PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Mon, 21 Mar 2022 07:38:24 +0000 vi hourly 1 Vấn đề tâm trạng lúc mãn kinh https://hregulator.net/van-de-tam-trang-luc-man-kinh-2961/ https://hregulator.net/van-de-tam-trang-luc-man-kinh-2961/#respond Tue, 24 Jul 2018 02:00:30 +0000 https://hregulator.net/?p=2961 Trầm cảm là phổ biến và ảnh hưởng đến 1 trong 5 phụ nữ. Và không thể xem thường nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan tới trầm cảm.

Vấn đề tâm trạng lúc mãn kinh 1

Trầm cảm là hiện tượng tâm lý thường gặp phải khi bước vào giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Tâm trạng, trầm cảm và mãn kinh

Rối loạn tâm trạng, trầm cảm lo âu là những vấn đề phổ biến trong quá trình chuyển đổi thời kì mãn kinh và thời gian này cũng được chứng minh là một trong những khoảng thời gian gia tăng trầm cảm và rối loạn tâm thần ở một số phụ nữ. Những vấn đề này có thể hay gặp hơn ở những phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng, rối loạn giấc ngủ và mãn kinh sau phẫu thuật.

Khả năng gặp tâm trạng chán nản trong thời kì mãn kinh cao hơn gấp 3 lần so với giai đoạn tiền mãn kinh. Với những phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm, khả năng này còn cao hơn.

Tuy nhiên các biểu hiện của chứng rối loạn trầm cảm thường là những triệu chứng không đặc hiệu. Điều này làm cho việc chẩn đoán trầm cảm trở nên khó khăn, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh, nơi các triệu chứng soma (các triệu chứng thuộc hệ thần kinh soma) có thể làm lu mờ các triệu chứng tâm thần khác. Phụ nữ mãn kinh có thể có những thay đổi về tâm trạng và có các triệu chứng trầm cảm nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm trong DSM-V (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần).

Về nguyên nhân của trầm cảm và thay đổi tâm trạng tuổi mãn kinh, nguyên nhân chính được cho rằng có liên quan đến sự thay đổi mức độ hormone nữ.

Tâm trạng, trầm cảm và mãn kinh 1

Rối loạn tâm trạng, trầm cảm lo âu là những vấn đề phổ biến trong quá trình chuyển đổi thời kì mãn kinh (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng trầm cảm 

Ghi chú: Các triệu chứng này không phải do một bệnh khác gây nên.

(1) Khí sắc trầm.

(2) Giảm sút hứng thú với gần như tất cả các hoạt động,

(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi trọng lượng cơ thể quá 5% trong 1 tháng), giảm cảm giác ngon miệng gần như mỗi ngày.

(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều

(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động (được nhận thấy bởi người khác).

(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

(7) Cảm thấy mình vô dụng hoặc tội lỗi quá mức, có thể đạt đến mức hoang tưởng

(8) Giảm khả năng suy nghĩ , thiếu tập  trung, không quyết đoán

(9) Tự tử hoặc có ý định tự tử, suy nghĩ về cái chết.

Dựa vào các triệu chứng này cùng với các tiêu chuẩn đánh giá theo DSM-V, các bác sĩ sẽ chẩn đoán trầm cảm cho bệnh nhân.

Yếu tố nguy cơ trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy rằng những gặp khó khăn liên tục – thất nghiệp dài hạn, sống trong một mối quan hệ lạm dụng hoặc không quan tâm đến nhau, cô đơn lâu dài, gặp nhiều stress tại nơi làm việc  thì có nhiều khả năng mắc trầm cảm cao hơn những người khác. Tuy nhiên, các sự kiện gần đây (chẳng hạn như mất việc làm) hoặc sự kết hợp của các sự kiện có thể ‘kích thích’ trầm cảm ở những người đã có nguy cơ vì những trải nghiệm xấu hoặc yếu tố cá nhân trong quá khứ.

Yếu tố cá nhân

  • Tiền sử gia đình. Những người có bố mẹ hoặc ông bà bị trầm cảm thì nguy cơ mắc trầm cảm cũng cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một người sẽ tự động bị trầm cảm nếu cha mẹ hoặc người thân đã bị bệnh. Hoàn cảnh cuộc sống và các yếu tố cá nhân khác vẫn có khả năng có ảnh hưởng quan trọng.
  • Tính cách. Một số người với tính cách của họ làm họ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn, đặc biệt là những người lo lắng nhiều, lòng tự trọng thấp, nhạy cảm với những lời chỉ trích cá nhân hoặc tự phê pháp và tiêu cực.
  • Bệnh y tế nghiêm trọng. Bệnh tật có thể gây ra trầm cảm theo hai cách. Bệnh nghiêm trọng có thể mang lại trầm cảm trực tiếp, hoặc có thể góp phần gây nên trầm cảm thông qua căng thẳng và lo lắng.
  • Sử dụng ma túy và rượu. Việc sử dụng ma túy và rượu đều có thể dẫn đến và gây ra trầm cảm. Nhiều người bị trầm cảm cũng có vấn đề về ma túy và rượu. Hơn 500.000 người Úc sẽ bị trầm cảm và rối loạn sử dụng chất cùng một lúc vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ.

Các yếu tố nguy cơ cụ thể ở phụ nữ từng mãn kinh bao gồm:

  • Gặp các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng (rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa)
  • Căng thẳng trong cuộc sống, hỗ trợ xã hội, phúc lợi chung
  • Có các biến cố tiêu cực liên quan đến sức khỏe hoặc cuộ sống
  • Khiếm khuyết nội tiết tố trầm cảm

Nên làm gì?

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương:

  • Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh nên chia sẻ nỗi niềm của mình với người thân, nhờ người thân đứa đi khám các bác sĩ chuyên khoa chăm sóc sức khỏe tâm thần, không nên tự giải quyết khủng hoảng của mình.
  • Đối với người nhà, khi người phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cần tìm hiểu về trầm cảm tuổi mãn kinh để kịp thời phát hiện và hỗ trợ. Khi cảm thấy vợ/mẹ có những rối loạn cảm xúc kéo dài quá 2 tuần thì cần được đưa đi khám để điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc. Chứng trầm cảm tuổi mãn kinh cần được bác sĩ chuyên khoa tâm thần chẩn đoán và điều trị, không nên khám ở những phòng khám chung nội khoa vì sẽ mất cơ hội được điều trị tận gốc.
  • Ngoài ra, bản thân người phụ nữ cũng như người nhà cần đọc thêm các thông tin liên quan đến stress và giảm căng thẳng, từ đó thiết lập một kế hoạch để giữ cân bằng tinh thần, giúp người phụ nữ ngủ đủ giấc.

Đồng thời, hãy quan tâm hơn đến chế độ ăn. Tìm hiểu về các loại thực phẩm cần tránh cũng như bổ sung vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trong chế độ ăn của phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa phytoestrogen (là các loại estrogen có từ thực vật), tiêu biểu là đậu nành. Hoặc, sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần chính là Isoflavone đậu nành và dịch chiết cây Vitex như HRegulator.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm tuổi mãn kinh: Trầm cảm có chữa được không? Điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh từ cây trinh nữ châu Âu (cây Vitex)

]]>
https://hregulator.net/van-de-tam-trang-luc-man-kinh-2961/feed/ 0
Sức khỏe tâm thần và cảm xúc thời kì mãn kinh https://hregulator.net/suc-khoe-tam-than-va-cam-xuc-thoi-ki-man-kinh-2963/ https://hregulator.net/suc-khoe-tam-than-va-cam-xuc-thoi-ki-man-kinh-2963/#respond Mon, 23 Jul 2018 02:00:52 +0000 https://hregulator.net/?p=2963 Thay đổi nội tiết tố ở thời kỳ mãn kinh có thể làm tâm trạng bạn trở nên chán nản và tạo cho bạn những cảm giác lo lắng, trầm cảm lo âu. Cùng tìm hiểu về sức khỏe tâm thần và cảm xúc thời kì mãn kinh.

Sức khỏe tâm thần và cảm xúc thời kì mãn kinh 1

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến thay đổi cảm xúc tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Tại sao mãn kinh lại ảnh hưởng đến tâm trạng?

Trầm cảm, lo âu, thay đổi cảm xúc tuổi mãn kinh là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có nghĩa là sự thay đổi tâm trạng phần lớn là do những thay đổi trong cơ thể, chứ không phải trong cuộc sống.

Cụ thể như sau, các thụ thể estrogen có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả não. Chúng giữ và tham gia vào nhiều vai trò khác nhau trong các quá trình của cơ thể. Một trong những vai trò đó là ngăn chặn sự suy giảm của serotonin – một chất được gọi là “chất của hạnh phúc”. Bước vào tuổi mãn kinh, estrogen suy giảm đi khiến serotonin giáng hóa

Các thụ thể estrogen có mặt ở khắp cơ thể, bao gồm cả não. Một trong những vai trò của estrogen trong não là ngăn chặn giáng hóa của serotonin – thường được gọi là “chất của hạnh phúc”. Vì vậy, khi lượng estrogen giảm trong thời kì tiền mãn kinh thì serotonin cũng giảm, ảnh hưởng tới cảm xúc và tâm trạng

Những thay đổi ở tuyến thượng thận cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể trở nên nhạy cảm hơn với các hoóc-môn stress trong thời kỳ mãn kinh, nghĩa là bạn dễ bị những cơn lo âu và hoảng loạn hơn.

Ngoài ra, trầm cảm và thay đổi cảm xúc cũng do một số nguyên nhân bên ngoài tác động, bao gồm:

  • Có tiền sử trầm cảm trước đố
  • Có những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống
  • Thái độ tiêu cực với những điều xảy ra trong cuộc sống
  • Lối sống kém (tập thể dục ít, nghiện rượu, hút thuốc lá,…)
  • v.v…

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ bị mãn kinh sớm hoặc bị mãn kinh do phẫu thuật nhiều khả năng bị trầm cảm cao hơn những phụ nữ mãn kinh tự nhiên. Điều này dường như được gây ra bởi sự thay đổi đột ngột trong nội tiết tố.

Estrogen là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi cảm xúc giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Estrogen là nguyên nhân chính dẫn tới thay đổi cảm xúc giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Quản lý các triệu chứng tâm lý thời kỳ mãn kinh

Bạn nên làm gì?

Thảo luận về các triệu chứng của bạn Nếu gặp các cảm xúc tiêu cực, nhận thấy mình có các dấu hiệu trầm cảm bạn nên nói chuyện với một người đáng tin cậy hoặc các thành viên trong gia đình, bác sĩ, các nhà tâm lý. Không nên giữ những cảm xúc đó một mình.
Tìm hiểu các triệu chứng bạn đang gặp phải Hãy tìm hiểu về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải bằng cách giữ một cuốn nhật ký, ghi lại các cảm xúc của mình –  điều này có thể giúp bạn xác định các triệu chứng mãn kinh và những triệu chứng có nhiều khả năng là triệu chứng lo lắng hoặc trầm cảm. Điều này cũng giúp ích rất nhiều trong việc thăm khám của bác sĩ.
Dành thời gian cho bản thân và tự nuôi dưỡng bản thân Dành thời gian cho bản thân là một phần quan trọng để cân bằng cuộc sống của mỗi người. Hãy lên kế hoạch cho những hoạt động hằng tuần; tránh ôm đồm quá nhiều việc mà hãy ưu tiên cho các sở thích của bản thân mình (đi du lịch, đi chơi với bạn bè, tham gia các câu lạc bộ, vv); tạo cho mình những mục tiêu nhỏ trong cuộc sống và cố gắng đạt được chúng.
Thư giãn Mệt mỏi có thể khiến bạn dễ bị lo lắng và làm tâm trạng giảm sút. Hãy học cách thư giãn và quản lý các cảm xúc của mình. Có nhiều cách thư giãn khác nhau:

  • Đọc một quyển sách, nghe nhạc, xem một bộ phim nhẹ nhàng
  • Tận dụng giờ nghỉ trưa tịa chỗ làm để ngả lưng hoặc đi shopping vào cuối tuần
  • Học thiền, yoga hoặc kỹ thuật hít thở thư giãn
Vận động cơ thể Việc tập thể dục thể thao không chỉ giúp tăng sức khỏe thể chất mà còn giúp tâm trạng khá hơn. Hãy lựa chọn cho mình một bộ môn thích hợp và tập luyện chúng thường xuyên.
Thực hiện kiểm tra cảm xúc thông thường Có vấn đề nào trong đầu bạn không? Bạn có kế hoạch làm gì đó không? Bạn có thể làm gì và những người khác có thể giúp bạn như thế nào?Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn và cách bạn có thể quản lý nó tốt nhất.
Bạn đang bị trầm cảm hoặc lo âu lâm sàng Làm bài test BECK và tìm sự giúp đỡ nếu bạn đã trải qua các triệu chứng của trầm cảm trong hơn 2 tuần

Các liệu pháp khác

Như ta đã nói ở trên, nguyên nhân chính gây ra trầm cảm tuổi mãn kinh là do sự suy giảm nội tiết tố. Vì thế để giải quyết tận gốc vấn đề này, việc quan trọng là người phụ nữ cần cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể. Thời gian trước, liệu pháp hormone thay thế HRT là phương pháp điều trị chủ yếu. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng liệu pháp HRT làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh huyết khối, vv. Hiện nay, các chuyên gia khuyên dùng sử dụng các sản phẩm thay thế giúp bổ sung estrogen từ thực vật. Đó là các sản phẩm có thành phần chính là isoflavone đậu nành và dịch chiết cây vitex.

Isoflavone có cơ chế hoạt động như estrogen nội sinh trong cơ thể, giúp cân bằng lại lượng hormone nhưng không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nào với cơ thể. Dịch chiết cây Vitex giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của trầm cảm và nhiều triệu chứng mãn kinh khác.

Tuy nhiên cần lưu ý việc sử dụng các sản phẩm này cần có sự tư vấn của những người có chuyên môn, bác sĩ. Các bạn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.

Trầm cảm nhẹ có thể điều trị khỏi bằng việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống nhưng nếu trầm cảm nặng, bệnh cần điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp ‘nói chuyện’ từ một nhà tâm lý học đã đăng ký hoặc bác sĩ tâm thần.

]]>
https://hregulator.net/suc-khoe-tam-than-va-cam-xuc-thoi-ki-man-kinh-2963/feed/ 0
Tiền mãn kinh, mãn kinh – Những thay đổi tâm sinh lý không ngờ tới https://hregulator.net/tien-man-kinh-man-kinh-nhung-thay-doi-tam-sinh-ly-khong-ngo-toi-2939/ https://hregulator.net/tien-man-kinh-man-kinh-nhung-thay-doi-tam-sinh-ly-khong-ngo-toi-2939/#respond Thu, 19 Jul 2018 02:00:58 +0000 https://hregulator.net/?p=2939 Không chỉ có những thay đổi về thể chất, những thay đổi về tâm sinh lý cũng là vấn đề cần quan tâm khi người phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Tiền mãn kinh, mãn kinh - Những thay đổi tâm sinh lý không ngờ tới 1

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh người phụ nữ có nhiều thay đổi (Ảnh minh họa)

Chức năng buồng trứng bắt đầu suy giảm khi bước vào tuổi tiền mãn kinh và ngưng hoàn toàn hoạt động khi bước vào tuổi mãn kinh, điều này dẫn tới lượng hormone nữ do buồng trứng tiết ra có sự thay đổi và sẽ suy giảm mạnh bắt đầu từ tiền mãn kinh đến mãn kinh.

Estrogen là hormone nữ chính và có vai trò quan trọng, nó tham gia vào hầu hết các hoạt động trong cơ thể phụ nữ, một trong số đó là góp phần kiểm soát lượng dopamine và serotonin trong cơ thể – đây là hai hormone quyết định tâm trạng thoải mái, hạnh phúc của con người. Khi estrogen biến thiên và suy giảm, lượng dopamine và serotonin cũng biến động theo, làm tâm sinh lý của người phụ nữ thay đổi không nhỏ.

Những thay đổi thường thấy nhất của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh

Bốc hỏa

Hệ thần kinh thực vật sẽ bị ảnh hưởng khi estrogen suy giảm. Nó hoạt động rối loạn khiến não bộ nhầm tưởng rằng cơ thể đang bị nóng và cần tỏa nhiệt. Lúc này, khí nóng sẽ từ ngực bốc lên mặt, lên đầu, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể toát mồ hôi. Sau khi cơn bốc hỏa qua đi sẽ là cảm giác ớn lanh, khó chịu.

Cáu gắt

Một phần nguyên nhân của sự cáu gắt này là do người phụ nữ gặp những cơn bốc hỏa. Khi cơ thể cảm thấy nóng bức, khó thở, tim đập nhanh tâm trạng rất dễ trở nên cáu gắt và bực bội.

Hay cáu gắt - Một triệu chứng tâm lý thường thấy giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Hay cáu gắt – Một triệu chứng tâm lý thường thấy giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Rối loạn giấc ngủ

Đây cũng là hiện tượng thường gặp khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Đặc biệt, khi nếu gặp phải các cơn bốc hỏa về đêm, chị em có thể bị tỉnh giấc giữa đêm và rất khó để ngủ lại.

Việc mất ngủ kéo dài khiến người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, lo âu, từ đó dẫn đến ăn uống không ngon miệng, sức khỏe giảm sút.

Giảm ham muốn tình dục

Khô âm đạo, âm đạo teo khô cộng thêm những mệt mỏi stress kéo dài rất dễ khiến chị em bị suy giảm ham muốn tình dục, khó đạt khoái cảm. Lâu dần ảnh hưởng tới chuyện sinh hoạt vợ chồng, hạnh phúc gia đình.

Trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Như ta đã nói ở trên, estrogen có mối quan hệ mật thiết với dopamine và serotonin – 2 hormone điều khiển tâm trạng. Cùng với đó, một số yếu tố khác bao gồm:

  • Các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh xuất hiện một cách mạnh mẽ
  • Tình hình tài chính không ổn định
  • Có các mối quan hệ căng thẳng (quan hệ vợ chồng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ con cái, quan hệ bạn bè)
  • Công việc nhiều áp lực
  • Không được sự quan tâm từ những người xung quanh
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh
  • Hút thuốc lá, vv

Chính là những nguyên nhân khiến người phụ nữ rất dễ rơi vào trầm cảm.

Nếu trầm cảm nhẹ, bệnh có thể được điều trị bằng cách thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh bước vào giai đoạn nặng sẽ tốn rất nhiều thời gian điều trị và cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm tuổi mãn kinh:

Tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cần chú ý trong việc chăm sóc hệ trục vàng Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng

Hệ trục vàng quyề n năng  Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng giữ vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính cho cơ thể người phụ nữ (bao gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone…). Trong đó, quan trọng nhất là bộ 3 nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone. Đây là 3 hormone quyết định toàn diện đến sức khỏe, sắc đẹp, đời sống sinh lý lẫn khả năng sinh sản của chị em.

Tuy nhiên, thời kì vàng son không kéo dài, ngoài 30 hệ trục bắt đầu suy giảm hoạt động dẫn đến rối loạn bộ hormone nữ và gây ra một loạt các triệu chứng về tâm sinh lý cũng như thay đổi về ngoại hình. Cùng với đó là hàng loạt các nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, sức khỏe giảm sút rõ rệt.

Chính vì vậy, bước vào tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh chị em rất cần chú ý trong việc chăm sóc Hệ trục vàng quyền năng  Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng.

Cơ chế hoạt động của hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Buồng trứng

Cơ chế hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng (Ảnh minh họa)

Thời gian lấy đi của phụ nữ nhiều thứ, nhưng thiên nhiên cũng đem đến cho họ nhiều tặng phẩm quý giá. Isoflavone có trong đậu nành đang là một loại hóa thảo mộc được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học. Bởi chúng có thể điều hòa hoạt động của hormone estrogen ở cả hai trạng thái (thời kì tiền kinh nguyệt) hoặc thấp (trong thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh). Nhờ vậy mà nó có thể làm giảm các triệu chứng tâm lý cũng như các triệu chứng thể chất ở cả 2 thời kỳ tiền kinh nguyệt và mãn kinh. Hơn thế nữa, isoflavone hoàn toàn không gây các tác dụng phụ nào đối với cơ thể nếu sử dụng đúng liều lượng.

Nắm bắt được những điều này, rất nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe phái nữ có nguồn gốc từ đậu nành ra đời, các sản phẩm này có công dụng cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ, kiểm soát triệu chứng mãn kinh và góp phần nâng cao “sức khỏe” hệ trục vàng, giúp kéo dài thời kì xuân sắc.

Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kì một sản phẩm nào, chị em cũng cần tham khảo kỹ càng, hỏi ý kiến của những người có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

]]>
https://hregulator.net/tien-man-kinh-man-kinh-nhung-thay-doi-tam-sinh-ly-khong-ngo-toi-2939/feed/ 0
Cảnh báo tâm lý “nổi loạn” thời kỳ mãn kinh https://hregulator.net/tam-ly-thoi-ky-man-kinh-2944/ https://hregulator.net/tam-ly-thoi-ky-man-kinh-2944/#respond Wed, 18 Jul 2018 02:00:35 +0000 https://hregulator.net/?p=2944 Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 5 lần những phụ nữ khác. 

Cảnh báo tâm lý

Tâm lý tuổi mãn kinh có rất nhiều thay đổi (Ảnh minh họa)

Tâm lý sáng nắng, chiều mưa

Mãn kinh, đôi khi chỉ soi gương và phát hiện ra mình có vài nếp nhăn cũng có thể khiến chị em cảm thấy buồn bực, u uất cả ngày. Mãn kinh, nhiều chị em luôn lo lắng rằng chồng sẽ không còn yêu mình nữa. Nếu chồng công tác thường xuyên, công việc bận rộn không quan tâm đầy đủ đến mình thì nghi ngờ chồng có người khác trẻ đẹp hơn. Đây là những thay đổi tâm lý thường thấy khi bước vào giai đoạn này: hay buồn bực, hay nghi ngờ, nóng nảy, vv.

Thêm vào đó, bước vào thời kì mãn kinh thì người phụ nữ cũng đã đến tuổi nghỉ công tác, rời xa tập thể. Con cái khi đó cũng đã trưởng thành, rời xa gia đình để học tập, công tác. Các hoạt động xã hội cũng ngày càng giảm do thể lực sa sút hơn giai đoạn trước. Tất cả những điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mình đã già, bản thân vô giá trị, trong tư tưởng họ dần dần nảy sinh cảm giác cô độc, họ cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt, hoài nghi về giá trị tồn tại của mình và rất có thể những vấn đề tâm lý này sẽ dẫn tới trầm cảm tuổi mãn kinh.

Để tìm hiểu rõ hơn về trầm cảm tuổi mãn kinh, các bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây:

Những thay đổi về tâm sinh lý này khác nhau ở mỗi người. Có những phụ nữ trải qua những triệu chứng rất nhẹ nhưng có những người lại trải qua những triệu chứng rất nặng nề. Một phần do sự thay đổi của nội tiết tố nữ trong cơ thể và một phần là do những tác động của hoàn cảnh sống.

Làm sao hóa giải?

Để bản thân và người thân không bị cuốn vào những nỗi buồn vô cớ, những thay đổi tâm lý của mình trong giai đoạn mãn kinh, chị em nên:

  • Chuẩn bị cho mình những kiến thức nhất định về thời kỳ này và chuẩn bị tâm lý để đón nhận nó. Điều chỉnh bản thân, lắng nghe và thấu hiểu những gì đang diễn ra trong cơ thể mình
  • Trong cuộc sống và gia đình nếu gặp phải những sự việc không theo ý muốn, nên học cách tự hóa giải. Đối với những vấn đề phi nguyên tắc, nê n khoan dung, độ lượng, bình tĩnh xử lý.
  • Khi phát hiện những bất ổn về tâm sinh lý và tình cảm, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc an thần. Hãy gặp bác sĩ để xin tư vấn.
  • Chia sẻ với người thân, bạn bè. Sự chia sẻ (đặc biệt là từ người chồng) luôn là chất xúc tác giúp phụ nữ mãn kinh không bị cuốn vào những cảm giác tiêu cực.
  • Lên chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Ngoài ra, như chúng ta đã biết, do sự suy giảm hormone nữ trong thời kì mãn kinh mà dẫn tới những thay đổi tâm lý tiêu cực. Vì thế, bước vào giai đoạn này chị em cũng nên sử dụng thêm một số loại thuốc giúp cân bằng lại hormone một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc khác nhau, trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thật kỹ và có sự tư vấn từ những người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc bổ sung hormone trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

]]>
https://hregulator.net/tam-ly-thoi-ky-man-kinh-2944/feed/ 0
Phụ nữ cần biết về trầm cảm tuổi mãn kinh https://hregulator.net/phu-nu-can-biet-ve-tram-cam-tuoi-man-kinh-1714/ https://hregulator.net/phu-nu-can-biet-ve-tram-cam-tuoi-man-kinh-1714/#respond Tue, 17 Jul 2018 02:00:43 +0000 https://hregulator.net/?p=1714 Phụ nữ thường có nguy cơ bị trầm cảm lo âu khi bước vào tuổi trung niên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trầm cảm có nhiều khả năng xảy ra trong giai đoạn mãn kinh, giai đoạn mà mức estrogen có sự thay đổi mạnh mẽ.

Phụ nữ cần biết về trầm cảm tuổi mãn kinh 1

Trầm cảm có nhiều khả năng xảy ra trong giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Hai hoặc nhiều tuần cảm thấy tâm trạng chán nản
  • Giảm hoặc mất niềm vui trong các hoạt động
  • Thay đổi trong sự thèm ăn
  • Thay đổi giấc ngủ
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc mất năng lượng
  • Khó tập trung
  • Cảm giác tội lỗi hoặc bản thân vô giá trị
  • Cảm thấy bồn chồn
  • Cáu kỉnh
  • Suy nghĩ tự tử

Trầm cảm và trầm cảm tuổi mãn kinh có nhiều triệu chứng giống nhau, bao gồm các vấn đề liên quan tới giấc ngủ, sự mệt mỏi, khó chịu, lo lắng và khó tập trung. Vì lý do này, trầm cảm tuổi mãn kinh có thể không được chẩn đoán và không được điều trị vì nhiều phụ nữ nghĩ rằng những vấn đề này là một phần tự nhiên của sự lão hóa.

Buồn bã, chán nản kéo dài là một trong những triệu chứng chính của trầm cảm (Ảnh minh họa)

Buồn bã, chán nản kéo dài là một trong những triệu chứng chính của trầm cảm (Ảnh minh họa)

Điều trị

Thay đổi chế độ ăn và lối sống

Đây là phương pháp tiếp cận điều trị đầu tiên, mang lại ít rủi ro nhất, nhưng nó đòi hỏi sự tự kỉ luật nhất. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một vài điều chỉnh nhỏ trong lối sống là có thể cải thiện được trầm cảm.

  • Tập thể dục thường xuyên

Nhiều người thường không có thói quen tập thể dục và hoạt động này dường như chỉ là lựa chọn cuối cùng khi bạn cảm thấy có nhiều thời gian trống và muốn làm gì đó để giải trí. Tuy nhiên, thể dục thể thao có vai trò rất quan trọng với sức khỏe, và với cả căn bệnh trầm cảm tuổi mãn kinh. Các lợi ích sinh lý và thể chất của việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.

Khi đã quen với việc tập luyện, nhiều phụ nữ cảm thấy dễ dàng gắn bó vơi chế độ tập luyện đều đặn và thường xuyên. Ngoài ra, việc tham gia tập luyện tại một phòng tập hoặc câu lạc bộ còn giúp bạn có thể kết thêm nhiều người bạn mới, giúp giảm cảm giác cô đơn của căn bệnh trầm cảm.

  • Cải thiện chế độ ăn uống

Một số loại thực phẩm có thể làm tăng sản xuất serotonin – một chất có tác dụng dẫn truyền thần kinh điều hòa tâm trạng. Chính vì vậy ăn uống cũng có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm.  Ngoài việc có một chế độ ăn cân bằng và phù hợp với bản thân, một số chất dinh dưỡng sau đây được khuyến cáo bổ sung vào chế độ ăn uống đó là vitamin D, axit folic (vitamin B9) và phytoestrogen.

Phytoestrogen còn được gọi là estrogen thực vật, chúng giúp tăng nồng độ estrogen trong cơ thể và được tìm thấy nhiều trong đậu nành. Hãy bổ sung các chế phẩm từ đậu nành vào chế độ ăn của mình.

Ngoài ra, điều quan trọng không kém là hãy loại bỏ những thói quen và các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Chúng bao gồm:

  • Cà phê
  • Rượu
  • Thuốc lá
  • Các loại chất kích thích khác

Việc thay đổi lối sống toàn diện có thể giúp cải thiện trầm cảm nhẹ. Tuy nhiên, để điều trị tận gốc trầm cảm tuổi mãn kinh cần giải quyết sự mất cân bằng nội tiết tố – là nguyên nhân gốc rễ của trầm cảm mãn kinh. May mắn thay, các loại thuốc thay thế có thể làm giảm bớt trầm cảm bằng cách điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố một cách an toàn và hiệu quả. Tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh trầm cảm.

HRegulator – Sản phẩm từ tự nhiên giúp cân bằng hormone nữ một cách an toàn

HRegulator là một sản phẩm của Probiotec Pharma Pty Ltd (Úc), được chứng nhận cam kết 3 không: không có sản phẩm, dịch vụ thiếu nguồn gốc xuất xứ; không có sản phẩm, dịch vụ là hàng giả, hàng nhái; không có sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thành phần của HRegulator gồm: Quả cây vitex và Isoflavones đậu nành.

  • Isoflavone là một loại phytoestrogen giúp điều hòa estrogen giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh một cách tự nhiên nhất. Ưu điểm vượt trội của isoflavone đậu nành là khôn ggaay ra các tác dụng phụ  như liệu pháp HRT nếu sử dụng đúng liều lượng.
  • Quả cây vitex giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm và cũng không gây ra bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới số hotline của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể hơn.

Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một phương pháp được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp đỡ bệnh nhân điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Hai phương pháp tiếp cận thường được sử dụng là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp tâm lý cá nhân (IPT) đặc biệt có hiệu quả trong điều trị chứng trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm

Đây là lựa chọn điều trị cuối cùng và áp dụng cho những trường hợp trầm cảm nặng. Thuốc cần có sử chỉ định của bác sĩ và cần được theo dõi chặt chẽ.

Ngoài ra, để việc điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh có hiệu quả hơn, người nhà của bệnh nhân cần ủng hộ động viên và khích lệ tinh thần của bệnh nhân. Gia đình có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người bệnh vượt qua bệnh tật và trở lại cuộc sống bình thường.

Bài viết chi tiết về điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh: Trầm cảm có chữa được không?

]]>
https://hregulator.net/phu-nu-can-biet-ve-tram-cam-tuoi-man-kinh-1714/feed/ 0
Đậu nành và sức khỏe phái nữ tuổi mãn kinh https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/ https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/#respond Fri, 01 Jun 2018 02:00:28 +0000 https://hregulator.net/?p=2227 Các loại thực phẩm đậu nành truyền thống như đậu phụ và miso đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước Đông Á trong nhiều thế kỷ. Chúng cũng đã được tiêu thụ bởi các cá nhân có ý thức về sức khỏe ở các nước phương Tây trong nhiều thập kỷ. Trong những năm gần đây, vì lợi ích sức khỏe, người châu Á đã kết hợp đậu nành vào chế độ ăn của họ. Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành đặc biệt có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Bởi chúng là nguồn thực phẩm giàu isoflavone – một loại phytoestrogen.

Đậu nành và sức khỏe phái nữ tuổi mãn kinh 1

Đậu nành và chế phẩm từ đậu nành đặc biệt có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và sau mãn kinh. Bởi chúng là nguồn thực phẩm giàu isoflavone – một loại phytoestrogen (Ảnh minh họa)

Isoflavone là gì?

Isoflavones có một phân bố giới hạn trong tự nhiên, vì thế chế độ ăn không bao gồm thực phẩm từ đậu nành hầu như không có các hợp chất này.

Isoflavone là một hợp chất có biểu hiện giống như estrogen nội sinh trong cơ thể và có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành (CHD), loãng xương, một số dạng ung thư, và làm giảm các cơn nóng liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Do đó, nhiều phụ nữ xem đậu nành là lựa chọn thay thế tự nhiên cho liệu pháp hormone thông thường.

Sự quan tâm đến các liệu pháp thay thế liệu pháp hormone đã tăng lên sau khi Sáng kiến ​​Sức khỏe Phụ nữ (WHI) công bố kết quả thử nghiệm năm 2002 cho thấy nguy cơ mắc ung thư vú khi sử dụng lâu dài liệu pháp hormon kết hợp (estrogen cộng với progestin). Trong thực tế, nhiều năm sau khi ngừng điều trị bằng liệu pháp hormone, nguy cơ ung thư vú vẫn tăng đáng kể.

Tuy nhiên, isoflavone không phải là không có tranh cãi. Các hiệu ứng giống như estrogen của isoflavone đã làm dấy lên lo ngại rằng thành phần đậu tương này sẽ gây ra một số hiệu ứng không mong muốn giống như liệu pháp hormon. Nhưng sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay gây ra các tác dụng phụ.

Isoflavone là gì? 1

Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone đậu nành không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay gây ra các tác dụng phụ (Ảnh minh họa)

Đậu nành và sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh

Đậu nành, Isoflavones và các cơn bốc hỏa

Các cơn bốc hỏa rất phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, đây được coi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất. Trong số những phụ nữ gặp triệu chứng này thì 10-15% phụ nữ trải qua những cơn nóng dữ dội và thường xuyên. Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa không được hiểu đầy đủ nhưng sự sụt giảm nồng độ estrogen tuần hoàn xảy ra trong thời kỳ mãn kinh được công nhận là một yếu tố.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, tần số gặp các cơn bốc hỏa ở phụ nữ Nhật Bản thấp hơn so với phụ nữ da trắng. Điều này được lý giải rằng do trong chế độ ăn của người nhật Bản rất nhiều các sản phẩm đến từ đậu nành. Đậu nành là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật. Phụ nữ Nhật Bản thường xuyên tiêu thụ đậu nành vì họ hiểu được giá trị của thực phẩm này, đó là một nguồn cũng cấp phytoestrogen tuyệt vời.

Đậu nành, Isoflavones và các cơn bốc hỏa 1

Sự tương đồng trong cấu trúc khiến isoflavone có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể, nhờ vậy, xoa dịu các triệu chứng mãn kinh, trong đó có bốc hỏa

Loãng xương

Để đáp ứng với mức estrogen giảm, phụ nữ có thể mất một lượng đáng kể khối lượng xương sau thời kỳ mãn kinh, làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương. Liệu pháp estrogen giảm nguy cơ mất xương sau mãn kinh và nguy cơ gãy xương hông.

Suy đoán ban đầu rằng thực phẩm đậu nành có thể thúc đẩy sức khỏe của xương ở phụ nữ sau mãn kinh dựa trên các tác dụng giống như estrogen của isoflavone. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ chế hoạt động của isoflavone đậu nành mô phỏng như những gì mà thuốc chống loãng xương thông thường mang lại. TS. Thozhukat Sathyapalan (Đại học Hull Anh Quốc) cho biết: “Chúng tôi thấy rằng protein đậu nành và isoflavone là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh”.

Loãng xương 1

Sức khỏe tim mạch

Đậu nành có khả năng chống lại bệnh tim. Bởi thực phẩm từ đậu nành có ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa. Ngoài ra, protein đậu nành trực tiếp làm giảm mức cholesterol trong máu, một thuộc tính đã được chính thức công nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ năm 1999.

Thông qua cấu tạo của axit béo và hàm lượng protein trong đậu nành, khi đậu nành thay thế các nguồn protein thường được tiêu thụ trong chế độ ăn uống, nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol xấu) trong máu sẽ giảm xuống khoảng 8%. Về lý thuyết, trong một khoảng thời gian, sự sụt giảm này có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành (CHD) từ 8-16%.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 năm ở 350 phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh ở độ tuổi 45-92, nhận thấy rằng protein đậu nành giàu có khả năng ức chế sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

Sức khỏe tim mạch 1

Đậu nành có khả năng chống lại bệnh tim

Ung thư vú

Trong hơn hai thập kỷ, vai trò của đậu nành trong việc giảm nguy cơ ung thư vú đã được nghiên cứu một cách chặt chẽ. Một phân tích tổng hợp các nghiên cứu dịch tễ học được công bố năm 2013 bao gồm 12 nghiên cứu châu Á cho thấy:  Đậu nành làm giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú.

Tuy nhiên, có bằng chứng chỉ ra rằng để có được lợi ích này, việc tiêu thụ đậu nành phải thực hiện từ thời còn trẻ hoặc tuổi vị thành niên. Trong các nghiên cứu trên động vật, khi các loài gặm nhấm rất nhỏ tiếp xúc với isoflavone trong vài tuần, ung thư vú gây được ra bằng hóa học đã giảm đáng kể trên chúng; các tế bào trong tuyến vú đang phát triển dường như trải qua một sự thay đổi khiến chúng ít có khả năng bị biến đổi thành các tế bào ung thư sau này.

Ung thư vú 1

Đậu nành làm giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú (Ảnh minh họa)

Sức khỏe tâm thần

Trầm cảm là một rối loạn thường xảy ra khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở phụ nữ so với nam giới cho thấy rằng kích thích tố sinh sản có thể liên quan đến nguyên nhân của căn bệnh này. Ngoài ra, các nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy thời kỳ mãn kinh là một giai đoạn có nguy cơ bị trầm cảm hoặc tái phát trầm cảm đối với một số phụ nữ.

Nguyên nhân của trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là do sự biến thiên của hormone estrogen cộng với những yếu tố tác động từ bên ngoài như: môi trường sống, gánh nặng con cái, tài chính, các sang chấn tâm lý, vv.

Các bằng chứng mới nổi cho thấy rằng isoflavones có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm. Trong khoảng 2 năm, một nghiên cứu của Ý nhằm đánh giá các hiệu ứng tâm trạng của phụ nữ giai đoạn mãn kinh, họ phát hiện ra rằng phụ nữ sau mãn kinh dùng genistein 54 mg/ngày cho thấy sự suy giảm các triệu chứng trầm cảm trong khi không có thay đổi nào xảy ra ở nhóm giả dược. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Nhật Bản liên quan đến phụ nữ tiền mãn kinh và hậu mãn kinh cũng cho thấy rằng một liều rất vừa phải (25 mg/ngày) của isoflavone tiêu thụ ở dạng aglycone có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

Sức khỏe tâm thần 1

Các bằng chứng mới nổi cho thấy rằng isoflavones có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm (Ảnh minh họa)

Sức khỏe da

Isoflavones được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của da, cụ thể là cải thiện một số thông số da bao gồm: độ đàn hồi da, khả năng giữ nước, sắc tố và mạch máu.

Một số thử nghiệm cho kết quả rằng isoflavone giúp làm giảm nếp nhăn da. Hai nhóm 20 phụ nữ khỏe mạnh sau mãn kinh từ 50 đến 65 tuổi, một nhóm với chế độ ăn không có đậu nành và một nhóm bổ sung 20g đậu nành giàu isoflavone trong 3 tháng, kế quả nhóm có sử dụng đậu nành có sự đàn hồi da tăng, nếp nhăn da giảm so với nhóm không sử dụng đậu nành. Trong một nghiên cứu khác liên quan đến 26 phụ nữ Nhật Bản vào cuối những năm 30 và 40, trong khoảng thời gian 3 tháng, họ sử dụng các chất bổ sung giúp cung cấp 40 mg/ngày isoflavone, kết quả là nếp nhăn trên da giảm đáng kể, trong khi không có thay đổi nào xảy ra ở nhóm giả dược.

Cuối cùng, một thử nghiệm 14 tuần với sự tham gia của 159 phụ nữ sau mãn kinh. Những phụ nữ này sau khi sử dụng một loại đồ uống có chứa isoflavone thì các nếp nhăn trên da giảm 10%; độ sâu của nếp nhăn cải thiện, da tăng tổng hợp collagen.

Sức khỏe da 1

Isoflavones được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của da (Ảnh minh họa)

Đậu nành là nguồn cung cấp isoflavone giàu dinh dưỡng độc đáo, một hợp chất được gọi là phytoestrogen nhưng khác với hormone estrogen. Dữ liệu dịch tễ học và lâm sàng cho thấy rằng đậu nành và thực phẩm từ đậu nành đóng góp quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. 

Đọc thêm: Sử dụng Isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

]]>
https://hregulator.net/dau-nanh-va-suc-khoe-phai-nu-tuoi-man-kinh-2227/feed/ 0
Sức khỏe tâm thần, bệnh trầm cảm và thời kì mãn kinh https://hregulator.net/suc-khoe-tam-than-benh-tram-cam-va-thoi-ki-man-kinh-2115/ https://hregulator.net/suc-khoe-tam-than-benh-tram-cam-va-thoi-ki-man-kinh-2115/#respond Thu, 24 May 2018 02:00:42 +0000 https://hregulator.net/?p=2115 Thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người phụ nữ. Tiếp cận tuổi trung niên, nhiều phụ nữ thường cảm thấy căng thẳng, lo lắng, có những thay đổi về cảm xúc, tâm trạng. Điều này một phần có thể được quy cho những thay đổi về thể chất, chẳng hạn như giảm nồng độ estrogen và progesterone.

Sức khỏe tâm thần, bệnh trầm cảm và thời kì mãn kinh 1

Thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người phụ nữ, một trong những hiện tượng thường gặp là trầm cảm (Ảnh minh họa)

Nhận biết các triệu chứng trầm cảm thời kì mãn kinh

Mỗi chúng ta đều từng cảm thấy buồn chán trong một thời gian nào đó, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn, chán nản, vô vọng hoặc trống rỗng trong một thời gian dài thì rất có thể bạn đã bị trầm cảm. Đó là những triệu chứng chính của trầm cảm, ngoài ra các triệu chứng khác của trầm cảm bao gồm:

  • Khó chịu, thất vọng hoặc giận dữ
  • Lo lắng, bồn chồn hoặc kích động
  • Cảm giác tội lỗi, bản thân vô giá trị
  • Mất hứng thú với các hoạt động đã từng thích
  • Khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
  • Suy giảm trí nhớ
  • Năng lượng giảm
  • Rối loạn giấc ngủ (ngủ quá ít hoặc quá nhiều)
  • Thay đổi sự thèm ăn
  • Một vài trường hợp có những đau đớn về thể chất không giải thích được

Tìm hiểu chi tiết: Những dấu hiệu trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh cần lưu ý

Hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây trầm cảm tuổi mãn kinh

Thời kì tiền mãn kinh hormone có sự thay đổi lên xuống , điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Bởi estrogen có liên quan mật thiết tới một chất điều khiển tâm trạng – setoronin. Khi estrogen biến thiên (trong giai đoạn tiền mãn kinh) và suy giảm (trong giai đoạn mãn kinh) làm serotonin suy giảm và không ổn định theo, dẫn tới tâm trạng cũng thất thường.

Ngoài ra, sự thay đổi estrogen không phải là thứ duy nhất ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Một số yếu tố khác cũng làm tăng khả năng hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm:

  • Có các triệu chứng mãn kinh mạnh mẽ
  • Căng thẳng trong công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân
  • Tình hình tài chính không tố t đẹp
  • Cảm thấy không được quan tâm từ những người xung quanh
  • Thiếu tập thể dục hoặc hoạt động thể chất
  • Hút thuốc lá
  • vv
Hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây trầm cảm tuổi mãn kinh 1

Thay đổi estrogen là một trong những nguyên nhân chính gây nên trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh có thể điều trị?

Trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh có thể điều trị được. Có một số lựa chọn điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm tuổi mãn kinh. Bạn nên trò chuyện với bác sĩ để tìm những lựa chọn điều trị có thể hiệu quả nhất.

Điều trị trầm cảm qua thay đổi lối sống

Ngủ đủ giấc

Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh gặp vấn đề về giấc ngủ. Hãy cố gắng lên một lịch trình ngủ bình thường bằng cách đi ngủ cùng một lúc mỗi đêm và thức dậy cùng một lúc mỗi buổi sáng. Giữ phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh và mát mẻ, điều này giúp hỗ trợ bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, đồng thời nó cũng giúp tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng của bạn. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần. Một số bộ môn thích hợp với độ tuổi này có thể là: đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp, bơi vòng trong hồ bơi hoặc chơi tennis.

Áp dụng các kỹ thuật thư giãn

Một số bộ môn như yoga, dưỡng sinh, thiền định  là những hoạt động thư giãn có thể giúp giảm căng thẳng. Chúng cũng có lợi trong việc giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Bỏ thuốc lá

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mãn kinh hút thuốc có nguy cơ phát triển trầm cảm cao hơn so với những người không hút thuốc. Vì thế nếu bạn hiện đang hút thuốc, hãy cai thuốc. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số phương pháp cai thuốc lá.

Chế độ ăn uống

Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt, lưu ý bổ sung các loại thức ăn có chứa phytoestrogen – Phytoestrogen là những hợp chất tự nhiên trong thực vật có cấu trúc hóa học và tác dụng tương tự estrogen nội sinh trong cơ thể. Phytoestrogen ngày càng được sự quan tâm của nhiều người do những công dụng đối với sức khỏe mà nó mang lại.

Chế độ ăn uống 1

Thay đổi lối sống là việc cần làm đầu tiên để điều trị trầm cảm (Ảnh minh họa)

Điều trị trầm cảm thông qua các loại thuốc và trị liệu

Nếu việc thay đổi lối sống không mang lại sự hiệu quả, các bác sĩ có thể xem xét các lựa chọn điều trị khác. Ví dụ, liệu pháp thay thế hormone, thuốc chống trầm cảm, hoặc trị liệu tâm lý.

Liệu pháp thay thế Estrogen liều thấp

Bác sĩ có thể kê toa liệu pháp thay thế estrogen, dưới dạng viên uống hoặc miếng dán da. Nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp thay thế estrogen có thể cải thiện cả hai triệu chứng thể chất và tình cảm của thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, liệu pháp estrogen cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, các bệnh huyết khối, vv.

Hiện nay, phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng là bổ sung phytoestrogen tức isoflavone. Hregulator là một sản phẩm có thành phần chính là isoflavone và dịch chiết Vitex (giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm nhanh chóng). Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tử cung như liệu pháp thay thế estrogen.

Trị liệu nói chuyện

Liệu pháp này còn được gọi là trị liệu tâm lý, phương pháp trị liệu này giúp bạn có cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị bệnh trầm cảm.

Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là lựa chọn cuối cùng khi những phương pháp trên không có hiệu quả. Việc sử dụng thuốc thường chỉ được áp dụng khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, các triệu chứng trầm cảm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.’

Nên đọc: Chữa bệnh trầm cảm tuổi mãn kinh từ cây trinh nữ châu Âu

]]>
https://hregulator.net/suc-khoe-tam-than-benh-tram-cam-va-thoi-ki-man-kinh-2115/feed/ 0
Giai đoạn tiền mãn kinh có gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo âu? https://hregulator.net/giai-doan-tien-man-kinh-co-gay-ra-thay-doi-tam-trang-tram-cam-hoac-lo-au-2117/ https://hregulator.net/giai-doan-tien-man-kinh-co-gay-ra-thay-doi-tam-trang-tram-cam-hoac-lo-au-2117/#respond Wed, 23 May 2018 02:00:57 +0000 https://hregulator.net/?p=2117 “Những phụ nữ chưa bao giờ có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể gặp các triệu chứng lo lắng và trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh hoặc thậm chí nhiều năm trước khi mãn kinh thực sự” – chuyên gia y tế lâm sàng Jerilyn Hagan CNS nói. “Còn đối với những phụ nữ có tiền sử lo lắng hoặc trầm cảm, các triệu chứng của họ có thể trở nên tồi tệ hơn.”

Giai đoạn tiền mãn kinh có gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo âu? 1

Thời kỳ mãn kinh có gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo âu (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng của estrogen lên sức khỏe tâm thần

Giai đoạn tiền mãn kinh estrogen có sự thay đổi thất thường, lúc cao lúc thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần của bạn. Bà Hagan nói: “Có một số bằng chứng cho thấy estrogen có một số vai trò trong việc tăng cường tâm trạng. Vì vậy, sự giảm hormone này có thể góp phần vào các vấn đề sức khỏe tâm thần của phụ nữ tiền mãn kinh, trong đó có trầm cảm.”

Tìm hiểu thêm: Trầm cảm là gì? Những điều cần biết về trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Theo nhiều nghiên cứu, hormone Estrogen có thành phần chính là Estradiol được sản sinh trong nhiều năm ở nữ và có tác động tới serotonin – một chất có liên quan đến trạng thái trầm cảm cũng như tâm trạng. Vì thế trong giai đoạn tiền mãn kinh, sự lên xuống thất thường của hormone này đã ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của phái nữ.

Sự sụt giảm estrogen cũng dẫn đến những cơn nóng bừng, bốc hỏa ảnh hưởng đến giấc ngủ . Điều này cũng góp phần gây gây lo lắng, thay đổi tâm trạng.

Phòng tránh trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Bạn có thể giảm bớt một số triệu chứng sức khỏe tâm thần liên quan đến thời kỳ mãn kinh bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục đều đặn. Bà Hagan cho biết:

Chế độ ăn uống và tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao tổng thể sức khỏe tâm thần.

Về chế độ ăn uống:

  • Có một chế độ ăn đủ chất và lượng calo hằng ngày. Bổ sung các loại khoáng chất, magie, canxi, vitamin vào khẩu phần ăn. Đặc biệt, bổ sung các loại thức ăn có chứa phytoestrogen – đó là đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
  • Hạn chế các loại đồ ăn nhiều cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích (rượu, thuốc lá), các loại đồ ăn nhanh. Tránh ăn nhiều vitamin C và muối vào buổi tối.

Về chế độ sinh hoạt:

  • Ngủ nghỉ đúng giờ, mỗi ngày cần ngủ 8 tiếng chất lượng vào buổi đêm và 30 phút vào buổi trưa.
  • Lên lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế căng thẳng, stress
  • Chơi ít nhất một  bộ môn thể thao để tinh thần được thoải mái và cơ thể được khỏe mạnh
  • Nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng để tiếp xúc và giao lưu với những người xung quanh, giúp giải tỏa căng thẳng.
  • Tạo cho mình những niềm vui nhỏ như: mua sách, mua vé xem phim, làm món ăn mới, nghe một bài nhạc mới, vv

Cùng với đó, như ta đã nói ở trên, sự thay đổi tâm trạng của phụ nữ thời kì tiền mãn kinh chủ yếu là do estrogen, vì thế phụ nữ trong giai đoạn này có thể sử dụng thêm các sản phẩm cân bằng hormone estrogen từ thiên nhiên. Một trong các sản phẩm có thể kể đến là HRegulator, sản phẩm có thành phần chiết xuất chính từ đậu nành và cây vitex. Isoflavone dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo không làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm tuổi mãn kinh:

]]>
https://hregulator.net/giai-doan-tien-man-kinh-co-gay-ra-thay-doi-tam-trang-tram-cam-hoac-lo-au-2117/feed/ 0
Giai đoạn mãn kinh và bệnh trầm cảm https://hregulator.net/man-kinh-va-benh-tram-cam-1716/ https://hregulator.net/man-kinh-va-benh-tram-cam-1716/#respond Thu, 10 May 2018 02:00:20 +0000 https://hregulator.net/?p=1716 Những biến động khó lường của hormone cộng với những căng thẳng, những sang chấn tâm lý, môi trường sống, hoàn cảnh sống, vv khiến phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ rơi vào trầm cảm.

Giai đoạn mãn kinh và bệnh trầm cảm 1

Rất nhiều phụ nữ rơi vào trầm cảm, phiền muộn khi bước vào giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Phân loại trầm cảm

Trầm cảm được chia làm 3 loại, bao gồm:

  • Tâm trạng chán nản. Thời kì này không biểu hiện bởi những cơn la hét, đập phá, vv mà nó thể hiện qua mức độ kích thích tình cảm của một người, từ lười biếng, bồn chồn, cáu kỉnh, đi kèm theo đó là những cảm xúc tiêu cực. Thuật ngữ y khoa gọi là chứng loạn.
  • Trầm cảm như một triệu chứng. Còn được gọi là phản ứng điều chỉnh. Loại trầm cảm này có thể do nhiều vấn đề về sức khỏe  hoặc tâm lý hoặc phản ứng dữ dội với các sự kiện trong cuộc sống (như ly dị, mất việc làm, cái chết của người thân) . Loại trầm cảm này thường ngắn hạn và thường không cần điều trị, tuy nhiên nó có thể tiến triển đến trầm cảm lâm sàng.
  • Trầm cảm lâm sàng. Đây là một rối loạn được cho là do sự mất cân bằng hóa học trong não. Trầm cảm lâm sàng cần được điều trị.

Mối liên hệ giữa hormone và trầm cảm

Nhiều phụ nữ khi bước vào tuổi mãn kinh thừa nhận rằng họ có sự thay đổi lớn về tâm trạng, từ vui vẻ hạnh phúc chuyển sang buồn rầu, chán nản. Người ta nhận ra rằng những thay đổi này có liên quan đến mức dao động hormone buồng trứng trong quá trình chuyển đổi sang mãn kinh.

Thêm vào đó, nếu một phụ nữ gặp những triệu chứng rõ ràng của thời kì mãn kinh (như ngủ không ngon vì đổ mồ hôi vào ban đêm, bốc hỏa) thì  tâm trạng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Những phụ nữ gặp các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) trầm trọng ở những năm tháng tuổi trẻ cũng có thể có những thay đổi tâm trạng nặng hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Ngoài ra, phụ nữ có tiền sử trầm cảm lâm sàng dường như đặc biệt dễ bị trầm cảm lâm sàng tái phát trong thời kỳ mãn kinh.

Tìm hiểu thêm: Trầm cảm là gì? Những nguyên nhân gây trầm cảm tuổi mãn kinh

Làm thế nào để đối phó với trầm cảm tuổi mãn kinh?

Chị em hãy chủ động chăm sóc hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng từ sớm và chuẩn bị sẵn tâm lý để đón những biến động thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và thường xuyên thể đục thể thao nâng cao sức khỏe.

Đặc biệt, để hạn chế nguy cơ mắc trầm cảm tuổi mãn kinh, các bác sĩ khuyên phụ nữ nên dùng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng giúp duy trì tốt hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, từ đó ổn định bộ hormone nữ lâu bền, đúng – đủ.

Một trong những sản phẩm tiêu biểu là HReugalator. Hregulator có thành phần chính là dịch chiết cây vitex và Isoflavone đậu nành, có tác dụng hỗ trợ hệ sinh sản của phụ nữ, cân bằng hormone, và làm giảm các triệu chứng do mất cân bằng hormone gây ra. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong sản phẩm Hregulator còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu trầm cảm tuổi mãn kinh cần lưu ý

]]>
https://hregulator.net/man-kinh-va-benh-tram-cam-1716/feed/ 0
Giải pháp nào cho trầm cảm tuổi mãn kinh? https://hregulator.net/giai-phap-nao-cho-tram-cam-tuoi-man-kinh-1723/ https://hregulator.net/giai-phap-nao-cho-tram-cam-tuoi-man-kinh-1723/#respond Wed, 09 May 2018 02:00:03 +0000 https://hregulator.net/?p=1723 Trong giai đoạn chuyển đổi sang giai đoạn mãn kinh, 30% phụ nữ sẽ gặp các dấu hiệu trầm cảm. Nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này là do sự mất cân bẳng hormone. Mặc dù trầm cảm ảnh hưởng đến gần như tất cả các khía cạnh cuộc sống của người phụ nữ, nhưng cần nhớ rằng trầm cảm tuổi mãn kinh không phải là bệnh tật, đây là một sự thay đổi tự nhiên, bình thường và có thể được điều trị thành công.

Giải pháp nào cho trầm cảm tuổi mãn kinh? 1

30% phụ nữ sẽ gặp các dấu hiệu trầm cảm khi bước vào giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Ba phương pháp tiếp cận để điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh

Khi điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh, có thể đưa ra ba cách tiếp cận: (1) Thay đổi lối sống , (2) Cân bằng lại hormone, và (3) Liệu pháp tâm lý. Việc sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, các can thiệp y khoa là phương án cuối cùng nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng.

1. Thay đổi lối sống

Trong nhiều trường hợp, điều chỉnh vài thói quen nhỏ trong lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng trầm cảm, mang lại những lợi ích về sức khoẻ tinh thần và thể chất. Những thay đổi lối sống này gồm 3 phần: tập thể dục thường xuyên, cải thiện chế độ ăn uống, và xây dựng các thói quen tốt.

Tập thể dục đều đặn

Rất nhiều phụ nữ không có thói quen tập thể dục. Tuy nhiên, nó lại là việc làm quan trọng để có một lối sống tích cực hơn. Việc tập thể dục đều đặn sẽ tạo ra các lợi ích sinh lý và thể chất, giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Đặc biệt, những người bị trầm cảm thường có xu hướng cô lập mình với thế giới, việc tập thể dục và tham gia các câu lạc bộ thể thao hay đến phòng tập là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người mới và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.

Bạn chỉ cần ít nhất 3 buổi tập/tuần, mỗi lần 30 phút.

Cải thiện chế độ ăn uống

Việc đầu tiên là bạn vẫn cần giữ một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không ăn kiêng. Cùng với đó bổ sung thêm những thực phẩm có chứa các chất giúp tăng cường sản xuất estrogen và serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tâm trạng. Các chất dinh dưỡng sau được khuyến cáo là bổ sung hoặc tăng chế độ ăn uống:

  • Carbohydrate phức tạp. Được tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên chất, các chất dinh dưỡng này tạo ra serotonin.
  • Vitamin D. Thiếu vitamin này cũng làm giảm mức serotonin. Nó được tìm thấy trong nước cam ép và các sản phẩm từ sữa.
  • Axit folic (vitamin B9 ). Chất dinh dưỡng này – có trong sô cô la, đậu lăng và bơ,  chúng giúp điều chỉnh mức serotonin.
  • Phytoestrogens. Các estrogen thực vật này có thể giúp làm tăng mức estrogen. Chúng được tìm thấy trong đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, vv), táo, hạt lanh, anh đào, và lúa mạch đen.

Ngoài ra, hãy tránh các loại thực phẩm có nguy cơ làm trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm, chúng bao gồm: thuốc lá, rượu bia, các loại chất kích thích, đồ uống có cồn.

Thay đổi lối sống là việc làm cần thiết để cải thiện tình trạng trầm cảm tuổi mãn kinh, nhưng nó chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị. Để giải quyết tận gốc vấn đề thì việc cần làm là cân bằng lại hormone trong cơ thể một cách an toàn.

Cải thiện chế độ ăn uống 1

Điều chỉnh vài thói quen nhỏ trong lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng trầm cảm, mang lại những lợi ích về sức khoẻ tinh thần và thể chất (Ảnh minh họa)

2. Cân bằng lại hormone trong cơ thể

Liệu pháp thay thế hormone là một trong những phương pháp giúp cân bằng lại hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng liệu pháp này cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bởi nếu bổ sung thừa estrogen sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

Ngày nay, có nhiều cách để bổ sung và cân bằng lại hormone. Trong đó việc sử dụng các chất bổ sung thảo dược là phổ biến nhất.

Những chất bổ sung này hoạt động bằng cách đưa các phytoestrogens – hay các hợp chất estrogen từ thực vật vào cơ thể để làm tăng mức estrogen. Bằng cách này, có thể bù đắp cho sự thiếu hụt estrogen ở thời kì mãn kinh. Phytoestrogen dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo không làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung giống như liệu pháp hormone.

Một trong những sản phẩm có chứa phytoestrogen là HRegulator. Hregulator là sản phẩm kết hợp dịch chiết quả Vitex với Isoflavone đậu nành ở tỷ lệ phù hợp, giúp phụ nữ tuổi mãn kinh cải thiện tình trạng trầm cảm cũng như các biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh hiệu quả, an toàn.

  • Isoflavone đậu nành là một loại phytoesstrogen có thể gắn kết trực tiếp vào thụ cảm thể estrogen tế bào và hoạt động như là các điều biến thụ cảm thể estrogen có chọn lọc. Giúp cân bằng lại hormone trong cơ thể.
  • Thành phần dịch chiết Vitex trong sản phẩm giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trầm cảm nhanh chóng.

3. Liệu pháp tâm lý

Khi mắc trầm cảm, việc tư vấn tâm lý (nói chuyện trị liệu) hoặc các liệu pháp nhận thức khác giúp người bệnh nhìn nhận rõ hơn về bệnh của mình và giúp họ quản lý tốt hơn cảm xúc của mình.

Các loại thuốc trị bệnh trầm cảm luôn có sẵn, nhưng chúng chỉ được chỉ định khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Bởi các loại thuốc này gây rất nhiều tác dụng phụ và có thể trở nên kém hiệu quả theo thời gian.

Mãn kinh là giai đoạn hoàn toàn tự nhiên mà bất kì phụ nữ nào cũng phải trải qua, điều quan trọng là người phụ nữ cần trang bị các kiến thức và chuẩn bị tốt để đón nhận giai đoạn này một các thoải mái và tự nhiên nhất. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cũng như tinh thần của mình nhé!

Tìm hiểu thêm: Trầm cảm là gì? Những sự thật về bệnh trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

]]>
https://hregulator.net/giai-phap-nao-cho-tram-cam-tuoi-man-kinh-1723/feed/ 0