao hợp vào đúng ngày rụng trứng thì rất dễ sinh con trai.

Xem thêm:“Cách tính ngày rụng trứng chính xác”

2. Thời điểm quan hệ an toàn tương đối

Được tính từ ngày bắt đầu có kinh tới mốc thời điểm nguy hiểm.

Ví dụ: chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày thì thời điểm an toàn tương đối sẽ rơi vào ngày thứ 1 kéo dài tới ngày thứ 9 của chu kì kinh nguyệt.

Vào thời điểm này, việc tránh thai chỉ mang tính tương đối, vì lúc này trứng sắp rụng, mà tinh trùng có thể sống ở bộ phận sinh dục nữ trung bình là 2 ngày và có thể kéo dài tới 5-7 ngày, vì vậy việc tránh thai ở thời điểm này chỉ mang tính tương đối.

3. Thời điểm quan hệ an toàn tuyệt đối

Được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm tới ngày chuẩn bị có kinh lần tới hay còn gọi là nửa sau thời kỳ phóng noãn.

Ví dụ: Chu kì kinh nguyệt dài 28 ngày thì thời điểm an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào ngày thứ 19 kéo dài tới ngày thứ 28 của chu kì kinh nguyệt.

Vào thời điểm này, trứng đã rụng, thời gian sống của trứng chỉ trong vòng 24h vì thế vào thời điểm này trứng không thể kết hợp với tinh trùng để thụ tinh. Nếu quan hệ vào thời điểm này bạn sẽ tránh thai hiệu quả và quan hệ an toàn nhất.

Đọc thêm: “10 sự thật ít được biết của kinh nguyệt”

]]>
https://hregulator.net/cach-tinh-chu-ky-kinh-nguyet-chuan-xac-485/feed/ 0
10 sự thật ít ai biết về kinh nguyệt https://hregulator.net/10-su-that-it-ai-biet-ve-kinh-nguyet-221/ https://hregulator.net/10-su-that-it-ai-biet-ve-kinh-nguyet-221/#respond Wed, 28 Oct 2015 04:06:10 +0000 https://hregulator.net/?p=221 Kinh nguyệt như cô bạn thân của mọi cô gái. Nhưng cô bạn thân này cũng có những sự thật mà không phải bạn gái nào cũng biết. Chúng ta cùng đi tìm hiểu 11 sự thật về cô bạn này để cả 2 thêm hiểu nhau hơn nhé.

10 sự thật ít ai biết về kinh nguyệt 1

 

1. Lượng máu mất đi trong ngày hành kinh

Lượng máu trung bình của chu kỳ kinh nguyệt (kể cả cục máu đông) thường trong khoảng trên dưới 150ml, nếu bạn mất máu nhiều hơn thì nên đến khám bác sĩ phụ khoa.

2. Độ dài chu kì kinh nguyệt

Chắc hẳn bạn đã biết rằng độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn là độ dài chu kỳ còn khác nhau giữa các tháng. Một chu kỳ trung bình kéo dài khoảng 28 ngày nhưng có thể dao động khoảng từ 21-35 ngày. Thật chẳng ngạc nhiên khi tháng trước bạn hành kinh vào ngày mùng 4 nhưng tháng này lại vào ngày mùng 6 hoặc mùng 2.

3. Số lần hành kinh

Trung bình, mỗi phụ nữ sẽ có khoảng 450 lần kinh nguyệt trong cuộc đời (tương đương với khoảng 10 năm hay là bạn sẽ có khoảng 3500 ngày sống chung với “lũ”). Những phụ nữ thời tiền sử thì chỉ có khoảng 50 lần kinh nguyệt trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, những phụ nữ hiện đại ở các khu vực công nghiệp cũng chỉ có khoảng 150 lần hành kinh

4. Quá trình rụng trứng

Bạn sẽ không thể thụ thai mà không rụng trứng. Rụng trứng liên quan đến quá trình sản xuất trứng hoặc trứng từ buồng trứng, sau đó sẽ sẵn sàng cho thụ tinh nếu một người phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

5. Bạn vẫn có thể có thai trong chu kỳ kinh nguyệt

Dù rất hiếm, nhưng trường hợp này vẫn có thể xảy ra vì tinh trùng có thể sống được trong môi trường âm đạo khoảng 1 tuần. Vì vậy, bạn vẫn hoàn toàn có khả năng thụ thai dù “quan hệ” trong chu kỳ kinh nguyệt.

6. Một số phụ nữ có thể cảm nhận quá trình rụng trứng

Đau tức ngực, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng dịch nhầy cổ tử cung là những thay đổi sinh học chuẩn bị cho việc hành kinh có thể xảy ra trước và trong giai đoạn này. Trong khi một số người không cảm thấy có thay đổi cụ thể nào, số khác lại có triệu chứng dữ dội như đau bụng dưới

7. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên “tàn bạo” hơn vào mùa lạnh

Các cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt có xu hướng mạnh mẽ hơn vào mùa lạnh. Đặc biệt, những ngày hành kinh có xu hướng kéo dài vào mùa lạnh hơn so với mùa hè.

8. Hơn 50% phụ nữ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt đề cập tới một nhóm các triệu chứng về thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu như bạn là một người bị hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn có thể chú ý thấy những sự thay đổi này trong vòng khoảng 2 tuần trước khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn một khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu

9. Có nhiều cách để khắc phục triệu chứng tiền kinh nguyệt

Các nghiên cứu cho rằng có thể làm giảm tình trạng đau bụng kinh và Vitamin D có thể giúp cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, Magie và các Vitamin B phức hợp như B12, B6 và axit folic có thể giúp bạn giảm bớt khó chịu và đau nhức cơ trong kỳ kinh nguyệt. Các loại trà thảo mộc cũng là cách hiệu quả để khắc phục các triệu chứng khó chịu tiền kinh nguyệt. Ngày nay, việc sử dụng các chế phẩm từ thiên nhiên cũng là một cách mang lại hiệu quả cao, đơn giản và an toàn hơn cho người sử dụng.

10. Bạn có thể mất đến 1 năm để kinh nguyệt ổn định sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai kiểm soát một liều hormone nhân tạo bắt chước hoạt động của hormone tự nhiên trong cơ thể. Các hormone này ngừa thai bằng cách ức chế rụng trứng. Sau khi ngưng dùng thuốc, kinh nguyệt sẽ tự nhiên trở lại nhưng cần mất một thời gian khác dài. Do đó, dù phụ nữ có thể mang thai ngay sau khi ngừng thuốc nhưng các bác sĩ thường khuyên rằng nên chờ đến khi kinh nguyệt bình thường, tức là khi bạn rụng trứng đều đặn trở lại.

]]>
https://hregulator.net/10-su-that-it-ai-biet-ve-kinh-nguyet-221/feed/ 0
Kinh nguyệt là gì? Chuyện to nhỏ của chị em phụ nữ https://hregulator.net/kinh-nguyet-la-gi-193/ Wed, 28 Oct 2015 03:10:55 +0000 https://hregulator.net/?p=193 Chuyện của phụ nữ là những câu chuyện be bé thôi mà dài bất tận. Nhưng những câu chuyện be bé ấy lại khiến cả thế giới phải tò mò. Và kinh nguyệt là một trong những câu chuyện tò mò ấy. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt, tại sao chu kì kinh nguyệt lại là 28 ngày? Và đấu hiệu hành kinh.

Kinh nguyệt là gì? Chuyện to nhỏ của chị em phụ nữ 1

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo theo chu kì mỗi tháng một lần ở các bạn nữ. Và đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy là một bé gái đang dần phát triển trở thành một thiếu nữ

Mỗi tháng một lần, tử cung được chuẩn bị cho việc tiếp nhận trứng đã được thụ tinh. Dưới sự tác động của 2 hoóc môn estrogene và progesteron – hoóc môn cung cấp năng lượng chuẩn bị cho việc thụ, màng nhày bên trong tử cung biến đổi và được bồi bổi thêm. Nhưng khi trứng rụng mà không gặp tinh trùng thì tất cả sự mọi sự chuẩn bị sẽ trở nên vô ích. Lúc đó, vào cuối vòng kinh (ngày thứ 28), tuyến yên nhận mệnh lệnh của vùng dưới đồi, truyền lại cho buồng trứng. Buồng trứng ngừng sản xuất các hoóc môn estrogen và progesterone. Do mất nguồn năng lượng mà 2 hoóc môn này cung cấp, mọi thứ đều sụp đổ. Màng nhày dầy lên rồi bị bong ra nhưng một lớp da chết và tạo ra một sự xuất huyết nhỏ mà y học gọi đó là kinh nguyệt.

Cách tính chu kì kinh nguyệt

Trong 1 chu kì kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính sẽ phóng thích 1 trứng (hoặc nhiều hơn). Một chu kì kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Một chu kì kinh điển hình kéo dài từ 28 – 32 ngày, nhưng cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Ngày rụng trứng thường từ ngày thứ 11 đến 21 của chu kì kinh. Cũng có thể tính ngày rụng là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của chu kì kinh tiếp theo. Sơ đồ chu kì kinh nguyệt như sau:

  • Ngày 1: Ngày đầu tiên thấy kinh là ngày thứ nhất của chu kì kinh nguyệt.
  • Ngày 5: Nội mạc tử cung phát triển dày lên.
  • Ngày 14 – 16: Một trứng được giải phòng từ buổng trứng và di chuyển vào một trong 2 vòi trứng.
  • Ngày 28 – 32: Nếu trứng không được thụ tinh, hoóc môn giảm xuống và nội mạc tử cung bong ra bắt đầu chu kì kinh kinh nguyệt tiếp theo.

Cách tính chu kì kinh nguyệt 1

Tại sao chu kì kinh nguyệt lại là 28 – 32 ngày ngày?

Thiên nhiên quy định cho mỗi cô gái vòng kinh là 28 – 32 ngày chứ không phải 50 ngày, 4 tháng hay 9 tháng. Đây là một trong những điều huyền bí trong cuộc sống, giống như tại sao tim ta lại đập 60 nhịp mỗi phút, tại sao 1 năm lại có 365 ngày ,…Những câu hỏi đó đều không có câu trả lời.

Lời giải đáp duy nhất có thể đưa ra là do hoạt động theo chu kì của vùng dưới đồi, sự hoạt động theo chu kì này đã quyết định đến chu kì kinh nguyệt. Vùng dưới đồi định đoạt tất cả những gì quan trọng trong cơ thể chúng ta như sự sống, tính cách…Nó ban mệnh lệch cho tất cả các bộ phận. Ngôn ngữ của nó là hoóc môn. Trong hoạt động sinh dục, mệnh lệnh của vùng dưới đồi thông qua tuyến yên và tác động vào buồng trứng. Buồng trứng thi hành mệnh lệnh bằng cách sản sinh ra các hoóc môn sinh dục nữ và chuẩn bị cho việc trứng rụng mỗi tháng 1 lần.

Hoạt động của vùng dưới đồi như chúng ta đã nói, mang tính chu kì. Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 40 ngày, chứ không phải vào ngày khác thì có nghĩa là vùng dưới đồi ra lệnh như thế. Và nó được chương trình hóa theo cách đó.

Dấu hiệu hành kinh

Khi chuẩn bị đến ngày đèn đỏ cơ thể chị em phụ nữ sẽ có nhiều dấu hiệu như:

  • Đau ở vùng bụng dưới: Trước ngày kinh nguyệt 1- 2 ngày bạn có thể thấy có cơn đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Đau bụng là một dấu hiệu có ở hầu hết các bạn gái khi đến ngày hành kinh.
  • Căng tức và đau ngực: Một số bạn gái trong chu kỳ hàng kinh có triệu chứng căng, tức và đau ở vùng đầu ngực. Dấu hiệu này sẽ không còn khi hết ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên việc đau tức ngực cũng có thể bạn đang thiếu hụt một loại vitamin là vitamin E
  • Mất ngủ hoặc ngủ kém: Một tuần trước khi tới kỳ kinh nguyệt, bạn bắt đầu bị mất ngủ hoặc ngủ kém, không ngon giấc. Triệu chứng này có thể bạn đang thiếu trytophan.
  • Da mặt nhờn và mụn ” nổi loạn”: Trước ngày hành kinh khoảng 3-5 ngày , khuôn mặt của nhiều bạn bị nổi mụn khá nhiều. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đó là bạn đang bị thiếu kẽm đấy. Bởi vì kẽm là nguyên tố có thể ngăn chặn sự phát triển của các enzyme, thiếu kẽm dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và nổi mụn.
  • Khí hư nhiều: Trong thời gian kinh nguyệt, lượng chất nhầy ở ở cổ tử cung sẽ tăng đột biến tới mức bạn có thể quan sát bằng mắt thường một cách dễ dàng.
  • Tâm trạng bực bội, dễ cáu giận: Vào trước ngày nguyệt san 1-3 ngày, một số bạn gái dễ cáu giận, bực bội, dễ trầm cảm, thậm chí còn nổi nóng mà không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể bạn gái đang bị thiếu Vitamin B6 và Magie

Các dấu hiệu hành kinh trên là hiện tượng sinh lý bình thường đối với bất kỳ cô gái nào nhưng có không ít những bạn nữ đã bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý. Nếu cảm thấy những dấu hiệu trên thật sự vượt quá sức chịu đựng của mình, bạn có thể đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám và cho bạn lời khuyên để sử dụng một vài loại thuốc hay chế phẩm từ thiên nhiên giúp giảm bớt các đau đớn, khó chịu của thời kì tiền kinh nguyệt.

Trên đây là những điều cơ bản nhất về kinh nguyệt. Câu chuyện về phụ nữ nói chung và kinh nguyệt nói riêng là câu chuyện không có hồi kết. Việc trang bị kiến thức cần thiết về kinh nguyệt và hành kinh giúp mỗi bạn gái thêm hiểu về cơ thể mình hơn, không còn lo lắng trước những thay đổi của kinh nguyệt nữa.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau với những điều thú vị khác về kinh nguyệt.

]]>