Trầm cảm là gì? Những sự thật về bệnh trầm cảm ở tuổi tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là một trong những giai đoạn khó khăn với người phụ nữ (cả về cơ thể và tâm sinh lý). Ở giai đoạn này, phụ nữ rất dễ bị trầm cảm mà không hề hay biết. Vậy trầm cảm là gì? Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh là thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trầm cảm là gì? Những sự thật về bệnh trầm cảm ở tuổi tiền mãn kinh 1

Trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng liên quan đến cơ thể, khí sắc, hành vi, tình cảm, tư duy của người mắc. Bệnh gây ra một cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến những suy nghĩ của bệnh nhân về bản thân và cách nhìn mọi vật xung quanh. Chứng trầm cảm nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó làm việc hoặc khó vui vẻ với những người xung quanh, nếu trầm cảm nặng nó còn dẫn bạn đến với ý định tự tử.

Rối loạn trầm cảm là hội chứng thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, nó hiện diện ở 20% phụ nữ và tỷ lệ này ngày càng tăng trong giai đoạn xung quanh tuổi mãn kinh của người phụ nữ.

Các yếu tố dễ dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh

Nguyên nhân bên trong

Tiền mãn kinh là một thời kì chuyển tiếp và thay đổi có ảnh hưởng đế cả thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Tiến gần đến thời kì mãn kinh, hormone trong cơ thể có sự thay đổi.

  • Estrogen suy giảm. Estrogen là một trong những hormone quan trọng nhất với phụ nữ, các thụ thể này có mặt ở khắp cơ thể, bao gồm cả não. Một trong những vai trò của estrogen là ngăn chặn giáng hóa của serotonin – “chất hạnh phúc”. Vậy nên khi estrogen suy giảm khi bước vào tuổi tiền mãn kinh sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc.
  • Tuyến thượng thận cũng  tiết ít adrenalin và cortisol hơn – hai hormone có vai trò quan trọng trong việc chống stress, điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với các hormone stress, dẫn đến dễ gặp những cơn lo âu và hoảng loạn hơn.
  • Serotonin suy giảm cũng là một nguyên nhân được cho là khiến phụ nữ hay giận dữ, cáu kỉnh trong thời kì này.

Nguyên nhân tác động bên ngoài

Nhiều ý kiến cho rằng, trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh cũng do một số yếu tốbất lợi trong cuộc sống như:

  • Kinh tế gia đình khó khăn
  • Quan hệ gia đình căng thẳng
  • Không có nhà ở
  • Không có con
  • Gặp sang chấn tâm lý (chồng mất, có con ra ở riêng, cô đơn,…)
  • Trình độ học vấn
  • Sử dụng một số loại thuốc và điều trị

Trong một nghiên cứu cụ thể ở tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (bệnh viện Từ Dũ) khảo sát thấy:

  • Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh không có nhà riêng có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,78 lần so với phụ nữ có nhà riêng
  • Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh không có con có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,75 lần so với người có con
  • Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có sang tâm lý liên quan đến người thân có nguy cơ trầm cảm cao gấp 5,02 lần so với những người khác.
  • Phụ nữ quanh tuổi mãn kinh có triệu chứng tiền mãn kinh có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 4,76 lần so với những người khác. Trong đó
    • Nếu bị bốc hỏa có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,72 lần
    • Nếu bị khó ngủ có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,69 lần
    • Nếu bị hồi hộp có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,63 lần
    • Nếu bị đau nhức xương có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,32 lần
    • Nếu bị giảm trí nhớ có nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 2,18 lần

Nguyên nhân tác động bên ngoài 1

Những biểu hiện của trầm cảm

Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh vừa mang những biểu hiện của bệnh trầm cảm nói chung, song cũng có những biểu hiện riêng biệt cả về tỷ lệ và bệnh cảnh lâm sàng.

Dưới đây là những biểu hiện của bệnh trầm cảm:

  • Người bệnh có cảm giác buồn rầu, bực bội, ủ rũ, mệt mỏi, thiểu lực, uể oải
  • Tự buộc tội chính mình, cho rằng mình không xứng đáng
  • Cảm thấy tự ti, mất sự tự tin vào bản thân
  • Khó tập trung và không nắm bắt được các thông tin
  • Có nhiều ý nghĩ muốn buông xuôi, chán nản
  • Giấc ngủ rối loạn
  • Mất quan tâm thích thú tới công việc, giải trí hay những sinh hoạt hằng ngày
  • Ăn ít, không ngon miệng, có lúc lại ăn quá nhiều

Ngoài những biểu hiện chung trên, trầm cảm ở tuổi tiền mãn kinh còn mang một triệu chứng riêng biệt:

  • Xuất hiện các cơn bốc hỏa, rối loạn vận mạch
  • Tiểu đêm nhiều do rối loạn đường tiết niệu
  • Toát mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, đánh trống ngực do rối loạn thần kinh thực vật
  • Có các triệu chứng đau nhức về thần kinh, cơ bắp
  • Có các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch

Nếu trầm cảm nặng sẽ có các triệu chứng giảm cân (50% trọng lượng cơ thể trong 4 tuần); thức giấc sớm, ngủ ít; giảm ham muốn tình dục; hoang tưởng và ảo giác. Tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần.

Những biểu hiện của trầm cảm 1

Có phải điều trị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh không?

Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cần được tư vấn tâm lý để phát hiện và điều trị sớm trầm cảm (nếu mắc), bởi:

  • Trầm cảm tuổi tiền mãn kinh làm người phụ nữ không đáp ứng được bổn phận, trách nhiệm, tình cảm trong gia đình và ngoài xã hội
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống không chỉ cá nhân người mắc mà còn của cả những người xung quanh
  • Trầm cảm nặng có thể dẫn đến suy kiệt cơ thể hoặc tự sát (trầm cảm là nguyên nhân chủ yếu của 2/3 các trường hợp tự sát)

Nếu phát hiện sớm và được điều trị tâm lý, nội tiết, thuốc chống trầm cảm, người bệnh sẽ tiến triển tốt, phục hồi hoàn toàn và thích nghi dần ở những năm sau.

Điều trị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh

Khi thấy có biểu hiện của trầm cảm hoặc bước vào tuổi tiền mãn kinh, bạn nen đi khám để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ giúp họ vượt qua một cách nhẹ nhàng giai đoạn khó khăn này của cuộc đời.

Điều trị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

Liệu pháp hormone thay thế(HRT). Dùng hormon thay thế estrogen theo chỉ định của bác sĩ. Mục đích của liệu pháp này là để làm giảm các triệu chứng vận mạch, các triệu chứng tiền mãn kinh, là những nguyên nhân tác động gây nên trầm cảm. Tuy nhiên việc sử dụng liệu pháp HRT nếu không đúng chỉ định, không theo dõi tốt có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: làm quá sản nội mạc tử cung, tăng nguy cơ mắc ung thứ nội tử cung, tăng huyết áp, các bệnh huyết khối, vv.

Để thay thế liệu pháp HRT, hiện nay các bác sĩ khuyên phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh bổ sung estrogen từ thực vật. Hregulator là một sản phẩm được khuyên dùng. Hregulator bổ sung isoflavone – được mệnh danh là phytoestrogen có tác dụng điều hòa estrogen giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Isoflavone dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo không làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong sản phẩm Hregulator còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.

Tư vấn tâm lý. Tư vấn tâm lý để điều trị trầm cảm là một trong những việc làm cần thiết. Các phương pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp bạn có cách suy nghĩ và cư xử mới, thay đổi các thói quen từng góp phần khiến bạn bị bệnh trầm cảm

Điều trị bằng thuốc. Thuốc chống trầm cảm cần dùng lâu dài và chỉ được dùng khi được sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ phải được sử chỉ định của bác sĩ.

Điều trị trầm cảm tuổi tiền mãn kinh 1

Điều trị trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau (Ảnh minh họa)

Hỗ trợ quá trình điều trị

Đối với người bệnh. Người bệnh trầm cảm có thể kiểm soát được sức khỏe thể chất và tinh thần của mình bằng cách:

  • Cố gắng thiết lập một lối sống cũng như chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người thân một niềm vui nhỏ như: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới,  thay đổi lại cách bài trí trong nhà,  vv.
  • Chia sẻ. Đừng âm thầm chịu đựng những cảm xúc tiêu cực, hãy trò chuyện với những người thân xung quanh về tình trạng của mình. Việc trò chuyện thẳng thắn có thể giúp mối quan hệ giữa bạn và người đó ổn định hơn, họ sẽ thông cảm và thấu hiểu bạn hơn.
  • Từ tối hôm trước hãy lên kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng không để những khoảng thời gian trống.

Đối với người nhà. Cùng với đó, người nhà cũng như bạn bè của bệnh nhân cần ủng hộ, động viên, và khích lệ tinh thần của bệnh, sự động việc của người nhà đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân trầm cảm trở lại cuộc sống bình thường.

Tiền mãn kinh là giai đoạn lớn trong cuộc đời người phụ nữ, hãy trang bị những kiến thức cần thiết để vượt qua thời kì này một cách dễ dàng hơn. Đối với người nhà, hãy biết cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với người phụ nữ trong giai đoạn này để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Mọi vấn đề còn thắc mắc về bệnh trầm cảm tuổi mãn kinh, quý vị có thể để lại bình luận cuối bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi để chuyên gia giải đáp một cách chi tiết nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với bạn!

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn