Đau bụng kinh nên làm gì để giảm đau?

Đau bụng kinh  là triệu chứng bình thường mà phần lớn chị em gặp phải trong những ngày đèn đỏ. Tùy từng người mà triệu chứng đau bụng kinh âm ỉ hoặc dữ dội. Nhiều chị em bị đau dữ dội không thể làm được gì, phải nằm một chỗ ảnh hưởng tới học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy khi bị đau bụng kinh cần phải làm gì?

Các triệu chứng kèm theo đau bụng kinh

Đau bụng kinh là triệu chứng sinh lý bình thường ở chị em, biểu hiện là những cơn đau bụng kèm theo nôn nao, chóng mặt,… Nguyên nhân do sự tiết hormon prostaglandin làm thúc đẩy co bóp tử cung, cũng có thể do rối loạn cấu trúc nội mạc tử cung như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung.

Đau bụng kinh thường xuất hiện khoảng 1 – 2 ngày trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt kèm theo các triệu chứng như:

  • Đau bụng kèm đau lưng, đi lại, đứng hoặc ngồi cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy
  • Toát mồi hôi
  • Chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt thậm chí ngất xỉu,…

Đau bụng kinh gây ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Do đó,  để khắc phục tình trạng đau bụng kinh mà không cần dùng thuốc bằng những biện pháp đơn giản dưới đây.

9 cách chữa đau bụng kinh không dùng thuốc

1. Chườm nước ấm

1. Chườm nước ấm 1

Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Cách giảm đau này được khá nhiều chị em áp dụng, khi chườm nước ấm giúp tử cung co thắt nhịp nhàng hơn từ đó máu kinh được đẩy ra bên ngoài dễ dàng.

2. Gừng xoa bóp

2. Gừng xoa bóp 1

Dùng ít gừng tươi giã nhỏ, xoa bóp đều chỗ đau trong khoảng 15 phút, độ nóng từ gừng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Massage bụng dưới

3. Massage bụng dưới 1

Giúp cơ bụng giãn ra, giảm co thắt đột ngột vốn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng kinh. Thực hiện những động tác nhẹ nhàng như hướng vòng tròn, làm cho tới khi cơn đau giảm rõ rệt.

4. Giữ ấm cơ thể

4. Giữ ấm cơ thể 1

Uống nước ấm giúp đẩy lưu thông máu

Giữ ấm cơ thể giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng co thắt, tắc nghẽn mạch máu ở vùng chậu. Do đó, trong những ngày đèn đỏ chị em nên uống nhiều nước ấm, sử dụng túi giữ nhiệt hoặc chườm nóng vùng bụng.

5. Tập thể dục

5. Tập thể dục 1

Một số bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Có thể đi bộ, đạp xe đạp là những lựa chọn tốt giúp bạn có thể hít thở không khí trong lành vừa giúp giãn các cơ giúp tinh thần thoải mái và giảm khó chịu trong những ngày hành kinh

Yoga là một phương pháp hiệu quả giúp chị em giảm đau bụng kinh. Có thể tập một số động tác như quỳ xuống, uốn cong đầu gối rồi ngồi lên gót chân sau đó cúi thấp người khi trán chạm đất duy trì động tác này khoảng 15 – 30 giây, thả lỏng và sau đó tiếp tục.

6. Trứng gà +ngải cứu

6. Trứng gà +ngải cứu 1

Ngải cứu được coi là thực phẩm có công dụng rất tốt trong điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Chị em bị đau bụng kinh chỉ cần ăn trứng gà ngải cứu giúp giảm cơn đau bụng

Hoặc dùng lá ngải cứu khô 10g sắc lên với nước uống, khi uống có thể cho thêm chút đường để uống chia thành 2 lần uống/ngày.

7. Bổ sung vitamin E

7. Bổ sung vitamin E 1

Chị em nên uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục uống ngày thứ 3 của kỳ kinh nguyệt có tác dụng hiệu quả giảm đau bụng kinh

8. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

8. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ 1

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bởi nếu không dẽ bị vi khuẩn hoặc các tác nhân gây hại xâm nhập và gây ra các bệnh viêm nhiễm. Bên cạnh đó, tránh làm việc năng, làm việc quá sức, nên kiêng quan hệ tình dục trong những ngày này để cải thiện tình trạng.

9. Dùng nhiều sữa hoặc sữa chua

9. Dùng nhiều sữa hoặc sữa chua 1

Theo kết quả của nghiên cứu khoa học cho thấy chị em bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giảm khoảng 30% nguy cơ đau bụng kinh với những người chỉ bổ sung 500mg canxi mỗi ngày. Do đó, nên uống nhiều sữa, ăn sữa chua giúp giảm nguy cơ mắc đau bụng kinh.

Xem thêm:

Một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng kinh

Ngoài những biện pháp đơn giản trên, dân gian lưu truyền một số bài thuốc giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả. Sau đâu là một số bài thuốc giúp chị em có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Đỗ đen, hoa hồng

Nguyên liệu:

  • Ðỗ đen: 30g
  • Hoa hồng: 6g
  • Đường đỏ: vừa đủ

Cách làm: Đỗ đen vo sạch, rang thơm rồi cho vào nồi cùng hoa hồng, tiếp đổ khoảng 500ml nước ninh đỗ chín nhừ sau đó lọc lấy nước cho thêm đường đỏ. Uống ngày 2 lần mỗi lần 20ml, uống trong 3 ngày trước kỳ kinh.

Bài thuốc 2: Lá ngải, gạo tẻ

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 100g
  • Lá ngải cứu tươi: 50g
  • Đường đỏ: vừa đủ

Cách làm như sau: Gạo vo sạch, ngải cứu rửa sạch, thái vụn sau đó cho vào nồi đổ nước xâm xấp đun khoảng 30 phút. Lấy nước thuốc cho vào ninh cháo, khi chín cho thêm đường đỏ. Ăn nóng, ngày vài lần, ăn vào trước kỳ kinh 3 – 5 ngày.

Bài thuốc 3: Gừng tươi, lá ngải, trứng gà

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 25g
  • Lá ngải cứu tươi: 15g
  • Trứng gà: 2 quả

Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, đập giập. Cho ngải cứu và gừng tươi vào 300ml nước. Cho trứng gà vào luộc tới khi chín thì bóc vỏ trứng, lại cho vào đun tiếp với nước thuốc. Bắc ra uống nước thuốc, ăn trứng gà, mỗi ngày ăn 1 lần trước kỳ kinh 3 ngày.

Bài thuốc 4: Tỏi, đường

Nguyên liệu:

  • Tỏi: 4 nhánh
  • Đường: vừa đủ

Cách làm: Tỏi bóc vỏ rồi phi thơm, để nguội và rắc thêm chút đường. Chỉ cần ăn khoảng 2 nhánh tỏi sau 15 phút sẽ cảm thấy dễ chịu ngay. Sau khoảng một tới hai giờ bạn ăn tiếp hai nhánh nữa.

Lưu ý khi bị đau bụng kinh:

  • Cần duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, ăn đủ chất nhưng hạn chế ăn đồ cay,nóng, gây táo bón bởi chúng sẽ làm cơn đau tồi tệ hơn. Ăn nhiều trái cây, cá và hạn chế thực phẩm ngọt, mặn. Không uống cà phê, chè, nước ngọt có ga…
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào những ngày này là rất cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh làm việc nặng và quá sức.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, giữ tinh thần thoải mái
  • Trường hợp đau bụng kinh dữ dội, cơn đau thất thường thì rất có khả năng bạn đang mắc bệnh lý phụ khoa nào đó. Lúc này, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chuẩn đoán và tư vấn cách chữa trị phù hợp
  • Sử dụng Hregulator hàng ngày để điều hòa, giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau lưng, cương đau vú, đau bụng kinh, nổi mụn,… Dùng trong 3 chu kỳ liên tiếp có thể cải thiện đáng kể chứng đau bụng kinh

Để cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, một trong những giải pháp an toàn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.  Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

 

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn