PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Thu, 28 Nov 2019 07:57:00 +0000 vi hourly 1 Tips nhỏ giúp giảm bốc hỏa tuổi mãn kinh https://hregulator.net/giam-boc-hoa-tuoi-man-kinh-4782/ https://hregulator.net/giam-boc-hoa-tuoi-man-kinh-4782/#respond Fri, 01 Nov 2019 07:43:32 +0000 https://hregulator.net/?p=4782 Bốc hỏa là một trong những triệu chứng mãn kinh mà hơn 60% phụ nữ tuổi mãn kinh gặp phải. Nó gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống mà trực tiếp là giấc ngủ của chị em. 

Mẹo nhỏ giúp giảm các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh 1

Cứ 4 phụ nữ mãn kinh thì có 3 phụ nữ gặp phải triệu chứng bốc hỏa – Ảnh minh họa

 

Bốc hỏa tuổi mãn kinh là gì?

Bốc hỏa là một cảm giác tăng nhiệt độ đột ngột ở phần trên cơ thể. Nó làm người phụ nữ cảm thấy một sức nóng có thể ít hay nhiều lan dần khắp người lên đến mặt, làm mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, vã mồ hôi. Khi cơn nóng bừng dịu xuống thì lại cảm thấy lạnh. Thời gian của các cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút, thường gặp nhất là khoảng 2 – 3 phút. Các cơn bốc hỏa cũng không xuất hiện một cách cố định, nó có thể xuất hiện nhiều lần trong một ngày hay vài ngày một lần, hoặc chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện hay có những phụ nữ không gặp bất kì cơn bốc hỏa nào trong nhiều năm mãn kinh. Xuất hiện vào ban ngày, các cơn bốc hỏa gây ra sự mệt mỏi, uể oải. Vào ban đêm, có thể làm bạn mất ngủ, khó ngủ lại. Người phụ nữ gặp các cơn bốc hỏa thường rất lo lắng, phiền muộn và không có cảm giác ham muốn tình dục.

Về nguyên nhân của hiện tượng bốc hỏa. Theo các báo cáo khoa học là do bước vào tuổi mãn kinh, buồng trứng suy giảm hoạt động xảy mạnh dẫn giảm lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể, từ đó gây ra các rối loạn vận mạch. Vận mạch hoạt động không bình thường, nhiệt cơ thể sinh thì chứng bốc hỏa tất yếu sẽ xảy ra. Mức suy giảm tuyến nội tiết còn có tác động trực tiếp đến vùng dưới đồi (một vùng thuộc não có trách nhiệm trong việc kiểm soát ăn uống, giấc ngủ, hormone tình dục và thân nhiệt cơ thể), gây sự nhầm lẫn cho vùng dưới đồi dẫn tới nó làm tăng nhiệt độ cơ thể. Lúc này, não liền báo động cho cơ thể vận hành để giải phóng nhiệt, làm mát cơ thể : Tim bơm máu nhanh hơn, các mạch máu trong da giãn ra để lưu thông máu nhiều hơn, tuyến mồ hôi làm việc để thải mồ hôi. Do vậy mà sau hiện tượng bốc hỏa sẽ là hiện tượng ớn lạnh.

Mẹo làm giảm các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh

Bốc hỏa xảy ra như một triệu chứng tất yếu của hiện tượng mãn kinh, chính vì vậy ta không thể làm nó biến mất hoàn toàn mà chỉ có thể làm giảm tần suất xuất hiện cũng như mức độ của nó. Dưới đây là một vài cách giúp làm giảm các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh.

  • Giảm cân. Tình trạng béo phì, thừa cân sẽ làm bạn có cảm giác nóng và nặng nề hơn những người bình thường, các cơn bốc hỏa xuất hiện cũng nặng hơn những người khác. Chính vì vậy, giảm cân sẽ khiến cơ thể bạn nhẹ nhàng hơn và thoải mái hơn  khi gặp các cơn bốc hỏa.
  • Giảm stress. Stress sẽ làm các cơn bốc hỏa xuất hiện nhiều hơn. Chính vì vậy, để giảm stress căng thẳng, bạn có thể áp dụng các kỹ thuật giúp quản lý stress như yoga, thiền định, đi bộ nhẹ nhàng. Các bộ môn này cũng có lợi trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, bảo vệ sức khỏe tổng thể cho phụ nữ mãn kinh. Ngoài ra, để giảm căng thẳng bạn cũng có thể đọc một cuốn sách, xem một bộ phim hài ngắn hoặc hát nghêu ngao những bài hát mà bản thân yêu thích.
Mẹo làm giảm các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh 1

Yoga và thiền là một trong những kỹ thuật giúp giảm căng thẳng rất hữu ích – Ảnh minh họa

 

  • Làm mát cơ thể. Khi gặp các cơn bốc hoả, nhiệt độ trên da tăng cao khiến trong người nóng bức, khó chịu, toát mồ hôi đầm đìa. Những lúc như vậy bạn có thể hạ thấp nhiệt độ trong phòng bằng cách bật điều hòa hoặc mở cửa sổ cho thông thoáng để giúp dễ thở hơn (lưu ý không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp). Bên cạnh đó, bạn cũng nên mặc các loại quần áo với chất liệu mát mẻ, thoáng khí như như cotton, tơ tằm và tránh các loại vải làm gia tăng nhiệt như spandex, nylon hay rayon.
  • Không hút thuốc. Hút thuốc lá có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa và nhiều triệu chứng mãn kinh khác. Ngừng hút thuốc không chỉ làm giảm các cơn bốc hỏa mà còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, đột quỵ và nhiều bệnh ung thư.
  • Hạn chế thực phẩm cay, nóng, chất kích thích. Các loại thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, các đồ uống có chứa caffeine và cồn đều được chứng minh có liên quan đến việc làm tăng mức độ của các cơn bốc hỏa. Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn gồm nhiều rau, trái cây và các loại hạt sẽ làm giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh. Chị em cũng nên uống đủ nước, đặc biệt là những ngày trời nóng để hạ nhiệt.
  • Bổ sung phytoestrogen từ đậu nành. Đậu nành được coi là thực phẩm vàng dành cho phụ nữ bởi nó chứa một lượng lớn isoflavone, hoạt chất này giúp phòng ngừa ung thư vú, loãng xương, bệnh tim mạch. Nó cũng được biết đến với tác dụng làm giảm các triệu chứng do mãn kinh ở phụ nữ như suy giảm ham muốn, bốc hỏa…
  • Dùng thuốc. Chị em có thể sử dụng một số loại thuốc bổ sung estrogen có  tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa cũng như các triệu chứng mãn kinh khác. Lưu ý, muốn sử dụng thuốc bổ sung nội tiết cần phải hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia để được tư vấn cụ thể. Bởi nếu bổ sung thừa estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

Trên đây là bài viết giúp chị em tuổi mãn kinh có thể làm giảm mức độ cũng như tần suất xuất hiện của các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh. Để tìm hiểu thêm vềbệnh mãn kinh và những vấn đề sức khỏe phụ nữ khác, các bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết trong website của chúng tôi và đừng quên đồng hành với mankinh.org để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe phụ nữ nhé!

]]>
https://hregulator.net/giam-boc-hoa-tuoi-man-kinh-4782/feed/ 0
Tóc rụng nhiều vào thời kỳ mãn kinh https://hregulator.net/toc-rung-thoi-ky-man-kinh-4213/ https://hregulator.net/toc-rung-thoi-ky-man-kinh-4213/#respond Mon, 25 Feb 2019 02:00:58 +0000 https://hregulator.net/?p=4213 Một mái tóc dày, suôn mượt, chắc khỏe luôn là mong muốn của mọi cô gái, song, khi bước vào thời kỳ mãn kinh, tóc rụng nhiều khiến cho mái tóc trở nên thưa thớt ảnh hưởng đến vẻ ngoài làm cho chị em vô cùng lo lắng.

Tóc rụng nhiều vào thời kỳ mãn kinh 1

Hãy cùng PM-Hregulator tìm hiểu nguyên nhân rụng tóc và giải pháp chăm sóc ngăn tóc gãy rụng nhé! (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây rụng tóc thời kì mãn kinh

Sự không tương thích giữa tóc của bạn với sản phẩm chăm sóc tóc

Ảnh hưởng từ việc sử dụng hóa chất trong quá trình duỗi, nhuộm tóc cũng là tác nhân gây khô xơ và rụng tóc. Xu hướng làm đẹp thay đổi liên tục khiến cho nhu cầu làm tóc của chị em cũng tăng lên. Khi tóc chịu nhiệt cao từ máy sấy tóc, dụng cụ duỗi, làm xoăn, hoặc các hóa chất làm đổi màu tóc khiến các lớp lipid và keratin của tầng biểu bì bị bong tróc, tổn thương. Các chuyên gia khuyên rằng khoảng thời gian hợp lý cho việc thay đổi kiểu tóc, màu tóc là ít nhất 6 tháng một lần, kết hợp thường xuyên việc hấp phục hồi, ủ dầu, đắp mặt nạ cho tóc, lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín để có hiệu quả tốt nhất.

Thiếu dinh dưỡng: Nang tóc được nuôi dưỡng trực tiếp bởi hệ thống mao mạch nhỏ li ti dưới da đầu, các dưỡng chất như biotin( vitamin H), axit pantothenic( vitamin B5). Trường hợp phụ nữ bị thiểu năng tuần hoàn máu, máu không được bơm lên não đầy đủ sẽ khiến cho tóc rụng, tình trạng tuần hoàn máu kém thường xảy ra khi:

  • Thiếu sắt: xuất hiện nhiều ở các phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, trong thời gian mang thai, hoặc sau sinh và thường xuất hiện ở các phụ nữ trên 40 tuổi;
  • Bị mất máu quá nhiều do bị chấn thương nặng, hoặc trải qua các ca phẫu thuật.
    Phụ nữ cần 18 mg sắt mỗi ngày và 8 mg sắt sau mãn kinh. Vậy nên hãy bổ sung thực đơn hàng ngày các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, ngũ cốc, các loại họ đậu, vitamin C giúp hấp thụ sắt,…

Ảnh hưởng từ bệnh tuyến giáp

  • Suy giáp: là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém. Khi nồng độ hormone tuyến giáp xuống thấp, dẫn tới sự quá tải cho các hormone chịu trách nhiệm cho quá trình trao đổi chất, điều hòa nhịp tim, tâm trạng. Biểu hiện thường thấy là: tóc rụng nhiều, tăng cân đột ngột, luôn có cảm giác mệt mỏi, bị táo bón, trầm cảm, khó tập trung, móng tay giòn và dễ đứt/ gãy, da khô, thiếu sức sống,…
    Khoa học đã chỉ ra nữ giới có nguy cơ mắc suy giáp cao gấp 10 lần và thường ở độ tuổi sau mãn kinh.
  • Cường giáp: là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá tải và sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Biểu hiện thường thấy là: giảm cân đột ngột, tim đập nhanh, hay bồn chồn, giật mình, khó chịu, tiêu chảy, da ẩm ướt, cơ bắp yếu, giảm thị lực, quá trình trao đổi chất và hormone tăng đột ngột cũng làm bạn rụng tóc.

Bổ sung các loại vitamin E, C, axit amin L-lysine, L-arginine, kẽm, giảm tình trạng rụng tóc nguyên nhân đến từ tuyến giáp.

Stress thời kỳ mãn kinh cũng là một tác nhân gây rụng tóc( ảnh minh hoạ)

Stress thời kỳ mãn kinh cũng là một tác nhân gây rụng tóc( ảnh minh hoạ)

Stress, áp lực thời kỳ mãn kinh

Stress đã kích thích cơ thể tiết ra telogen effluvium khiến cho tóc nghỉ ngơi trước thời hạn và làm cho hệ miễn dịch mất kiểm soát, khiến cho các tế bạch cầu tấn công các nang tóc, gây nên tình trạng gãy rụng. Bạn cần loại bỏ ngay tình trạng stress đang tấn công sức khỏe và vẻ ngoài của bạn bằng cách thay đổi lối sống, loại bỏ phiền muộn, thiết lập trạng thái tâm lý thoải mái, sắp xếp thời nghỉ ngơi phù hợp xen giữa những giờ làm việc căng thẳng, điều chỉnh lại giấc ngủ để đảm bảo ngủ sớm và ngủ đủ giấc…

Chăm sóc tóc thời kì mãn kinh

Đối với trường hợp phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh, rụng tóc được biết đến là dấu hiệu phổ biến, khi mà mất cân bằng nội tiết tố lượng estrogen và progesterone giảm, thay vào đó là phát triển của androgen (một loại hormone nam có tác dụng làm co nang lông gây rụng tóc). Cùng với sự bất ổn về tâm sinh lý thời mãn kinh, khả năng rụng tóc là khó tránh được. Bổ sung estrogen cân bằng nội tiết nữ cải thiện tình trạng rụng tóc đáng kể. Chị em hãy chủ động tìm cách cân bằng lại hormone, sử dụng các sản phẩm dành riêng cho phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh như HRegulator. Đây là môt sản phẩm có thành phần chính từ thiên nhiên gồm cao hạt khô đậu nành và cao hạt khô vitex, giúp cân bằng hormone nữ và giảm tình trạng rụng tóc các triệu chứng khó chịu của giai đoạn mãn kinh.

Tìm hiểu các vấn đề khác mà tuổi mãn kinh thường gặp phải:

]]>
https://hregulator.net/toc-rung-thoi-ky-man-kinh-4213/feed/ 0
Bài tự kiểm tra mất cân bằng hormone dành cho tuổi mãn kinh https://hregulator.net/bai-tu-kiem-tra-mat-can-bang-hormone-danh-cho-tuoi-man-kinh-4108/ https://hregulator.net/bai-tu-kiem-tra-mat-can-bang-hormone-danh-cho-tuoi-man-kinh-4108/#respond Thu, 13 Dec 2018 02:00:49 +0000 https://hregulator.net/?p=4108 [no_toc]

Mãn kinh có thể là thời kì khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ khi mà mức độ estrogen giảm gây ra một loạt các triệu chứng.

Tăng cân, da khô, thèm ăn, khó chịu, rối loạn giấc ngủ – tất cả những điều này có thể là manh mối cho thấy các hoóc-môn của bạn đang suy giảm và chu kỳ hàng tháng của bạn có thể sắp kết thúc. Nhưng những triệu chứng này cũng có thể là do các nguyên nhân khác như: căng thẳng quá mức, thiếu hụt vitamin, chế độ ăn kém, chức năng thượng thận kém, thiếu tập thể dục, v.v.

Vậy làm thế nào để biết bạn có đang thực sự bị mất cân bằng nội tiết tố? Để giúp bạn trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã cung cấp một bài kiểm tra đơn giản mà bạn có thể sử dụng để xác định xem liệu bạn có thực sự có sự mất cân bằng nội tiết tố hay không.

Tại sao việc kiểm tra rối loạn nội tiết tố lại quan trọng nếu tôi mãn kinh?

Khi tiếp cận thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc một số bệnh sẽ tăng lên, đặc biệt là những bệnh liên quan đến lão hóa. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn đáng kể. Quỹ Loãng xương Quốc gia ước tính rằng khoảng một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ gặp nhiều vấn đề vì loãng xương.

Tại sao? Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương là sự mất cân bằng nội tiết tố gây trở ngại cho các tế bào hình thành xương. Vì estrogen tự nhiên duy trì sức mạnh của xương, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mất xương rất cao vì nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm sau thời kỳ mãn kinh.

Tại sao việc kiểm tra rối loạn nội tiết tố lại quan trọng nếu tôi mãn kinh? 1

Khi tiếp cận thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc một số bệnh sẽ tăng lên, đặc biệt là những bệnh liên quan đến lão hóa (Ảnh minh họa)

Bài tự kiểm tra mất cân bằng hormone

Tự hỏi mình 15 câu hỏi dưới. Bạn có các triệu chứng vừa phải đến nặng ở các khu vực sau không?

  1. Bạn trên 30 tuổi chưa? Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất mà bạn nhận thấy là gì? (Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra trong độ tuổi từ 50 đến 55; tuy nhiên, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể bắt đầu ở phụ nữ sớm nhất là những năm 30 và 40)
  2. Bạn có thèm đường, muối, caffeine hoặc carbohydrate không?
  3. Bạn có cảm thấy các cơn bốc hỏa trong người không?
  4. Bạn có gặp các triệu chứng trầm cảm, khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng không?
  5. Bạn có sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống không?
  6. Bạn có ngủ kém và cảm thấy chậm chạp, thiếu ngủ vào buổi sáng?
  7. Bạn có thấy tóc mỏng đi, gãy rụng và da khô hơn?
  8. Bạn đang thừa cân và ngày càng ăn nhiều chất béo hơn?
  9. Bạn có bị đầy hơi, đau đầu, giữ nước, sưng ngực và/hoặc thay đổi tâm trạng trước khi hành kinh?
  10. Bạn có tiền sử chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu nặng hoặc đau bụng kinh không?
  11. Bạn có thường bị nhịp tim không đều không?
  12. Bạn có bị suy giảm ham muốn tình dục không?
  13. Bạn có thường xuyên bị ù tai hoặc nghe “tiếng chuông” trong tai không?
  14. Bạn có thường xuyên bị đau khớp không?
  15. Bạn có biết mình bị một trong các tình trạng sau không: Vô sinh, lạc nội mạc tử cung, chức năng tuyến giáp thấp, hoặc chức năng thượng thận cạn kiệt?

Nếu câu trả lời là “có” cho nhiều một nửa câu hỏi, đã đến lúc bạn nên lên một cuộc hẹn với bác sĩ.

Khám sức khỏe

Trước khi bạn đến bác sĩ, hãy theo dõi bất kỳ triệu chứng nào bạn gặp phải, tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chúng. Lưu ý thời gian mà bạn có kỳ kinh nguyệt cuối cùng và báo cáo mọi bất thường xảy ra. Lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn hiện đang dùng.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cũng như tần suất bạn gặp các triệu chứng. Đừng ngại thảo luận về tất cả các triệu chứng của bạn. Mãn kinh là một quá trình tự nhiên và bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên chuyên môn.

Bác sĩ có thể quét âm đạo của bạn để kiểm tra độ pH, điều này cũng có thể giúp xác nhận thời kỳ mãn kinh. PH âm đạo là 4,5 trong những năm thuộc thời kì sinh sản. Trong thời kỳ mãn kinh, pH âm đạo tăng lên mức 6.

Nếu nghi ngờ các triệu chứng của bạn là do một tình trạng khác (chẳng hạn như suy buồng trứng hoặc tình trạng tuyến giáp) không phải mãn kinh, bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm để loại trừ, có thể gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích nang trứng (FSH) (hiếm khi cần thiết) và estrogen của bạn
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Xét nghiệm Lipid
  • Xét nghiệm chức năng gan thận

Nếu bạn thực sự bước vào giai đoạn mãn kinh, hãy tiếp tục đến gặp bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe, bao gồm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra thể chất, cùng với đó hãy trang bị kiến thức về thời kì này, điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn một tốt nhất khi bạn già đi.

]]>
https://hregulator.net/bai-tu-kiem-tra-mat-can-bang-hormone-danh-cho-tuoi-man-kinh-4108/feed/ 0
Tuổi mãn kinh và nguy cơ tai biến mạch máu não https://hregulator.net/tai-bien-mach-mau-nao-4031/ https://hregulator.net/tai-bien-mach-mau-nao-4031/#respond Sat, 17 Nov 2018 02:00:40 +0000 https://hregulator.net/?p=4031 Bước vào những năm mãn kinh, estrogen trong cơ thể người phụ nữ suy giảm mạnh và nó không còn đủ khả năng để bảo vệ họ như cách mà nó từng làm nữa. Đây chính là thời điểm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở phụ nữ. Hơn thế nữa, 10 năm sau mãn kinh, nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp đôi ở nữ giới.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ hay đột quỹ não. Đây là một trường hợp y tế khẩn cấp, xảy ra khi lưu lượng máu đến não đột nhiên bị gián đoán và ngưng trệ. Không có máu lưu thông đến, các tế báo não bắt đầu chết đi dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như: liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần, tàn tật kéo dài và thậm chí là tử vong.

Điều đáng lo ngại của căn bệnh này là nó xảy ra một cách đột ngột, không có bất kì một dấu hiệu cảnh báo nào. Vì thế nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

Tai biến mạch máu não là hiện tượng máu lưu thông đến não đột nhiên bị chặn lại (Ảnh minh họa)

Tai biến mạch máu não là hiện tượng máu lưu thông đến não đột nhiên bị chặn lại (Ảnh minh họa)

Nguy cơ tai biến  mạch máu não ở phụ nữ mãn kinh

Tai biến mạch máu não không phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng nguy cơ này gia tăng theo độ tuổi. Một số nghiên cứu dịch tễ học dựa trên dân số đã báo cáo các ước tính về tỷ lệ tai biến mạch máu não ở phụ nữ trung niên như sau: Tỉ lệ tai biến ở phụ nữ da trắng độ tuổi từ 45 đến 54 dao động từ 0,58-1,02/1000 người/năm. Tỷ lệ này tăng gần gấp đôi ở phụ nữ từ 55 đến 64 tuổi.

Thời kỳ mãn kinh có liên quan đến sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não bởi giai đoạn chuyển đổi mãn kinh có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố quan trọng, nhất là sự suy giảm nồng độ estrogen. Estrogen suy giảm 60% trong thời kì này; sau mãn kinh, mức độ tiếp tục giảm trong vòng 1-3 năm. Nhìn chung, nồng độ estrogen giảm từ 7 -10 lần giữa trước và sau mãn kinh. Trong cùng thời gian này, nồng độ androgen lại gia tăng tương đối, sự dư thừa androgen góp phần làm tăng nguy cơ mắc tim mạch ở phụ nữ.

Ngoài ra, quá trình chuyển đổi mãn kinh còn làm phụ nữ gia tăng béo phì ở bụng, tăng triglycerid, tăng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol có lợi), tăng đường huyết, tăng BMI và tăng huyết áp. Quan trọng, SHBG thấp (SHBG là một protein được sản xuất bởi gan và liên kết chặt chẽ với các hormon testosterone, dihydrotestosterone (DHT), và estradiol (estrogen)) có liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng gia tăng trong quá trình chuyển đổi mãn kinh.

Sự tích tụ của các yếu tố nguy cơ này có thể giải thích việc tăng gấp đôi nguy cơ tai biến mạch máu não ở phụ nữ trong 10 năm sau khi mãn kinh.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não ở phụ nữ mãn kinh:

  • Dân tộc. Phụ nữ gốc Phi và Mỹ gốc Tây Ban Nha có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn phụ nữ da trắng.
  • Tiền sử y tế của gia đình. Nếu ai đó trong gia đình bạn đã từng gặp tai biến mạch máu não, bạn có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao gấp hai lần những phụ nữ không có tiền sử gia đình bị tai biến.
  • Tiền sử y tế của cá nhân. Nếu bạn đã từng bị tai biến mạch máu não hoặc từng bị thiếu máu cục bộ (TIA) trong quá khứ, bạn sẽ có cơ hội bị tai biến mạch máu não cao hơn.
Nguy cơ tai biến  mạch máu não ở phụ nữ mãn kinh 1

Thời kỳ mãn kinh có liên quan đến sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

  • Khó khăn khi nói và hiểu. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy miệng tê cứng, mở khó, phải gắng sức mới mở được miệng để nói. Khi nói bị ngọng hoặc ấp úng không thành câu, có trường hợp còn nói linh tinh. Đây có thể là dấu hiệu của tai biến mạch máu não.
  • Tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân. Tê liệt tay chân là hiện tượng tay bạn đột nhiên không cầm nắm được vật, đang làm việc cảm thấy người mất sức. Khi cố gắng giơ cả hai tay lên đầu thì một cánh tay sẽ rơi xuống. Ở mức độ nhẹ thì thấy tay chân vụng về, khó điều khiển. Nếu tê liệt mặc bạn sẽ thấy một bên miệng của mình rũ xuống khi bạn cố gắng mỉm cười, mặt mất cân xứng, méo mặt, nhân trung hơi lệch qua một bên.
  • Mắt đột nhiên mờ (một bên hoặc cả hai bên); hoặc nhìn hình bị đôi (song thị)
  • Đau đầu. Đột ngột đau đầu dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức
  • Rắc rối khi đi bộ. Bạn có thể vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp.

Biến chứng của tai biến mạch máu não

Các biến chứng của tai biến mạch máu não tùy theo từng loại, một số biến chứng thường gặp đó là:

  • Thay đổi hành vi: Bị tai biến mạch máu não có thể góp phần gây ra trầm cảm hoặc lo âu. Bạn cũng có thể gặp những thay đổi trong hành vi của mình, chẳng hạn như trở nên bốc đồng hoặc bị thu hút nhiều hơn khi giao tiếp với những người khác.
  • Khó khăn về lời nói: Tai biến mạch máu não có thể ảnh hưởng đến các vùng nuốt và đọc trong não. Kết quả là bạn có thể gặp khó khăn khi đọc, viết hoặc hiểu lời người khác.
  • Tê hoặc đau: Tai biến mạch máu não có thể gây tê và làm giảm cảm giác ở các bộ phận trên cơ thể. Đôi khi chấn thương não cũng làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận nhiệt độ của bạn.
  • Tê liệt một bên người

Bạn có thể lấy lại các chức năng vận động, nói hoặc nuốt sau một cơn tai biến mạch máu não thông qua phục hồi chức năng. Tuy nhiên, việc này có thể mất rất nhiều thời gian.

Tê liệt một bên mặt do biến chứng tai biến mạch máu não (Ảnh minh họa)

Tê liệt một bên mặt do biến chứng tai biến mạch máu não (Ảnh minh họa)

Điều trị tai biến mạch máu não

Điều trị tai biến mạch máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm đó loại đó là loại tai biến gì và nó kéo dài bao lâu. Bạn đi khám càng sớm sau khi tai biến, bạn càng có nhiều khả năng phục hồi tốt hơn.

Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA)

Điều trị TIA bao gồm dùng thuốc để giúp ngăn ngừa tai biến trong tương lai. Các loại thuốc này bao gồm thuốc kháng tiểu cầu và thuốc chống đông máu.

  • Thuốc kháng tiểu cầu làm giảm khả năng kết dính các tiểu cầu lại với nhau và gây ra cục máu đông.
  • Thuốc chống đông máu là thuốc làm giảm sự tích tụ của các protein đông máu.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị một cuộc phẫu thuật được gọi là phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Phẫu thuật này nhằm loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch vùng cổ của bạn – nguyên nhân chính gây tai biến.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Các phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ phụ thuộc vào việc bạn đến bệnh viện ở thời điểm nào của bệnh cũng như lịch sử y tế của bạn.

Nếu bạn nhập viện trong vòng ba giờ sau loại tai biến này, bác sĩ của bạn có thể kê một thuốc được gọi là chất kích hoạt plasminogen mô (tPA). Thuốc này có khả năng hòa tan cục máu đông (thuốc tiêu huyết).

Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật để loại bỏ cục máu đông hoặc kê thuốc chống đông máu cho của bạn.

Đột quỵ xuất huyết

Phương pháp điều trị đột quỵ xuất huyết bao gồm: cố gắng làm ngừng chảy máu trong não và giảm các tác dụng phụ liên quan đến chảy máu não. Bạn có thể được cho uống thuốc để làm giảm áp lực nội sọ. Bạn cũng có thể cần truyền máu để tăng lượng máu đông trong máu nhằm ngừng cơn chảy máu não.

Phòng tránh tai biến mạch máu não

Có nhiều thay đổi trong lối sống bạn có thể áp dụng để làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não hoặc ngăn ngừa chứng tái phát. Bao gồm:

  • Tăng cường hoạt động thể chất (tập thể dục thể thao đều đặn)
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì trọng lượng ổn định
  • Giảm việc sử dụng rượu
  • Không sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp được biết là có thể gây ra các cơn tai biến như cocaine và methamphetamine (ma túy đá).
  • Dùng thuốc theo quy định để giảm huyết áp và khuyến khích kiểm soát đường huyết
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm các biện pháp giúp phòng tránh tai biến mạch máu não.

 Mãn kinh là giai đoạn bất kì người phụ nữ nào cũng phải trải qua, nó đánh dấu những thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Hãy nắm chắc những kiến thức về giai đoạn này, trong đó có kiến thức về tai biến mạch máu não. Nhận biết những triệu chứng bất thường, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng nào của căn bệnh này, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

]]>
https://hregulator.net/tai-bien-mach-mau-nao-4031/feed/ 0
Chứng suy nhược thần kinh tuổi mãn kinh – Hãy coi chừng! https://hregulator.net/suy-nhuoc-than-kinh-3994/ https://hregulator.net/suy-nhuoc-than-kinh-3994/#respond Fri, 16 Nov 2018 02:00:19 +0000 https://hregulator.net/?p=3994 Năm 1869, bác sĩ thần kinh học người Mỹ GM Beard lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “suy nhược thần kinh” để chỉ tình trạng kiệt sức của hệ thần kinh trung ương. Phạm vi của chứng suy nhược thần kinh rất rộng và có liên quan chặt chẽ với chứng trầm cảm. Và phụ nữ tuổi mãn kinh là một trong những đối tượng có nguy cơ bị trầm cảm và suy nhược thần kinh.

Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý có các triệu chứng mệt mỏi, lo âu, đau đầu, bất lực, đau dây thần kinh và trầm cảm; là sự kiệt sức của hệ thần kinh trung ương. Đây thường là kết quả của căng thẳng trong cuộc sống, những vấn đề trong lý hoặc do những vấn đề y tế (như mãn kinh) gây nên hoặc do kết hợp của tất cả những điều kiện trên.

Suy nhược thần kinh là gì? 1

Nhận diện suy nhược thần kinh

Rối loạn giấc ngủ

Suy nhược thần kinh có dấu hiệu điển hình là rối loạn giấc ngủ. Những người bị suy nhược thần kinh báo cáo rằng họ cảm thấy dường như ngủ ít hơn so với bình thường, một số lại báo cáo rằng họ cảm thấy ngủ quá nhiều so với thường lệ. Cùng với đó là những triệu chứng đi kèm:

  • Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi mới ngủ được
  • Thức giấc nhiều lần trong đêm, khó ngủ lại
  • Khó có một giấc ngủ ngon
  • Dù có ngủ đủ giấc vẫn cảm thấy buồn ngủ, và có nhu cầu ngủ

Lo âu cao độ

Suy nhược thần kinh khiến bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu cao độ trong thời gian dài. Ngược lại, lo âu cao độ cũng khiến con người dễ bị suy nhược thần kinh. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh có biến cố lớn trong cuộc sống, dẫn đến lo lắng, bất an.

Các triệu chứng của lo âu cao độ gồm:

  • Chảy mồ hôi trộm, tay ướt lạnh
  • Căng đau cơ bắp
  • Chóng mặt
  • Có các cơn hoảng loạn

Lo âu cao độ 1

Mệt mỏi và kiệt sức

Mệt mỏi ở những bệnh nhân suy nhược thần kinh không do nguyên nhân nào cụ thể, họ luôn cảm thấy thiếu năng lượng dù đã nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài. Với họ, những sinh hoạt thường ngày như ăn, tắm cũng là những công việc quá sức khiên họ mệt mỏi và kiệt sức.

Gặp các vấn đề về tiêu hóa

Khi bạn đang căng thẳng, cơ thể sẽ ưu tiên chế độ sinh tồn thay vì tiêu hóa, vì thế khi rơi vào trạng thái căng thẳng, suy nhược thần kinh người bệnh thường có các vấn đề về đường tiêu hóa.

Run tay, cơ thể

Run tay hoặc toàn bộ cơ thể cũng là một dấu hiệu của suy nhược thần kinh, nó là dấu hiệu thể chất của toàn bộ sự căng thẳng mà bạn đang chịu đựng.

Suy nghĩ tiêu cực

Khi bị suy nhược thần kinh, bệnh nhân liên tục có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí thấy những điều tích cực là xấu. Những hướng suy nghĩ tiêu cực đó là:

  • Hiểu mọi việc theo hướng tiêu cực
  • RAS trong não chỉ cho phép những điều tiêu cực gây ra
  • Luôn suy nghĩ rằng tình trạng suy nhược thần kinh này sẽ không bao giờ biến mất, họ sẽ mãi mãi như vậy
Suy nghĩ tiêu cực 1

Bệnh nhân bị suy nhược thần kinh luôn có những cái nhìn tiêu cực về mọi việc (Ảnh minh họa)

Luôn cảm thấy vô vọng

Bất lực và vô vọng là hai cảm giác thường xảy ra trước và trong khi bị suy nhược thần kinh. Người bệnh luôn cảm thấy không đủ sức để đối đầu với vấn đề của mình, không kiểm soát được mọi chuyện xung quanh và không thoát được khỏi tình trạng khó khăn.

Sự trượt dốc trong công việc

Nếu bạn thường xuyên xin nghỉ làm vì ốm, cảm thấy không đủ sức để đi làm và không có động lực để làm việc, đây có thể là dấu hiệu của suy nhược thần kinh. Hãy để ý xem công việc của bạn có trượt dốc không, ngay cả khi bạn đi làm, thử theo dõi xem năng suất có khác biệt đáng kể so với những tháng trước không.

Gặp khó khăn trong cảm nhận hạnh phúc

Khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh sẽ không thể cảm nhận được sự hài lòng hay hạnh phúc. Họ luôn cảm thấy trống rỗng, hờ hững với mọi việc, mọi thứ đều không có ý nghĩa gì với họ hoặc họ sẽ luôn cảm thấy quá sức khi “phải làm những điều vô nghĩa”.

Thay đổi tâm trạng

Đây là triệu chứng thường xảy ra trước khi bị suy nhược thần kinh, chúng có thể bao gồm:

  • Dễ nổi nóng
  • Giận dữ
  • Dễ khóc
  • Có những lúc trầm lặng tuyệt đối
Thay đổi tâm trạng 1

Người bị suy nhược thần kinh thường có những bất thường về tâm trạng (Ảnh minh họa)

Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp, tự cô lập bản thân

Hãy để ý xem mình có cảm thấy muốn ở một mình và xa lánh bạn bè, người thân hay không. Khi căng thẳng quá độ, con người rất dễ tự cô lập và tránh né mọi thứ, nguyên nhân là do sự mất cân bằng serotonin.

Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

Biểu hiện của mất tập trung suy giảm trí nhớ đó là khó tiếp thu các thông tin mới, rối loạn trong các hoạt động hằng ngày.

Chứng mất tập trung có các biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…

Làm thế nào để đối phó với suy nhược thần kinh?

Trò chuyện với người mà bạn tin tưởng

Khi nhận thấy mình những dấu hiệu của suy nhược thần kinh, bạn không nên giữ và chịu đựng một mình mà nên trò chuyện với một người mà bạn tin tưởng, bởi giữ mọi thứ trong lòng chỉ làm mọi thứ trở nên tệ hơn mà thôi.

Trò chuyện với người mà bạn tin tưởng 1

Bạn bè hoặc người thân là những người mà bạn nên chia sẻ (Ảnh minh họa)

Sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ

Bác sĩ là những người có chuyên môn trong lĩnh vực của họ và họ sẽ biết làm thế nào để giúp bạn. Nhất là nếu bạn đã từng bị suy nhược thần kinh trong quá khứ, bạn càng cần tìm tới bác sĩ khi bệnh tái phát trở lại. Hãy tìm hiểu các thông tin tại những địa chỉ uy tín trên mạng hoặc nhờ người thân quen giới thiệu.

Ăn uống lành mạnh

Suy nhược thần kinh làm ảnh hưởng đáng kể tới vị giác và làm giảm cảm giác ngon miệng, nhưng nếu ăn uống không đầy đủ bạn sẽ càng suy nhược thêm. Vì thế hãy cố gắng ăn uống sao cho đủ bữa, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Việc ăn uống đầy đủ cũng góp phần tạo nên nền tảng giúp cơ thể phục hồi.

Hãy cố gắng ăn nhiều rau xanh, các loại củ, trái cây tươi. Bổ sung thêm đạm từ thịt nạc. Xem xét việc cắt giảm caffein khỏi thực đơn.

Luyện tập thể thao

Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe toàn thân mà còn giúp giải tỏa lo âu và căng thẳng. Nhưng hãy lưu ý rằng bạn nên tập từ tốn từng chút một, bởi năng lượng của bạn có thể chỉ còn lại rất ít do suy nhược thần kinh.

Bạn có thể bắt đầu luyện tập từ việc đi bộ mỗi ngày. Từ việc đi quanh khu mình ở dần dần tăng mức độ luyện tập lên. Khi sẵn sàng, bạn nên đăng kí một khóa luyện tập để có thể giao tiếp với mọi người khi luyện tập.

Luyện tập thể thao 1

Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe toàn thân mà còn giúp giải tỏa lo âu và căng thẳng (Ảnh minh họa)

Tập các kỹ thuật thư giãn

Yoga, thiền là những kĩ thuật giúp thư giãn rất tốt. Ngoài ra, nếu cảm thấy cần thiết bạn nên xin nghỉ phép một thời gian để đi du lịch và dành thời gian cho bản thân mình. Đồng thời, bạn cũng nên học cách để ngăn ngừa suy nhược thần kinh trong tương lai, cần biết từ chối nếu cảm thấy công việc được yêu cầu vượt quá khả năng chịu đựng của mình.

Lên kế hoạch cho tương lai

Sau khi hồi phục từ suy nhược thần kinh, bạn cần lên kế hoạch cho tương lai. Việc này sẽ giúp bạn có mục tiêu mới và có một cái đích để hướng về. Hãy lạc quan trong và tin tưởng vào quá trình hồi phục của mình.

Điều trị suy nhược thần kinh bằng thuốc

Các thuốc điều trị suy nhược thần kinh là những thuốc tác động lên cơ chế sinh bệnh, có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh. Tùy vào mỗi cá nhân và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc sao cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được kê là:

  • Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: piracetam, ginkgo biloba…
  • Thuốc an thần
  • Thuốc giảm đau
  • Các loại vitamin
  • Các thuốc y học cổ truyền
  • vv

Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.

Lời khuyên

Bệnh suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi và không tồn tại mãi mãi, bạn chắc chắn sẽ vượt qua được nó. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của thầy thuốc. Phối hợp các phương pháp điều trị, kết hợp thuốc cùng với tập luyện thư giãn, thay đổi lối sống. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Sau khi khỏi bệnh, cần duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tránh bệnh tái phát trở lại.

Đặc biệt, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh càng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Đồng thời, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về giai đoạn này từ những nguồn sách báo, website uy tín (như hregulator.net) để chủ động cho những thay đổi và biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Cảnh báo

Bệnh suy nhược thần kinh đôi khi lại là biểu hiện cho một chứng bệnh tâm lý khác nghiêm trọng hơn, như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Vì thế nếu gặp những triệu chứng của suy nhược thần kinh nhiều hơn 2 tuần, hãy sớm tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

]]>
https://hregulator.net/suy-nhuoc-than-kinh-3994/feed/ 0
Tuổi mãn kinh có nguy cơ cao bị rối loạn thần kinh tim https://hregulator.net/roi-loan-than-kinh-tim-3976/ https://hregulator.net/roi-loan-than-kinh-tim-3976/#respond Thu, 15 Nov 2018 02:00:44 +0000 https://hregulator.net/?p=3976 Bước vào tuổi mãn kinh, do sự thay đổi hormone, phụ nữ rất dễ gặp những vấn đề liên quan tới sức khỏe, một trong số đó là rối loạn thần kinh tim. Rối loạn thần kinh tim là một rối loạn được đặc trưng bởi các triệu chứng cơ năng như: tim đập nhanh/đập chậm, khó thở, đau tức ngực, vv. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim còn gọi là bệnh cường giao cảm hay rối loạn thần kinh thực vật, bệnh không do các tổn thương ở tim gây ra nhưng lại mang nhiều triệu chứng giống như bệnh tim.

Rối loạn thần kinh tim cho đến nay vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng, nhưng nó thường xuất hiện khi người bệnh gặp trạng thái căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác:

  • Nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên hút thuốc lá thụ động
  • Lạm dụng rượu, cà phê, các chất kích thích
  • Chế độ ăn thiếu nghèo nàn dinh dưỡng hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều hóa chất độc hại
  • Sử dụng một số loại thuốc trong điều trị ung thư, trầm cảm, bệnh tim mạch
  • vv.
Rối loạn thần kinh tim là gì? 1

Rối loạn thần kinh tim thường xuất hiện khi gặp trạng thái căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, vv (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mãn kinh và nguy cơ mắc rối loạn thần kinh tim

Mãn kinh không trực tiếp gây ra rối loạn thần kinh tim, nhưng như chúng ta đã nói ở trên, rối loạn thần kinh tim có liên quan mật thiết với trạng thái căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vv.

Bước vào tuổi mãn kinh, do sự suy giảm của hormone estrogen, phụ nữ rất dễ bị rối loạn tâm trạng.  Khoảng thời gian này chính là khoảng thời gian gia tăng rối loạn tâm thần ở phụ nữ. Khả năng rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng ở phụ nữ mãn kinh cao gấp 3 lần so với tiền mãn kinh. Đặc biệt với những phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng, tỉ lệ này sẽ còn tăng cao hơn.

Ngoài ra, suy giảm estrogen còn làm ức chế sản xuất serotonin – một hóa chất trong não có tác dụng điều chỉnh tâm trạng. Khi lượng sertonin bị thiếu hụt, rất dễ dẫn đến lo âu và trầm cảm.

Sự thay đổi tâm trạng do suy giảm hormone ở phụ nữ mãn kinh dễ dẫn tới suy giảm thần kinh tim (Ảnh minh họa)

Sự thay đổi tâm trạng do suy giảm hormone ở phụ nữ mãn kinh dễ dẫn tới suy giảm thần kinh tim (Ảnh minh họa)

Triệu chứng rối loạn thần kinh tim dễ nhầm với bệnh tim

Rối loạn thần kinh tim là có các triệu chứng tương tự như bệnh tim mạch, vì thế bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim. Về cơ bản, triệu chứng rối loạn thần kinh tim thường gặp là:

Mệt mỏi. Mệt mỏi là hiện tượng bình thường của con người mỗi khi kiệt sức, sẽ hết khi nghỉ ngơi phù hợp. Mệt mỏi do rối loạn thần kinh tim lại kéo dài khá lâu, thậm chí cũng không đỡ khi người bệnh đã ngủ một giấc dài và say.

Đánh trống ngực. Đánh trống ngực là hiện tượng người bệnh cảm thấy tim đập “thình thịch” và loạn xạ trong ngực. Đây chính là một rối loạn về nhịp tim.

Đau ngực. Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở bệnh tim thực thể nhưng nó cũng là triệu chứng gặp ở rối loạn thần kinh tim. Cơ đau ngực có thể là đau nhói từng cơn hoặc đau mãn tính, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cơn đau ngực cấp tinh thường xuất hiện bất chợt và hết trong một khoảng thời gian ngắn. Đối với đau ngực mãn tính, các cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm, vị trí đau không rõ rệt.

Chóng mặt. Chóng mặt là cảm giác cảm thấy xung quanh quay cuồng, đứng không vững và có thể té ngã, ngấy xỉu. Tình trạng này đôi khi nghiêm trọng khiến người bệnh phải nhập viện.

Tăng thông khí. Tăng thông khí là tình trạng thở sâu và nhanh hơn bình thường. Hiện tượng này gây thiếu hụt CO2 trong máu khiến người bệnh cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, choáng váng.

Ngoài các triệu chứng trên, còn một số triệu chứng khác như vã mồ hôi, run rẩy tay chân, vv.

Triệu chứng rối loạn thần kinh tim dễ nhầm với bệnh tim 1

Triệu chứng rối loạn thần kinh tim dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim (Ảnh minh họa)

Bệnh rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh tim là một bệnh ít gây nguy hiểm nhưng những triệu chứng mà nó gây ra có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như tinh thần của người mắc. Về lâu dài, bệnh có thể ảnh hưởng tới cả chất lượng công việc. Vì thế, vẫn cần điều trị nếu mắc rối loạn thần kinh tim. Bệnh có thể chữa khỏi nếu chẩn đoán được đúng nguyên nhân. Tuy nhiên, điều trị rối loạn thần kinh tim cần kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ, nếu tự ý bỏ thuốc bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.

Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh tim

Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp tự nhiên.

Điều trị bệnh bằng thuốc men

Thuốc an thần thường được sử dụng để điều trị rối loạn thần kinh tim. Thuốc có tác dụng làm giảm lo lắng và căng thẳng cho người bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng, giải quyết vấn đề tạm thời chứ không khắc phục được nguyên nhân gốc rễ. Hơn thế nữa, việc sử dụng thuốc an thần trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt, như:

  • Buồn ngủ, chóng mặt
  • Lẫn
  • Rối loạn trí nhớ
  • Khả năng tập trung và đánh giá giảm
  • Làm tăng trầm cảm và lo âu
  • Nguy cơ phụ thuộc vào thuốc
  • Nguy cơ tử vong vid quá liều
  • vv.

Vì thế, phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ khuyến cáo hiện nay là thay đổi chế độ ăn uống cũng như chế độ luyện tập để giảm căng thẳng.

Giảm bệnh bằng chế độ ăn uống, tập luyện

Về chế độ ăn uống. Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, trái cây tươi. Ăn các loại thực phẩm tươi sống. Không nên tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá. Nếu trong gia đình có người nghiện thuốc, cũng nên khuyên người thân bỏ thuốc.

Về chế độ tập luyện. Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Để duy trì được thói quen tốt này, trước hết bạn cần lựa chọn cho mình một bộ môn yêu thích, sau đó tăng dần mức độ luyện tập từ nhẹ đến nặng, sao cho phù hợp với thể chất. Nên nhớ rằng chúng ta mất 6 tháng để “biến” một hoạt động thành thói quen. Vì thế hãy kiên trì và coi thể dục thể thao như một phần của cuộc sống. Hoạt động thể chất không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp giải tỏa căng thẳng.

Thực hành các kỹ thuật thư giãn. Yoga, thiền là những bộ môn giúp giảm căng thẳng rất tốt, bạn có thể thử thực hành các kỹ thuật này.

Sử dụng các sản phẩm giúp cân bằng hormone tuổi mãn kinh. Bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ cũng nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên (isoflavone đậu nành và chasteberry) để cân bằng hormone trong cơ thể. Trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ, hỏi ý kiến của những người có chuyên môn để tránh mua phải những sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Như vậy, rối loạn thần kinh tim không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nó có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của người mắc. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng cần kiên trì và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ. Bài viết trên chúng tôi không chẩn đoán bệnh hay đưa ra phương pháp điều trị nào thay thế phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, mọi thông tin chi tiết còn thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn giải đáp một cách cụ thể nhất.

]]>
https://hregulator.net/roi-loan-than-kinh-tim-3976/feed/ 0
Những vấn đề cần lưu ý về tình dục tuổi mãn kinh https://hregulator.net/luu-y-tinh-duc-tuoi-man-kinh-3447/ https://hregulator.net/luu-y-tinh-duc-tuoi-man-kinh-3447/#respond Thu, 01 Nov 2018 02:00:24 +0000 https://hregulator.net/?p=3447 Rất nhiều thứ sẽ thay đổi theo tuổi tác, bao gồm cả chuyện tình dục. Tình dục tuổi trung niên không còn giống với giai đoạn trước đó nữa.  Dưới đây là những lưu ý về tình dục tuổi mãn kinh.

Những vấn đề cần lưu ý về tình dục tuổi mãn kinh 1

Tuổi mãn kinh, tình dục có nhiều sự thay đổi (Ảnh minh họa)

Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến tình dục như thế nào?

Sự mất mát của estrogen và testosterone sau thời kỳ mãn kinh dẫn đến những thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ và ham muốn tình dục của cô ấy. Phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh có thể nhận thấy rằng họ không dễ bị kích thích nữa, và ít nhạy cảm hơn khi đối tác có những hành động thân mặt như sờ hay vuốt ve. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ mãn kinh ít quan tâm hơn đến tình dục .

Ngoài ra, mức estrogen thấp ở thời kì này còn làm giảm cung cấp máu cho âm đạo, dẫn tới hiện tượng khô hạn vùng kín, gây đau đớn và không thoải mái khi quan hệ.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của người phụ nữ tới chuyện chăn gối vợ chồng trong thời kì mãn kinh, đó là:

  • Vấn đề kiểm soát bàng quang
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
  • Thuốc men
  • Các vấn đề y tế

Liệu thời kì mãn kinh có làm suy giảm ham muốn ở tất cả phụ nữ?

Không. Nhiều trường hợp đã báo cáo rằng khi mãn kinh có cảm thấy chuyện tình dục được cải thiện hơn, do họ không còn lo lắng đến việc mang thai, trách nhiệm nuôi dạy con cũng giảm bớt, họ cảm thấy thư giãn và thoải mái tận hưởng sự thân mật với đối tác.

Tìm hiểu thêm: Hồi xuân ở phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh

Làm thế nào tôi có thể cải thiện tình dục trong và sau khi mãn kinh?

Thay thế estrogen là liệu pháp thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Nó có thể điều trị khô âm đạo, giúp tăng cường sinh lý nữ. Tuy nhiên tất cả các phương pháp điều trị thay thế estrogen đều được đặt cảnh báo làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung, dùng càng lâu nguy cơ càng tăng cao.

Hiện nay, những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên đang được kì vọng là có thể thay thế liệu pháp estrogen.

Nhiều nghiên cứu về đậu nành đã chứng minh rằng isoflavone có trong nó và liệu pháp Estrogen có chung một cơ chế tác động, chúng đều làm tăng hoạt động của estrogen để làm giảm các triệu chứng của thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh. Nhưng isoflvone có ưu điểm vượt trội hơn, đó là không làm giảm sinh lý thờithowfimanx kinh và không làm tăng nguy cơ mắc ung thư trên mô vú và tử cung.

Dịch chiết cây vitex từ lâu cũng đã được biết đến như là một liệu pháp giúp cân bằng tâm lý. Chúng có thể tác dụng lên vùng dưới đồi và giúp đưa hormone về mức cân bằng. Đặc biệt, nó không gây ra sự phụ thuộc, sau một thời gian sử dụng cơ thể có thể tự điều chỉnh làm lượng hormone tiết ra một cách có kiểm soát, khi ngừng sử dụng cơ thể cũng không mất cân bằng nữa. Quan trọng hơn cả là cây vitex cũng không có một tác dụng phụ đáng kể nào cả, điều đó cho thấy rằng nó cực kỳ an toàn.

Vì thế rất nhiều sản phẩm có thành phần là Vitex và Isoflavone đã ra đời, mang lại hiệu quả cao trong việc giúp phụ nữ ở mọi lứa tuổi có vấn đề liên quan đến hormone, các triệu chứng kinh nguyệt, các triệu chứng mãn kinh.  PMH-Regulator là một sản phẩm như thế, mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

Làm thế nào tôi có thể cải thiện tình dục trong và sau khi mãn kinh? 1

Có nhiều phương pháp khác nhau để duy trì sinh lý tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

 

Tôi vẫn phải lo lắng về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)?

Vâng. Thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh không bảo vệ bạn khỏi STDs. Bạn có thể bị STDs tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời bạn, khi mà bạn quan hệ tình dục không an toàn. Nguy cơ mắc bệnh không giảm theo độ tuổi hoặc với những thay đổi trong hệ thống sinh sản của bạn.

Nếu không được chữa trị, một số bệnh STDs có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng, như HIV, không thể chữa khỏi và có thể gây tử vong.

Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân khỏi STDs?

Thực hiện một số bước cơ bản để giúp bảo vệ bản thân khỏi STD:

  • Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Giới hạn số lượng bạn tình của bạn. Càng có nhiều bạn tình, bạn càng có nhiều khả năng mắc bệnh STDs. Nếu bạn có nhiều hơn một bạn tình, luôn luôn sử dụng bao cao su. Chọn bạn tình của bạn một cách cẩn thận. Không quan hệ tình dục với người bạn nghi ngờ có thể bị STDs.
  • Thực hành một vợ một chồng. Điều này có nghĩa là quan hệ tình dục với chỉ một người. Người đó cũng phải có quan hệ tình dục với chỉ bạn để giảm nguy cơ của bạn.
  • Biết các triệu chứng của STDs.
  • Không sử dụng rượu hoặc ma túy trước khi quan hệ tình dục. Chúng ta thường ít có khả năng thực hành tình dục an toàn nếu say rượu.
  • Yêu cầu đối tác tình dục kiểm tra STDs. Các triệu chứng của STDs có thể không hiển thị hoặc thậm chí gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
  • Kiểm tra các STDs của bản thân, việc này giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.
]]>
https://hregulator.net/luu-y-tinh-duc-tuoi-man-kinh-3447/feed/ 0
Tuổi trung niên – Lỗi nhịp “chuyện yêu” https://hregulator.net/bi-hai-chuyen-yeu-tuoi-trung-nien-3626/ https://hregulator.net/bi-hai-chuyen-yeu-tuoi-trung-nien-3626/#respond Tue, 30 Oct 2018 02:00:49 +0000 https://hregulator.net/?p=3626 Quý ông ỉu xìu, quý bà khô hạn là những vấn đề mà các cặp đôi tuổi trung niên thường gặp phải. Cần làm gì để chuyện chăn gối vợ chồng trung niên vẫn đẹp như này nào?

Tuổi trung niên - Lỗi nhịp

Cần làm gì để chuyện ấy vẫn thăng hoa dù đã có tuổi (Ảnh minh họa)

Cậu nhỏ ỉu xìu

Nếu như chuyện yêu tuổi trẻ là bài hùng ca tràn đầy sức sống thì ở tuổi trung niên chúng ta lại rất dễ lạc nhịp, tẻ nhạt, chán chường. Không ít người phải “tầm sư học đạo” để tìm lại phong độ của tuổi trẻ.

Thống kê từ Phòng khám Nam khoa (Bệnh viện Bình Dân TP.HCM), số lượng các ông chồng bị rối loạn cương dương và tìm đến phòng khám để chữa trị chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh của nam giới.

Nhiều trường hợp mới 45 tuổi, cậu nhỏ đã ỉu xìu khiến người chồng mất tự tin khi gần vợ. Anh thì sợ thất bại nên lảng tránh những lần sau, chị thì lại cho là mình không còn hấp dẫn nên chồng mới xảy ra sự cố. Tình cảm vợ chồng vì thế mà có phần rạn nứt.

Cô bé khô hạn

Tại phòng khám sản phụ khoa, các bác sĩ cũng thường nghe những tâm sự không mấy vui vẻ của các bà vợ, câu chuyện khô hạn vùng kín, cảm thấy cơ thể không còn quyến rũ là những vấn đề mà gần như ai đến phòng khám cũng gặp phải.

Chị Hương (nhân viên văn phòng) cảm thấy thấy cơ thể mình thay đổi nhiều khi mới bước vào tuổi 48, đặc biệt là “chuyện yêu”. Nếu như thời gian trước hai vợ chồng rất hòa hợp với nhau trong chuyện chăn gối thì bây giờ chị không còn hứng thú nữa, dù chị vẫn rất yêu chồng.

Chồng chị nhu cầu lại vẫn cao thế nên chị cứ phải trốn anh như mèo trốn chuột. Lúc hai vợ chồng ân ái thì chị lại cảm thấy đau rát do tình trạng khô hạn của “cô bé”. Chị đau nhưng lời nói của chồng còn làm chị đau hơn: “Em cứ như khúc gỗ làm anh buồn quá”.

Cô bé khô hạn 1

Tuổi trung niên với sự “lỗi nhịp” trong chuyện yêu là vấn đề thường gặp (Ảnh minh họa)

Suy giảm ham muốn tình dục là một tình trạng phổ biến

Không chỉ tuổi trung niên mới bị suy giảm ham muốn, tình trạng này có thể gặp ở cả giới trẻ do áp lực công việc, cạnh tranh, stress. Ở tuổi trung niên, những áp lực này cũng có thể vẫn là nguyên nhân làm ham muốn bị dập tắt, nhưng còn có thêm sự biến đổi của cơ thể.

Bước vào độ tuổi trung niên, hai nội tiết tố là estrogen ở nữ và testoterone ở nam suy giảm mạnh.

Với nữ giới, estrogen có tham gia vào gần như tất cả các quá trình của cơ thể. Trong đó nổi trội có thể kể đến là: sắc đẹp, sự vui tươi, trẻ trung, sự “ẩm ướt” của cô bé, vv. Tuy nhiên, giai đoạn mãn kinh thì nội tiết tố này lại suy giảm mạnh. Estrogen không còn đủ để đảm đương các chức năng trong cơ thể nữa, từ đó dẫn đến hàng loạt sự “đình trệ” và thay đổi bộ máy.

Với nam giới, tuy không rõ rệt như nữ nhưng tuổi trên 40 cũng có sự nam mãn. Những “kẻ thứ ba” ngăn cản chuyện yêu ở độ tuổi này là: cao huyết áp, cholesterol cao, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường, đau cột sống, thấp khớp. Các vấn đề y tế này đều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và chuyện tình dục nói riêng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Như, Trưởng phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Bình Dân: “Mọi cơ quan trong cơ thể đến tuổi 40-50 là cận “date”. Nhưng nếu biết cách giữ gìn, vẫn kéo dài được “hạn sử dụng”.

Trong chuyện chăn gối vợ chồng, mỗi người là một thế giới riêng, vì thế hãy biết lắng nghe cơ thể mình, đồng thời tâm sự với người bạn đời về những vấn đề mà bản thân đang gặp phải. Nếu sau khi “yêu” mà cơ thể mệt mỏi, người rã rời thì nên kiểm tra lại tần suất và ngưng đến khi có nhu cầu trở lại.

Để tình dục tuổi trung niên vẫn đẹp như thuở nào, đòi hỏi cả hai vợ chồng cần có sự đồng cảm và đồng lòng hỗ trợ nhau. Sự quan tâm, yêu thương của người bạn đời góp phần rất lớn trong việc phục hồi chức năng cũng như sự tư tin của đối tác.

Ngoài ra, ở độ tuổi này, chị em cũng nên sử dụng thêm các sản phẩm giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố. Các sản phẩm có thành phần từ đậu nành và chasteberry là những sản phẩm được khuyên dùng, chúng là các thảo dược tự nhiên không mang lại những rủi ro sức khỏe cũng như tác dụng phụ có hại với cơ thể. Các ông chồng thì nên giữ gìn sức khỏe bằng cách hạn chế rượu bia, thuốc lá. Cả hai vợ chồng đều nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao đều đặn, đồng thời loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Khi gặp trục trặc trong “chuyện ấy”, cần đi khám ngay.

Tìm hiểu thêm: Hồi xuân ở phụ nữ – Gìn giữ thế nào để mãi bền đẹp?

]]>
https://hregulator.net/bi-hai-chuyen-yeu-tuoi-trung-nien-3626/feed/ 0
Trong và sau mãn mãn kinh – Phụ nữ có nhiều thay đổi https://hregulator.net/thay-doi-tuoi-man-kinh-2933/ https://hregulator.net/thay-doi-tuoi-man-kinh-2933/#respond Sat, 20 Oct 2018 02:00:25 +0000 https://hregulator.net/?p=2933 Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ có những thay đổi về Tâm – Sinh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc, cũng như có những nguy cơ mới về sức khỏe.

Trong và sau mãn mãn kinh - Phụ nữ có nhiều thay đổi 1

Trong và sau mãn mãn kinh – Phụ nữ có nhiều thay đổi (Ảnh minh họa)

Mãn kinh

Là thuật ngữ chỉ sự chấm dứt hoàn toàn kinh nguyệt sau 12 tháng không có chu kì. Song, hiện tượng này được coi là bao gồm cả thời kì có những thay đổi và thích ứng để đưa đến tình trạng đó. Sự thay đổi hiếm khi xảy ra một cách đột ngột mà diễn ra một cách từ từ với giai đoạn chuyển tiếp. Kinh nguyệt ngày càng trở nên thất thường các khoảng cách ngày càng dài ra với thời gian chảy máu ngày càng ngắn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm dần về số lượng nang noãn buồng trứng.

Những thay đổi về nội tiết

  • Estrogen. Số lượng nang noãn trưởng thành ở buồng trứng suy giảm thì estrogen được sản sinh ra và hàm lượng estrogen trong máu cũng bị giảm xuống. Điều này ảnh hưởng tới cơ chế hồi tác của vùng dưới đồi thị và tuyến yên.
  • Progesteron. Đỉnh progesteron sau phóng noãn chỉ gặp được một cách thất thường chứ không còn đều đặn như thời kì trước nữa.
  • Kích dục tố.Vì hàm lượng estrogen trong máu tụt xuống nên các kích dục tố được sản xuất tăng lên, nhất là FSH.

Những thay đổi sau khi mãn kinh

Sau một thời gian nang noãn phát triển thưa, sự phóng noãn thất thường thì cuối cùng sự trưởng thành của nang noãn cũng không còn nữa (mặc dù vẫn có thể tồn tại những nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng). Hàm lượng estradiol ở mức không đáng kể, các tổ chức chịu tác dụng của estrogen bị teo đi:

  • Âm hộ: Môi lớn xẹp xuống, môi bé lộ rõ hơn. Lông mu bạc màu hơn (trở nên xám) và rụng dần. Âm vật co lại.
  • Âm đạo: Khô. Bề mặt niêm mạc nhẵn, không có mạch máu. Độ pH tăng lên làm kích thích sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn (làm biểu đồ âm đạo sau mãn kinh dễ nhận thấy nhiều tế bào trung gian và bạch cầu đa nhân, biểu hiện của thiếu estrogen.
  • Vòi trứng và buồng trứng: Các vòi trứng mỏng đi trong khi buồng trứng thu lại. Khung cân và dây chằng đỡ bàng quang cùng các cơ quan sinh dục suy yếu đi.
  • Tuyến vú: Trở nên nhão, nhăn nhúm, tuy nhiên hiện tượng teo của tổ chức tuyến không rõ rệt nếu còn nhiều tổ chức mỡ bao bọc.
  • Xương: Chất xương có xu hướng mất dần do canxi thoát ra ngoài vì tuổi tác. Càng lớn tuổi, những tai nạn đơn giản cũng có thể làm gãy xương.

Những thay đổi về nội tiết

  • Estrogen: Buồng trứng sản xuất Androstenedione, hormone này được chuyển hóa thành estron tại các tổ chức ngoại biên. Đây là loại hormone estrogen duy nhất còn tìm thấy sau mãn kinh, nhưng tác dụng sinh học của nó hết sức yếu.
  • Kich dục tố: Các nội tiết tố này vẫn còn tìm thấy trong máu và có thể tồn tại trong nhiều năm.

Những thay đổi về tâm lý

Phụ nữ bức vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng là lúc đến tuổi nghỉ công tác, rời xa tập thể; con cái trưởng thành và rời xa gia đình để học tập và làm việc. Vì thế giai đoạn này người phụ nữ thường xuất hiện cảm giác cô đơn, lạc lõng. Họ nghĩ rằng mình đã già, không còn có ích cho xã hội và con cái nữa. Họ hoài nghi giá trị của bản thân. Từ đó sinh ra bi quan, lo lắng, u uất và rất dễ dẫn tới trầm cảm.

Những thay đổi về tâm lý một cách tiêu cực này sẽ cản trở và ức chế những chức năng sinh lý bình thường của các bộ phận khác, như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tăng huyết áp, suy giảm ham muốn trong quan hệ vợ chồng, lâu dần có thể gây bệnh.

Những thay đổi về sinh lý

Do sự suy giảm estrogen cũng như những triệu chứng của giai đoạn mãn kinh, sinh lý người phụ nữ có nhiều thay đổi. Hãy trao đổi với chồng về những thay đổi này để cả hai cùng biết đúng đắn về giai đoạn mãn kinh và có cách thích nghi phù hợp.

Đọc thêm:

]]>
https://hregulator.net/thay-doi-tuoi-man-kinh-2933/feed/ 0
Mãn kinh – Phụ nữ chán chồng hay đàn ông chán vợ? https://hregulator.net/man-kinh-chan-chong-3583/ https://hregulator.net/man-kinh-chan-chong-3583/#respond Fri, 12 Oct 2018 02:00:47 +0000 https://hregulator.net/?p=3583 Tiền mãn kinh – mãn kinh với những thay đổi về thể chất nói chung và sinh lý sinh dục nói riêng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống vợ chồng.

Mãn kinh - Phụ nữ chán chồng hay đàn ông chán vợ? 1

Mãn kinh – Phụ nữ chán chồng hay đàn ông chán vợ? (Ảnh minh họa)

“Chán chồng” ở nữ giới giai đoạn mãn kinh

Chị T. (48 tuổi), lên chức bà cách đây không lâu, đang ở tuổi tiền mãn kinh. Chị kể, mỗi lần chồng có ý định gần gũi thì đều né tránh hoặc nhanh chóng cho qua, bởi chị cảm thấy không còn khoái cảm như thời còn trẻ nữa. Ngoài ra, mỗi lần quan hệ, chị thường cảm thấy đau rát, phải cắn răng chịu đựng với tâm trạng lo âu chứ chả sung sướng gì. Đây là lời tâm sự của phần lớn những người phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh.

Ngấp nghé tuổi mãn kinh, phụ nữ có nhiều sự thay đổi, đương nhiên chuyện chiều chồng cũng vậy. Do thời gian đạt đến cao trào khi sinh hoạt dài hơn; do tính đàn hồi của âm đạo giảm; do hiện tượng khô hạn vùng kín; chất nhầy ít; vv, phụ nữ thường cảm thấy đau khi quan hệ, nếu cố có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc âm đạo hoặc viêm nhiễm khiến họ không còn “mặn mà” gì với chuyện vợ chồng nữa.

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều suy giảm ham muốn khi bước vào giai đoạn này. Nhiều phụ nữ lại cảm thấy như họ đã bước vào thời kì mới trong chuyện sinh hoạt vợ chồng, bởi họ không còn lo lắng việc mang thai nữa, hôn nhân cũng đã ổn định, con cái đã lớn, gánh nặng và sức ép tinh thần ít đi. Nhiều người cho rằng, thời gian này như “kỳ trăng mật thứ hai” của đời sống vợ chồng, họ “hồi xuân” và mong muốn nhiều hơn.

Vì nhiều yếu tố khác nhau khiến người phụ nữ dễ "chán chồng" khi bước vào tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Vì nhiều yếu tố khác nhau khiến người phụ nữ dễ “chán chồng” khi bước vào tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Hay chồng chán?

Anh H. (45 tuổi) chia sẻ với chúng tôi: “Năm nay dù đã ngoài 40 nhưng ham muốn của tôi vẫn còn cao. Thế nhưng vợ tôi lại không còn nhiều hứng thú nữa. Tôi có hỏi nhỏ vợ về chuyện sinh hoạt của hai vợ chồng thì cô ấy bảo không có cảm giác gì, cũng không hứng thú nhiều. Cô ấy nửa đùa nửa thật bảo tôi giải quyết bên ngoài đi, đừng để vợ biết là được. Tôi chỉ biế thở dài.”

Không phải người chồng nào cũng thông cảm và chia sẻ được với vợ như anh H. Đàn ông trong giai đoạn này thì sự nghiệp cũng đang ở giai đoạn phát triển cao trào, họ được vây quanh bởi nhiều phụ nữ trẻ đẹp, vì thế khi chuyện “chăn gối” với vợ có vấn đề, họ rất dễ ngoại tình, dẫn đến tình cảnh vợ chán chồng, chồng cũng chán vợ.

Chuẩn bị hành trang cho tuổi tiền mãn kinh

Câu chuyện về tình dục tuổi trung niên với những vấn đề khô hạn, khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng chị là một trong số các triệu chứng của thời kì tiền mãn kinh – mãn kinh. Giai đoạn này, người phụ nữ còn phải chịu rất nhiều những triệu chứng khác như: rối loạn kinh nguyệt rồi ngừng hẳn; hoa mắt, chóng mặt, ù tai; bốc hoả, đổ mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ; đau nhức xương; tê buồn tay chân… Cùng với đó là những thay đổi về ngoại hình: sụt giảm và mất đi các tổ chức mỡ dưới da ở mặt, chân tay, ngực khiến da trở nên nhăn nheo, nám sạm, không còn đàn hồi, mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng và đùi. Tính tình thay đổi, hay cáu gắt, mất bình tĩnh, mất tự tin, lo âu, trầm cảm, không tập trung, trí nhớ giảm.

Nguyên nhân cốt lõi của tất cả các vấn đề trên là sự suy giảm nội tiết tố nữ, chủ yếu là estrogen. Chính vì thế, để chuẩn bị cho thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh, người phụ nữ cần biết cách duy trì estrogen ngay từ khi còn trẻ. Có nhiều phương pháp giúp cân bằng và bổ sung estrogen thiếu hụt từ gián tiếp đến trực tiếp, tuy nhiên, nhiều liệu pháp có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn tới sức khỏe như liệu pháp HRT; có những liệu pháp có thể làm giảm các triệu chứng nhưng sau khi ngừng các triệu chứng lại tái phát.

Các tốt nhất để bổ sung estrogen là bổ sung các yếu tố giúp cải thiện hoạt động của buồng trứng, giúp buồng trứng tăng cường sản sinh estrogen. Bạn có thể ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen như đậu nành, mơ khô, chà là khô, mận khô, hạt dẻ cười, các loại ngũ cốc, các loại đậu, vv. Hoặc sử dụng các loại thuốc có thành phần là phytoestrogen như HRegulator.

]]>
https://hregulator.net/man-kinh-chan-chong-3583/feed/ 0