PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Wed, 24 Oct 2018 15:52:53 +0000 vi hourly 1 Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn https://hregulator.net/thuoc-giam-dau-bung-kinh-an-toan-1941/ https://hregulator.net/thuoc-giam-dau-bung-kinh-an-toan-1941/#respond Fri, 27 Apr 2018 08:37:46 +0000 https://hregulator.net/?p=1941 Đau bụng kinh là tình trạng bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ, bất kể tuổi tác và quốc tịch. Tỷ lệ mắc chứng đau bụng kinh ước tính từ 45% đến 95%. Khoảng 13-51% phụ nữ vắng mặt ít nhất 1 lần ở nơi làm việc, học tập trong thời gian đau bụng kinh. Mặc dù có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, nhưng chỉ một số ít phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh tìm cách điều trị bởi đa phần họ tin rằng nó sẽ không giúp ích gì.

Thay vì cố gắng chịu đựng, mong chờ từng phút giây để tình trạng này trôi qua nhanh. Hãy cùng Hregulater tìm hiểu về các thuốc điều trị đau bụng kinh an toàn mà bạn có thể sử dụng.

Thuốc giảm đau bụng kinh an toàn 1

Thuốc giảm đau đơn giản

Thuốc giảm đau đơn giản, chẳng hạn như aspirin và paracetamol hay naproxen có thể hữu ích. Mặc dù có ít bằng chứng về hiệu quả của Parecetamol với chứng đau bụng kinh, tuy nhiên đây vẫn là lựa chọn an toàn bạn có thể sử dụng, đặc biệt là khi bạn có chống chỉ định với NSAID.

Thuốc giảm đau – chống viêm không steroid (NSAID)

Các công thức khác nhau của NSAID như Diclofenac Natri (Cataflam), acid mefenamic, ibuprofen,… có hiệu quả tương tự đối với đau bụng kinh và giảm đau ở hầu hết phụ nữ. Từ 17% đến 95% (trung bình 67%) phụ nữ được giảm đau bằng NSAID. Nhưng khi điều trị cho phụ nữ có nguy cơ viêm loét do NSAID gây ra, cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro mà thuốc có thể gây ra. Nếu vẫn cần NSAID để điều trị thì nên kết hợp với thuốc làm giảm nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa.

Phụ nữ có tiền sử loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc tá tràng nên tìm thuốc giảm đau khác để thay thế.

Thuốc chống co thắt cơ trơn: đây là thuốc trị triệu chứng làm giãn các cơn co thắt của tử cung để làm giảm đau, như dipropyline, alverine, Spasmaverine, papaverin, drotaverine (No-spa)…

Thuốc tránh thai đường uống

Nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc tránh thai liều thấp (hoặc kết hợp) có tác dụng giảm đau bụng kinh đáng kể.

Một thử nghiệm nhỏ so sánh việc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp với hormone gonadotrophin để giảm đau kết hợp với lạc nội mạc tử cung cho thấy nó cũng có hiệu quả đối với chứng đau bụng kinh thứ phát. Nếu phụ nữ muốn tránh thai, thì thuốc tránh thai kết hợp cũng có thể là lựa chọn điều trị đáng giá. Hơn nữa rất hiếm khi biện pháp tránh thai này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch, bệnh tim và đột quỵ.

Mặc dù vậy, phụ nữ có nguy cơ cao đối với huyết khối tĩnh mạch, bệnh tim và đột quỵ thường được khuyên nên tránh dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, thuốc tránh thai kết hợp cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng.

Sử dụng dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu):

Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cũng giúp giảm đau bụng kinh:

Thiamine : Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 100 mg thiamin (vitamin B1) được dùng hàng ngày có thể là một cách chữa trị hiệu quả cho chứng đau bụng kinh: 87% bệnh nhân được chữa khỏi tới hai tháng sau khi điều trị.

Pyridoxin và magiê : Một số bằng chứng cũng tồn tại rằng bổ sung pyridoxine (vitamin B6), dùng một mình hoặc kết hợp với magiê có thể làm giảm đau, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này. Magiê cũng có thể là một điều trị hiệu quả, sử dụng magiê có thể làm giảm thời gian đau và giảm prostaglandin trong máu.

Dầu cá : Việc sử dụng viên nang dầu cá (axit béo omega 3) cũng có thể làm giảm đau

Các liệu pháp thảo dược và chế độ ăn uống rất phổ biến vì dễ kiếm và an toàn. Tuy nhiên cần lưu ý tới chất lượng sản phẩm và liều dùng phù hợp.

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống 1

Một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng đã cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa chế độ ăn chay ít chất béo và giảm triệu chứng đau bụng kinh, do ảnh hưởng đến chuyển hóa prostaglandin.

Tránh các yếu tố nguy cơ làm tăng mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh như: hút thuốc, béo phì và tiêu thụ rượu…

Xem thêm:

Tập thể dục

Tập thể dục 1

Tập thể dục có thể làm giảm đau bụng kinh. Các bài tập, hoạt động hàng ngày sẽ cải thiện lưu lượng máu ở cấp vùng chậu cũng như kích thích sự giải phóng các endorphin, hoạt động như thuốc giảm đau không đặc hiệu.

Dùng nhiệt

Liệu pháp dùng nhiệt được coi là một phương thuốc để giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng đã so sánh việc sử dụng nó với NSAID ibuprofen. Miếng dán nhiệt (39 ° C) được sử dụng trong 12 giờ một ngày được cho là có hiệu quả như ibuprofen (400 mg ba lần một ngày) và hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau . Phụ nữ sử dụng cả miếng dán nhiệt và ibuprofen sẽ được giảm đau nhiều nhất. Một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng khác tìm thấy sử dụng nhiệt tốt hơn dùng paracetamol để giảm đau trong vòng 8 giờ.

Nếu không đáp ứng với các phương pháp giảm đau trên thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ có biện pháp khặc phục phù hợp. Cố gắng chịu đựng không phải là biện pháp tốt cho sự khỏe mạnh của cơ thể. Các thuốc ức chế kinh nguyệt, như progestogens, danazol, và gonadotrophin giải phóng tương tự hormone, có thể được xem xét cho đau bụng kinh kháng thuốc, nhưng thông thường chỉ nên được sử dụng khi có sự thăm khám và chỉ định của chuyên gia.

]]>
https://hregulator.net/thuoc-giam-dau-bung-kinh-an-toan-1941/feed/ 0
Cách chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả https://hregulator.net/cach-chua-dau-bung-kinh-nguyet-hieu-qua-1938/ https://hregulator.net/cach-chua-dau-bung-kinh-nguyet-hieu-qua-1938/#respond Fri, 27 Apr 2018 08:24:42 +0000 https://hregulator.net/?p=1938 Đau bụng kinh là chứng đau trong thời kỳ kinh nguyệt, thường được bắt đầu ngay trước hoặc trong thời gian hành kinh. Đau bụng kinh ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Tìm kiếm biện pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả, an toàn là mong ước của những người phụ nữ gặp phải tình trạng này.

Khoảng 45-95% phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng kinh với các mức độ khác nhau, tỷ lệ cao nhất thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Đó có thể là cơn đau vùng bụng dưới, khung chậu, có hoặc không có đau lưng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, sốt…

Cách chữa đau bụng kinh nguyệt hiệu quả 1

Nguyên nhân đau bụng kinh

Đau bụng kinh nguyệt xảy ra do nồng độ prostaglandin cao trong cơ thể gây co thắt trong tử cung. Khi tử cung co bóp quá mạnh sẽ chèn ép vào các mạch máu gần đó. Điều này khiến nguồn cung cấp oxy bị cắt giảm gây tình trạng thiếu oxy cho cơ, gây đau.

Tâm lý căng thẳng, strees, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, hạn chế vận động,… là những yếu tố khiến tình trạng đau bụng kinh trầm trọng hơn.

Khoảng 3 – 33% các trường hợp đau bụng kinh ở mức nghiêm trọng, khiến họ không thể đi học, đi làm, hiệu suất làm việc học tập thấp hơn; chất lượng giấc ngủ giảm sút. Hơn thế nữa, nó còn tác động tiêu cực đến tâm trạng, gây lo lắng, bất an, trầm cảm…

Đau bụng kinh ở những phụ nữ trẻ tuổi làm giảm chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên hầu hết không có vấn đề gì tiềm ẩn (đau bụng kinh nguyên phát). Ở phụ nữ lớn tuổi, đau bụng kinh thường do các vấn đề tiềm ẩn như u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, hoặc lạc nội mạc tử cung (đau bụng kinh thứ phát). Chứng bệnh này phổ biến với những phụ nữ bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, có kinh trước mười hai tuổi, hoặc những người có trọng lượng cơ thể thấp…

Điều trị đau bụng kinh?

Điều trị đau bụng kinh nguyên phát:

Mục đích của điều trị đau bụng kinh nguyên phát là giảm đau. Nếu bạn bị đau bụng kinh nhẹ, có thể giảm đau bằng cách sử dụng thuốc acetaminophen, aspirin hoặc thuốc giảm đau khác như ibuprofen hoặc naproxen . Để giảm đau, tốt nhất bạn nên uống những loại thuốc này ngay từ khi bắt đầu thấy cơn đau hoặc ra kinh nguyệt.

Chườm ấm bụng dưới, lưng hoặc tắm nước ấm cũng có thể giúp giảm đau

Điều trị đau bụng kinh nguyên phát: 1

Chườm ấm hoặc tắm ấm là một trong những cách giúp giảm đau bụng kinh

Nước gừng hoặc nước bạc hà là những loại nước có thể làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Để giảm đau bạn cũng nên:

  • Nghỉ ngơi khi cần thiết, ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Tránh các loại thực phẩm có chứa cafein và muối
  • Không sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu
  • Massage lưng và bụng dưới

Thực tế cho thấy, những phụ nữ tập thể dục thường xuyên ít đau bụng kinh hơn. Vì vậy, hãy duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa và giảm mức độ của đau bụng kinh.

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng đau bụng kinh không thuyên giảm, bạn hãy tới bác sĩ để được giúp đỡ. Sử dụng thuốc tránh thai có thể giảm tình trạng đau bụng kinh, tuy nhiên chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Điều trị đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là tình trạng đau bụng kinh sảy ra do bạn gặp một số vấn đề trong các cơ quan sinh sản. Một số nguyên nhân có thể gây ra đau bụng trong kỳ kinh như:

  • Lạc nội mạc tử cung là tình trạng trong đó mô lót tử cung (nội mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bắt đầu trong tử cung và có thể lan sang các cơ quan sinh sản khác.
  • Hẹp cổ tử cung: có thể do sẹo hay tình trạng thiếu estrogen sau thời kỳ mãn kinh
  • U xơ tử cung…

Với trường hợp đau bụng kinh thứ phát, việc điều trị phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Nếu bạn bị đau bụng kinh nặng, bất thường, hoặc kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, hãy tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Đau bụng kinh, bất kể nguyên nhân gì đều có thể được điều trị, vì vậy điều quan trọng là phải được kiểm tra kịp thời.

Điều trị đau bụng kinh thứ phát bạn có thể được chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp cuối cùng bác sĩ nghĩ tới. Phương pháp này khuyến cáo không áp dùng cho các trường hợp vẫn muốn có con. Các dạng phẫu thuật có thể được dùng như:

– Phẫu thuật loại bỏ nội mạc tử cung: Là phẫu thuật loại bỏ phá hủy nội mạc tử cung – niêm mạc của tử cung sau khi cắt bỏ đa số phụ nữ sẽ dừng kinh. Một số trường hợp vẫn có thể mang thai nhưng kết thúc là việc sẩy thai do phần niêm mạc tử cung đã bị hư hỏng. Chính vì vậy trước khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần được tư vấn và cân nhắc kỹ vì sau khi loại bỏ nội mạc tử cung sẽ không thể có con được nữa.

– Phẫu thuật loại bỏ Polyp tử cung: Sau khi tiến hành thăm khám, soi cổ tử cung hoặc tiến hành nong và nạo tử cung để lấy mẫu xét nghiệm. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ polyp tử cung – nguyên nhân làm kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

– Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: là phương pháp loại bỏ 1 phần hay hoàn toàn tử cung. Sau khi tiến hành phẫu thuật loại bỏ tử cung người bệnh mất hoàn toàn khả năng làm mẹ.

  • Cắt bỏ bán phần: là phương pháp cắt bỏ gần như hoàn toàn nhưng vẫn giữ nguyên vẹn cổ tử cung
  • Cắt bỏ hoàn toàn: cắt bỏ tất cả tử cung, vòi trứng, buồng trứng

Ngoài các phương pháp điều trị trên còn có thể dùng phương pháp châm cứu hoặc điện kích thích thần kinh qua da.

Điều trị đau bụng kinh và các hội chứng tiền kinh nguyệt từ cây Vitex

Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)” Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

Xem thêm:

]]>
https://hregulator.net/cach-chua-dau-bung-kinh-nguyet-hieu-qua-1938/feed/ 0
Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau nhanh nhất? https://hregulator.net/an-gi-de-giam-dau-bung-kinh-nhanh-nhat-1829/ https://hregulator.net/an-gi-de-giam-dau-bung-kinh-nhanh-nhat-1829/#respond Fri, 20 Apr 2018 07:29:30 +0000 https://hregulator.net/?p=1829 Đau bụng kinh là hiện tượng xảy ra ở hầu hết chị em phụ nữ, có những người chỉ bị những cơn đau nhẹ âm ỉ nhưng có những chị em bị hành hạ bởi những cơn đau dữ dội kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, sốt,… Bên cạnh phương pháp giảm đau bụng kinh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp xoa dịu những cơn đau hiệu quả. Cùng tìm hiểu đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau?

Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau nhanh nhất? 1

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh trong giai đoạn kinh nguyệt hay còn được gọi là thống kinh, là tình trạng đau vùng bụng dưới rốn trước, trong và sau kỳ kinh từ 1 – 3 ngày. Hiện tượng này gặp khá phổ biến ở chị em, có người chỉ bị những cơn đau âm ỉ nhưng có người đau quằn quại vật vã đến mức ngất đi và phải sử dụng thuốc giảm đau.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp do:

  • Bệnh lạc nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di chuyển những vị trí khác trong cơ thể gây ra những cơn đau dữ dội, đau co thắt kéo dài khiến chị em rất khó chịu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới vô sinh.
  • Bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm tiểu khung, nhân xơ tử cung hoặc đặt dụng cụ tránh thai không thành công là một trong những lý do dẫn tới đau bụng kinh
  • Tử cung dị dạng: Tử cung của một số chị em phát triển không bình thường khiến việc lưu thông máu cung cấp cho tử cung gặp nhiều khó khăn từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu và oxy tại khu vực này gây ra tình trạng đau bụng kinh.
  • Vị trí tử cung ngả ra phía trước hoặc phía sau không giống với vị trí bình thường gây trở ngại cho việc lưu thông kinh nguyệt dẫn tới đau bụng kinh âm ỉ.
  • Ống cổ tử cung quá hẹp : Điều này khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh để tống máu ra ngoài nên gây đau bụng khi hành kinh. Từ đó, dẫn tới đau bụng kinh.
  • Tử cung co thắt quá độ: Một số chị em gặp phải tình trạng tử cung co thắt quá độ khiến cơn đau kéo dài hơn so với chị em có tử cung bình thường
  • Nội tiết tố: Sự gia tăng của progesterone, khi nội mạc cổ tự cung và hàm lượng prostaglandin trong máu khi tăng lên và tác động đến các cơ vùng tử cung, khiến chúng co lại và gây đau.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác dẫn tới đau bụng kinh như ăn uống thiếu chất, stress, căng thẳng kéo dài, làm việc nặng nhọc, thể dục quá sức, do di truyền, để cơ thể bị lạnh,…

Bên cạnh việc cải thiện tình trạng đau bụng kinh, chị em thắc mắc đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau. Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em khác. Vì vậy, chúng tôi gợi ý những thực phẩm giúp chị em bổ sung trong những ngày hành kinh để kỳ kinh nguyệt trôi qua một cách êm ả.

Ăn gì khi bị đau bụng kinh giúp giảm đau?

Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh

Các loại rau củ nhiều chất xơ: Như cần tây, cải bó xôi, củ cải trắng có thể bù vào lượng máu thiếu hụt hàng tháng khi tới ngày đèn đỏ. Bổ sung rau củ không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết mà làm cho cơ thể được thư giãn, đỡ nhức mỏi hơn.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh 1

Cải bó xôi

Các loại cây họ đậu: Khi có kinh nguyệt, sự bong tróc của niêm mạc tử cung khiến cơ thể bị mất một lượng sắt và magie lớn. Khi thiếu hụt hai chất này khiến cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn, do đó sử dụng cây họ đậu là cách đơn giản giúp cơ thể bổ sung hai chất này. Các loại đậu nên dùng như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,…

Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh 2

Sữa chua: Theo kết quả của một số nghiên cứu khoa học, canxi có tác dụng làm giảm sự co bóp của tử cung gây nên những cơn đau bụng kinh. Vì vậy, chị em nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày tương đương với khoảng 120-240 gam canxi, sẽ giảm được 30% các cơn đau bụng kinh.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh 3

Cá hồi: Có chứa nhiều vitamin D có thể hạn chế cơn đau bụng kinh trong chu kì kinh nguyệt. Bạn nên ăn 100g cá hồi mỗi ngày giúp cung cấp cho cơ thể lượng vitamin D, canxi, axit béo omega-3 cần thiết giúp giảm sự khó chịu do đau bụng kinh gây nên.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh 4

Hàu: Đây là loại hải sản giàu chất sắt, omega-3 giúp cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra suôn sẻ. 100g hàu tương đương với 1000mg omega-3, sẽ giúp hạn chế sự co bóp của tử cung, giảm đau bụng trong chu kỳ.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh 5

Gừng: Là gia vị được sử dụng khá rộng rãi và được nhiều chị em dùng chữa đau bụng kinh. Vị cay nồng của gừng có tác dụng chống các cơn co thắt, do đó bạn có thể bổ sung gừng tươi vào các món ăn hàng ngày hoặc uống nước ấm có thêm vài lát gừng giúp bạn giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh 6

Socola đen: Bạn có thể lựa chọn socola đen để nhâm nhi trong ngày đèn đỏ vì chúng có chứa chất oxy hóa rất tốt đối với cơ thể. Sử dụng vài thanh socola đen trong những ngày này giúp tâm trạng vui vẻ hơn, thư giãn cơ thể và giảm cơn đau kéo đến. Bạn nên chọn loại socola đen ít đường vì dùng loại nhiều đường khiến chúng phản tác dụng ngược lại.

Một số hoa quả giúp giảm đau bụng kinh

Quả bơ: Là lựa chọn tiêu biểu giúp chị em giảm đau bụng kinh, nửa trái bơ mỗi ngày giúp bạn cung cấp đủ omega 3 cần thiết giúp vượt qua cơn đau bụng kinh khó chịu

Một số hoa quả giúp giảm đau bụng kinh 1

Chuối: Chứa nhiều kali và vitamin B6 có tác dụng  giảm khả năng giữ nước và chống co thắt cải thiện cơn đau bụng kinh. Bạn có thể trộn chuối với sữa chua vừa tạo thành món ăn giúp đẹp da vừa tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.

Một số hoa quả giúp giảm đau bụng kinh 2

Hạt hướng dương: Chứa nhiều vitamin B6 và khoáng chất chống co thắt như kẽm, magie, hạt hướng dương được xem như loại hạt cứu cánh cho tình trạng đau bụng kinh.

Một số hoa quả giúp giảm đau bụng kinh 3

Dứa: Sử dụng nước ép dứa cùng táo, cam, cà rốt trong những ngày đèn đỏ vừa là đồ uống bổ dưỡng vừa tốt cho sức khỏe. Trong dứa có chứa hoạt chất bromelain có khả năng giảm cơn đau bụng đồng thời có tác dụng chống viêm, thúc đẩy tiêu hóa tốt và ngăn ngừa các tế bào ung thư.

Một số hoa quả giúp giảm đau bụng kinh 4

Đồ uống cải thiện đau bụng kinh

Nước ấm: Với cơn đau nhức vùng bụng kéo tới thì một cốc nước ấm khiến bạn dễ chịu ngay lập tức. Nên bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể giúp đẹp da đồng thời loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể đồng thời giúp giảm đau bụng kinh hữu hiệu.

Trà xanh: Cà phê là thức uống nên tránh trong những ngày hành kinh, thay vào đó bạn có thể sử dụng trà xanh để giúp tâm trạng bớt căng thẳng hơn. Trà xanh có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, giảm đầy hơi, tăng cường chống oxy hóa.

Đồ uống cải thiện đau bụng kinh 1

Món ăn ngon giúp cải thiện đau bụng kinh

Tình trạng đau bụng kinh khiến chị em rất mệt mỏi và khó chịu, để chị em có một kỳ “đèn đỏ” êm ả, hạn chế đau bụng kinh giới thiệu một số món ăn bổ dưỡng:

1. Gừng tươi nấu táo đỏ

Táo đỏ: 100g

Gừng tươi : 30g

Rửa sạch táo đỏ và gừng tươi, thái miếng cho vào đun to lửa cùng với hạt tiêu, gia vị đủ dùng. Để sôi trong vòng 30 phút, dùng trước khi tới kỳ kinh tầm 3 ngày.

Côngdụng: Táo đỏ có chứa các chất canxi, photpho, cabohydrat… Thì củ gừng có nhiều kali . Món ăn này có công dụng giúp bạn nữ giữ ấm cơ thể, giải độc, điều khí huyết, giảm mỡ trong máu tránh đau bụng kinh.

2. Ngải cứu

  • Lá ngải cứu 150g
  • Gừng 3g
  • Trứng gà 2 quả

Lá ngải cứu rửa sạch thái nhỏ, gững giã nhỏ sau đó cho hết vào bát và đập 2 quả trứng thêm gia vị đủ dùng. Có thể xào với dầu thực vật ăn ngày 1 lần vào 3 ngày liền trước kỳ hành kinh. Có công dụng giảm đau tức bụng dưới, điều hòa kinh nguyệt, có tác dụng trị chứng kinh màu đỏ tím sẫm hay máu kinh bầm đen.

3. Thịt lợn xào tỏi

  • Thịt thăn 300g
  • Tỏi 150g
  • Gia vị đủ dùng

Món ăn này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh đặc biệt là những người bị đau bụng kinh do hàn khí trong cơ thể.

4. Trứng gà nấu ích mẫu

  • Trứng gà 2 quả
  • Ích mẫu 20g

Đun sôi tứng gà với ích mẫu, sau khi trứng chín mang ra bóc rồi lại bỏ vào nồi đun với ích mẫu. Ăn cả trứng và nước, trứng gà có chứa nhiều protein, vitamin A giúp bổ sung dinh dưỡng trong cơ thể bị thiếu trong hành kinh, trong khi ích mẫu có công dụng điều kinh, thanh nhiệt và giải độc.

Xem thêm:

Làm gì để đau bụng kinh không tái phát?

Để tình trạng đau bụng kinh không kéo dài và tái phát chị em cần lưu ý một số điều dưới đây:

Hạn chế tiếp xúc lạnh

Trong kỳ kinh nguyệt nên tắm bằng nước ấm, tránh dùng nước lạnh. Vì nước ấm có công dụng giúp máu lưu thông dễ dàng, cơ bắp được thư giãn cũng như giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh. Không nên tăm hoặc ngâm mình trong nước lạnh khiến tử cung bị kích thích gây co bóp mạnh và là nguyên nhân khiến đau bụng kinh.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Cần vệ sinh hàng ngày đặc biệt là trong suốt thời kỳ kinh nguyệt. Cách đơn giản là vệ sinh vùng kín với nước ấm có pha muối loãng hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ để sát khuẩn và ngăn chặn đau bụng kinh tái phát.

Ăn uống hợp lý

Bổ sung các thực phẩm như rau xanh, các loại đậu, trái cây giàu vitamin,…Tránh dùng nhiều thực phẩm chiên rán, các thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng vừa khiến táo bón và làm tăng tình trạng đau bụng kinh. Không nên sử dụng đồ uống có ga, các chất kích thích như cafe, thuốc lá vì chúng dễ gây rối loạn nội tiết khiến chị em bị đau bụng kinh trong chu kỳ.

Vận động và nghỉ ngơi khoa học

Nên hạn chế các môn thể thao mạnh trong chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế làm việc quá sức. Nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe

Tinh thần thoải mái, tránh xa stress

Nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng hay dùng các thiết bị điện tử nhiều. Ngủ đúng giờ, đủ giấc để hạn chế đau bụng kinh “ghé thăm”.

Bên cạnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp, để giảm đau bụng kinh an toàn và hiệu quả chị em sử dụng phương pháp cải thiện có nguồn gốc từ thiên nhiên.  PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

]]>
https://hregulator.net/an-gi-de-giam-dau-bung-kinh-nhanh-nhat-1829/feed/ 0
Đau bụng kinh phải làm sao hết? https://hregulator.net/8-cach-giup-ban-het-dau-bung-kinh-1744/ https://hregulator.net/8-cach-giup-ban-het-dau-bung-kinh-1744/#respond Thu, 12 Apr 2018 03:13:23 +0000 https://hregulator.net/?p=1744 Hỏi:

Em là Nguyễn Thị Huyền Trang, 21 tuổi hiện đang sinh sống và học tập tại Đà Nẵng. Em thường xuyên bị đau bụng kinh, cơn đau trước ngày có kinh nguyệt 1 – 2 ngày và đau sau đó 2 ngày nữa. Đau bụng âm ỉ kèm chướng bụng, tay chân bủn rủn khiến em rất mệt mỏi. Nhiều lúc em không thể làm gì được vì đau và khó chịu nên phải nằm nghỉ ngơi. Cho em hỏi khi bị đau bụng kinh phải làm sao? Làm gì để giảm bớt đau bụng kinh? Em xin cảm ơn!

Đau bụng kinh phải làm sao hết? 1

Trả lời:

Chào bạn Trang!

Những thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý bình thường gặp ở phần lớn chị em. Đây là triệu chứng bệnh khó chịu gặp ở nữ giới khiến nhiều chị em gặp phiền toái trong sinh hoạt, công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, một số trường hợp đau bụng kinh là dấu hiệu của những bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.

Đau bụng kinh thường kèm theo các dấu hiệu như đau tức bụng dưới, đau thắt lưng, cảm giác bụng đầy hơi, nôn, tay chân lạnh, người bủn rủn,…Tùy từng người mà có những triệu chứng khác nhau, với những người bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ thường không quan tâm lắm tới  chứng bệnh này nhưng những người bị đau bụng kinh dữ dội, đau quằn quại thì lại ảnh hưởng khá lớn.

Nguyên nhân đau bụng kinh được chia làm 2 nhóm: Đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Với trường hợp đau bụng kinh nguyên phát do sự co thắt quá độ của các cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc do cổ tử quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường. Với nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát là do chị em đang mắc phải bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,.. Nguyên nhân khác như đặt vòng tránhthai, tâm lý bị stress, hoặc do hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt tăng cao…

Phải làm gì để hết đau bụng kinh?

Với trường hợp đau bụng kinh thứ phát, nguyên nhân do các bệnh lý phụ khoa gây nên bạn cần tới trung tâm y tế để thăm khám cũng như có biện pháp điều trị hợp lý nhất. Với đau bụng kinh nguyên phát, có thể dùng một số mẹo dưới đây để giảm đau một cách hiệu quả:

 Chườm ấm

 Chườm ấm 1

Để giảm đau bụng kinh bạn có thể dùng chai hoặc túi nước ấm để chườm bụng giúp giảm phần nào cơn đau đang hành hạ bạn. Cần lưu ý không nên dùng nước quá nóng vì có thể gây bỏng da. Ngoài ra,, chị em cũng có thể tắm bằng nước ấm, cho thêm chút muối vào nước tắm cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Massage vùng bụng dưới

Massage nhẹ nhàng giúp cơ bụng giãn ra, giảm co thắt đột ngột từ đó giúp giảm cơn đau bụng kinh. Massage nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn, làm như vậy cho tới khi cơn đau giảm rõ rệt.

Tập yoga

Với những phụ nữ thường xuyên tập thể dục đặc biệt là bộ môn yoga có thể cải thiện tình trạng đau bụng kinh hoặc làm giảm bớt tình trạng đau một cách hiệu quả. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của các chuyên gia yoga về bài tập hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn không nên ăn nhiều tinh bột, chất béo và các thực phẩm chế biến sẵn khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn gây đau bụng dữ dội. Không uống cà phê, chè, các đồ uống chứa caffein.

Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, B6, E, Magie, Kali, Canxi,…Magie giúp giãn cơ trơn tử cung làm giảm đau bụng kinh. Hạt vừng, rau bina, hải sản chứa nhiều kẽm giúp làm dịu các cơn đau,…

Bổ sung thịt bò, sữa trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 tuần vì 2 loại thực phẩm này giàu canxi giúp làm giảm lượng acid arachidonic hạn chế cơn đau.

Ăn nhiều chuối, nho khô, nước cam vì chúng chứa nhiều kali, bổ sung kali trong thời kỳ kinh nguyệt giúp giảm đau bụng kinh do cơ trơn co bóp thường xuyên.

Xem thêm:

Dùng gừng

Dùng gừng 1

Gừng tươi giã nhỏ xop bóp đều vào chỗ đau trong khoảng 15 phút, độ  nóng từ gừng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Uống trà gừng cũng là một giải pháp không tồi.

Dùng củ tỏi khô

Tỏi có nhiều tác dụng chữa nhiều bệnh nguy hiểm bên cạnh đó còn có tác dụng chữa đau bụng kinh cực nhanh chỉ ngay sau khi ăn 30 phút – 1 tiếng là có tác dụng rõ rệt. Vài nhánh tỏi đập nhỏ phi vàng sau đó để nguội ăn với cơm, thực hiện ngày 2 lần giúp giảm đau bụng kinh hoàn toàn.

Bài thuốc trứng gà + ngải cứu

Không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà trứng gà +ngải cứu còn có tác dụng giảm đau bụng kinh rõ rệt. Cách làm như sau:  Trứng gà chị em luộc chín, để nguội bóc sạch vỏ. Ngải cứu rửa sạch, sau đó cho cả ngải cứu và trứng gà nồi nước đun cho thêm gia vị đến khi chín gần cạn hết nước là có thể đem ra thưởng thức.

Nghệ vàng

Nghệ vàng 1

Nghệ tươi đặc biệt là nghệ vàng có thể giúp lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, làm ấm… từ đó có thể giảm đau bụng kinh hiệu quả. Cách làm như sau:

Củ nghệ tươi gọt vỏ, nghiền thành bột, tán mịn trộn với mật ong sau đó uống dần. Ngoài ra, dùng nghệ để chế biến các món như thịt rang nghệ, cá kho nghệ,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp bạn gặp phải những vấn đề bất thường về đau bụng kinh như:

  • Đau bụng nhiều
  • Đau bụng thậm chí khi chu kỳ kinh nguyệt đã quá
  • Ra máu bất thường giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu nhiều và lâu hơn thường lệ
  • Chảy dịch bất thường từ âm đạo đặc biệt có mùi hôi
  • Sốt

Cần gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và cải thiện tình trạng khi gặp phải những dấu hiệu bất thường trên. Đồng thời không được tự ý dùng thuốc mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của bạn, chúc bạn và gia đình sức khỏe.

Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)” Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh an toàn và hiệu quả, chị em dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ dịch chiết quả Vitex.

PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

]]>
https://hregulator.net/8-cach-giup-ban-het-dau-bung-kinh-1744/feed/ 0
Đau bụng kinh là gì? Tổng hợp cách giảm đau bụng kinh tại nhà https://hregulator.net/dau-bung-kinh-nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-bung-kinh-1519/ https://hregulator.net/dau-bung-kinh-nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-bung-kinh-1519/#respond Wed, 04 Apr 2018 02:17:01 +0000 https://hregulator.net/?p=1519 Đau bụng kinh (đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt) là triệu chứng gặp khá phổ biến ở chị em phụ nữ không những gây ra những cơn đau quằn quại mà còn ảnh hưởng tới tâm lý. Không phải chị em nào cũng bị đau bụng kinh nhưng nếu đã bị thì rất đau, quặn thắt ở vùng bụng khiến cơ thể rất khó chịu. Cùng trang bị cho mình những kiến thức về hiện tượng này và có phương pháp xử trí khi gặp tình trạng này nhé.

Đau bụng kinh là gì? Tổng hợp cách giảm đau bụng kinh tại nhà 1

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng đau trong thời kì kinh nguyệt. Đau bụng kinh bắt đầu khoảng thời gian kinh nguyệt bắt đầu, các dấu hiệu thường kéo dài ít nhất 3 ngày. Những cơn đau là ở khung chậu hoặc bụng dưới kèm theo đó là một số triệu chứng khác như đau lưng, tiêu chảy, buồn nôn.

Với phụ nữ trẻ đau bụng kinh thường xảy ra mà không có vấn đề tiềm ẩn sức khỏe nhưng đối với phụ nữ lớn tuổi hơn đau bụng kinh thường là do một số vấn đề tiềm ẩn như u xơ tử cung, nội mạc trong tử cung, lạc nội mạc tử cung,…Tình trạng đau bụng kinh thường phổ biến ở những phụ nữ bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, người có trọng lượng cơ thể thấp hoặc những người có kinh trước mười hai tuổi.

Đau bụng kinh ít xảy ra thường xuyên hơn ở những người tập thể dục thường xuyên và những người có con sớm. Đau bụng kinh ước tính xảy ra ở 20 – 90% phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Đây là chứng rối loạn thường gặp nhất. Đau bụng kinh khiến chị em phụ nữ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng mà nếu không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em đặc biệt là sức khỏe sinh sản gây hiếm muộn vô sinh ở nữ giới.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng gặp khá phổ biến ở chị em phụ nữ gây đau vùng bụng dưới, vùng thắt lưng bị đau trước trong và sau thời kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên:

Không do bệnh lý:

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp trong thời kỳ kinh nguyệt như ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng, uống ít nước,…là những nguyên nhân thường gặp
  • Vận động mạnh: Khi phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt chạy nhảy hoặc làm việc nặng,… có thể gây ra đau bụng kinh. Vì vậy, trong thời kỳ này chị em phụ nữ cần nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cho cơ thể là những phương pháp tránh hiện tượng đau bụng kinh hiệu quả.
  • Ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh
  • Do di truyền: Một số chị em bị đau bụng kinh là do người mẹ trước đó cũng bị đau bụng kinh
  • Do yếu tố nội tiết: Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt có liên quan tới sự gia tăng của progesterone. Khi nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, tác động đến cơ tử cung nên thường gây đau bụng kinh.
  • Yếu tố môi trường cũng là yếu tố gây ra tình trạng đau bụng kinh ở chị em phụ nữ
  • Đau bụng kinh xuất hiện ở những người có kinh nguyệt lần đầu, do áp lực tâm lý quá lớn, ngồi lâu khiến tuần hoàn máu kém, máu kinh không lưu thông được, những người thích ăn đồ lạnh,… dẫn tới đau bụng kinh.
  • Đặt vòng tránh thai có thể gây ra những cơn đau bụng kinh hành hạ bạn
  • Do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài thường gây đau bụng kinh.
  • Tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt do đó gây ra hiện tượng đau bụng kinh
  • Tử cung có cấu tạo bất thường như tử cung phát triển không tốt, vị trí của tử cung không bình thường, tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu kinh và gây ra đau bụng kinh nguyệt.

Đau bụng kinh do bệnh lý

Đau bụng kinh ở chị em phụ nữ còn bắt nguồn ở một số bệnh phụ khoa ví dụ như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u  nang buồng trứng,…

U xơ tử cung: Đây là khối u lành tính, thường có thể bị teo đi sau khi sinh hoặc khi bạn ở độ tuổi mãn kinh. Nhưng nếu bạn đang ở độ tuổi sinh sản mắc u xơ tử cung có thể gây ra triệu chứn khó chịu như đau bụng dưới dữ dội, tiểu rắt, táo bón, ra nhiều máu trong kỳ đèn đỏ khiến cơ thể rất mệt mỏi. Phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, sinh non,…

Hẹp cổ tử cung: Bệnh gây nên có thể do bẩm sinh hoặc do cổ tử cung bị viêm, dính sau nạo hút thai,… Khi cổ tử cung hẹp trong ngày “đèn đỏ” thường xuất hiện những cơn đau bụng từ nhẹ tới nặng. Người bệnh có thể bị chậm kinh hoặc khó có thai do tinh trùng bị cản trở không thể di chuyển vào buồng tử cung.

Viêm vòi trứng: Viêm do u nang buồng trứng hoặc accs chứng viêm nhiễm khác. Trong thời kỳ rụng trứng bệnh khiến trứng khó di chuyển qua vòi trứng gây nên những cơn đau bụng kinh.

Ung thư cổ tử cung: Bệnh gây ra các triệu chứng như đau vùng chậu, vùng dưới rốn thỉnh thoảng đau bụng kinh dữ dội, tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo bất thường, đau mỗi khi giao hợp.

Viêm vùng chậu mạn tính: Triệu chứng gây đau bụng dữ dội trong kì “đèn đỏ”, bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc có thể do u nang bị nhiễm trùng.

Lạc nội mạc tử cung: Một số người khi mắc bệnh này sẽ không có biểu hiện gì khác lạ, một số người thì lại phải đối mặt với cơn đau bụng kinh dữ dội đi kèm cùng các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay run rẩy…

Xem thêm:

Giảm đau bụng kinh bằng chế độ ăn uống

Khi bị đau bụng kinh một chế độ ăn uống phù hợp giúp bạn cải thiện tình trạng và giảm đau hiệu quả. Vậy chế độ ăn như thế nào? Dưới đây là những thực phẩm nên sử dụng để cải thiện tình trạng:

  • Chọn thực phẩm dễ tiêu, nhiều vitamin A hoặc chất xơ, các loại rau xanh như súp lơ, cải bắp, các loại trái cây,… Thực đơn hàng ngày nên ưu tiên những thực phẩm có tính ấm như trứng gà, thịt dê, mộc nhĩ, gừng, thịt lợn,…
  • Tránh thực phẩm, gia vị có tính axit, lạnh, cay
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (2 lít/ngày), nước giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và giảm triệu chứng đau bụng kinh.
  • Tránh xa chất kích thích như rượu bia, cà phê, chè, thuốc lá,…
  • Có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập thường xuyên, tập thể dục thể thao hợp lý giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
  • Tránh làm việc nặng hoặc ngồi lâu một chỗ, thay vào đó bạn nên có những bài tập hàng ngày như yoga nhẹ nhàng giúp lưu thông máu và cải thiện sức khỏe.
  • Nước ấm pha thêm muối khi tắm hoặc vệ sinh vùng kín giúp thư giãn cơ bắp, giảm tình trạng đau bụng kinh
  • Tinh thần có vai trò quan trọng, cần giữ tinh thần luôn lạc quan vui vẻ

Phương pháp chữa đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Chườm ấm dưới bụng

Chườm ấm dưới bụng 1

Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Lưu ý, tránh dùng nước quá nóng có thể gây bỏng. Đây là phương pháp giảm đau hiệu quả trong những ngày “đèn đỏ” vì nước ấm khiến tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông dễ dàng làm các cơn đau dịu lại.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm 1

Nhiệt giúp cơ thể giảm đau bụng kinh, bên cạnh đó tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn về thể chất và tinh thần. Bạn đổ nước ấm đầy bồn, thêm chút muối, 2 – 3 thìa gừng giã nhỏ giúp bạn thư giãn hiệu quả.

Để tăng hiệu quả giảm đau bạn có thể nhỏ vào bồn tắm một số loại tinh dầu như oải hương, khuynh diệp,…

Massage bụng

Massage bụng 1

Massage nhẹ nhàng giúp cơn đau bụng của bạn giãn ra, giảm sự co thắt đột ngột (đây là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh). Cách thực hiện như sau:

  • Đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng và bắt đầu vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng. Thực hiện 30 lần.
  • Đặt ngón trỏ và ngón giữ của cả 2 bàn tay ngay trên rốn, ấn xuống bụng. Vẽ một hình trái tim, di chuyển lên trên, sang ngang và xuống dưới, kết thúc hình trái tim ngay bên dưới rốn. Sau đó, di chuyển ngón tay trở lại phía trên. Lặp lại 20-30 lần.
  • Áp bàn tay vào lưng, phía dưới xương sườn. Bắt đầu di chuyển bàn tay xuống dưới, kèm theo chút ấn nhẹ, cho tới khi bạn tới vị trí xương cụt. Lặp lại khoảng 30 lần.
  • Xoa phần bụng dưới bằng cả 2 tay khoảng 30 lần.
  • Xoa bóp bụng bằng nắm tay trong khoảng 30 giây.

Để massage có tác dụng tốt hơn bạn có thể sử dụng thêm một số loại tinh dầu kể trên.

Ngủ đúng giờ và ngon giấc

Ngủ đúng giờ và ngon giấc 1

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, với một giấc ngủ ngon trong những ngày “đèn đỏ” giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Nhưng thật không dễ dàng để có một giấc ngủ ngon trong những ngày này, gợi ý cho bạn nên nằm ngủ theo tư thế bào thai, như khi bạn còn trong bụng mẹ. Tư thế này giúp giãn cơ quanh bụng và giảm đau. Hơn thế, hai chân bạn co lại và vì vậy, có thể giảm nguy cơ máu kinh bị rò rỉ ra ngoài.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Cung cấp đủ nước cho cơ thể 1

Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp bạn tránh được cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Lưu ý, thay vì uống nước lạnh bạn nên uống nước ấm hoặc nóng. Trường hợp bạn không thích uống nước thử ăn trái cây và rau như dưa chuột, xà lách, dưa hấu, lê,…

Gia vị, thảo mộc

Một số loại gia vị hoặc thảo mộc có tác dụng rất tốt trong những ngày bạn bị đau bụng kinh chẳng hạn như:

  • Hạt thì là: Hạt thì là thực sự có tác dụng giảm đau bụng kinh nhưng chúng làm cho máu kinh ra nhiều hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng hạt thì là trong bữa tối.
  • Gừng: Ngược lại, gừng có tác dụng giảm ra máu. Nó có thể cải thiện tâm trạng và làm các triệu chứng về mặt thể chất dịu hơn.
  • Quế: Loại gia vị phổ biến này có tác dụng giảm đau, giúp bạn mất ít máu hơn và loại bỏ cảm giác buồn nôn.

Gia vị, thảo mộc 1

Gừng có tác dụng giảm đau khi bị đau bụng kinh

Tập thể dục

Tập thể dục 1

 

Nhiều chị em có suy nghĩ tới phòng tập trong ngày đèn đỏ là có hại. Tuy nhiên, việc tập luyện sẽ giúp tăng hàm lượng endorphins trong cơ thể, làm dịu cảm giác đau, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.

Theo các chuyên gia, một số môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, tập yoga, trượt băng là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, tập luyện còn giúp cơ thể khỏe mạnh, cân đối, trái tim khỏe mạnh.

Chữa đau bụng kinh từ bài thuốc trứng gà và ngải cứu

Bài thuốc trứng gà và ngải cứu không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc chữa đau bụng kinh cho chị em khi đến ngày “đèn đỏ”.

Chữa đau bụng kinh từ bài thuốc trứng gà và ngải cứu 1

Cách làm như sau:

Trứng gà luộc chín, để nguội bóc sạch vỏ, ngải cứu rửa sạch. Sau đó, cho cả ngải cứu và trứng gà vào nồi nước đun và cho thêm gia vị đến khi chín gần cạn hết nước đem ra thưởng thức.

Nhiều chị em cứ tới kỳ kinh nguyệt là bị đau bụng kinh mà khi sử dụng những mẹo dân gian đều không có hiệu quả. Chị em có thể sử dụng giải pháp an toàn và hiệu quả có nguồn gốc từ thiên nhiên. PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

]]>
https://hregulator.net/dau-bung-kinh-nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-bung-kinh-1519/feed/ 0