Tại thời điểm năm 1850 người ta ghi nhận tuổi mãn kinh của phụ nữ ở khoảng 45 tuổi trong khi tuổi thọ dự tính chỉ là 45-50. Tới năm 2008, tuổi mãn kinh đã tăng lên mức 52 tuổi với tuổi thọ dự tính là 82. Như vậy ngày nay trên 30% cuộc sống của người phụ nữ là ở giai đoạn mãn kinh. Theo thống kê trên toàn thế giới năm 1990 có 476 triệu phụ nữ và sẽ là 1,200 triệu phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh vào năm 2030. Chính vì vậy sự hiểu biết về giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất cứ người phụ nữ nào nhằm đem lại cho mình một chất lược cuộc sống tốt đẹp hơn.
Điểm qua vai trò của các hormone nữ
Estrogen: được sản xuất bởi buồng trứng, vỏ thượng thận và màng đệm của phôi. Estrogen thể hiện tác dụng trên các cơ quan tổ chức trong cơ thể bằng cách gắn với các thụ thể estrogen trên các cơ quan đó. Có 2 loại thụ thể estrogen : estrogen và estrogen. Các thụ thể estrogen có nhiều hơn ở mô vú, buồng trứng, tử cung trong khi đó thụ thể estrogen lại thấy nhiều ở não, phổi, bang quang, xương, mạch máu…Estrogen tạo nữ tính cho người phụ nữ, đồng thời có nhiều tác dụng trên bộ máy sinh dục nữ và các tổ chức khác như vú, xương, da, tiết niệu, hệ thống đông máu..
Mô | Tác dụng của estrogen | Biểu hiện lâm sàng | Biểu hiện khi thiếu estrogen |
Xương | Tăng lắng động canxi ở xương | Tăng mật độ xương | Loãng xương |
Não | ức chế giải phóng estrogen từ buồng trứng | Bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính tình, giảm trí nhớ và nặng có thể bị bệnh Alzheimer | |
Vú | Kích thích sự phát triển của mô vú | Vú to raTăng nguy cơ bị ung thư vú, tăng nhạy cảm của tuyến vú | Vú nhỏ lại |
Đông máu | Tăng nguy cơ đông máu | Không thay đổi đông máu | |
Mỡ máu | Tăng HDL, giảm LDL và cholesterol | Giảm HDL, tăng LDL và cholesterol | |
Da | Tăng tạo mỡ trên da | Da mềm mại | Da kém mềm mại, tăng sắc tố ( nám) |
Tử cung | Tăng tạo niêm mạc tử cung và cơ tử cung | Cường kinh, tăng nguy cơ ung thư tử cung | Tử cung teo nhỏ |
Âm đạo | Tăng tái tạo lớp niêm mạc và tăng cung cấp máu tại âm đạo | Tăng tạo chất nhày âm đạo , tăng co bóp vùng tiểu khung | Khô, dễ bị nhiễm trùng; đau khi giao hợp; tiểu khó, kém co bóp vùng tiêu khung |
Bảng 1: tác dụng của estrogen và hậu quả của sự thiếu hụt estrogen ở người phụ nữ
- Mô Tác dụng của estrogen Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện khi thiếu estrogen
- Xương Tăng lắng động canxi ở xương Tăng mật độ xương Loãng xương
- Não ức chế giải phóng estrogen từ buồng trứng Bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính tình, giảm trí nhớ và nặng có thể bị bệnh Alzheimer
- Vú Kích thích sự phát triển của mô vú Vú to ra
- Tăng nguy cơ bị ung thư vú, tăng nhạy cảm của tuyến vú Vú nhỏ lại
- Đông máu Tăng nguy cơ đông máu Không thay đổi đông máu
- Mỡ máu Tăng HDL, giảm LDL và cholesterol Giảm HDL, tăng LDL và cholesterol
- Da Tăng tạo mỡ trên da Da mềm mại Da kém mềm mại, tăng sắc tố ( nám)
- Tử cung Tăng tạo niêm mạc tử cung và cơ tử cung Cường kinh, tăng nguy cơ ung thư tử cung Tử cung teo nhỏ
Âm đạo Tăng tái tạo lớp niêm mạc và tăng cung cấp máu tại âm đạo Tăng tạo chất nhày âm đạo , tăng co bóp vùng tiểu khung Khô, dễ bị nhiễm trùng; đau khi giao hợp; tiểu khó, kém co bóp vùng tiêu khung
Progesterol: hormon được sản xuất từ buồng trứng. Progesterol tác động lên tử cung làm biến đổi niêm mạc tử cung ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị cho trứng làm tổ , làm giảm co bóp tử cung. Progesterol làm tăng phát triển nang tuyến vú để chuẩn bị tổng hợp sữa; tăng tái hấp thu Na và nước tại thận; tăng chuyển hóa và nhiệt độ.
Prolactin: có tác dụng gây tiết và tổng hợp sữa bởi tuyến vú. Khi tăng tiết prolactin gây vô kinh suy hoàng thể thậm chí vô sinh do không rụng trứng
Thế nào là tiền mãn kinh và mãn kinh?
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ kinh nguyệt đều sang giai đoạn hết kinh trong một vài năm. Hiện tượng tiền mãn kinh có thể xuất hiện từ 3-5 năm trước khi có mãn kinh thực sự. Trong giai đoạn này nồng độ progesterol giảm thấp và nồng độ estrogen dao động.
Các biểu hiện của tiền mãn kinh gồm;
- Kinh nguyệt thưa và ít dần. Nếu thấy ra máu âm đạo nhiều sau kyfkinh cuối trên 1 năm phải tìm nguyên nhân khác
- Bệnh lý tuyến vú trước kỳ kinh: đau vú, nhan vú lành tính đơn độc
- Có thể có mụn trứng cá do giảm sản xuất progesterone
- Giam khả năng thụ thai
- Dễ bị ung thư vú với tần xuất cao nhất do giảm progesterone sinh lý
Mãn kinh: là sự ngưng hoàn toàn và vĩnh viễn các xuất huyết trong chu kỳ kinh nguyệt do buồng trứng giảm sản xuất estrogen và progesterone. Tuổi mãn kinh tự nhiên khoảng từ 45-55 tuổi , với người Việt nam thì ở độ tuổi khoảng 48±3 tuổi. Mãn kinh ở độ tuổi 40-45 được coi là mãn kinh sớm. Mãn kinh có thể do tự nhiên hoặc do phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng có hoặc không cắt tử cung
Biểu hiện của mãn kinh:
- Có thể không có triệu chứng
- Có thể có triệu chứng của thiếu hụt estrogen , gồm;
- Cơn bốc hỏa: gặp ở 50-85% phụ nữ mãn kinh và có tới 15% ở mức độ nặng nề. Biểu hiện nóng bừng ở nửa trên cơ thể , có thể có đánh trống ngực tiếp theo là vã mồ hôi và ớn lạnh , thường xảy ra vào ban đêm và mùa nóng. Cơn bốc hỏa thường kéo dài 10-20 phút.
- Khô, cắn ngứa ở âm đạo, đau khi giao hợp . Nguyên nhân là do giảm nồng độ estrogen dẫn tới giảm tiết dịch nhày âm đạo, teo lớp niêm mạc nhầy ở âm đạo.
- Đái són, đái rắt
- Dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu
- Vú chảy sệ, quầng vú mất sắc tố, tử cung nhỏ lại.
- Da khô , mỏng; thay đổi tình trạng và vị trí mô mỡ
- Tăng cân, giảm chuyển hóa
- Mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục..
Các biến chứng của mãn kinh:
- Rối loạn tâm lý hoặc tâm thần: khó ngủ, lo âu, kích thích, dễ cáu; trầm cảm
- Loãng xương: giảm tạo xương, tăng hủy xương do thiếu hụt estrogen , dẫn tới giảm khối lượng xương và dễ gẫy xương cột sống, cổ xương đùi, xương quay.
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, bệnh mạch vành.. do rối loạn chuyển hóa lipid ( giảm HDL; tăng triglyceride, cholesterol và LDL)
Bạn nên biết: các nguy cơ của loãng xương sau mãn kinh
- Người châu á
- Phụ nữ gày, nhỏ
- Mãn kinh sớm hoặc mãn kinh do phẫu thuật
- Có tiền sử gia đình bị loãng xương
- Chế độ ăn ít canxi, vitamin D; nhiều cafein và rượu
- Hút thuốc lá
- Ít vận động
- Có các bệnh nội tiết khác
Điều trị mãn kinh như thế nào?
Những điều cần thiết trước khi điều trị:
- Cần đánh giá cụ thể về các triệu chứng; tuổi; nguy cơ loãng xương, các bệnh tim mạch, ung thư nội mạc tử cung
- Bằng chứng về tác dụng của hormon lên các rối loạn này.
- Xem xét các bệnh mắc kèm như tiền sử tắc mạch, bệnh gan, suy giảm chức năng gan; ung thư vú, nội mạc tử cung; lạc nội mạc tử cung; các khối u phụ thuộc nội tiết; tăng huyết áp, đái tháo đường , các bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm.
Điều trị Tiền mãn kinh:
- Điều trị bồi phụ sự thiếu hụt progesterone bằng các dẫn xuất tổng hợp của progesterone hoặc 17-OH progesterone
- Điều trị mãn kinh: Bồi phụ sự thiếu hụt estrogen hoặc progesterone
- Các chế phẩm estrogen như estradiol, estrone , ethinyl-estradiol ..dạng uống, tiêm bắp, viên đặt..
- Các hormon thay thế
- Phụ nữ không còn tử cung: dùng estrogen 5 ngày hoặc 7 ngày /tuần, dưới dạng tấm dán da; gel bôi hoặc uống tùy chế phẩm. Không dùng progesterone để hạn chế nguyc ơ quá sản hoặc ung thư nội mạc tử cung.
Phụ nữ không còn tử cung: dùng estrogen kết hợp progesterone
- Thường điều trị theo chu kỳ: estrogen trong 21-25 ngày đầu của tháng và progestin dùng đồng thời vào 10-14 ngày cuối dùng estrogen
- Dùng cả estrogen và progesterone hàng ngày trong cả tháng ( cần kiểm tra siêu âm và sinh thiết nội mạc tử cung khi chảy máu)
Bạn nên biết: các tác dụng phụ của liệu pháp thay thế hormon:
- Tăng đường máu ( đặc biệt người hút thuốc lá)
- Bệnh sỏi túi mật
- Có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú
- Chảy máu tử cung có chu kỳ hàng tháng
- Qúa sản nội mạc tử cung
- giữ nước , nhức vú
- Buồn nôn ( estrogen); nhức đầu ( progesterone)
- Chống chỉ định tuyệt đối trong trường hợp bệnh gan nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin, huyết khối, u vú, u tử cung, lạc nội mạc tử cung
- Cân nhắc trong các trường hợp tăng huyết áp, viêm túi mật, phù tim, phụ thận nặng..
Các thuốc có tác dụng trung ương thông qua những tác dụng hormon để điều trị các triệu chứng đơn thuần
- Ví dụ: tibolone được chuyển hóa thành steroid có hoạt tính estrogen, androgen, progesterone
Liệu pháp estrogen thực vật ( phytoestrogen): có thành phần chủ yếu là isoflavone như isoflavone đậu nành. Các chất này có cấu trúc hóa học tương tự 17-estradiol nhưng có tác dụng estrogen yếu hơn từ 500-1,000 lần và có tác dụng chọn lọc trên thụ thể estrogen ở tim, hệ thống mạch máu, xương, thần kinh. Do vậy có tác dụng cải thiện các triệu chứng mãn kinh nhưng không gây tác dụng phụ trên vú và nội mạc tử cung, không làm tăng nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung)
Cuối cùng, luyện tập và có một chế độ ăn hợp l trong giai đoạn mãn kinh cùng cần được chú trọng
Khuyến cáo của Hội tim mạch Mỹ về chế độ ăn và luyện tập cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh
- Cân bằng lượng calo ăn vào và hoạt động thể lực để duy trì sức khỏe và cân nặng
- Ăn nhiều rau và trái cây
- Chọn thức ăn nguyên hạt và nhiều chất xơ
- Ăn nhiều cá đặc biệt dầu cá, ít nhất 2 lần/tuần
- Hạn chế các chế phẩm mỡ bão hòa
- Ăn ít muối
- Giảm đồ uống có cồn
- Bỏ thuốc lá
Ý kiến của bạn