Các câu hỏi thường gặp về H-Regulator

1. PM H-Regulator dùng trong giai đoạn tiền mãn kinh. Vậy mãn kinh rồi thì có cần dùng không?

Lợi ích của PM H-Regulator trên phụ nữ tiền mãn kinh đã rất rõ ràng bởi công dụng giúp CÂN BẰNG NỘI TIẾT và cải thiện các triệu chứng khó chịu quanh giai đoạn này. 

Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn mãn kinh có nên tiếp tục sử dụng H -Regulator không?

Câu trả lời là CÓ

Bước sang tuổi mãn kinh, buồng trứng không còn hoạt động, lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ suy giảm nhanh chóng. Estrogen suy giảm khiến tình trạng khô teo âm hộ - âm đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són… ngày một trầm trọng hơn. Cơn bốc hỏa, lo âu, đau đầu, mất ngủ… vẫn thường trực. Mặt khác, thiếu hụt estrogen dẫn tới tăng tiêu hủy xương; tăng nguy cơ tim mạch, mỡ máu, thúc đẩy nhanh tình trạng suy giảm nhận thức…

Các câu hỏi thường gặp về H-Regulator 1

Sử dụng PM H-Regulator cho giai đoạn mãn kinh, ngoài lợi ích bổ sung phytoestrogen ( estrogen thực vật ) để bù đắp thiếu hụt estrogen, giúp cân bằng nội tiết và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở giai đoạn này (như bốc hỏa, hồi hộp, đau đầu, mất ngủ, khó tập trung, viêm, khô âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu…) thì khi sử dụng PM  H-Regulator còn đem lại các tác dụng lâu dài đối với xương khớp, tim mạch, nhận thức…

Do đó, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh đều nên bổ sung PM H-Regulator mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng trước mắt và lâu dài, tăng cường sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ

PM H-Regulator được khuyên dùng với liều 01 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày:

-          Tác dụng trước mắt (dùng từ 3 tháng trở lên):

  •  Cải thiện các vấn đề về tâm lý thần kinh (dễ nóng giận, lo âu, chán nản, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ…)
  •   Giảm tần suất và mức độ cơn bốc hỏa
  •   Cải thiện các bệnh về đường sinh dục tiết niệu (khô teo âm hộ - âm đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són…

-       Tác dụng lâu dài (khi bổ sung PM H-Regulator từ 6 tháng trở lên):

  • Cải thiện chuyển hóa lipid, giảm cholesterol xấu
  •  Chống kết tụ tiểu cầu, ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa,
  • Giảm nguy cơ tim mạch, giảm tổn thương mạch máu, cải thiện huyết áp
  •  Giảm mức độ nặng của tình trạng loãng xương, mất xương…
2. Bị khô hạn, giảm ham muốn dùng PM H- Regulator như thế nào hiệu quả?

Khô âm đạo và giảm ham muốn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên tình trạng đáng lo ngại này có nhiều khả năng xảy ra hơn ở độ tuổi trung niên do mất cân bằng nồng độ estrogen trong cơ thể. Những thay đổi nội tiết đặc trưng của thời kỳ này có thể làm thay đổi độ ẩm trong cơ thể, bao gồm cả vùng âm đạo. 

Nghiên cứu của bs Phạm Minh Đức công bố năm 2004 cho thấy, ~ 90% phụ nữ bị khô âm đạo giảm ham muốn trong thời kỳ tiền mãn kinh & mãn kinh. Điều thầm kín trở thành vấn đề nan giải, có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình của người phụ nữ. 

Ngoài nguyên nhân chính là do mất cân bằng nội tiết estrogen thì yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân quan trọng gây khô âm đạo, giảm ham muốn ở phụ nữ. 

PM H-Regulator là thuốc có thành phần công thức được thiết kế để giải quyết đồng thời cả 2 nguyên nhân trên:

  •   Isoflavone đậu nành 80mg tiêu chuẩn hóa: Cân bằng nội tiết
  •   Chasteberry: Cải thiện yếu tố tâm lý (căng thẳng, lo âu, stress…)

PM H-Regulator được nghiên cứu trên phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh tại Việt Nam với liều dùng 1 viên PM H-Regulator mỗi ngày, dùng trong 3 tháng cho thấy đã cải thiện đáng kể tình trạng Khô hạn (từ 70.12% giảm xuống 28,95%), tình trạng đau khi giao hợp (từ 51.94% giảm xuống 16.41%) – Nghiên cứu được thực hiện bởi Ts Đinh Thị Bích Nguyệt – BV Phụ Sản Trung Ương đăng tải trên Tạp chí nghiên cứu y học năm 2011 của Đại học Y Hà Nội

Như vậy, Thuốc PM H-Regulator là giải pháp HIỆU QUẢ trong giải quyết chứng khô hạn giảm ham muốn ở phụ nữ trung niên do mất cân bằng nội tiết ( 40 + )

Liều dùng: 01 viên mỗi ngày – bắt đầu cảm nhận được hiệu quả sau 1-2 tuần sử dụng. Nên sử dụng 1 liệu trình ít nhất 3 tháng để đạt hiệu quả ổn định. 

PM H-Regulator có thể sử dụng lâu dài để cân bằng nội tiết, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm loãng xương, cải thiện suy giảm trí nhớ tuổi già…

Lưu ý: Nên uống vào 1 giờ cố định trong ngày. Nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung thêm sữa chua để tăng khả năng hấp thu và phát huy tác dụng.

3. U xơ, u nang tuyến vú, ung thư vú có dùng Isoflavone đậu nành được không?

Các sản phẩm từ đậu nành thường rất được chị em yêu thích vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu gặp phải trong thời kỳ thời kỳ tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Đậu nành có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật (phytoestrogen) có cấu trúc tương tự như estrogen. Do các loại ung thư vú thường nhạy cảm với estrogen nên đã từng có quan điểm cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có cho thấy quan điểm này là không chính xác.

Để có thể phát huy tác dụng, isoflavone đậu nành cần gắn trên thụ thể của estrogen. Thụ thể của estrogen có 2 loại là ERα và ERβ, mật độ tập trung khác nhau trên các cơ quan tổ chức trong cơ thể:

-          Thụ thể ERα tập trung nhiều tại vú, tử cung, buồng trứng

-          Thụ thể ERβ tập trung chủ yếu trên não bộ, mạch máu, xương, bàng quang.

Isoflavone đậu nành có tác dụng chọn lọc trên thụ thể ERβ, tác dụng của nó trên thụ thể ERα yếu hơn 500 – 10000 lần so với estrogen nội sinh. Do đó, isoflavone đậu nành ảnh hưởng không đáng kể tới tuyến vú:

  • Nghiên cứu tổng hợp năm 2019 phân tích tác dụng của phytoestrogen (isoflavone đậu nành) đối với độ dày nội mạc tử cung và mật độ vú ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh sử dụng phytoestrogen để giảm các triệu chứng mãn kinh. Thời gian sử dụng 8 – 156 tuần, liều dùng 10-270mg/ngày. Nghiên cứu cho thấy Phytoestrogen (isoflavone đậu nành) không ảnh hưởng đến mật độ vú so với giả dược - Maturitas (2019), https://doi.org/10.1016/j.maturitas.2019.03.023
  •  Nghiên cứu thực hiện năm 2009 trên 2.614 bệnh nhân ung thư vú, theo dõi trong 6,31 năm để xem xét vai trò của việc sử dụng isoflavone đậu nành và nguy cơ tái phát ung thư vú cho thấy: Isoflavone đậu nành được tiêu thụ ở mức tương đương với mức ở người dân châu Á (50mg/ngày) có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư ở phụ nữ được điều trị bằng tamoxifen, và không ảnh hưởng đến hiệu quả của tamoxifen - Breast Cancer Res Treat. 2009 Nov; 118(2): 395–405.

Như vậy, các dữ liệu hiện có cho thấy, với liều dùng 80mg isoflavone đậu nành/ngày như trong thuốc PM H-Regulator không ảnh hưởng tới mật độ tuyến vú mà còn giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. 

Phụ nữ có bị ung thư vú hay không bị ung thư vú đều có thể bổ sung thuốc PM H-Regulator với liều thông thường 01 viên/ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu của giai đoạn tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh.

4. Bệnh tuyến giáp có dùng được isoflavone đậu nành không?

Thực phẩm từ đậu nành đã có một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống ở các nước châu Á trong nhiều thế kỷ, chế độ ăn của người Trung Quốc và Nhật Bản cung cấp trung bình khoảng 50mg isoflavone đậu nành/ngày. Trong những năm gần đây, đậu nành ngày càng trở nên phổ biến hơn do những lợi ích sức khỏe được biết tới. Đặc biệt là tác dụng cân bằng nội tiết, giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Có một số lo ngại rằng đậu nành có thể có tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp bởi:

  •   Isoflavone đậu nành cản trở sự hấp thu thuốc bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp
  •   Isoflavone đậu nành ức chế hoạt động của peroxidase tuyến giáp (TPO) - enzyme liên quan đến quá trình tổng hợp triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Tuy nhiên sự ức chế này có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung I-ốt
  •   Isoflavone đậu nành có ái lực với Iod, do vậy có thể ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp T3, T4

Cả 3 cơ chế tác động của Isoflavone đậu nành lên tuyến giáp đều liên quan tới tình trạng nhược giáp và việc bổ sung thiếu I-ốt. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2006 về tác dụng của protein đậu nành và isoflavone đậu nành đối với chức năng tuyến giáp ở người trưởng thành khỏe mạnh và bệnh nhân suy giáp cho thấy người bình thường và người suy giáp không cần tránh thực phẩm từ đậu nành, điều quan trọng là cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ I-ốt. (Thyroid. 2006;16:249–258. doi: 10.1089/thy.2006.16.249)

Năm 2015, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) cũng kết luận: isoflavone đậu nành không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp khi tiến hành đánh giá rủi ro bao gồm tác dụng của protein đậu nành và isoflavone đậu nành đối với chức năng tuyến giáp (EFSA. Risk assessment for peri‐ and post‐menopausal women taking food supplements containing isolated isoflavones. EFSA journal (2015).

Năm 2019, một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp được thực hiện trên tất cả các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của việc sử dụng đậu nành như một biện pháp can thiệp (trong đó bao gồm cả dữ liệu nghiên cứu của bệnh nhân suy giáp cận lâm sàng), sau đó đo triiodothyronine tự do (fT3), thyroxine tự do (fT4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cho thấy: KHÔNG CÓ bất kỳ tác động đáng kể nào của việc tiêu thụ sản phẩm đậu nành đối với fT3 và fT4. TSH chỉ tăng khiêm tốn 10%, ý nghĩa lâm sàng nếu có của sự gia tăng TSH là không rõ ràng (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6408586)

Từ các dữ liệu hiện có cho thấy, việc bổ sung đậu nành không có tác dụng đáng kể đối với hormone tuyến giáp. Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có thể sử dụng isoflavone đậu nành (PM H-Regulator) để điều hòa nội tiết, cải thiện các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này như bốc hỏa, tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu, mất ngủ, dễ cáu kỉnh; khô, ngứa, rát âm đạo…

Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu:

  • Trường hợp nhược giáp:
    • Thời gian bổ sung hormone tuyến giáp và isoflavone đậu nành cách nhau 4h để tránh ảnh hưởng tới hấp thu hormon tuyến giáp
    • Cần đảm bảo bổ sung đầy đủ Iod (150 mcg/ ngày)
  • Trường hợp cường giáp: không cần lưu ý gì đặc biệt khi bổ sung Isoflavone đậu nành
  • Trường hợp u xơ, u nang tuyến giáp nhưng không ảnh hưởng tới hormon tuyến giáp: Không cần lưu ý đặc biệt
  • Trường hợp đã cắt 1 phần, cắt toàn bộ tuyến giáp Thời gian bổ sung hormon tuyến giáp và isoflavone đậu nành cách nhau 4h để tránh ảnh hưởng tới hấp thu hormon tuyến giáp
5. U xơ tử cung có dùng được isoflavone đậu nành không?

U xơ tử cung là khối u lành tính, thường gặp ở phụ nữ trung niên quanh tuổi tiền mãn kinh. Khoảng 40% phụ nữ có u xơ tử cung ở các mức độ to nhỏ khác nhau và người phụ nữ có thể sống chung với u xơ tử cung mà không cần bất cứ liệu pháp điều trị nào, trừ khi khối u to gây chảy máu bất thường hoặc gây đau do chèn ép vào các tạng xung quanh.

Nguyên nhân dẫn đến U xơ tử cung cho tới nay vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên người ta thấy rằng các trường hợp có dấu hiệu cường estrogen thường dễ bị u xơ hơn. Do vậy, u xơ tử cung thường xuất hiện và phát triển mạnh ở quanh giai đoạn tiền mãn kinh, khi mà nồng độ estrogen trong cơ thể dao động mạnh, lên cao - xuống thấp thất thường.  Bước sang giai đoạn mãn kinh, khi lượng estrogen trong cơ thể giảm xuống, u xơ có xu hướng teo nhỏ đi và không gây chảy máu, không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Isoflavone đậu nành là estrogen thực vật, có tác dụng điều hòa lượng estrogen trong cơ thể (cho tác dụng tương tự estrogen khi nồng độ estrogen trong cơ thể ở mức thấp và tác dụng kháng estrogen khi mức estrogen trong cơ thể ở mức cao). Với cơ chế điều hòa nồng độ estrogen, sử dụng đậu nành sẽ không làm tăng kích thước u xơ tử cung.

Mặt khác, để có thể phát huy tác dụng, isoflavone đậu nành cần gắn trên thụ thể của estrogen. Thụ thể của estrogen có 2 loại là  ERα và ERβ, trong đó:

-          Thụ thể  ERα tập trung nhiều tại vú, tử cung, buồng trứng;

-          Thụ thể ERβ tập trung chủ yếu trên não bộ, mạch máu, xương, bàng quang.

Isoflavon đậu nành có tác dụng chọn lọc trên thụ thể ERβ, tác dụng của nó trên thụ thể ERα yếu hơn 500 – 10000 lần so với estrogen nội sinh. Vì vậy, tác dụng (nếu có) của isoflavon tại tử cung có thể coi là không đáng kể và không ảnh hưởng tới sự phát triển của u xơ tử cung.

  •  Nghiên cứu tại Nhật bản (Takayama study; Nagata et al. 2001 ) gồm 1,172 phụ nữ ở độ tuổi 35-54 (chưa mãn kinh) cho thấy: việc sử dụng isoflavone đậu nành với các mức liều từ 21-60 mg/ngày có tác dung bảo vệ chống lại sự phát triển u xơ tử cung
  •  Nghiên cứu tại Mỹ (Steinberg et al. 2011) theo dõi 2 năm trên 403 phụ nữ sau mãn kinh sử dùng isoflavone đậu nành liều 80 -120 mg/ ngày không ghi nhận sự phát triển u xơ tử cung.

Thực tế điều trị có ghi nhận trường hợp phát triển u xơ tử cung trong thời gian sử dụng isoflavone đậu nành. Nguyên nhân có thể là do thời gian dùng isoflavone đậu nành trùng lặp với quá trình tăng estrogen nội sinh của cơ thể (thường ở giai đoạn tiền mãn kinh), dường như không liên quan tới việc bổ sung isoflavone đậu nành. 

Trong khi liệu pháp thay thế hormon chống chỉ định đối với các trường hợp u xơ tử cung thì lựa chọn Isoflavone đậu nành với thời gian dùng và liều dùng thích hợp để cải thiện các triệu chứng của giai đoạn TMK/MK (bốc hỏa, tim đập nhanh, hồi hộp, đau đầu, mất ngủ, dễ cáu kỉnh; khô, ngứa, rát âm đạo...) là một lựa chọn hợp lý. Cụ thể cách dùng như sau:

  • Trong trường hợp có u xơ tử cung và chưa mãn kinh: Dùng isoflavone đậu nành ngắt quãng, mỗi đợt 3 - 6 tháng, liều dùng 80mg/ngày như trong thuốc PM H-Regulator là vừa đủ để giải quyết triệu chứng và an toàn.
  • Trường hợp u xơ tử cung và đã mãn kinh: Sử dụng PM H-Regulator lâu dài để cải thiện triệu chứng trước mắt và cho lợi ích lâu dài về xương khớp, tim mạch. Liều dùng thông thường 01 viên/ngày.

Các dữ liệu nghiên cứu trên phụ nữ Việt Nam cho thấy thời gian sử dụng PM H-Regulator 3 - 6 tháng đủ để giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh

Các câu hỏi thường gặp về H-Regulator 2

 Như vậy, Isoflavone đậu nành nói chung và PM H-Regulator nói riêng là lựa chọn hợp lý để điều trị các triệu chứng TMK, MK ở phụ nữ có u xơ tử cung. Liều dùng 01 viên PM H-Regulator/ngày (tương đương với 80mg isoflavone/ngày) theo hướng dẫn như trên để đảm bảo an toàn.

6. PM Hregulator có giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh không?

PM H-Regulator có giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt (cáu kỉnh, lo lắng, cảm xúc không ổn định, trầm cảm, phù nề, đau vú và nhức đầu…)   

  •       Thành phần Chasteberry trong thuốc PM H-Regulator là một thảo dược đã được sử dụng trong cả y học cổ truyền và các nghiên cứu lâm sàng để điều hòa chu kỳ kinh và giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt từ hàng nghìn năm qua:
  • Kích thích thụ thể Dopaminergic-2: điều hòa lượng estrogen, kiểm soát thân nhiệt và cảm xúc
  • Kích thích thụ thể µ và δ-Opioid: Giảm đau, điều hòa kinh nguyệt, điều hòa tâm trạng, khả năng chịu đựng…

 Đặc biệt, Chasteberry có tác dụng tốt trong việc cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, stress… Điều này góp phần quan trọng trong điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Nghiên cứu năm 2010 cho thấy, Chasteberry giúp giảm nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ bị PMS từ vừa đến nặng:

Các câu hỏi thường gặp về H-Regulator 3

  •       Isoflavone đậu nành với vai trò cân bằng nội tiết cũng giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ

 Với mục tiêu điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt thì phụ nữ nên dùng PM H-Regulator với liều 01 viên/ngày x 3 tháng.

Lưu ý: Trường hợp rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng do nguyên nhân khác như: viêm nhiễm phụ khoa, u xơ, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc, ung thư … thì nên tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ phù hợp

7. Bổ sung Isoflavone đậu nành có nguy cơ gây ung thư không? Bị ung thư uống được không?

Theo Viện Ung Thư Quốc Gia, Isoflavone đậu nành không gây nguy cơ ung thư mà còn cho thấy tác dụng giảm sự tăng sinh của tế  bào khối u và gây ra quá trình chết theo chương trình của tế bào khối u.

Một nghiên cứu tổng hợp công bố năm 2022 (tổng hợp từ 81 nghiên cứu khác nhau, thực hiện trên tổng số 4.15 triệu người, thời gian theo dõi từ 2 tới 19.4 năm) đã xem xét mối liên quan giữa đậu nành, isoflavone đậu nành và lượng protein đậu nành hấp thụ với nguy cơ ung thư. Các kết quả tổng hợp cho thấy rằng lượng đậu nành tiêu thụ nhiều hơn có liên quan đáng kể đến việc giảm 10% nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung so với tiêu thụ ít đậu nành.

Phân tích liều lượng đáp ứng cho thấy khi tăng 10 mg/ngày lượng isoflavone đậu nành tiêu thụ có liên quan đáng kể đến việc giảm 4% nguy cơ mắc bệnh ung thư tổng thể.

Nghiên cứu tổng hợp này được thực hiện trên nhiều loại ung thư: Ung thư vú, buồng trứng, nội mạc tử cung, đại tràng, dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan … Kết quả cho thấy việc tiêu thụ isoflavone đậu nành có liên quan nghịch với nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Các câu hỏi thường gặp về H-Regulator 4

Front. Nutr. 9:847421. doi: 10.3389/fnut.2022.847421. 2022

Do đó, người bị ung thư có thể dùng isoflavone đậu nành nói chung và PM H-Regulator nói riêng với liều 01 viên/ngày để điều hòa nội tiết tố, cải thiện các triệu chứng thời kỳ tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh. Đồng thời việc bổ sung này còn giúp ngăn cản sự phát triển của tế bào lạ, giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. 

8. PM H-Regulator có thể được sử dụng cho phụ nữ mãn kinh có vấn đề về tim mạch, huyết áp không?

PM H-Regulator là thuốc cung cấp estrogen thực vật (isoflavone đậu nành) + dịch chiết cây Chasteberry. Cho tới nay, isoflavone đậu nành và Chasteberry không chống chỉ định khi dùng cho người có bệnh lý về tim mạch, huyết áp.

Mặt khác, Estrogen là nội tiết tố có vai trò tích cực đối với sức khỏe tim mạch:

  • Estrogen giúp các mô khắp cơ thể luôn dẻo dai và linh hoạt, bao gồm cả các mạch máu. Điều này giúp tăng lưu lượng máu.
  •  Giúp giữ mức huyết áp ổn định, ngăn ngừa tăng huyết áp
  • Giúp duy trì chất béo trung tính trong máu ở mức thấp, tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt) và giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu)
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do.

Bổ sung thuốc PM H-Regulator nghĩa là cơ thể được cung cấp estrogen thực vật (isoflavone đậu nành), bù đắp lại phần nào lượng estrogen thiếu hụt ở phụ nữ mãn kinh.

Do có ái lực mạnh mẽ với thụ thể ERβ nên isoflavone đậu nành sẽ dễ dàng dễ dàng gắn kết với thụ thể ERβ hiện diện trong nội mô mạch máu để tăng cường tổng hợp oxit nitric nội mô (eNOS) - một chất làm giãn mạch. Do đó, người cao huyết áp sử dụng isoflavone đậu nành vừa giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh vừa giúp hạ huyết áp. (Int. J. Mol. Sci. 2021, 22(11), 5656)

Phân tích tổng hợp cho thấy isoflavone có tác dụng hạ huyết áp ở trường hợp cao huyết áp nhưng không có tác dụng đối với huyết áp trong điều kiện bình thường hoặc huyết áp thấp (Nutr. Metab. Cardiovasc. Dis. 2012, 22, 463–470)

Các tác dụng có lợi của isoflavone đối với tim mạch có liên quan đến hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường giãn mạch, ức chế kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa huyết khối và tắc mạch máu. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu đậu nành (ít nhất 25 g protein đậu nành mỗi ngày) đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Int. J. Mol. Sci. 2021, 22(11), 5656

Do đó, bệnh nhân tim mạch, huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể sử dụng isoflavone đậu nành nói chung hay PM H-Regulator nói riêng để cải thiện các triệu chứng TMK, MK

9. Dùng Isoflavone đậu nành lâu dài có an toàn không?

Isoflavone đậu nành đã được con người tiêu thụ như một phần của chế độ ăn trong nhiều năm mà không có bất kỳ bằng chứng nào về tác dụng phụ. Đặc biệt người dân Nhật Bản và Trung Quốc là 2 nước tiêu thụ đậu nành nhiều nhất. Chế độ ăn của người Trung Quốc và Nhật Bản tiêu thụ trung bình 50mg Isoflavone/ngày. 

Trong các nghiên cứu hiện có, mức liều dùng để cải thiện hiệu quả các triệu chứng TMK, MK và đảm bảo an toàn trong thời gian dài là 80-120mg/ngày. 

Thuốc PM Hregulator được thiết kế với mục tiêu giúp cân bằng hormon, cải thiện các triệu chứng của giai đoạn tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh. Thuốc cung cấp 80mg Isoflavone đậu nành tiêu chuẩn hóa + 20mg cao khô Chasteberry, hàm lượng này vừa đủ để cho tác dụng tốt và đảm bảo an toàn khi dùng lâu dài.

Với liều khuyến nghị 01 viên/ngày, PM H-Regulator được khuyên dùng cho các đối tượng: 

  • Chị em gặp các vấn đề khó chịu bởi triệu chứng tiền kinh nguyệt (rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, mệt mỏi, tâm trạng thất thường…): nên dùng trong 3 tháng
  • Chị em muốn cải thiện triệu khó chịu ở giai đoạn TMK, MK (Bốc hỏa, hồi hộp, vã mồ hôi đêm, đau đầu, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, tiểu són, tiểu buốt, khô - teo âm đạo…): Nên dùng từ 3 tháng trở lên
  • Chị em muốn cải thiện triệu chứng và cho lợi ích lâu dài trên xương, tim mạch, tiết niệu, trí nhớ: Nên dùng từ 6 tháng trở lên 

Như vậy, ở mỗi trường hợp cụ thể, với liều dùng, thời gian dùng phù hợp, bạn có thể yên tâm sử dụng PM  H-Regulator hàng ngày. Nên uống PM H-Regulator vào 1 giờ nhất định trong ngày. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung thêm sữa chua để tăng khả năng hấp thu.

10. Thuốc PM Hregulator uống 1 liệu trình bao nhiêu lọ thì hiệu quả?

Estrogen là nội tiết tố nữ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người phụ nữ. Khi lượng estrogen dao động mạnh (thời kỳ tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh) hay khi estrogen suy giảm (thời kỳ mãn kinh) đều có thể khiến người phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe: .

  • Sự mất cân bằng của estrogen trước kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, mệt mỏi, tâm trạng thất thường…
  • Mất cân bằng estrogen giai đoạn tiền mãn kinh khiến người phụ nữ gặp các vấn đề về sức khỏe: Bốc hỏa, hồi hộp, vã mồ hôi đêm, đau đầu, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, tiểu són, tiểu buốt, khô - teo âm đạo…
  • Khi lượng estrogen ngày một suy giảm thời kỳ mãn kinh sẽ kéo theo các bệnh lý lâu dài: bệnh lý tim mạch, xương khớp, tiết niệu, suy giảm nhận thức…

Nghiên cứu của bs Phạm Minh Đức công bố năm 2004, thực hiện trên 7545 trường hợp cho thấy. Tỷ lệ cao phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh Việt Nam gặp phải các vấn để về sức khỏe:

Các câu hỏi thường gặp về H-Regulator 5

PM H-Regulator là thuốc cung cấp estrogen từ thực vật giúp cân bằng nội tiết, cải thiện các triệu chứng trước mắt và lâu dài của thời kỳ tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh. Thuốc có 2 thành phần:

  •  Dịch chiết Isoflavone đậu nành tiêu chuẩn hóa 80mg: tác dụng trực tiếp vào nguyên nhân: Cân bằng nội tiết, bù đắp lượng estrogen thiếu hụt
  •  Dịch chiết Chasteberry: Cải thiện nhanh triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng tâm lý thần kinh

Thuốc PM H-Regulator bắt đầu ghi nhận hiệu quả cải thiện triệu chứng sau khi dùng từ 1-2 tuần. Để đạt được trạng thái ổn định, cải thiện rõ ràng thì thời gian dùng được ghi nhận là 3 tháng.

Nghiên cứu được thực hiện tại VN cho thấy, dùng PM H-Regulator trong 3 tháng, liều 01 viên/ngày đã cải thiện đáng kể các triệu chứng của thời kỳ TMK, MK (bảng bên):

Các câu hỏi thường gặp về H-Regulator 6

Bổ sung PM H-Regulator ít nhất 6 tháng, đều đặn hàng ngày giúp bù đắp lại lượng estrogen suy giảm trong thời kỳ TMK, MK sẽ đem lại các lợi ích lâu dài: Ngăn ngừa mất xương, tốt cho tim mạch, tiết niệu, ngăn ngừa suy giảm nhận thức sớm…

Như vậy, thời gian dùng PM H-Regulator tùy thuộc từng nhu cầu cụ thể:

  • Cải thiện triệu chứng tiền kinh nguyệt (rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, mệt mỏi, tâm trạng thất thường…): Dùng 3 tháng
  • Cải thiện triệu chứng trước mắt ở giai đoạn TMK, MK (Bốc hỏa, hồi hộp, vã mồ hôi đêm, đau đầu, mất ngủ, thay đổi tâm trạng, tiểu són, tiểu buốt, khô - teo âm đạo…): Dùng 3 tháng trở lên
  • Cải thiện triệu chứng và cho lợi ích lâu dài trên xương, tim mạch, tiết niệu, trí nhớ: Dùng 6 tháng trở lên

Liều dùng thông thường: 01 viên/ngày. Nên uống thuốc vào 1 giờ nhất định trong ngày. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung thêm sữa chua để cơ thể hấp thu tốt nhất.

 

  • .

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn