7 cách lành mạnh để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

85% phụ nữ trải qua các triệu chứng thể chất và cảm xúc của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) mỗi tháng. Nó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây nhiều cảm giác khó chịu. Từ việc thay đổi lối sống đến tìm kiếm các loại thuốc thích hợp, bài viết dưới đây giúp bạn đối phó với PMS một cách lành mạnh.

Ngưng hút thuốc

Mọt nghiên cứu 10 năm từ 3000 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cho thấy, những phụ nữ hút thuốc có nguy cơ phát triển các triệu chứng PMS trung bình đến nặng cao gấp đôi những phụ nữ không bao giờ hút thuốc. Mặc dù lý do chính xác sau phát hiện này là không rõ ràng nhưng tránh hút thuốc hoặc bỏ thuốc lá có thể cải thiện, thậm chí là ngăn ngừa PMS.

Hoạt động thể chất

Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng tập thể dục giúp giảm bớt những triệu chứng tâm lý trong thời kỳ PMS (như lo lắng, buồn rầu – hai triệu chứng tâm lý thường gặp nhất trong PMS).

Hãy đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc chạy bộ, nhảy, tập aerobic. Lưu ý khi đến chu kì, bạn không cần tập quá nhiều, chỉ cần hoạt động một cách nhẹ nhàng.

Hoạt động thể chất không chỉ giúp quản lý PMS mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe (Ảnh minh họa)

Hoạt động thể chất không chỉ giúp quản lý PMS mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe (Ảnh minh họa)

Thay đổi chế độ ăn uống của bạn

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới chu kì của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm các triệu chứng PMS. Hãy tăng cường ăn các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt; cắt giảm đường, chất làm ngọt nhân tạo, chất béo và muối. Các carbohydrate phức hợp trong ngũ cốc nguyên hạt đóng góp vào phản ứng dây chuyền hóa học, nó hỗ trợ tăng cường tâm trạng của bạn, đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực.

Bạn sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi trong chế độ ăn uống không chỉ trong thời gian hành kinh mà còn trong tất cả những khoảng thời gian còn lại.

Giảm bớt sự thèm muốn

Trong thời gian hành kinh, nhiều phụ nữ cảm thấy thèm ăn một số loại đồ ăn không lành mạnh, thường là các loại đồ ngọt hoặc các món ăn mặn nhẹ (hamburger hoặc khoai tây chiên). Ăn quá nhiều các loại đồ ăn này có thể làm tăng các triệu chứng PMS và nhiều hậu quả không lành mạnh khác. Vì thế hãy giảm bớt sự thèm muốn của mình bằng cách ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, carbohydrates phức hợp trong ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn kiểm soát những cơn thèm ăn bằng cách giữ cho mức đường huyết trong cơ thể ở mức ổn định.

Hạn chế rượu và Caffeine

Rượu và caffein đều ảnh hưởng tiêu cực đến PMS. Vì thế hãy hạn chế đồ uống có cồn, cũng như thực phẩm và đồ uống có chứa caffein (cà phê, trà, ca cao và thậm chí cả sô-cô-la) trong suốt chu kỳ của bạn. Một số ít phụ nữ cảm thấy cảm giác thèm rượu của họ mạnh hơn trong PMS hoặc PMDD (rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt), vì thế nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc cắt giảm một trong các chất này, hãy nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ.

Hạn chế rượu và Caffeine 1

Rượu và caffein đều ảnh hưởng tiêu cực đến PMS (Ảnh minh họa)

Thư giãn

“Chỉ cần thư giãn, bạn sẽ giảm các triệu chứng PMS” – câu nói này thật đơn giản nhưng để thực hiện lại là một việc khó khăn. PMS bao gồm cả các triệu chứng tâm lý, khiến bạn lo lắng và căng thẳng, vì thế bạn nên học một số kỹ thuật thư giãn. Tham khảo các bộ môn như yoga, hít thở sâu hoặc thiền định rồi chọn cho mình một bộ môn thích hợp.

Sử dụng thuốc

Có một số loại thuốc không kê toa có thể làm giảm các triệu chứng PMS. Tuy nhiên hãy thận trọng khi sử dụng các loại thuốc tân dược này, nếu sử dụng không đúng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, các bác sĩ thường khuyên dùng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên với thành phần chính là isoflavone và chasteberry. Đây là các sản phẩm từ tự nhiên nên không gây tác dụng phụ.

  • Chasteberry được chiết xuất từ quả cây trinh nữ châu Âu có tác dụng làm giảm những bất thường của chu kì kinh nguyệt, làm giảm những khó chịu của giai đoạn tiền kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng đau (cương đau ngực, đau bụng kinh, vv) của thời kì này. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hoạt hóa thụ thể Dopamin D2 làm giảm các biểu hiện khó chịu của hội chứng PMS.
  • Isoflavone mà một phytoestrogen có khả năng điều hòa hormone nữ trong cơ thể.

Tuy  nhiên trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, sử dụng các sản phẩm rõ nguồn gốc, rõ xuất xứ. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm trôi nổi tràn lan.

Các bài viết về chuyên đề đau bụng kinh nguyệt do PMS dưới đây có thể hữu ích cho các bạn.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn