PM H-regulator https://hregulator.net Thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Fri, 25 Jan 2019 03:43:57 +0000 vi hourly 1 Rối loạn nội tiết tố – Thủ phạm gây nám da https://hregulator.net/roi-loan-noi-tiet-to-gay-nam-da-4487/ https://hregulator.net/roi-loan-noi-tiet-to-gay-nam-da-4487/#respond Mon, 28 Jan 2019 02:00:18 +0000 https://hregulator.net/?p=4487 Có đến 80% phụ nữ Việt Nam bị nám hoặc tàn nhang, phần lớn trong số đó là phụ nữ sau thai kỳ, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh- mãn kinh. “Thủ phạm gây ra” tình trạng nám da được tìm ra nhiều nhất đó chính là ” Rối loạn nội tiết tố”.

Rối loạn nội tiết tố - Thủ phạm gây nám da 1

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Hàm lượng nội tiết tố nữ (chủ yếu là estrogen) của phụ nữ dao động từ 50 – 400pg/ml. Nếu nằm ngoài khoảng này (dù cao hơn hay thấp hơn)Có một số giai đoạn tự nhiên mà estrogen có thể tăng cao hoặc hạ thấp, chẳng hạn như:  trong thời kỳ rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh.

Rối loạn nội tiết tố có nguyên nhân cốt lõi là do 2 loại hormone nữ progesterone và estrogen mất cân bằng. Chỉ một sự thay đổi nhỏ cũng sẽ dẫn tới những triệu chứng rối loạn.

Nám da là gì?

Nám là tình trạng tăng hắc tố melanin dưới một vùng da nhất định, vùng da đó sẽ trở nên đậm màu hơn các vùng còn lại, đó chính là vùng da bị nám. Sự tăng hắc tố này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do rối loạn nội tiết tố.

Nám xuất hiện rất phổ biến ở phụ nữ các độ tuổi, đặc biệt là trong thai kỳ và giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh (khi mà sự thay đổi nội tiết tố diễn ra mạnh mẽ).

Nội tiết tố tác động đến làn da như thế nào?

Xét về phương diện làn da nói riêng, nội tiết tố giúp dự trữ một lượng mỡ và nước phù hợp dưới làn da, giúp da căng bóng, hồng hào và tươi sáng. Khi nội tiết tố bị rối loạn (đặc biệt là suy giảm), sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh lý, sắc đẹp và tinh thần người phụ nữ.

Nội tiết tố tác động đến làn da như thế nào? 1

Bước sang tuổi 30, buồng trứng dần bị lão hóa, kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng hàm lượng estrogen. Ngoài ra một số tác động từ việc dùng thuốc tránh thai, thói quen hút thuốc, môi trường ô nhiễm, ăn uống không khoa học, căng thẳng, mệt mỏi… cũng làm suy giảm nội tiết tố dẫn tới tăng lượng melanin.

Khi bước vào độ tuổi 40, đây là giai đoạn estrogen giảm nhiều hơn, phái đẹp gặp những vấn đề với làn da, biểu hiện là da dần sạm đi và mất dần độ căng mịn, da khô và xuất hiện dần các “vết chân chim” đồi mồi , nám da ,tàn nhang, tính đàn hồi của da giảm dần…

Mặt khác, sự tiếp xúc thường xuyên đối với ánh nắng mặt trời – tác động đầu tiên của các yếu tố độc hại trong môi trường, cùng với khói bụi, ô nhiễm môi trường, tia cực tím sẽ làm sản sinh các gốc tự do làm da bị sạm, nám và xuất hiện các đốm nâu đen. Nám da không điều trị tận gốc sẽ phát triển nhanh và lan rộng tạo thành những mảng nám to và đậm màu.

Điều trị nám da do rối loạn nội tiết tố

Suy giảm nội tiết tố là quá trình tất yếu mà tất cả phụ nữ phải trải qua nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa. Mọi chuyện sẽ được giải quyết nếu chị em hiểu rõ về cơ thể mình, hiểu đúng về biện pháp bổ sung estrogen, có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ.

Một trong những nguồn cung cấp estrogen dồi dào, an toàn chính là estrogen thảo dược có trong tinh chất mầm đậu nành. Trong tinh chất mầm đậu nành có chứa rất nhiều thành phần nhưng quan trọng đặc biệt là Vitamin E (chất chống lão hóa, làm sáng da, đẹp da) và Isoflavone (nguồn estrogen thực vật).

Với Isoflavone, phụ nữ sẽ giảm bớt lo lắng về các vấn đề suy giảm tình dục, mất ngủ hay da nhăn, khô, sạm. Bên cạnh đó, Isoflavone còn có tác dụng làm giảm mức độ nặng và sự xuất hiện của các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh và có tác dụng tốt đối với hệ tim mạch, giảm tình trạng mất xương. Chị em cũng nên bổ sung trong thực đơn các chế phẩm từ đậu tương (sữa đậu, đậu nành) và kết hợp thêm các thảo dược ngưu tất, thục địa, ích mẫu; collagen, lô hội…

Mầm đậu nành cung cấp estrogen thảo dược và giúp trẻ hoá làn da( Ảnh minh hoạ)

Mầm đậu nành cung cấp estrogen thảo dược và giúp trẻ hóa làn da(  Ảnh minh họa)

Về chế độ dinh dưỡng: nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày; ăn ít chất béo và các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

Ngoài ra, phụ nữ trung niên cũng nên tạo cho mình thói quen đắp mặt nạ tự nhiên phù hợp với loại da. Chị em có thể đắp mặt nạ từ những thực phẩm tự nhiên an toàn như: Sữa chua, khoai tây, dưa chuột, dâu tây, đu đủ,…( thời gian phù hợp cho đắp mặt là: 2-3 lần/ tuần).

Những lưu ý

  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, luôn giữ cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan giúp trẻ hóa làn da.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học: chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, đúng giờ, tập thể dục( các bài tập tay không nhẹ nhàng, hoặc các bài tập yoga…), thường xuyên massage cho da mặt,…
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 30++ . Khi ra ngoài nên che chắn cẩn thận,…
  • Tuyệt đối không dùng kem trị nám có chất corticoid bán ngoài chợ hoặc tới một số thẩm mỹ viện không đủ chức năng. Bôi kem hoặc thuốc có chất corticoid có thể giúp nám mờ nhanh nhưng sau đó nám sẽ mau chóng xuất hiện trở lại nhiều hơn kèm theo nhiều tác dụng phụ không thể ngờ, nguy hiểm nhất là có thể làm ung thư da.
  • Tránh sử dụng các mỹ phẩm có nhiều hóa chất, chất tẩy da, càng lột da mạnh thì sau này mức độ nám sẽ càng phát triển nhanh, mạnh hơn.
  • Đối với trường hợp sử dụng dược phẩm để điều trị cần tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ có chuyên môn.

Để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố, các bạn có thể tham khảo các bài viết:

]]>
https://hregulator.net/roi-loan-noi-tiet-to-gay-nam-da-4487/feed/ 0
Phytoestrogens loại bỏ bốc hoả cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh https://hregulator.net/phytoestrogen-boc-hoa-thoi-ky-man-kinh-4261/ https://hregulator.net/phytoestrogen-boc-hoa-thoi-ky-man-kinh-4261/#respond Thu, 10 Jan 2019 02:00:11 +0000 https://hregulator.net/?p=4261 Thống kê cho thấy, hơn 80% phụ nữ bị bốc hỏa trên một năm. Nếu không điều tiết và giảm triệu chứng, bốc hỏa trong nhiều năm có thể gây mất ngủ mạn tính, trầm cảm và ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.

Bốc hoả là triệu chứng thường gặp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh( Ảnh minh hoạ)

Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh( Ảnh minh họa)

Bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là một triệu chứng phổ biến và thường thấy ở phụ nữ khi họ phải trải qua thời kỳ mãn kinh. Bốc hỏa thường khởi đầu đột ngột bằng cảm giác nóng mặt, phần trên ngực rồi lan nhanh ra toàn thân. Cảm giác nóng kéo dài từ 2 – 5 phút, hoặc thậm chí là lâu hơn, thường đi kèm với đổ mồ hôi, tim đập nhanh và mệt, có thể đánh trống ngực và sau đó là lạnh run.

Cơn bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm, do đó gây mất ngủ mạn tính; trong khi những cơn bốc hỏa xảy ra vào ban ngày gây ra nhiều thay đổi đột ngột trong cảm xúc. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi , tâm lý và triệu chứng vận mạch cũng góp phần gây nên việc khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cơn bốc hỏa ban đêm thường xảy ra trong khoảng 4 giờ đồng hồ đầu tiên của giấc ngủ, đây là giai đoạn REM (Rapid Eye Movement) của giấc ngủ. Giai đoạn này mắt chuyển động nhanh sau đó ức chế cơn bốc hỏa và tỉnh giấc.

Các cơn bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt, suy giảm estrogen( Ảnh minh hoạ)

Các cơn bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt, suy giảm estrogen( Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa là không hoàn toàn rõ. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất đó là do rối loạn chức năng điều nhiệt, bắt đầu ở mức vùng dưới đồi do suy giảm nồng độ estrogen.

Nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh ra các cơn bốc hỏa được thực hiện, cuối cùng người ta phát hiện ra rằng: bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt. Rối loạn này làm các mạch máu ngoại biên  giãn bất thường, dẫn đến đổ mồ hôi, nhiệt độ tăng cao. Sau đó sự mất nhiệt nhanh chóng diễn ra, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường, run rẩy, sau đó là cơ chế bình thường để khôi phục lại thân nhiệt như cũ.

Người ta cũng phát hiện ra rằng vùng điều nhiệt bị thu hẹp ở một số phụ nữ gặp triệu chứng bốc hỏa. Cung cấp phytoestrogen làm cho vùng điều nhiệt trung tâm trở lại bình thường. Tìm hiểu về phytoestrogen trong phần dưới đây.

Phytoestrogen là gì?

Phytoestrogen được ghép từ từ “phyto” tức là thực vật ghép với “estrogen” là tên một loại hormone đóng vai trò quan trọng với cuộc đời phụ nữ ( Đọc bài viết Vai trò của estrogen đối với phụ nữ để tìm hiểu thêm).

Phần lớn các phytoestrogen nằm trong một nhóm các chất có nhân phenol tên là flavonoid. Flavonoid là thành phần có trong nhiều loại thực vật, thậm chí một số chứa đến 7% trọng lượng khô. Nhóm các flavonoid được chia thành 3 lớp: các isoflavone, các coumestan và các flavonoid được prenyl hóa, trong đó các isoflavone có hoạt tính estrogen mạnh nhất.

Bên cạnh nhóm các flavonoid là nhóm các lignan ( enterolactone và enterodiol) có hoạt tính estrogen yếu hơn, có trong hạt lanh, ngũ cốc, đậu lăng, trái cây và rau xanh.

Các isoflavone có trong thức ăn nguồn gốc thực vật bao gồm: genistein, daidzein, glycitein, biochanin A và formononetin, chiếm đa số là genistein và daidzein. Chúng có nhiều trong đậu nành, đậu xanh, đậu lăng…

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp phytoestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hoả ( Ảnh minh hoạ)

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp phytoestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hỏa ( Ảnh minh họa)

Năm 1998, Albertazzi và cộng sự của ông đã công bố nghiên cứu của họ ghi nhận sự cải thiện các biểu hiện của cơn bốc hỏa ở các phụ nữ hậu mãn kinh sử dụng tinh chất protein đậu nành so với nhóm dùng casein. 104 phụ nữ tham gia thí nghiệm được sử dụng 40g protein đậu nành ( chứ 76 mg isoflavone) mỗi ngày. Sau 12 tuần sử dụng, triệu chứng bốc hỏa giảm ở 25% trường hợp.

Trong một nghiên cứu khác, Mayo Clinic ( Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) cũng công bố: Sau 6 tháng sử dụng phytoestrogen từ đậu nành, tần suất của các cơn bốc hỏa giảm 50% và mức độ nghiêm trọng giảm 57%.

Tại Việt Nam, bệnh viện phụ sản TW và Hội sản phụ khoa cũng tiến hành nghiên cứu lâm sàng nhằm chứng minh tác dụng của isoflavone ở phụ nữ ngoài 30 tuổi có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ. Kết quả: Sau 60 ngày sử dụng isoflavone đậu nành, các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo, thâm nám có suy giảm rõ rệt.

Hiểu được những giá trị dinh dưỡng, lợi ích cao của Phytoestrogen, nhất là nguồn isoflavone từ đậu nành, Probiotec Pharma Pty Ltd (một công ty dược phẩm nổi tiếng tại Úc) đã nghiên cứu và tìm ra một công thức độc đáo từ isoflavone đậu nành và cây vitex, nhằm giúp phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng mãn kinh ( trong đó có bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm), đồng thời hỗ trợ điều trị loãng xương ( phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến xương và mật độ xương).

Tìm hiểu chi tiết về công thức này TẠI ĐÂY.

]]>
https://hregulator.net/phytoestrogen-boc-hoa-thoi-ky-man-kinh-4261/feed/ 0
Hạt đậu nành và những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe phụ nữ https://hregulator.net/hat-dau-nanh-va-tac-dung-voi-phu-nu-1363/ https://hregulator.net/hat-dau-nanh-va-tac-dung-voi-phu-nu-1363/#respond Wed, 21 Mar 2018 02:00:56 +0000 https://hregulator.net/?p=1363 Từ lâu, hạt đậu nành đã được biết đến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không những vậy, đậu nành còn là một loại dược liệu quý trong Đông Y. Còn với nền y học hiện đại, hạt đậu nành đã được chứng minh có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe phái nữ.

Hạt đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều ý nghĩa lớn trong y học (Ảnh minh họa)

Hạt đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có nhiều ý nghĩa lớn trong việc chăm sóc sức khỏe phái nữ (Ảnh minh họa)

Tổng quan về hạt đậu nành

Đậu nành thuộc học Đậu (Fabaceae), có tên khoa học là Glycine max L. Đậu nành còn được gọi là Đậu tương hay Đại đậu. Đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào cuối thế kỉ thứ VIII được truyền bá sang Nhật Bản và nhiều thế kỉ sau đó có mặt ở các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malayxia, vv. Vào thế kỉ XVII, cây đậu nành có mặt ở châu Âu và thế kỉ XVIII thì có mặt tại Mỹ. Theo một số tài liệu khác, đậu nành lại có nguồn gốc ở phía Bắc và Đông Châu Á và là một trong những thực phẩm quan trọng.

Đậu nành là cây thân thảo, cao từ 0,8-0,9m, có lông. Quả đậu nành thõng, hình lưỡi liềm, trên quả có nhiều lông mềm màu vàng. Hật đậu nành có màu vàng rơm nhạt, kích thước nhỏ nhất bằng hạt đậu Hà Lan và to nhất bằng quả anh đào. Hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao.

Tác dụng của đậu nành và hạt đậu nành với sức khỏe phái nữ

Ngừa ung thư vú 

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nếu mỗi ngày dùng 3 phần đậu nành sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư vú.

Tại đại học Georgetown (Mỹ) người ta cũng đã tiến hành một cuộc thử nghiệm và kết quả cho thấy rằng: “Bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Ngừa ung thư vú  1

Tác dụng trên tim mạch

Từ năm 1999 FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì) đã cho phép sử dụng đậu nành như là 1 phương pháp để làm giảm nguy cơ động mạch vành. Bởi:

  • Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Hội Mãn kinh Bắc Mỹ: “Đậu nành và các chế phẩm từ hạt đầu nành có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm chlesterol xấu, ngăn chặn sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, cải thiện tính đàn hồi của động mạch”
  • Giám đốc dinh dưỡng Wahida Karmally tại Viện Nghiên cứu Irving cũng cho biết: “Nếu có 1 phần đậu nành trong bữa ăn hằng ngày thì  bệnh tim mạch sẽ giảm. Bổ sung 20-133 gram protein từ đậu nành mỗi ngày cũng giúp cơ thể giảm 7-10% lượng choresterol xấu trong cơ thể”

Hạn chế nguy cơ mắc loãng xương

Sau khi tiến hành trên 24.000 phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trong vòng 3 năm, kết luận của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Vanderbilt (Mỹ) là:

Sau tuổi mãn kinh, nếu phụ nữ thường xuyên sử dụng đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Nghiên cứu này được thực hiện như sau: 24.000 phụ nữ được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 ăn ít nhất 13 gam đậu nành/ngày, nhóm 2 ăn ít đậu nành (5g/ngày). Kết quả cho thấy nhóm 1 giảm 37% nguy cơ loãng xương so với nhóm 2.

Đậu nành – Bạn đồng hành của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Mãn kinh là bước ngoặt lớn trong cuộc đời người phụ nữ, đánh dấu sự thay đổi cả về bên trong lẫn bên ngoài. Các triệu chứng mãn kinh thường xuất hiện trước khi mãn kinh thật sự 3-5 năm, các triệu chứng này sẽ tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và sẽ chỉ giảm khi cơ thể đã thích nghi với sự cân bằng hormone mới.

Các triệu chứng mãn kinh thường thấy là:

  • Bốc hỏa, đồ mồ hôi
  • Lão hóa da, tóc
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm
  • Mất tập trung
  • Giảm ham muốn
  • Khô hạn vùng kín
  • Có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, béo phì, tiểu đường, tim mạch, các bệnh phụ khoa
  • Thay đổi tính tình, hay cáu gắt hoặc hờn dỗi
  • .v.v.

Để điều trị các triệu chứng này, người ta thường sử dụng liệu pháp hormone thay thế(HRT). Nhưng phương pháp này có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn: tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh huyết khối, rối loạn nội tiết,…

Đậu nành – Bạn đồng hành của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 1

Liệu pháp HRT có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn như: tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh huyết khối, rối loạn nội tiết,… (Ảnh minh họa)

Vì vậy hiện nay, các bác sĩ thường khuyên dùng bổ sung estrogen từ thiên nhiên (Phytoestrogen). Các phytoestrogen này không gây ra các tác dụng phụ lên hệ sinh sản như liệu pháp thay thế hormone đồng thời không những giúp làm giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm mà còn làm hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.

Và Isoflavones có trong hạt đậu nành được coi là một Phytoestrognen.

BS CKI. Nguyễn Thị Kim Hoàn (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết:

Đậu nành rất tốt với sức khỏe, đặc biệt với những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, các sản phẩm chế biến từ đậu nành đặc biệt hữu hiệu. Bởi trong đậu nành có chứ isoflavone – một phytoestrogen dược coi như nội tiết tố nữ. Các phytochemical dạng isoflavones trong đậu nành lại có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện hội chứng tiền kinh nguyệt cũng như các triệu chứng mãn kinh.

Có được những tác dụng này là do khi được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống, các isoflavone sẽ được chuyển hóa thành dạng aglycone, được cơ thể hấp thụ và có tác dụng sinh học. Tùy vào lượng estrogen nội sinh của cơ thể mà đậu nành có thể có tác dụng kích thích hoặc ức chế, nhờ vậy mà có thể bình thường hóa hoạt động của estrogen ở cả 2 trạng thái quá mức (trong thời kỳ tiền kinh nguyệt) hoặc thấp (trong thời kỳ mãn kinh).

Đậu nành – Bạn đồng hành của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 2

Sơ đồ cơ bản về cơ chế tác dụng kiểu estrogen của các phytoestrogen. Các isoflavone đậu nành có thể bình thường hóa hoạt động estrogen ở cả hai tình trạng estrogen cao và thấp, làm giảm các triệu chứng về thể chất và cảm xúc ở cả 2 thời kỳ là mãn kinh và tiền kinh nguyệt.

Isoflavone trong hạt đậu nành được chú trọng để điều trị các cơn bốc hỏa hơn là các triệu chứng khác ở thời kì mãn kinh, bởi đây là triệu chứng thường gặp nhất và làm giảm chất lượng cuộc sống nhất. Chính vì vậy, chúng đã được nghiên cứu một cách cẩn thận và lâu dài.

Đồng thời, isoflavone trong đậu nành cũng có tác dụng làm giảm đáng kể chứng ra mồ hôi đêm, cản thiện cân bằng mỡ máu, nâng cao chất lượng cuộc sốn g (các triệu chứng vận mạch, tình dục, thể chất, tâm lý, vv) ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Đáng quan tâm nhất là isoflavone trong hạt đậu nành có thể làm giảm đáng kể các chỉ số đánh giá Kupperman – chỉ số lượng hoá 11 triệu chứng mãn kinh thường gặp và dựa vào sự đánh giá chủ quan của người phụ nữ về xuất độ và độ nặng của chúng.

Isoflavone trong hạt đậu nành có tác dụng phụ không?

Hạt đậu nành va isoflavone trong đậu nành được cơ thể con người dung nạp tốt. Tuy nhiên, một vài trường hợp rất hiếm vẫn có thể gây ra một số rối loạn tiêu hóa nhé. Những người dị ứng với rau đậu cũng có thể bị dị ứng với thức ăn chế biến từ đậu nành.

Nhìn chung, đậu nành là một thực phẩm lành tính, không gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách và đúng liều.

Nên đọc thêm: Sử dụng Isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

Hạt đậu nành như là món quà thiên nhiên dành tặng cho sức khỏe của phụ nữ. Trong y học hiện đại, đậu nành đã và đang được ứng dụng, rất nhiều sản phẩm chiết xuất từ hạt đậu nành đã ra đời. Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đồng thời hỏi những người có chuyên môn hay bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc liên lạc với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thêm.

]]>
https://hregulator.net/hat-dau-nanh-va-tac-dung-voi-phu-nu-1363/feed/ 0
Đậu nành và các tác dụng của đậu nành https://hregulator.net/dau-nanh-va-cac-tac-dung-cua-dau-nanh-925/ https://hregulator.net/dau-nanh-va-cac-tac-dung-cua-dau-nanh-925/#respond Tue, 28 Jun 2016 08:17:59 +0000 https://hregulator.net/?p=925 Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đỗ tương là một loại hạt nhà đậu rất thông dụng đối với người Việt Nam. Hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao giàu hàm lượng đạm protein rất đối với con người ngoài ra đậu nành còn có rất nhiều tác dụng lên sức khỏe con người. 

Giới thiệu về cây đậu nành

Giới thiệu về cây đậu nành 1

Tên gọi: Đậu nành còn có các tên gọi khác là đậu tương, đỗ tương.

Tên khoa học: Glycine max thuộc cây Họ đậu: Fabaceae, Bộ: Fabales

Phân bố

Cây đậu nành là loại cây bản địa bắt nguồn ở Đông Á. Tại Việt Nam, cây đậu nành tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp); Ở miền Bắc đây là vụ đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, Lạng Sơn, Cao Bằng…

Cây đậu nành được trồng, sản xuất để lấy hạy bởi trong hạt đậu nành chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao. Hạt đậu nành được dùng để làm thức ăn thực phẩm dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

Thành phần hóa học của hạt đậu nành

Hạt đậu nành chứa 8% nước; 5% chất vô cơ; 15- 25% glucose; 15-20% chất béo; 35- 45% chất đạm protein với đủ các loại amino acid cần thiết bao gồm: isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin; có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F.

Quan trọng hơn cả là  trong hạt đậu nành có một hóa chất tương tự như  kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị  và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones gọi là flavone đậu nành. Isoflavone trong đậu nành có công thức hóa học gần giống như kích thích tố nữ estrogen. Vì thế nó được mệnh danh là estrogen thảo mộc (phyto-estrogen) và được nghiên cứu về công dụng đối với cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng trong hạt đậu nành

Vì có nhiều đạm chất nên đậu nành đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á châu. Tại Nhật Bản, Trung Hoa 60% đạm tiêu thụ hàng ngày  đều do đậu nành cung cấp. Đạm này rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đậu nành có nhiều đạm chất hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được thì đều có trong đậu nành. Khi đậu nành ăn chung với một số ngũ cốc như ngô bắp thì nó sẽ bổ sung một số amino acid mà ngô không có. Với trẻ em, chất đạm của đậu nành là món ăn quý giá cho các em bị dị ứng với sữa bò hoặc không tiêu thụ được đường lactose. Đậu nành sẽ giúp các em tăng trưởng tốt.

Một kết quả so sánh giữa giá trị dinh dưỡng của đậu nành với thịt bò cho thấy: trong 100 gr đậu nành có 411 calo; 34 gr đạm; 18 gr béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21gr đạm; 9gr béo; 10mg calcium và 2.7 mg sắt.

Tác dụng của hạt đậu nành

10 tác dụng của đậu nành với sức khỏe con người

1. Tăng cường chức năng miễn dịch: đậu nành chứa rất nhiều protein thực vật. Nếu cơ thể con người thiếu chất đạm sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi và các triệu chứng khác . Ăn đậu nành không chỉ có thể bổ sung protein , nhưng cũng giúp tránh tăng cholesterol do ăn thịt .

2. Cải thiện trí thông minh: đậu nành có chứa một số lượng lớn lecithin, đó là một trong những thành phần quan trọng của não bộ. Ăn đậu nành có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra, phytosterol có trong lecithin đậu nành cũng có thể tăng cường chức năng và sức sống của các tế bào thần kinh.

3. Tăng cường các mô và các cơ quan: lecithin đậu nành có thể thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo , và tăng cường các mô và cơ quan trong cơ thể con người . Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể , cải thiện sự trao đổi chất của lipid , cũng như ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch vành.

4. Tăng năng lượng : protein có trong đậu nành có thể làm tăng sự hưng phấn và ức chế chức năng của vỏ não, để nâng cao việc học tập và làm việc hiệu quả. Đồng thời nó cũng có thể giúp làm giảm bớt tâm trạng chán nản.

5. Làm trắng và chăm sóc da : đậu nành giàu isoflavone, loại estrogen thực vật này không chỉ có thể làm chậm quá trình lão hóa da mà còn có thể làm giảm bớt hội chứng tiền mãn kinh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, đậu nành có chứa axit linoleic có thể ngăn chặn sự tổng hợp melanin trong tế bào da.

6. Ngăn ngừa ung thư: đậu nành có chứa protease inhibin . Các nhà nghiên cứu từ Đại học New York đã phát hiện ra rằng nó có thể ức chế nhiều loại ung thư, đặc biệt ung thư vú

7. Ngăn chặn quá trình oxy hóa: các saponin đậu nành có tác dụng chống oxy hóa, giúp xóa đi những gốc tự do trong cơ thể con người . Đồng thời nó cũng có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào khối u và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

8. Giảm mỡ trong máu: các sterol thực vật có trong đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Nó có thể cạnh tranh với cholesterol trong ruột và làm giảm hấp thu cholesterol, giảm mức độ “cholesterol xấu” ở bệnh nhân tăng lipid máu , mặt khác không ảnh hưởng đến “cholesterol tốt”. Tác dụng của đậu nành trong việc giảm cholesterol rất rõ ràng

9. Ngăn ngừa điếc: đậu nành chứa nhiều sắt và kẽm hơn các thực phẩm khác, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống điếc cho người cao tuổi .

10. Giảm huyết áp: nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người có huyết áp cao có xu hướng mất quá nhiều natri trong khi quá ít kali. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali có thể trục xuất các muối natri dư thừa trong cơ thể. Đậu nành rất giàu kali, mỗi 100 gram đậu nành chứa 1503 mg kali. Vì vậy bệnh nhân bị huyết áp cao nên ăn đậu nành giúp bổ sung đủ kali cho cơ thể.

Tác dụng của đậu nành với phái đẹp

Tác dụng kì diệu cho làn da

Làn da của chị em chủ yếu nhờ các sợi collagen giúp da đàn hồi và khỏe mạnh. Khi da bị lão hoá sẽ giảm sản sinh collagen, lớp da sẽ trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi hơn dẫn đến làn da bị chảy sệ, nhăn, mối lo ngại nhất của phụ nữ. Đặc biệt là môi trường sống ngày càng ô nhiễm như hiện nay, khẩu phần ăn, lối sống, tia bức xạ, các chất độc hại, các stress, đều dẫn đến sự gia tăng gốc tự do trong cơ thể gây oxy hoá và gây lão hoá cho làn da.

Công dụng sữa đậu nành giúp chống lão hóa da. Bởi vì trong đậu nành có chứa Isoflavones là chất có hoạt tính chống oxi hóa rất tốt khả năng trung hòa các gốc tự do. Ngoài ra, Isoflavones trong đậu nành còn giúp tác động lên nồng độ của collagen, làm tăng đáng kể độ dày, độ săn chắc và độ ẩm của da, giúp bảo vệ và làm đẹp da của chị em (**).

Đậu nành – vóc dáng cân đối

“Đàn bà thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo chăm con”. Vòng eo “con kiến, con ong” không chỉ là chuẩn mực cho vẻ đẹp xưa mà còn là niềm mơ ước của chị em ngày nay. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, công việc văn phòng khiến nhiều chị em mình gặp vấn đề với “eo bánh mì, béo bụng”. Bên cạnh các biện pháp tập luyện, đậu nành cũng là một “trợ thủ đắc lực” để chị em giảm mỡ bụng. Sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều thành phần có lợi và có tác dụng cộng hưởng tạo ra những hiệu quả kỳ diệu. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy protein và isoflavones trong đậu nành sẽ giúp điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố nữ, kích thích sự tích tụ chất béo ở vòng một và vòng ba, ức chế hình thành chất béo ở bụng, giúp cho phụ nữ giữ được vóc dáng cân đối tránh tình trạng “béo bụng”. Nhờ đó vừa giúp chị em có dáng đẹp mà vẫn duy trì sức khỏe tốt.

Đậu nành hoàn toàn không chứa cholesterol, rất ít chất béo không no, nhiều chất xơ và là một nguồn cung cấp protein tuyệt hảo là “người bạn” hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, làn da và vóc dáng của phái đẹp.

Bạn đồng hành của tuổi mãn kinh

Một nhà nghiên cứu về đậu nành nổi tiếng đã phát hiện ra rằng phụ nữ Nhật bản – những người dùng nhiều đậu nành nhất – đã trải qua thời tiền mãn kinh nhẹ nhàng hơn so với phụ nữ phương Tây. Đậu nành cũng giúp giảm lượng cholesterol, điều hòa lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị loãng xương. Mỗi ngày, ngoài các loại rau quả, cơ thể nên hấp thụ ít nhất từ 100 – 150g đậu nành từ sữa đậu nành, đậu hũ hoặc các thức ăn được chế biến từ đậu nành.

Đậu nành chứa nhiều vitamin E, kẽm, sắt làm cho da thêm mịn màng, hồng hào và hạn chế các nếp nhăn trên mặt. Đậu nành còn giúp kéo dài tuổi thọ, điều hòa huyết áp, chống giảm trí nhớ và stress, ngăn ngừa ung thư vú.

Trong đậu nành có chất phytoestrogen như một chất thay thế nội tiết tố nữ. Trong các hóa chất thực vật của đậu nành, isoflavone đậu nành có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh, giúp hạn chế các cơn bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm, hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.

Phytoestrogen dạng isoflavone không gây ra các tác dụng phụ lên hệ sinh sản như trong liệu pháp estrogen dài hạn và không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tử cung hay ung thư vú. Điều này làm cho đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành thực sự trở thành sự lựa chọn an toàn, hiệu quả trong việc “đối phó” với các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và cho sức khoẻ của phụ nữ nói chung

Tác dụng của đậu nành với sức khỏe nam giới

Hạn chế bệnh tiểu đường: Đậu nành có chỉ số glycemic thấp, vì vậy họ không nâng cấp đường trong máu như carbohydrate khác. Các chuyên gia cho biết nguồn protein dồi dào trong đậu nành có tác dụng chuyển hóa chất béo trong gan và mô mỡ, hạn chế sự hình thành các axít béo và cholesterol mới. Vì thế nó phòng bệnh tiểu đường rất tốt.

Tăng cường bắp: Đậu nành cung cấp nguồn protein lớn tuy nhiên không nên dùng quá liều lượng với đậu nành. Chỉ cần một số ít các hạt đậu nành hoặc đậu nành trong xúc xích nóng kẹp bánh mì hoặc smoothie đậu nành là đủ để giúp tăng cường sức lực và cơ bắp cho nam giới rồi.

Giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt: Tác dụng của đậu nành với sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt có thể khác nhau theo các giai đoạn bệnh – theo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho biết.

 Nhật Bản nơi có số lượng nam giới đông đảo nhất tiêu thụ đậu nành thường xuyên trong suốt cuộc đời đã giúp đàn ông Nhật Bản chống lại tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt xuống mức thấp nhấp. Thực tế đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở Nhật Bản thấp hơn đáng kể ở các nước châu Á khác và đặc biệt là khi so sánh với các nước phương Tây.

]]>
https://hregulator.net/dau-nanh-va-cac-tac-dung-cua-dau-nanh-925/feed/ 0
Dịch chiết đậu nành https://hregulator.net/dich-chiet-dau-nanh-917/ https://hregulator.net/dich-chiet-dau-nanh-917/#respond Thu, 16 Jun 2016 09:50:10 +0000 https://hregulator.net/?p=917 Chị em phụ nữ thường nghe nói đến các sản phẩm được chiết xuất từ hạt đậu nành nhưng đã mấy ai hỏi dịch chiết đậu nành có tác dụng gì, làm thế nào để chiết xuất được chưa?

Dịch chiết đậu nành 1

Dịch chiết đậu nành là gì?

Dịch chiết đậu nành là dung dịch thu được của các chất hòa tan có trong đậu nành (đậu tương) với môi trường dung môi. Quá trình tao ra dịch chiết được gọi là chiết xuất.

Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật. Có ba quá trình quan trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là:

  • Sự hòa tan của chất tan vào dung môi.
  • Sự khuyếch tán của chất tan trong dung môi.
  • Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật.

Để đảm bảo hoạt chất trong dịch chiết đậu nành tùy thời điểm thu hái mà có thể sử dụng đậu nành tươi hoặc khô để chiết zuất.  Có 2 phương pháp chiết xuất để tạo ra dịch chiết phổ biến là chiết xuất ở nhiệt độ thường (ngâm lạnh, ngấm kiệt ở nhiệt độ thường) hay chiết xuất ở nhiệt độ cao (chiết nóng, hãm, sắc, ngấm kiệt nóng). Tùy từng yêu cầu, điều kiện mà lực chọn kỹ thuật chiết thích hợp.

Quá trình thu dịch chiết đậu nành được dùng bằng phương pháp ngâm đậu nành (dạng bột, dạng lỏng …) trong 1 lượng thừa dung môi trong một thời gian nhất định để các chất trong đậu nành hòa tan vào dung môi. Dịch chiết sau đó được rút hết ra và dung môi mới được thêm vào và quá trình ngâm – chiết được lập lại cho tới khi lấy hết các chất khỏi dược liệu.

Ngoài các kỹ thuật chiết cổ điển như trên, các kỹ thuật chiết mới như chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm, vi sóng, chiết chất lỏng quá tới hạn, chiết dưới áp suất cao v.v… đã được phát triển để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng chiết xuất.

Dịch chiết đậu nành bao gồm đầy đủ các thành phần hóa học có trong đậu nành.

Công dụng của đậu nành

Trong hạt đậu nành có chứa rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là protein, 8 loại acid amin thiết yếu và là nguồn cung cấp calcium, chất xơ, sắt và vitamin B. Các hợp chất isoflavon và các hóa thảo (phytochemicals) khác trong đậu nành có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh như: đau tim, tai biến mạch máu não, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh, phòng ngừa ung thư vú, ung thư kết tràng…. Những hóa thảo đậu nành gồm có: protease inhibitors, phytates, phytosterols, saponins, acid phenolic, lecithin, acid béo omega 3, và isoflavones (phytoestrogens).

  • Protease inhibitors: có khả năng ngăn ngừa sự tác động của một số gene di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tác hại của môi trường sống xung quanh như tia nắng mặt trời và các chất ô nhiễm trong không khí. Tuy nhiên, protease inhibitors bị mất bớt đi sau khi đậu nành được chế biến qua phương pháp làm nóng.
  • Phytates: là một hợp thể phosphorus và inositol, có khả năng ngăn cản tiến trình gây bệnh ung thư kết tràng và ung thư vú. Ngoài ra nó còn có khả năng tiêu diệt những tế bào bị ung thư và phục hồi những tế bào bị hư hại.
  • Phytosterols: có khả năng phòng ngừa các bệnh về tim mạch bằng cách kiểm soát lượng cholesterol trong máu, đồng thời nó cũng có khả năng làm giảm thiểu sự phát triển các bướu ung thư kết tràng và chống ung thư da.
  • Saponins: hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào cơ thể khỏi các tác hại của các gốc tự do. Nó cũng có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và làm giảm lượng  cholesterol trong máu.
  • Acid phenolic: là một dược chất hóa học chống oxy hóa và phòng ngừa các DNA bị tế bào ung thư tấn công.
  • Lecithin: là một hóa chất thực vật quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng ở khắp các tế bào cơ thể. Có khả năng làm gia tăng trí nhớ bằng cách nuôi dưỡng tốt các tế bào não và thần kinh, làm chắc các tuyến, tái tạo các mô tế bào cơ thể, có khả năng cải thiện hệ thống tuần hoàn, bổ xương, và tăng cường sức đề kháng.
  • Acid béo omega 3: là loại chất béo không bão hòa có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt HDL trong máu. Acid béo omega-3 còn gọi là alpha-linolenic acid gồm 2 thứ EPA và DHA cũng có trong một vài loại cá biển và trong cá sống ở những vùng nước nóng
  • Isoflavones (phytoestrogens): là một dạng flavones thường gọi là flavones đậu nành – một hóa chất thực vật tương tự hormone sinh dục nữ và hoạt động giống estrogen, có khả năng chống lại các tác nhân gây nên chứng ung thư liên hệ đến hormone, giúp giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến tiền mãn kinh, mãn kinh.

Tác dụng của isoflavones trong dịch chiết đậu nành

Giảm nhanh triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh

Trong một nghiên cứu thăm dò lâm sàng đã cho thấy isoflavones đậu nành trên giúp giảm nhanh các triệu chứng ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh như cơn bốc hoả, giảm số lần đổ mồ hôi đêm hay nhiều triệu chứng mãn kinh khác. Chính các tác động tốt khi sử dụng isoflavones đậu nành này mà được khuyến khích sử dụng loại hormon thay thế này cho các trường hợp phụ nữa tiền mãn kinh không muốn sử dụng hormon thay thế khác.

  • Dùng isoflavones đậu nành, số lần bốc hỏa giảm rõ hơn hẳn so với ở nhóm dùng placebo. Phụ nữ dùng placebo mỗi đêm sẽ thức giấc trung bình 1,89 lần do bốc hoả và đổ mồ hôi đêm, nhưng ở nhóm điều trị bằng isoflavone đậu nành, số lần thức giấc giảm chỉ còn 1,52 lần/đêm
  • Những phụ nữ sử dụng nhiều đậu nành, những triệu chứng khác của tuổi mãn kinh (mất ngủ, khó ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, đau khi quan hệ) giảm rõ rệt so với ở nhóm phụ nữ có chế độ dinh dưỡng thông thường, ít sử dụng đậu nành.
  • Uống flavone đậu nành còn có thể làm đẹp da, tăng kích thước vòng 1

Năm 2005, Bộ Khoa học dinh dưỡng Mỹ đưa ra công bố: “100 mg estrogen thảo dược (phytoestrogen) từ Isoflavones đậu nành  tăng BMD và giảm mỡ trong cơ thể đồng thời với việc giảm BMI và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh”

Một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) trên 30 phụ nữ đã cho thấy việc sử dụng estrogen thảo dược (isoflavone đậu nành) trong 6 tuần giúp giảm tần suất bốc hỏa lên tới 50% và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa là 57%.

Tại Việt Nam, Bệnh viện phụ sản Trung Ương và Hội sản phụ khoa Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả thâm nám từ 25,7% trước điều trị giảm xuống còn 9% sau điều trị; khô âm đạo từ 51% xuống 9,3%; giảm khoái cảm từ 51,4% và 48,6% xuống còn 9,3% và 4,6%, kinh nguyệt đều đặn, giảm bốc hỏa, mất ngủ, an toàn, không có tác dụng phụ.

Giảm nguy cơ loãng xương

Các nhà khoa học của Đại học Hull Anh Quốc đã tiến hành khảo sát trên 200 phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm có sử dụng isoflavone đậu nành hoặc bổ sung đậu nành mỗi ngày với nhóm người không bổ sung isoflavone. Kết quả thu được sau 6 tháng: Nhóm bổ sung isoflavone đậu nành không chỉ có tỷ lệ loãng xương thấp mà còn có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn so với nhóm người còn lại. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Thozhukat Sathyapalan cho biết: “Chúng tôi thấy rằng protein đậu nành và isoflavone là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm”.

Ngăn ngừa ung thư

Isoflavone trong đậu nành có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả:

  • Thành phần genistein trong flavone đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư.
  • Chất daizein trong flavone đậu nành nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị ung thư.

Hợp chất genistein trong isoflavone đậu nành có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Isoflavones trong đậu nành ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư, làm giảm hoạt động của Estrogen nội sinh của phụ nữ do đó giảm nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú.  Đối với nam giới bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống bằng testosteron, nên isoflavon có thể làm giảm nguy cơ không tiến triển bệnh phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu lâm sàng của tổ chức WISH cho thấy với 350 phụ nữ khỏe mạnh từ 45 đến 92 tuổi khi sử dụng thực phẩm từ đậu nành giàu isoflavones giúp kìm hãm sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng. Việc đánh giá sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng được thực hiện bằng đo lường độ dày của lớp nội trung mạc động mạch cảnh (carotid intima-media thickness, viết tắt là CIMT). Dự án nghiên cứu 3 năm này đã cho thấy nhóm phụ nữ sử dụng đậu nành giảm được 16% sự phát triển của CIMT so với nhóm sử dụng sữa bò.

Ngoài khả năng giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, thực phẩm đậu nành còn được chứng minh là cải thiện các yếu tố có lợi cho bệnh tim mạch như: chức năng nội mô, hệ thống co giãn động mạch, giảm quá trình oxy hóa và kích thước của các cholesterol xấu.

Làm đẹp da và giữ gìn vóc dáng cho phụ nữ

Isoflavones được xem như là một chất chống oxy hóa. Trong đó genistein, một Isoflavone có nhiều nhất trong đậu nành có tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Nghiên cứu của Ruiz-Larrea MB bệnh viện GUY London và cộng sự thực hiện năm 1997 cũng cho thấy genistein là chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh nhất thể hiện ở khả năng trung hòa các gốc tự do giúp làm chậm quá trình lão hóa da.

Isoflavones từ đậu nành đã giúp chị em phụ nữ quên đi nỗi lo sợ về sự gia tăng mất kiểm soát “cân nặng” vì có khả năng thay đổi cách tiếp nạp thức ăn, đồng thời protein trong đậu nành làm giảm cảm giác thèm ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ và duy trì năng lượng lâu hơn cho cơ thể. Isoflavones được cho là không chỉ duy trì vẻ đẹp vóc dáng mà nó còn giúp chống lão hóa cơ thể; đem lại vẻ đẹp cho da, tóc và có tác dụng tích cực trong giảm sự lão suy sớm.

Isoflavone đậu nành giúp cải thiện toàn diện về chất lượng cuộc sống của phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh.

]]>
https://hregulator.net/dich-chiet-dau-nanh-917/feed/ 0
Tác dụng của flavone đậu nành https://hregulator.net/tac-dung-cua-flavone-dau-nanh-894/ https://hregulator.net/tac-dung-cua-flavone-dau-nanh-894/#respond Thu, 09 Jun 2016 03:07:08 +0000 https://hregulator.net/?p=894 Đậu nành hay còn gọi là đậu tương là một loại hạt quen thuộc với người dân Việt. Từ đậu nành có thể tạo ra các chế phẩm như sữa, bột…. Mặc dù quen thuộc nhưng lại ít ai biết trong đậu nành có chứa hợp chất flavone hay còn gọi là flavonoids – dạng hợp chất tác dụng rất tốt đối với cơ thể con người đặc biệt là trong vai trò phòng và trị bệnh

Tác dụng của flavone đậu nành 1

Flavone và Flavone đậu nành

Flavonoid hay Flavone có tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Latin flavus nghĩa là màu vàng, màu của flavonoid trong tự nhiên chúng có mặt ở rất nhiều các loại thực vật mà con người sử dụng hàng ngày. Flavonoid là một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật thường có màu vàng, tuy nhiên ở một số loại thực vật khác flavonoid thể có màu khác như xanh tím.

Flavonoid được chia thành các nhóm:

  • Flavonoids
  • Neoflavonoids
  • Isoflavonoids
    • Isoflavones
    • Isoflavanes.
    • Isoflavandiols.
    • Isoflavenes.
    • Coumestans.
    • Pterocarpans.

Dạng flavone trong đậu nành là dạng Isoflavones. Năm 2005,  các nhà khoa học Bzazil đã tiến hành phân tích 18 mẫu đậu nành mục đích là xác định thành phần hợp chất isoflavon trong đậu nành. Kết quả cho thấy isoflavon đậu nành là một hợp chất phenolic bao gồm: aglucone (daidzein, genistein và glyxitein), B-glucozit (genistin, daidzin, glyxitin), B-glucozit kết hợp với nhms malonyl (6″-O-malonylgenistin và 6″-O-malonylglycitin), B-glucozit kết hợp với nhóm axetyl (6″-O-axetyldaizin, 6″-O-axetylgenistin và 6″-O-axetylglycitin). Sau đó các nhà khoa học đã dùng phương pháp  sắc khí HPLC/ĐA và phổ UV xác định thành phần của isoflavone trong 40 mẫu hạt đậu nành kết hợp với kết quả nghiên cứu trước đó đưa ra khẳng định trong hạt đậu nành có chứa các aglcone, dẫn xuất malonyl và dẫn xuất axetyl của B-gucozit.

Flavone đậu nành (isoflavon đậu nành) được coi là một phytoestrogen, tức là một loại estrogen thảo mộc, có tác dụng tương tự như estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ.

Iso-flavone đậu nành

Isofalvone đậu nành (phytoesstrogen) có cấu trúc tương tự như chất kích thích tố sinh dục của phái nữ và sự vận hành giống như estrogen. Vì thế các nhà khoa học còn gọi nó là estrogen thảo mộc (plant estrogen).

Iso-flavone đậu nành 1

Thành phần chính trong Isofalvone đậu nành là genistein, daidzein và glycitein(isoflavone aglycone). Trong đó hoạt chất có tác dụng và được nghiên cứu nhiều nhất là genistein.

Genistein là isoflavone chống oxy hóa mạnh nhất giúp quét dọn các gốc tự do, ức chế sự peoroxy hóa lipid và sự hình thành gốc tự do anion superoxide bởi enzym xanthine oxidase, đồng thời làm tăng hoạt tính của các enzym chống oxy hóa như superoxide dismutase, glutathionine peroxidase, catalase và glutathione reducates, góp phần bảo vệ tế bào và ngăn ngừa ung thư.

Isoflavone đậu nành (estrogen thực vật) có thể gắn kết trực tiếp vào thụ cảm thể estrogen tế bào và hoạt động như là các điều biến thụ cảm thể estrogen có chọn lọc . Isoflavone có tác dụng làm giảm nức độ nặng và sự xuất hiện các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh và có tác dụng tốt đối với hệ tim mạch. Isoflavone có thể làm giảm sự mất xương do làm tăng hấp thu canxi ở ống tiêu hóa giống như estrogen nội sinh và vì vậy việc bổ sung isoflavone đậu nành lâu dài có thể làm giảm tình trạng mất xương ở thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh. Ngoài ra  isoflavone có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư, các bệnh tim mạch, ức chế quá trình oxy hoá

Tác dụng của Flavone đậu nành

Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh

Bước vào thời kỳ mãn kinh, lượng hormon sinh dục của phụ nữ  giảm đi rất nhiều, làm cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi xấu đi. Thiếu estrogen sẽ dẫn đến những rối loạn về tinh thần (lo lắng, giảm trí nhớ, không tập trung, tính tình thay đổi hay cáu gắt, …), những thay đổi về cơ quan sinh sản (dễ bị viêm nhiễm do tạp khuẩn, buồng trứng, tử cung teo nhỏ, …), những ảnh hưởng đến khung xương (loãng xương, xương giòn dễ gẫy, …),và gặp những rối loạn về vận mạch (cơn nóng bừng, bốc hỏa, ra mồ hôi ban đêm, khó ngủ, mất ngủ, …).

Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh 1

  • Trong một nghiên cứu thăm dò lâm sàng đã cho thấy flavone đậu nành trên giúp giảm nhanh các triệu chứng ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh như cơn bốc hoả, giảm số lần đổ mồ hôi đêm hay nhiều triệu chứng mãn kinh khác.
    • Phụ nữ dùng placebo mỗi đêm sẽ thức giấc trung bình 1,89 lần do bốc hoả và đổ mồ hôi đêm, nhưng ở nhóm điều trị bằng isoflavone đậu nành, số lần thức giấc giảm chỉ còn 1,52 lần/đêm.
    • Dùng flavone đậu nành, số lần bốc hỏa giảm rõ hơn hẳn so với ở nhóm dùng placebo.
    • Những phụ nữ sử dụng nhiều đậu nành, những triệu chứng khác của tuổi mãn kinh (mất ngủ, khó ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, đau khi quan hệ) giảm rõ rệt so với ở nhóm phụ nữ có chế độ dinh dưỡng thông thường, ít sử dụng đậu nành.
    • Uống flavone đậu nành còn có thể làm đẹp da, tăng kích thước vòng 1
  • Năm 2005, Bộ Khoa học dinh dưỡng Mỹ đưa ra công bố: “100 mg estrogen thảo dược (phytoestrogen) từ Isoflavones đậu nành  tăng BMD và giảm mỡ trong cơ thể đồng thời với việc giảm BMI và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh”
  • Một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) trên 30 phụ nữ đã cho thấy việc sử dụng estrogen thảo dược (isoflavone đậu nành) trong 6 tuần giúp giảm tần suất bốc hỏa lên tới 50% và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa là 57%.
  • Tại Việt Nam, Bệnh viện phụ sản Trung Ương và Hội sản phụ khoa Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả thâm nám từ 25,7% trước điều trị giảm xuống còn 9% sau điều trị; khô âm đạo từ 51% xuống 9,3%; giảm khoái cảm từ 51,4% và 48,6% xuống còn 9,3% và 4,6%, kinh nguyệt đều đặn, giảm bốc hỏa, mất ngủ, an toàn, không có tác dụng phụ.

Hơn thế nữa flavone đậu nành không gây tác dụng phụ nào tại màng trong tử cung (thông qua xét nghiệm tế bào học của âm đạo hoặc trên các thông số hormon), qua nhiều cuộc thử nghiệm, cũng không có ghi chép nào về việc  rối loạn vú hay tăng các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, có nhiều đề nghị cho rằng nên dùng flavone đậu nành thay cho liệu pháp thay thế hormon để điều trị mãn kinh hoặc thay thế cho cách chữa mãn kinh sớm.

Giảm nguy cơ loãng xương

Giảm nguy cơ loãng xương 1

Các nhà khoa học của Đại học Hull Anh Quốc đã tiến hành khảo sát trên 200 phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm có sử dụng isoflavone đậu nành hoặc bổ sung đậu nành mỗi ngày với nhóm người không bổ sung isoflavone. Kết quả thu được sau 6 tháng: Nhóm bổ sung isoflavone đậu nành không chỉ có tỷ lệ loãng xương thấp mà còn có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn so với nhóm người còn lại.

Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Thozhukat Sathyapalan cho biết: “Chúng tôi thấy rằng protein đậu nành và isoflavone là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm”.

Ngăn ngừa ung thư

Isoflavone trong đậu nành có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả:

  • Thành phần genistein trong flavone đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư.
  • Chất daizein trong flavone đậu nành nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị ung thư.

Mối nguy hiểm cho chị em chính là ung thư tủ cung và ung thư vú và với nam giới là ung thư tuyến tiền liệt. Hợp chất genistein trong isoflavone đậu nành có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Isoflavones trong đậu nành ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư, làm giảm hoạt động của Estrogen nội sinh của phụ nữ do đó giảm nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú.  Đối với nam giới bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống bằng testosteron, nên isoflavon có thể làm giảm nguy cơ không tiến triển bệnh phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu lâm sàng của tổ chức WISH cho thấy với 350 phụ nữ khỏe mạnh từ 45 đến 92 tuổi khi sử dụng thực phẩm từ đậu nành giàu isoflavones giúp kìm hãm sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng. Việc đánh giá sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng được thực hiện bằng đo lường độ dày của lớp nội trung mạc động mạch cảnh (carotid intima-media thickness, viết tắt là CIMT). Dự án nghiên cứu 3 năm này đã cho thấy nhóm phụ nữ sử dụng đậu nành giảm được 16% sự phát triển của CIMT so với nhóm sử dụng sữa bò.

Ngoài khả năng giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, thực phẩm đậu nành còn được chứng minh là cải thiện các yếu tố có lợi cho bệnh tim mạch như: chức năng nội mô, hệ thống co giãn động mạch, giảm quá trình oxy hóa và kích thước của các cholesterol xấu.

Làm đẹp da và giữ gìn vóc dáng cho phụ nữ

Làm đẹp da và giữ gìn vóc dáng cho phụ nữ 1

Isoflavones được xem như là một chất chống oxy hóa. Trong đó genistein, một Isoflavone có nhiều nhất trong đậu nành có tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Nghiên cứu của Ruiz-Larrea MB bệnh viện GUY London và cộng sự thực hiện năm 1997 cũng cho thấy genistein là chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh nhất thể hiện ở khả năng trung hòa các gốc tự do giúp làm chậm quá trình lão hóa da.

Isoflavones từ đậu tương đã giúp chị em phụ nữ quên đi nỗi lo sợ về sự gia tăng mất kiểm soát “cân nặng” vì có khả năng thay đổi cách tiếp nạp thức ăn, đồng thời protein trong đậu nành làm giảm cảm giác thèm ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ và duy trì năng lượng lâu hơn cho cơ thể. Isoflavones được cho là không chỉ duy trì vẻ đẹp vóc dáng mà nó còn giúp chống lão hóa cơ thể; đem lại vẻ đẹp cho da, tóc và có tác dụng tích cực trong giảm sự lão suy sớm.

PM Hregulator được chiết xuất từ quả cây trinh nữ và isoflavones đậu nành. Hàm lượng isoflavones và hoạt chất của nó là Genistein và daidzein được đảm bảo trong từng sản phẩm PM H-Regulator bởi phòng thí nghiệm đạt GLP. Sử dụng PM Hregulator để bổ sung flavone đậu nành cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh là sự lựa chọn an toàn cho phụ nữ.

Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng đúng isoflavone và tinh chất đậu nành

]]>
https://hregulator.net/tac-dung-cua-flavone-dau-nanh-894/feed/ 0
Bạn biết gì về Estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú? https://hregulator.net/ban-can-biet-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-369/ https://hregulator.net/ban-can-biet-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-369/#respond Tue, 01 Mar 2016 09:11:13 +0000 https://hregulator.net/?p=369 Bạn biết gì về Estrogen, Isoflavones và nguy cơ ung thư vú? 1

Estrogen là hormone sinh dục nữ, được sinh ra từ bộ phận sinh dục nữ và buồng trứng – Hình ảnh minh họa

Estrogens được biết rõ là có tác động lên sự phát triển mô tử cung và mô vú trong giai đoạn phát triển và trong từng chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển trước khi rụng trứng để chuẩn bị nội mạc tử cung cho việc làm tổ của phôi. Estrogens cũng có liên quan tới sự phát triển và quá trình tiến triển của các u vú vì chúng kích thích các mô vú phát triển hơn do sự tiếp xúc liên tục với estrogen. Estrogen và các chất chuyển hóa của nó được cho là nguyên nhân gây ra sự biến đổi ung thư trên các tế bào biểu mô của các mô vú [2, 3] . Nồng độ estrogen nội sinh cũng liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú, vì có kinh sớm hơn và mãn kinh muộn hơn thì nguy cơ bị ung thư vú sẽ cao hơn [1].

Vì tỉ lệ phân bào và tỉ lệ chết của tế bào trong quá trình phát triển của vú là rất nhanh, làm tăng khả năng DNA bị lỗi không hồi phục được dẫn tới tổn thương DNA. Nếu tổn thương này xảy ra đối với những gen gây ung thư hay gen kìm hãm ung thư thì có thể dẫn tới sự phát triển ung thư không kiểm soát được. Nồng độ estrogen không nên tăng trong thời gian then chốt này, thường kết thúc vào giai đoạn cuối của tuổi dậy thì khoảng hơn 15 tuổi. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiện là nguy cơ bị ung thư vú tăng lên ở những phụ nữ được cung cấp estrogen trong thời kỳ thai nghén [4, 5] , vì đây là thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương vì sự phát triển của những phát triển không kiểm soát được.

Isoflavone đậu nành có cấu trúc tương tự 17 b -estradiol do vậy có thể gắn kết với các thụ cảm thể estrogen đặc hiệu và thưc hiện nhiều chức năng của estrogen. Tuy nhiên không giống như estrogen sản xuất trong cơ thể hoặc dạng tổng hợp (như trong liệu pháp thay thế hormone-HRT) , isoflavones đậu nành là các hợp chất điều biến thụ thể estrogen có chọn lọc có tác động khác nhau ở các thụ thể estrogen.

Thêm nữa chúng cũng có thể hạn chế tác dụng của estrogen, tùy thuộc vào lượng hormone do cơ thể sản xuất là bao nhiêu. Ví dụ, nếu việc sản xuất estrogen là thấp, Isoflavone đậu nành sẽ tăng hoạt tính estrogen, nhưng nếu lượng sản xuất quá nhiều, Isoflavone đậu nành sẽ giảm hoạt tính estrogen.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ ở những người dùng thực phẩm có chứa nhiều đậu nành cho thấy giảm nguy cơ ung thư vú [6, 7] . Bốn nghiên cứu lâm sàng đã được tiến hành để nghiên cứu các ghi nhận về sự phát triển mô vú thông qua sinh thiết cho thấy không có sự thay đổi rõ rệt nào sau khi dùng isoflavones với liều từ 36-100mg một ngày [8, 9, 10]. Hai trong số các nghiên cứu này đã được tiến hành trên các bệnh nhân bị ung thư vú, một được tiến hành trên các phụ nữ khỏe mạnh, và một trên các bệnh nhân trải qua phẫu thuật ung thư vú. Tất cả các nghiên cứu đã được tiến hành ở các bệnh nhân trên 30 tuổi.

Năm 2013, một nhóm tác giả thực hiện phân tích gộp gồm 20 nghiên cứu khác nhau nhằm đánh giá mối liên quan giữa sử dụng isoflavone đậu nành và nguy cơ ung thư vú [11] .. Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy isoflavone đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú . Mức độ giảm cao hơn ở phụ nữ châu á so với phụ nữ châu Âu. Người ta cho rằng lợi ích này có sự góp phần của thói quen sử dụng đậu nành và các chế phẩm đậu nành lâu dài trong chế độ ăn của người châu á.

Theo Khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với giai đoạn mãn kinh năm 2014 của Hội mãn kinh Bắc Mỹ cũng nêu rõ” Không có dữ liệu nào cho thấy đậu nành, phytoesstrogen hoặc isoflavone đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú hoặc nội mạc tử cung” [12].

Tài liệu tham khảo:

  1. Tomar, R.S. and R. Shiao, Early life and adult exposure to isoflavones and breast cancer risk. J Environ Sci Health C Environ Carcinog Ecotoxicol Rev, 2008. 26(2): p. 113-73.
  2. Russo, J. and I.H. Russo, The role of estrogen in the initiation of breast cancer. J Steroid Biochem Mol Biol, 2006. 102(1-5): p. 89-96.
  3. Clemons, M. and P. Goss, Estrogen and the risk of breast cancer. N Engl J Med, 2001. 344(4): p. 276-85.
  4. Anbazhagan, R. and B.A. Gusterson, Prenatal factors may influence predisposition to breast cancer. Eur J Cancer, 1994. 30A(1): p. 1-3.
  5. Ekbom, A., et al., Intrauterine environment and breast cancer risk in women: a population-based study. J Natl Cancer Inst, 1997. 89(1): p. 71-6.
  6. Messina, M.J., et al., Soy intake and cancer risk: a review of the in vitro and in vivo data. Nutr Cancer, 1994. 21(2): p. 113-31.
  7. Cassidy, A., Physiological effects of phyto-oestrogens in relation to cancer and other human health risks. Proc Nutr Soc, 1996. 55(1B): p. 399-417.
  8. Messina, M., The safety and benefits of soybean isoflavones. A natural alternative to conventional hormone therapy? Menopause, 2007. 14(5): p. 958; author reply 958-9.
  9. Cheng, G., et al., Isoflavone treatment for acute menopausal symptoms. Menopause, 2007. 14(3 Pt 1): p. 468-73.
  10. Sartippour, M.R., et al., A pilot clinical study of short-term isoflavone supplements in breast cancer patients. Nutr Cancer, 2004. 49(1): p. 59-65.
  11. Palomares, M.R.e.a., Effect of soy isoflavones on breast proliferation in postmenopausal breast cancer survivors. Breast Cancer Res Treatment, 2004. 88: p. 4002
  12. Qi Xie MM et al. Isoflavone consumption and risk of breast cancer: a dose-response meta-analysis of observational studies. Asia Pac J Clin Nutr 2013;22(1):118-127
  13. Shifren et al. Menopause,Vol21.No.10,2014

Tìm hiểu thêm:

]]>
https://hregulator.net/ban-can-biet-gi-ve-estrogen-isoflavones-va-nguy-co-ung-thu-vu-369/feed/ 0