Mãn kinh sớm và những nguy cơ

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý thường diễn ra ở phụ nữ tuổi từ 45-55. Tuy nhiên hiện nay rất nhiều phụ nữ tuổi 30 đã có dấu hiệu mãn kinh. Mãn kinh sớm là một trong những nguyên nhân lớn đe dọa đến sức khỏe của bạn cũng như hạnh phúc gia đình.

Mãn kinh sớm và những nguy cơ 1

 

Vì sao lại mãn kinh sớm?

Mãn kinh được xác định là chính thức xuất hiện khi sau 12 tháng người phụ nữ hoàn toàn không có kinh và được thể hiện trước đó bằng hàng loạt các triệu chứng. Tuy nhiên, không phải người nào mãn kinh cũng giống nhau. Có người mãn kinh sớm, có người mãn kinh muộn và cũng có người mãn kinh đúng tuổi bình thường. Xét riêng chuyện mãn kinh sớm, nguyên nhân có thể chia ra làm 2 loại:

  1. Nguyên nhân do cấu tạo sinh học cơ thể: Những người phụ nữ mà có “tố chất” của đàn ông thì thường bị mãn kinh sớm. Đây là tuýp phụ nữ ít estrogen – một hormone đặc thù của nữ giới. Những phụ nữ này cũng thường nóng tính và tính tình mạnh mẽ y hệt như đàn ông vậy. Chúng ta thường gọi vui là những người phụ nữ cá tính. Bên cạnh hình dáng tổng hòa cơ thể thì còn nhiều chi tiết khác nữa nhận dạng họ là phụ nữ dễ bị mãn kinh sớm như tuyến vú không phát triển nhiều (ngực xẹp lép, mỏng và không đạt vòng 1 tiêu chuẩn, nuôi con nhưng ít sữa), khung chậu hẹp, cao như khung chậu của nam giới, chân tay cơ bắp, rắn chắc chứ không nhiều lớp mỡ dưới da như con gái, chu kỳ kinh nguyệt dài và hay bị rối loạn. Ngoài ra, nếu bà ngoại của bạn bị mãn kinh sớm, mẹ của bạn bị mãn kinh sớm thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ mãn kinh sớm.
  2. Nguyên nhân do yếu tố ngoại lai: Ngoài yếu tố sinh học, còn có một số yếu tố khác khiến cho quãng thời gian “mịn màng” của bạn phải dừng sớm hơn dự kiến. Đó là các yếu tố ngoại lai.
  • Trang điểm quá nhiều: Các hóa chất trong hóa mỹ phẩm cũng có thể tác động rất lớn đến quá trình mãn kinh sớm ở nữ giới và có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến chức năng buồng trứng, gây mãn kinh sớm.
  • Căng thẳng: Căng thẳng làm ức chế miễn dịch, gây ra trầm cảm và lo âu, góp phần dẫn đến bệnh béo phì và thậm chí có thể gây ra bệnh tim, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.
  • Làm việc quá sức: Làm việc quá sức dễ dẫn đến suy nhược sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần, bao gồn cả sức khỏe sinh sản. Từ đó dễ làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm.
  • Thói quen hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu kích thích cơ quan nội tiết sản sinh nhiều hơn hormon sinh dục nam giới trong cơ thể và dần ức chế sự sản xuất hormon sinh dục nữ giới. Sự giảm dần hormone sinh dục nữ giới dần dẫn đến mãn kinh sớm

Và những nguy cơ

Mãn kinh sớm tức là biểu hiện sự lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục sớm. Vì suy cho cùng mãn kinh xảy ra khi có sự suy giảm về hormon sinh dục nữ giới. Sự hạ xuống mức thấp hai hormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron đã làm thay đổi cơ thể.

Mãn kinh sớm làm cho bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Nhan sắc là điều dễ nhận thấy nhất, bạn sẽ cảm thấy “xuống dốc nhanh dần đều”, các nếp nhăn, vết nám, sạm xuất hiện ngày càng nhiều trên khuôn mặt, cơ thể xồ xề, kèm theo các triệu chứng khó chịu như mất ngủ, cáu gắt, trầm cảm, bốc hỏa vã mồ hôi.

Mãn kinh sớm còn làm cho bạn mất hứng thú, không còn muốn gần chồng vì cảm giác khô, đau rát mỗi khi quan hệ, trong khi đó ở độ tuổi này với nam giới đang là thời kỳ sung sức nhất. Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc gia đình.

Nếu mãn kinh sớm bạn còn phải đối mặt với các nguy cơ khác và hệ trọng nhất đó nguy cơ bị bệnh tim mạch lớn hơn nhiều so với người có sự mãn kinh bình thường. Không những thế bạn còn dễ bị bệnh nặng hơn và dễ bị tử vong hơn. Bạn cũng sẽ bị tăng nguy cơ và mức độ loãng xương do mãn kinh sớm gây ra. Các bệnh về răng miệng cũng hay xảy ra hơn và bệnh đục thủy tinh thể có thể rất trầm trọng ở một số người.

Cần làm gì để ngừa mãn kinh sớm?

Bạn hoàn toàn có thể hạn chế được việc mãn kinh sớm bằng cách khắc phục kịp thời ngay từ khi còn trẻ bằng cách kết hợp các cách như:

  • Sử dụng chọn lọc thực phẩm (tăng cường rau quả, các thực phẩm từ đậu nành, vitamin D trong sữa, cá hồi, cá ngừ; canxi trong sữa không béo, thủy hải sản; axit béo trong các loại quả, hạt và dầu cá), đặc biệt là thời điểm sau sinh; dùng thuốc tránh thai theo sự tư vấn của bác sĩ.
  • Bạn cũng cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ, tuần hoàn máu. Các bài tập thể dục phù hợp cũng giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, tinh thần minh mẫn, lạc quan.

Ngoài ra, ngay khi phát hiện các dấu hiệu thiếu hụt estrogen, cần đi khám, xét nghiệm để được tư vấn liệu pháp bổ sung hoóc-môn estrogen. Bởi bổ sung thế nào cho đúng và an toàn là điều rất quan trọng. Nếu bổ sung estrogen tổng hợp (thuốc tân dược ) cần phải có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sỹ do việc dùng quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như ung thư vú, suy tim và đột quỵ. Với các chế phẩm từ thiên nhiên (như H-Regulator) có tác dụng làm cân bằng và kích thích tăng tiết estrogen cần chú ý tuân thủ liều dùng trên sản phẩm hoặc có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để phù hợp và an toàn với sinh lý.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn