Kinh nguyệt là gì? Chuyện to nhỏ của chị em phụ nữ

Chuyện của phụ nữ là những câu chuyện be bé thôi mà dài bất tận. Nhưng những câu chuyện be bé ấy lại khiến cả thế giới phải tò mò. Và kinh nguyệt là một trong những câu chuyện tò mò ấy. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt, tại sao chu kì kinh nguyệt lại là 28 ngày? Và đấu hiệu hành kinh.

Kinh nguyệt là gì? Chuyện to nhỏ của chị em phụ nữ 1

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo theo chu kì mỗi tháng một lần ở các bạn nữ. Và đây cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy là một bé gái đang dần phát triển trở thành một thiếu nữ

Mỗi tháng một lần, tử cung được chuẩn bị cho việc tiếp nhận trứng đã được thụ tinh. Dưới sự tác động của 2 hoóc môn estrogene và progesteron – hoóc môn cung cấp năng lượng chuẩn bị cho việc thụ, màng nhày bên trong tử cung biến đổi và được bồi bổi thêm. Nhưng khi trứng rụng mà không gặp tinh trùng thì tất cả sự mọi sự chuẩn bị sẽ trở nên vô ích. Lúc đó, vào cuối vòng kinh (ngày thứ 28), tuyến yên nhận mệnh lệnh của vùng dưới đồi, truyền lại cho buồng trứng. Buồng trứng ngừng sản xuất các hoóc môn estrogen và progesterone. Do mất nguồn năng lượng mà 2 hoóc môn này cung cấp, mọi thứ đều sụp đổ. Màng nhày dầy lên rồi bị bong ra nhưng một lớp da chết và tạo ra một sự xuất huyết nhỏ mà y học gọi đó là kinh nguyệt.

Cách tính chu kì kinh nguyệt

Trong 1 chu kì kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ trưởng thành về giới tính sẽ phóng thích 1 trứng (hoặc nhiều hơn). Một chu kì kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Một chu kì kinh điển hình kéo dài từ 28 – 32 ngày, nhưng cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Ngày rụng trứng thường từ ngày thứ 11 đến 21 của chu kì kinh. Cũng có thể tính ngày rụng là ngày 12 cho đến ngày 16 trước ngày đầu tiên của chu kì kinh tiếp theo. Sơ đồ chu kì kinh nguyệt như sau:

  • Ngày 1: Ngày đầu tiên thấy kinh là ngày thứ nhất của chu kì kinh nguyệt.
  • Ngày 5: Nội mạc tử cung phát triển dày lên.
  • Ngày 14 – 16: Một trứng được giải phòng từ buổng trứng và di chuyển vào một trong 2 vòi trứng.
  • Ngày 28 – 32: Nếu trứng không được thụ tinh, hoóc môn giảm xuống và nội mạc tử cung bong ra bắt đầu chu kì kinh kinh nguyệt tiếp theo.

Cách tính chu kì kinh nguyệt 1

Tại sao chu kì kinh nguyệt lại là 28 – 32 ngày ngày?

Thiên nhiên quy định cho mỗi cô gái vòng kinh là 28 – 32 ngày chứ không phải 50 ngày, 4 tháng hay 9 tháng. Đây là một trong những điều huyền bí trong cuộc sống, giống như tại sao tim ta lại đập 60 nhịp mỗi phút, tại sao 1 năm lại có 365 ngày ,…Những câu hỏi đó đều không có câu trả lời.

Lời giải đáp duy nhất có thể đưa ra là do hoạt động theo chu kì của vùng dưới đồi, sự hoạt động theo chu kì này đã quyết định đến chu kì kinh nguyệt. Vùng dưới đồi định đoạt tất cả những gì quan trọng trong cơ thể chúng ta như sự sống, tính cách…Nó ban mệnh lệch cho tất cả các bộ phận. Ngôn ngữ của nó là hoóc môn. Trong hoạt động sinh dục, mệnh lệnh của vùng dưới đồi thông qua tuyến yên và tác động vào buồng trứng. Buồng trứng thi hành mệnh lệnh bằng cách sản sinh ra các hoóc môn sinh dục nữ và chuẩn bị cho việc trứng rụng mỗi tháng 1 lần.

Hoạt động của vùng dưới đồi như chúng ta đã nói, mang tính chu kì. Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 40 ngày, chứ không phải vào ngày khác thì có nghĩa là vùng dưới đồi ra lệnh như thế. Và nó được chương trình hóa theo cách đó.

Dấu hiệu hành kinh

Khi chuẩn bị đến ngày đèn đỏ cơ thể chị em phụ nữ sẽ có nhiều dấu hiệu như:

  • Đau ở vùng bụng dưới: Trước ngày kinh nguyệt 1- 2 ngày bạn có thể thấy có cơn đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Đau bụng là một dấu hiệu có ở hầu hết các bạn gái khi đến ngày hành kinh.
  • Căng tức và đau ngực: Một số bạn gái trong chu kỳ hàng kinh có triệu chứng căng, tức và đau ở vùng đầu ngực. Dấu hiệu này sẽ không còn khi hết ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên việc đau tức ngực cũng có thể bạn đang thiếu hụt một loại vitamin là vitamin E
  • Mất ngủ hoặc ngủ kém: Một tuần trước khi tới kỳ kinh nguyệt, bạn bắt đầu bị mất ngủ hoặc ngủ kém, không ngon giấc. Triệu chứng này có thể bạn đang thiếu trytophan.
  • Da mặt nhờn và mụn ” nổi loạn”: Trước ngày hành kinh khoảng 3-5 ngày , khuôn mặt của nhiều bạn bị nổi mụn khá nhiều. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đó là bạn đang bị thiếu kẽm đấy. Bởi vì kẽm là nguyên tố có thể ngăn chặn sự phát triển của các enzyme, thiếu kẽm dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và nổi mụn.
  • Khí hư nhiều: Trong thời gian kinh nguyệt, lượng chất nhầy ở ở cổ tử cung sẽ tăng đột biến tới mức bạn có thể quan sát bằng mắt thường một cách dễ dàng.
  • Tâm trạng bực bội, dễ cáu giận: Vào trước ngày nguyệt san 1-3 ngày, một số bạn gái dễ cáu giận, bực bội, dễ trầm cảm, thậm chí còn nổi nóng mà không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể bạn gái đang bị thiếu Vitamin B6 và Magie

Các dấu hiệu hành kinh trên là hiện tượng sinh lý bình thường đối với bất kỳ cô gái nào nhưng có không ít những bạn nữ đã bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý. Nếu cảm thấy những dấu hiệu trên thật sự vượt quá sức chịu đựng của mình, bạn có thể đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám và cho bạn lời khuyên để sử dụng một vài loại thuốc hay chế phẩm từ thiên nhiên giúp giảm bớt các đau đớn, khó chịu của thời kì tiền kinh nguyệt.

Trên đây là những điều cơ bản nhất về kinh nguyệt. Câu chuyện về phụ nữ nói chung và kinh nguyệt nói riêng là câu chuyện không có hồi kết. Việc trang bị kiến thức cần thiết về kinh nguyệt và hành kinh giúp mỗi bạn gái thêm hiểu về cơ thể mình hơn, không còn lo lắng trước những thay đổi của kinh nguyệt nữa.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài sau với những điều thú vị khác về kinh nguyệt.

Theo Hregulator.net