Đau bụng trước hành kinh hay còn gọi là hiện tượng tiền kinh nguyệt, tình trạng này khá phổ biến ở bạn gái tuổi dậy thì và giảm xuống đáng kể ở phụ nữ đã lập gia đình. Chị em thường cảm thấy đau bụng trước vài ngày tới 1 tuần khi bị hành kinh và chấm dứt khi ra máu kinh. Đối với nhiều người đây là hiện tượng bình thường nhưng đối với một số người lại là những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bệnh lý. Vậy đau bụng trước hành kinh 1 tuần phải làm sao?
Đau bụng kinh do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng kinh, việc xác định rõ nguyên nhân dẫn tới đau bụng trước hành kinh giúp chị em có biện pháp xử trí tốt nhất.
Đau bụng kinh được chia làm 2 nguyên nhân chính: Do bệnh lý hoặc không do bệnh lý gây nên
Đau bụng kinh không phải bệnh lý
Tử cung co thắt quá độ: Trước kỳ hành kinh, tử cung co thắt để đẩy máu kinh ra ngoài rất cần thiết, nhưng đối với một số người tình trạng co thắt xảy ra quá mạnh mẽ khiến chị em có cảm giác đau nhói thậm chí đau quặn thành từng cơn
Hàm lượng Prostaglandin tăng cao : thực nghiệm cho thấy, hàm lượng chất Prostaglandin có trong nội mạc tử cung và trong máu kinh nguyệt của nữ giới càng cao khiến cơn đau càng dai dẳng và khó chịu hơn rất nhiều, nguyên nhân này thuộc về cơ địa của từng người.
Đau bụng kinh do bệnh lý
Đau bụng kinh ở trường hợp này có nguồn gốc từ bệnh lý nào đó của cơ thể. Đối với những trường hợp này cần điều trị bệnh lý tận gốc mới giảm thiểu những cơn đau bụng.
Lạc nội mạc tử cung: Bệnh lý lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau quặn bụng dữ dội. Bệnh lý lạc nội mạc tử cung khiến hàm lượng chất Prostaglandin tăng rất cao trong huyết thanh và khoang bụng của người bệnh.
Cấu tạo tử cung bất thường: Tử cung nữ gới bị nhỏ hoặc miệng cổ tử cung quá hẹp khiến máu kinh khó thoát ra ngoài. Tình trạng này thường gặp ở bạn gái có kinh nguyệt lần đầu, miệng cổ tử cung còn chưa có lỗ thoát nên gây đau bụng mà không thấy hành kinh.
Vật thể lạ trong tử cung: Chẳng hạn như vòng tránh thai, cấy vòng tránh thải bị sa vòng hoặc không chuẩn có thẻ gây đau bụng dữ dội trước ngày kinh ở nữ giới.
Đau bụng kinh do các bệnh lý khác như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, u nang cơ tử cung gây đau bụng trước trong thời kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm:
Đau bụng kinh nên làm gì để giảm đau?
8 cách giúp chị em giảm đau bụng kinh
Đau bụng trước hành kinh 1 tuần là bị làm sao?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng trước hành kinh, mức độ đau cũng được phân chia làm nhiều mức độ:
- Đau nhẹ
- Đau trung bình
- Đau nặng
Mức độ đau nhẹ
Cơn đau thoáng qua, không dữ dội nhưng có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cơn đau chấm dứt khi máu kinh xuất hiện. Nguyên nhân hiện tượng đau trước kỳ kinh nguyệt do cơ địa của từng người, tâm lý lo sợ đặc biệt là ở những bạn đang ở độ tuổi dậy thì tâm lý chưa ổn định. Trường hợp này không cần uống thuốc giảm đau vì cơn đau sẽ tự hết và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
Chị em cần lưu ý, nghỉ ngơi hợp lý tránh dùng chất kích thích và không nên quá lo lắng về cơn đau xảy ra.
Mức độ trung bình
Chị em thường thấy những cơn đau âm ỉ, tức vùng ngực, đau lưng và cảm thấy rất mệt mỏi. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên như:
- Tình trạng căng thẳng, trầm cảm, hưng ohấn quá khiến cổ tử cung co thắt quá mức hoặc không bình thường khiến máu không được lưu thông thậm chí gây ra hiện tượng co thắt tử cung khiến chị em phụ nữ có cảm giác đau bụng.
- Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt là một trong những nguyên nhân, hormone thay đổi ảnh hưởng tới một số phụ nữ gây ra đau bụng.
- Trong cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất
- Do chế độ ăn ăn nhiều thức ăn mặn
- Uống nhiều chất kích thích như rượu, cà phê khiến tâm trạng thay đổi
Khi bị đau ở mức độ này có thể sử dụng thuốc giảm đau, đa phần thuốc giảm đau bụng kinh có thành phần không có hại cho sức kchỏe nhưng không nên lạm dụng quá nhiều. Để cải thiện sức khỏe của mình bằng cách chườm nóng, chế độ ăn cần cung cấp đủ chất các vitamin, không nên căng thẳng bên cạnh đó tập thể dục đều đặn. Cung cấp đủ nước cho cơ thể, không uống các chất kích thích khiến các cơn đau càng kéo dài hơn.
Mức độ nặng
Mức độ nặng sẽ đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày? Điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian đau bụng trước kỳ kinh mức độ nặng có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày (thậm chí có thể hơn).
Chị em phải chịu những cơn đau dữ dội, quằn quại nhiều khi không chịu nổi kèm theo các dấu hiệu kèm theo như sốt, ớn lạnh, nôn mửa, mặt mày nhợt nhạt, tụt huyết áp hoặc ngất xỉu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể do nguyên nhân như ở mức độ 2. Bên cạnh đó, chị em có thể mắc phải những bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,…
Khi gặp phải tình trạng này, chị em cần tới trung tâm y tế để thăm khám tình trạng của mình và điều trị cụ thể để cải thiện tình trạng của mình.
Đau bụng trước hành kinh là triệu chứng gặp rất nhiều ở chị em phụ nữ, với độ tuổi khác nhau và mức độ đau khác nhau. Tuổi dậy thì và sinh nở là đối tượng bị đau bụng trước kỳ kinh nhiều nhất và cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, đau bụng trước kinh nguyệt 1 tuần có thể là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bởi vì thế, người phụ nữ không được phép chủ quan và thờ ơ với sức khỏe sinh sản của mình.
Đau bụng trước kỳ kinh nguyệt 1 tuần có sao không? Cần phải làm gì?
Nguyên nhân đau bụng kinh, phân loại dạng đau bụng kinh được nêu ở trên. Với những trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý gây nên chị em cần chú ý thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị cụ thể.
Một số cách khắc phục đau bụng trước kỳ kinh nguyệt 1 tuần là:
- Làm giảm đau bụng kinh trước khi đến chu kỳ kinh bằng cách đặt túi chườm nóng vào bụng dưới: Biện pháp này giúp các mạch máu trong tử cung được lưu thông dễ dàng
- Gừng: Giã nát, đắp vào bụng dưới từ 5 – 7 phút hoặc có thể dán cao hoặc dầu xoa giúp ấm bụng cải thiện tình trạng đau bụng.
- Sử dụng Hregulater hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt gồm đau bụng kinh, cương đau ngực, đau lưng, nổi mụn,…
- Giữ ấm cơ thể: Khi cơ thể bị lạnh khiến cơn đau càng trở thêm dữ dội,. Do đó, hãy mặc ấm, dùng cách giữ nhiệt, ủ nóng để đặt vào bụng dưới giúp cải thiện tình trạng đau bụng trước hành kinh.
- Massage vùng bụng dưới nhẹ nhàng trong những ngày hành kinh khiến cơn co thắt không quá đột ngột làm giảm đau hiệu quả.
- Vệ sinh cơ thể rất quan trọng, giữ cho vùng kín luôn sạch thoáng, chị em không nên làm việc nặng, kiêng quan hệ tình dục trong những ngày này.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ nhẹ nhàng, tham gia các hoạt động thể chất giúp hạn chế những cơn đau bụng kinh, giúp máu lưu thông.
Giảm đau bụng trước kỳ kinh bằng gừng khá hiệu quả
Lưu ý: Trong trường hợp đau bụng trước hành kinh chị em nên hạn chế dùng thuốc giảm đau. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến cơn đau dữ dội hơn và xảy ra tình trạng nhờn thuốc.
Một trong những giải phải cải thiện tình trạng đau bụng kinh là dùng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên không tác dụng phụ giúp xoa dịu tình trạng đau bụng kinh. Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”
PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY
Ý kiến của bạn