Bệnh tiền mãn kinh là gì? Những điều cần biết

Bệnh tiền mãn kinh hay tiền mãn kinh là giai đoạn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải trải qua trước khi mãn kinh. Tuy nhiên không phải ai cũng đã hiểu rõ về bệnh tiền mãn kinh. Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng.

Bệnh tiền mãn kinh là gì? Những điều cần biết 1

Bệnh tiền mãn kinh là gì? (Ảnh minh họa)

Bệnh tiền mãn kinh là gì?

Bệnh tiền mãn kinh hay tiền mãn kinh là thời kì diễn ra trước khi mãn kinh chính thức khoảng 4-5 năm, nó còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh. Quá trình mãn kinh của một người phụ nữ có thể chia ra làm 3 giai đoạn như sau:

Có thể hiểu đơn giản, quá trình mãn kinh của người phụ nữ được chia làm 3 giai đoạn khác nhau bao gồm:

  • Giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng tuổi 40-45)
  • Giai đoạn mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi)
  • Giai đoạn hậu mãn kinh

Thông thường giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra ở độ tuổi 40-45 nhưng nhiều phụ nữ sẽ thấy có những sự thay đổi sớm hơn hoặc muộn hơn. Sự khác nhau lớn nhất giữa giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh dễ dàng thấy được  là chu kì kinh nguyệt:

  • Giai đoạn tiền mãn kinh chu kì kinh nguyệt không ổn định và có nhiều bất thường
  • Giai đoạn mãn kinh được tính khi 12 tháng liên tục trước đó người phụ nữ không hành kinh
Bệnh tiền mãn kinh là gì? 1

Tiền mãn kinh là giai đoạn diễn ra trước khi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh tiền mãn kinh

Trong suốt quá trình chuyển đổi mãn kinh, người phụ nữ có thể sẽ bắt gặp những triệu chứng điển hình sau:

Bốc hỏa, nóng bừng

Nhiều phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh có triệu chứng nóng ran, thường được gọi là các cơn bốc hỏa. Chúng thường bắt đầu trên mặt hoặc ngực sau đó lây lan lên các bộ phận khác của cơ thể trước khi tiêu tan đi một vài phút sau đó. Mỗi phụ nữ lại gặp cường độ các cơn nóng bừng khác nhau, có người chỉ cảm thấy hơi ấm nhưng có người lại cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng rõ rệt.

Các cơn bốc hỏa, nóng bừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng chúng thường có xu hướng xảy ra vào ban đêm.

Các triệu chứng phụ khoa

Sự thất thường của hormone nữ estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng làm cho phụ nữ gặp nhiều vấn đề liên quan tới phụ khoa. Tiêu biểu là:

  • Chu kì kinh nguyệt thất thường (một số phụ nữ chảy máu nhiều hơn bình thường, trong khi những phụ nữ khác có thể có chu kỳ nhẹ hơn)
  • Âm đạo khô rát, tiết ít dịch nhờn dẫn tới kích ứng hoặc đau khi quan hệ vợ chồng, từ đó dẫn đến giảm ham muốn tình dục
  • Ngứa âm đạo
  • Kích ứng hoặc đau
  • Phụ nữ bị u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung có thể nhận thấy các triệu chứng của bệnh xấu đi
Các triệu chứng phụ khoa 1

Sự thất thường của hormone nữ estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh làm cho phụ nữ gặp nhiều vấn đề liên quan tới phụ khoa (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng thần kinh và cảm xúc

  • Một số phụ nữ tiền mãn kinh gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc ghi nhớ
  • Mệt mỏi, căng thẳng
  • Tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, buồn vui thất thường
  • Nhiều phụ nữ cũng cảm thấy khó chịu, lo âu hoặc thậm chí là trầm cảm
  • Gặp chứng đau nửa đầu
  • Rối loạn giấc ngủ (thường triệu chứng này sẽ đi kèm với các cơn bốc hỏa vào ban đêm khiến người phụ nữ tỉnh giấc và khó ngủ lại, tuy nhiên một số trường hợp vẫn bị rối loạn dù không gặp các cơn bốc hỏa về đêm)

Các triệu chứng khác

Như ta đã nói, estrogen biến thiên trong thời kì tiền mãn kinh và nó có những tác động lớn lên hệ thống cơ thể, vì thế không ngạc nhiên nếu một người phụ nữ bắt đầu gặp phải một loạt những triệu chứng do sự biến thiên hormone trong thời kì tiền mãn kinh:

  • Vòng 1 chảy xệ, kém săn chắc
  • Tăng tích mỡ ở vùng bụng, dưới cánh tay
  • Tóc dễ gãy rụng, bạc màu
  • Da sạm, kém sức sống
  • Gặp các vấn đề về xương khớp, đường tiết niệu
  • Có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nhiều căn bệnh khác
  • vv
Giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra với nhiều triệu chứng khác nhau (Ảnh minh họa)

Giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra với nhiều triệu chứng khác nhau (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để vượt qua thời kì tiền mãn kinh?

Tiền mãn kinh là một  giai đoạn tự nhiên của cuộc sống và nó không phải là bệnh hay rối loạn, do vậy nó không đòi hỏi bất kì loại điều trị y tế nào. Tuy nhiên, những thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn vượt qua thời kì tiền mãn kinh với các triệu chứng tiền mãn kinh tốt hơn.

Về chế độ ăn uống

Ngoài việc duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, chị em cần lưu ý một số điều sau:

  • Bổ sung canxi. Hãy ăn 2-4 phần ăn các sản phẩm giàu canxi mỗi ngày. Một phụ nữ từ 51 tuổi trở lên cần 1.200mg canxi/ngày. Canxi có nhiều trong sữa, cá có xương, bông cải xanh, các loại đậu, vv.
  • Tăng lượng sắt trong chế độ ăn. Một phụ nữ cần 8mg chất sắt/ngày vì thế mỗi ngày cần ăn ít nhất 3 phần ăn các thực phẩm giàu sắt. Chúng được tìm thấy trong thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, các loại rau lá xanh, trứng, ngũ cốc,…
  • Ăn đủ chất xơ. Chất xơ được tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau, củ, quả, bánh mì, mì ống, vv. Mỗi ngày nên ăn 1,5 chén trái cây và 2 chén rau để cung cấp đủ lượng xơ.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa isoflavone (estrogen thực vật). Estrogen thực vật có cơ chế tác dụng như estrogen nội sinh trong cơ thể người phụ nữ. Vì thế hãy tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa estrogen thực vật để làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, các loại thực phẩm tiêu biểu là đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, hạt lanh, hẹt mè,…
  • Uống đủ nước. Nước có vai trò quan trọng với sức khỏe, giúp các cơ quan trong cơ thể người hoạt động thông suốt. Mỗi ngày cần uống 8 li nước, đây là nhu cầu cho hầu hết những người lớn khỏe mạnh.
  • Hạn chế ăn chất béo. Quá nhiều chất béo bão hòa trong cơ thể sẽ làm tăng lượng cholestetol và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở phụ nữ tiền mãn kinh. Vì thế hãy cố gắng hạn chế lượng cholesterol ít hơn hoặc bằng 300 mg/ngày. Chất béo được tìm thấy trong thịt mỡ, sữa nguyên kem, phomat, các loại đồ ăn nhanh, bơ, vv.
  • Ngoài ra, hãy sử dụng đường và muối trong chừng mực để hạn chế các bệnh liên quan đến huyết áp. Hạn chế uống rượu, sử dụng các chất kích thích và không hút thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng. Bước vào tuổi mãn kinh, nếu bạn đang thừa cân thì hãy hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tuyệt đối không giảm cân bằng cách bỏ bữa hay bằng các phương pháp phản khoa học.
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa nhiều estrogen thực vật (Ảnh minh họa)

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa nhiều estrogen thực vật (Ảnh minh họa)

Chế độ luyện tập

Một điều quan trọng không kém so với việc xây dựng chế độ ăn là bạn phải Hoạt động thể lực. Việc tập thể dục thể thao giúp duy trì một sức khỏe dẻo dai khi bước vào tuổi tiền mãn kinh. Tiến hành tập luyện càng sớm, bạn càng dẻo dai và có sức khỏe, các triệu chứng của bệnh tiền mãn kinh cũng sẽ giảm đáng kể. Hãy lựa chọn cho mình những bộ môn phù hợp và luyện tập chúng hằng ngày nhé!

Một số bộ môn gợi ý cho lứa tuổi này là: Yoga, đạp xe, đi bộ, khiêu vũ, thiền, vv

Tránh xa căng thẳng, stress

Bước vào thời kì này, người phụ nữ cần giữ được một tâm trạng ổn định, thoải mái. Hãy tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ bằng cách thiết lập kế hoạch làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các câu lạc bộ để duy trì những mối quan hệ lành mạnh, vv.

Để hạn chế chứng rối loạn giấc ngủ, cần xây dựng một không gian sống thoáng mát, sạch sẽ. Trước khi ngủ có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc hoặc ngồi thiền,

Thuốc cho tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh

Các triệu chứng của bệnh tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Vì thế ngoài việc thay đổi chế độ ăn và lối sống, chị em có thể sử dụng thêm HRegulator. Đây là một sản phẩm đến từ Australia được bào chế 100% từ thiên nhiên với thành phần chính là isoflavone đậu nànhcây vitex.  HRegulator giúp chăm sóc sức khỏe phái nữ.

Tất cả các thành phần có trong HRegulator đều đã được chứng minh về mặt lâm sàng và được bào chế theo khoa học, có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Chính vì vậy, đây là sản phẩm an toàn và hiệu quả đối với những phụ nữ đang tìm kiếm sự giúp đỡ để làm giảm các vấn đề liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Lựa chọn cuối cùng khi các triệu chứng tiền mãn kinh quá nghiêm trọng là sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT). Tuy nhiên phương pháp này cần tiến hành dưới sự giám sát y tế thường xuyên bởi các loại thuốc có chứa các chế phẩm nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đông máu và các bệnh ung thư.

Tiền mãn kinh không phải là bệnh, đây là một giai đoạn tự nhiên của cuộc sống. Thay vì lo lắng, bạn nên tỉnh táo và chuẩn bị tinh thần để vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn. Hãy áp dụng những phương pháp ở trên và nếu gặp các triệu chứng nặng, hãy đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mọi thông tin còn thắc mắc về tiền mãn kinh cũng như sản phẩm HRegulator, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc để lại bình luận dể các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn nhé!

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn