Đau bụng kinh, buồn nôn có sao không?

Chào bác sĩ!

Em là Mai Thị Thùy năm nay 22 tuổi hiện sống tại Hải Phòng. Kinh nguyệt của em không đều, mỗi lần tới ngày “đèn đỏ” đều bị đau lưng kéo dài, đau bụng kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn. Mỗi lần đau quá em lại mua thuốc giảm đau uống nhưng thời gian gần đây em bị nôn và hầu như thuốc không còn tác dụng giảm đau nữa. Vậy cho em hỏi em bị đau bụng kinh, buồn nôn có sao không? Có bị bệnh gì không ạ? Em xin cảm ơn!

Đau bụng kinh, buồn nôn có sao không? 1

Trả lời:

Chào bạn Thùy!

Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin giải đáp cụ thể như sau:

Trong thời gian hành kinh luôn là nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều chị em phụ nữ vì ngoài nguyệt san chị em còn phải đối mặt với các triệu chứng khác như đau bụng kinh, đau lưng, chóng mặt, buồn nôn,… Ngoài việc phải chăm sóc cơ thể chu đáo hơn, chị em còn phải chịu đưng những đợt đau bụng kinh khó chịu hàng tháng. Những triệu chứng thường gặp mỗi khi tới ngày “đèn đỏ” như:

  • Đau bụng liên tục, co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn
  • Đau âm ỉ, liên tục
  • Đau lan ra lưng, xuống đùi
  • Bụng chướng, cảm thấy áp lực

Với trường hợp đau bụng kinh nghiêm trọng hơn, còn xuất hiện triệu chứng:

  • Dạ dày khá khó chịu kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn
  • Nhức đầu chóng mặt
  • Đi ngoài phân lỏng

Đau bụng kinh kèm buồn nôn có sao không?

Có tới 80% nữ giới có các triệu chứng đau bụng kinh khi đến ngày đèn đỏ. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà mức độ đau khác nhau, có người chỉ đam âm ỉ nhưng có người phải chịu đựng những cơn đau bụng dữ dội. Các biểu hiện kèm theo như mệt mỏi, đau đầu, đau ngực, căng thẳng, buồn nôn và nôn, cáu kỉnh,…

Cơ chế hiện tượng đau bụng kinh: Hiện tượng đau bụng kinh là do sự giải phóng hormon prostaglandin. Hormon này khiến tử cung co bóp trong suốt kỳ kinh để đẩy các mảng nội mạc bị bong tróc ra ngoài. Với những bạn bị đau bụng kinh với mức độ dữ dội hơn thường có lượng hormon prostaglandin tiết ra nhiều hơn bình thường hoặc có chất cảm thụ đặc hiệu với prostaglandin quá nhạy khiến tử cung và các mạch máu co bóp mạnh hơn.

Nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau bụng kinh như:

  • Tử cung co thắt quá mạnh hoặc do vị trí tử cung không bình thường thường bị lệch về phía sau hoặc phía trước, ống tử cung hẹp khiến máu kinh lưu thông chậm, các cơ tử cung co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài dẫn tới đau bụng kinh
  • Do di truyền: Gia đình có bà hoặc mẹ bị đau bụng kinh thì bạn có nguy cơ bị đau bụng kinh rất cao
  • Sự giảm progesteron và estrogen một cách đột ngột trong ngày đầu của kỳ kinh cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh.
  • Tâm lý không thoải mái, stress, căng thẳng, sử dụng đồ ăn lạnh gần những ngày tới chu kỳ kinh nguyệt khiến đau bụng kinh “ghé thăm” bạn
  • Cơ thể yếu, bị trúng gió hoặc gặp các hóa chất công nghiệp như xăng dầu khiến bạn bị đau bụng kinh và buồn nôn
  • Cơ thể bị mắc một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu,…hay đặt vòng tránh thai dẫn tới đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia làm 2 nguyên nhân chính: Đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Với trường hợp đau bụng kinh  nguyên phát không tìm ra nguyên nhân, với đau bụng kinh thứ phát có thể do các bệnh lý kể trên gây nên.

Trường hợp của bạn là đau bụng kinh kèm hiện tượng buồn nôn, nôn đây là triệu chứng thường thấy của hiện tượng đau bụng kinh. Việc sử dụng thuốc giảm đau không hợp lý có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho hại cho sức khỏe như  gây độc hại cho gan, thận, có thể gây viêm loét dạ dày. Để biết chính xác bạn nên đi khám cụ thể và được bác sĩ kê thuốc phù hợp tránh tình trạng dùng thuốc bừa bãi.

>>? Đau bụng kinh có uống nước dừa được không?

Đau bụng kinh, buồn nôn – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trường hợp đau bụng kinh gây ảnh hưởng tới cuộc sống, các triệu chứng ngày một nặng hơn hoặc đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn cần đi khám bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Với trường hợp đã có kinh nguyệt vài năm và thường đau bụng kinh thì tình trạng này không nguy hiểm.

Đau bụng kinh khá phổ biến và ảnh hưởng tới phụ nữ ở mọi lứa tuổi khác nhau, một số yếu tố làm gia tăng đau bụng kinh. Kiểm soát yếu tố trên có thể làm giảm đau tình trạng này:

  • Phụ nữ dưới 30 tuổi
  • Dậy thì sớm, vào khoảng 11 tuổi hay sớm hơn
  • Chảy máu nhiều trong các thời kỳ (rong kinh)
  • Kinh nguyệt không đều, chảy máu (băng huyết)
  • Chưa sinh con
  • Bệnh sử gia đình về đau bụng kinh
  • Hút thuốc

Phương pháp điều trị đau bụng kinh

Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để điều trị chứng đau bụng kinh:

  • Dùng thuốc giảm đau:  Bác sĩ kê một số loại thuốc giảm đau để giảm cơn đau bụng kinh, bạn có thể uống thuốc giảm đau vào đầu chu kỳ kinh nguyệt hoặc ngay khi cảm thấy các triệu chứng, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Kiểm soát nội tiết tố: Ngăn chặn rụng trứng và làm giảm độ nghiêm trọng của đau bụng kinh, bác sĩ bổ sung các hormone bằng cách tiêm, đắp miếng dán lên da, đặt vòng và dụng cụ ngừa thai trong âm đạo,…
  • Dùng dịch chiết cây Vitex để điều hòa thụ thể Opioid, làm giảm đau và điều hóa khả năng chịu đựng, hơn nữa còn giúp điều hòa tâm trạng, sự ngon miệng… giúp giảm các hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Phẫu thuật: Với đau bụng kinh do các bệnh tiềm ẩn gây ra chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung cần phải phẫu thuật để giảm các triệu chứng.

Một số cách giảm đau bụng kinh, buồn nôn

Mỗi lần tới kỳ kinh nguyệt bạn lại bị đau bụng kinh và buồn nôn khiến cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu, công việc và học tập bị ảnh hưởng khá nhiều. Bạn có thể ap dụng một số cách dưới đây để giảm đau hiệu quả:

  • Trà gừng: Có tác dụng làm giảm đau bụng kinh và buồn nôn hiệu quả. Bạn có thể dùng gừng thái lát hoặc nước ấm để chườm bụng dưới đây là biện pháp chữa đau bụng kinh nguyệt đơn giản, hiệu quả cao.
  • Massage nhẹ nhàng bụng dưới giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, một số bộ môn thể dục phù hợp như đi bộ, yoga,…
  • Cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, cần lưu ý không nên thụt rửa âm đạo quá sau. Nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần
  • Chế độ ăn uống hàng ngày: Cần chú ý chế độ ăn có khiến đau bụng kinh của bạn trở nên dữ dội hoặc ngược lại. Có một chế độ ăn uống phù hợp giúp giảm đau hiệu quả, kiêng ăn đồ lạnh như kem, dưa, cà tím, rong biển, măng tre, cam, lê, bưởi, dưa hấu, đồ ăn chua như mận, đồ ăn cay nóng,… Tốt nhất nên ăn các thực phẩm như sữa, sữa chua, các loại thực phẩm màu xanh nhạt, nấm, quả óc chó, hạt mè, táo tàu. Thúc đẩy máu lưu thông có thể uống trà gừng, trà hoa cúc, trà hoa hồng.
  • Chế độ sinh hoạt phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc
  • Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo Omega-3, vitamin B-1 (thiamine), vitamin B-6 và magiê có thể làm giảm đau bụng kinh;
  • Tránh rượu và thuốc lá vì những chất này có thể làm tình trạng nặng hơn;
  • Hạn chế stress, căng thẳng kéo dài vì chúng là nguyên nhân khiến đau bụng kinh dữ dội hơn

Một số cách giảm đau bụng kinh, buồn nôn 1

Trà gừng giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả

Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh, chị em có thể sử dụng giải pháp an toàn và hiệu quả có nguồn gốc từ thiên nhiên. PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

Xem thêm: 9 loại đồ uống giảm đau bụng kinh hiệu quả

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn