Phân biệt sự khác nhau giữa hội chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai

Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome – PMS) là tên gọi một nhóm các triệu chứng có liên quan đến chu kì kinh nguyệt. Thông thường, PMS sẽ xuất hiện từ 1-2 tuần trước khi “đèn đỏ” tới. Triệu chứng PMS rất giống với những dấu hiệu sớm của mang thai.

Cương đau ngực

Là PMS nếu việc sưng và căng tức ngực xảy ra trong suốt nửa sau của chu kì kinh nguyệt cho đến khi bắt đầu chu kì mới. Về cường độ, các cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng và nặng nhất thường vào ngay trước khi hành kinh và giảm đi khi chu kì đến hoặc trong 1-2 ngày khi hành kinh do progesterone giảm xuống. Phụ nữ đang cho con bú có thể có những dấu hiệu nặng hơn.

Là dấu hiệu mang thai. Gian đoạn đầu mang thai bạn cũng có thể thấy ngực hơi sưng và cảm thấy căng tức khi chạm vào. Việc căng tức này xảy ra 1-2 tuần sau khi thụ thai và kéo dài vài tuần cho đến khi progesterone tăng cao trong suốt thai kì.

Chảy máu

Hội chứng PMS. Máu không xuất hiện trong hội chứng PMS. Bạn sẽ chỉ thấy máu khi hành kinh, lượng máu nhiều (40-80ml) và kéo dài trong khoảng 3-5 ngày.

Dấu hiệu mang thai. Chảy một chút máu âm đạo là dấu hiệu đầu tiên của mang thai. Tuy nhiên những máu này chỉ là những nốt máu màu hồng nhạt hoặc nâu và thường không cần phải dùng tới băng vệ sinh. Tình trạng này kéo dài 1-2 ngày và ngắn hơn chu kì kinh nguyệt.

Buồn nôn

Dấu hiệu PMS. Nếu chu kì kinh chỉ là đến muộn, bạn sẽ không cảm thấy buồn nôn.

Dấu hiệu mang thai. Nghén là một trong những dấu hiệu sớm và rõ ràng nhất thường gặp khi mang thai. Hiện tượng nghén thường xuất hiện sau khi có thai khoảng 3 tuần. Thời điểm xuất hiện cơn nghén có thể là bất kì thời gian nào trong ngày.

Nghén là dấu hiệu đặc trưng của mang thai. Còn trong PMS, bạn không cảm thấy buồn nôn khi chu kì sắp đến (Ảnh minh họa)

Nghén là dấu hiệu đặc trưng của mang thai. Còn trong PMS, bạn không cảm thấy buồn nôn khi chu kì sắp đến (Ảnh minh họa)

Thay đổi thói quen ăn uống

Dấu hiệu PMS. Thói quen ăn uống của bạn sẽ thay đổi một chút khi chuẩn bị đến chu kì, bạn có thể thèm ăn đồ ngọt hoặc đồ mặn. Những cơn thèm ăn này không giống với khi bạn mang thai.

Dấu hiệu mang thai. Cùng với việc thèm ăn một số loại đồ ăn, bạn có thể cảm thấy cả việc bị mất hứng thú với một số loại, thậm chí cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy một số mùi hoặc hương vị nhất định, cho dù đó là mùi mà trước kia bạn rất yêu thích. Tình trạng này có thể kéo dài suốt thai kì. Một số trường hợp còn bị rối loạn ăn uống dẫn đến thèm ăn những thứ mà không có chút giá trị dinh dưỡng nào (như đá, kim loại hay tường gạch, vv)

Đau bụng

Dấu hiệu PMS. Triệu chứng đau bụng thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ trước khi kinh nguyệt đến. Sau đó cơn đau sẽ giảm dần và biến mất vào cuối chu kì.

Dấu hiệu mang thai. Giai đoạn sớm của mang thai bạn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ. Những cơn đau bụng này thường giống với đau bụng kinh nhưng vị trí ở phía bụng dưới hoặc dưới lưng. Thời gian đau có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Đọc thêm các bài viết về chuyên đề đau bụng kinh của chúng tôi:

Lời khuyên của bác sĩ

Bạn nên nhớ rằng, sự khác biệt giữa PMS và dấu hiệu mang thai là rất nhỏ và có thể khác nhau giữa mọi người.

Cách tốt nhất để xác định xem mình có mang thai hay không là thử thai. Bạn nên theo dõi các dấu hiệu và nên đến gặp bác sĩ nếu có điều gì lo lắng hay thắc mắc. Càng phát hiện mang thai sớm bạn càng được chăm sóc đúng cách.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn