Những điều phải biết về bệnh nội tiết ở nữ giới

Bệnh nội tiết tố xảy ra khi có sự rối loạn của hệ nội tiết. Triệu chứng thường gặp của rối loạn nội tiết tố nữ là kinh nguyệt không đều, trứng cá, nám da, vv. Tuy nhiên nhiều chị em lại không biết và thường chủ quan với các triệu chứng này. Hậu quả để lại là nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, tử cung, vô sinh, vv.

Những điều phải biết về bệnh nội tiết ở nữ giới 1

Bệnh nội tiết tố xảy ra khi có sự rối loạn của hệ nội tiết (Ảnh minh họa)

Bệnh nội tiết tố ở nữ giới là gì?

Nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, gồm 3 hợp chất là  estron, estraiol và estriol có kí hiệu lần lượt là E1, E2, E3. Ba hợp chất này có tên gọi chung là Estrogen. Sự cân bằng Estrogen giúp đảm bảo âm đạo, tử cung, buồng trứng, tuyến vú và nhiều cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường.

Bệnh nội tiết tố hay còn gọi là rối loạn nội tiết tố. Ở nữ giới, rối loạn nội tiết là do sự mất cân bằng các hormone nội tiết tố nữ (mà chủ yếu là estrogen). Ở mức bình thường, Estrogen dao động ở mức 50 – 400pg/ml. Nếu lượng estrogen quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố.

Bệnh nội tiết tố ở nữ giới có nguy hiểm không?

Hormone có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nếu mắc bệnh nội tiết sẽ chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chưa kể đến những tác hại khác liên quan đến sức khác.

  • Chu kì kinh nguyệt không đều
  • Thường xuyên mắc bệnh phụ khoa
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Huyết áp tăng bất thường
  • Gặp các vấn đề về da (nám da, mụn trứng cá,…)
  • Ngực sưng đau, tăng sản tuyến vú
  • Tăng cân bất thường
  • Mắc chứng rậm lông
  • Nguy cơ vô sinh
  • Tâm lý căng thẳng, stress
  • vv
Bệnh nội tiết tố ở nữ giới có nguy hiểm không? 1

Bệnh rối loạn nội tiết gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như tinh thần (Ảnh minh họa)

Ai dễ bị bệnh nội tiết tố?

Những phụ nữ dễ mắc bệnh nội tiết đó là:

  • Những người có căng thẳng, stress kéo dài
  • Những người ăn uốn g kém
  • Những người bị rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ thất thường
  • Những người sống trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất
  • Những người sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá
  • Những người dùng thuốc tránh thai dài ngày (việc sử dụng thuốc tránh thai để kìm hãm sản sinh estrogen lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh)
  • Những người ngoài 30 tuổi và độc thân (không quan hệ tình dục và sinh con cũng là nguyên nhân khiến estrogen trong cơ thể suy giảm)

Cần làm gì khi nữ giới mắc bệnh nội tiết tố?

Nếu thấy mình có các dấu hiệu của bệnh nội tiết tố nữ, chị em cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Cùng với đó, chị em cần lưu ý đến các vấn đề sau nếu muốn việc chữa trị bệnh nội tiết có hiệu quả:

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Chị em cần đảm bảo một chế độ ăn căn bằng, đầy đủ dinh dưỡng, chú ý uống đủ nước. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, nhiều chất béo thực vật, các chất kích thích. Cùng với đó cần lưu ý bổ sung một số loại thực phẩm giúp cân bằng estrogen trong cơ thể như: đậu nành, các loại rau xanh đậm.

Vận động cơ thể, luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Thể dục thể thao được coi là một trong những cách tuyệt vời nhất để nâng cao sức khỏe, khi các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh, hoạt động “trôi chảy” thì nội tiết tố trong cơ thể cũng được ổn định. Vì thế hãy duy trì luyện tập ít nhất 20 phút mỗi ngày.

Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan. Ổn định tinh thần có một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Vì thế hãy luôn giữ cho tinh thần của mình được thoải mái, lạc quan. Chị em có thể tham gia các câu lạc bộ, gặp gỡ bạn bè, xem phim hoặc tập yoga, thiền, nghĩ đến những điều tích cực trong cuộc sống.

Cân bằng nội tiết tố bằng thuốc, thực phẩm chức năng từ thiên nhiên. Việc sử dụng thuốc cân bằng hormone cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, nếu sử dụng bừa bãi các loại hormone hóa dược này rất dễ dẫn đến những tác dụng phụ đáng tiếc. Chính vì thế gần đây các chuyên gia khuyên chị em nên sử dụng một số loại thuốc cân bằng hormone có nguồn gốc thảo dược.

Các loại thuốc này có thành phần chính là Isoflavone đậu nành. Isoflavone được mệnh danh là phytoestrogen bởi chúng có thể gắn vào các thụ thể estrogen đặc hiệu, sau đó kích thích thụ thể này để tạo nên “tác dụng estrogen”. Phytoestrogen nếu dùng đúng liều lượng được kiểm chứng là an toàn với cơ thể, không tác dụng phụ, không hình thành và làm tăng số lượng, kích thước khối u nang, u xơ.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn