Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?

Hỏi:

Em là Bùi Thị Nga, 20 tuổi, chưa lập gia đình hiện đang học tập tại Hưng Yên. Em thường hay bị đau bụng kinh trong những ngày có kinh nguyệt, kèm theo đó là hiện tượng đau lưng, người mệt mỏi, bụng trướng rất khó chịu. Càng về sau, các cơn đau này càng nặng hơn khiến em không thể chịu được và đã mua thuốc giảm đau uống.

Em uống thuốc giảm đau được 1 năm, mỗi tháng uống 1 viên cho đến nay. Nhưng em thấy chu kỳ của em không đều, thường bị trễ tầm 4 – 5 ngày. Cho em hỏi liệu em uống thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh có sao không? Có cách nào giảm đau mà không sử dụng thuốc không ạ? Em xin cảm ơn!

(thanhnga1509_hungyen@gmail.com)

Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? 1

Trả lời:

Chào bạn!

Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh gặp phổ biến ở chị em phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trẻ tuổi hoặc các bạn gái mới bắt đầu có kinh. Những cơn đau liên hồi và co thắt ở vùng bụng dưới trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Tùy cơ địa từng người mà cơn đau âm ỉ, đau liên tục hay dữ dội. Bên cạnh đó, còn một số triệu chứng kèm theo như khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng, nhức đầu, chóng mặt,…

2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị đau bụng kinh nhưng được chia làm 2 nhóm chính:

  • Đau bụng kinh nguyên phát
  • Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh thường gặp ở các bạn nữ vào tuổi dậy thì, kéo dài từ 2 – 3 năm. Nguyên nhân là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái có cổ tử cung quá hẹp. Tuy nhiên, nhiều chị em trải qua giai đoạn dậy thì khá lâu nhưng vẫn gặp phải những cơn đau bụng kinh.

Một số yếu tố khiến chị em bị những cơn đau bụng kinh như vận động quá mạnh hoặc ngồi một chỗ quá lâu, do di truyền, do nội tiết, chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp, do tử cung có cấu tạo bất thường,… cũng là nguyên nhân khiến đau bụng kinh xuất hiện.

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh cũng có thể do các yếu tố sau đây như:

  • Lạc nội mạc tử cung: Các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là trên buồng trứng, ống dẫn trứng, các mô xếp khung xương chậu.
  • U xơ tử cung: U lành tính nhưng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh
  • Viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng
  • Hẹp cổ tử cung, cổ tử cung rất nhỏ nên làm chậm dòng chảy kinh nguyệt.

Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng bị đau bụng kinh như:

  • Phụ nữ dưới 30 tuổi
  • Dậy thì sớm vào khoảng 11 tuổi hoặc sớm hơn
  • Kinh nguyệt không đều
  • Chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt (rong kinh)
  • Chưa sinh con
  • Bệnh sử gia đình về đau bụng kinh
  • Hút thuốc lá

3. Nhược điểm của thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sử dụng khi đau bụng kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Gây tổn thương gan, rối loạn kỳ kinh nguyệt, tiêu chảy hoặc các vấn đề liên quan đến dạ dày. Một số thuốc giảm đau có thể khiến các cơn đau trở nên tồi tệ hơn nếu không được chẩn đoán phù hợp.

Mặt khác, nếu sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên bạn có thể trở nên nghiện thuốc. Một vấn đề nghiêm trọng phải đối mặt nữa là phụ nữ thường xuyên dùng thuốc giảm đau gặp phải bệnh Alzheimer.

4. Có nên uống thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh không?

Khi bị đau bụng kinh, bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng  và phối hợp nhiều thuốc để điều trị vì về lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Không nên dùng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ vì thuốc giảm đau gây ra nhiều tác dụng phụ. Thậm chí, nếu dùng lâu dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Uống thuốc giảm đau quá nhiều sẽ làm mỏng nội mạc tử cung theo thời gian tuy giảm đau bụng kinh rõ rệt nhưng gây ảnh hưởng tới sinh sản, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tắc tim mạch, mỡ máu.

Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì và sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Xem thêm:

5. Một số cách giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản

Thay vì dùng thuốc, dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn giảm tình trạng đau bụng kinh:

  • Chườm nóng hoặc đắp khăn ấm vào vùng bụng dưới để máu được lưu thông tốt hơn
  • Gừng tươi giã nhỏ hoặc cắt lát mỏng đắp vào phần bụng dưới khoảng 5 phút
  • Massage vùng bụng dưới để máu được lưu thông. Massage với tinh dầu như dầu oải hương, dầu cây bách có tác dụng giảm đau.
  • Tránh lao động nặng nhọc trong những ngày có hành kinh
  • Một số bài tập yoga và tập kéo giãn giúp giảm đau tốt.
  • Tránh các loại thực phẩm lạnh, nhiều gia vị, tươi sống.
  • Tăng cường các chế phẩm bổ sung: Nghiên cứu chỉ ra rằng cách tự nhiên để giảm đau là bổ sung các loại vitamin như B1, D3 và magiê.
  • Các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà quế có thể làm dịu cảm giác đau.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe thể của bản thân
  • Uống nhiều nước: 2.5 lít nước/ngày, nên uống nước ấm tránh uống lạnh vào những ngày “đèn đỏ”.
  • Tránh rượu bia và các chất kích thích gây ảnh hưởng tới sức khỏe và làm tình trạng đau bụng kinh tồi tệ hơn.

5. Một số cách giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản 1

Chườm nóng là một trong những biện pháp đơn giản giảm đau bụng kinh tại nhà

Các thông tin trên đã giải đáp thắc mắc mà bạn gửi tới chuyên mục. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Để cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, một trong những giải pháp an toàn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn