Tiền mãn kinh là giai đoạn trước của mãn kinh thực sự. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ sẽ gặp phải khá nhiều thay đổi do nội tiết tố thay đổi. Có rất nhiều nỗi băn khoăn lo lắng về giai đoạn tiền mãn kinh mà các chị em đã gửi đến mong muốn Hregulator.net. Dưới đây là giải đáp một số băn khoăn của chị em về giai đoạn tiền mãn kinh mà PM Hregulator đã tổng hợp lại.
Tại sao lại mất ngủ thời kỳ tiền mãn kinh?
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hormone melatonin là một loại hormone trong cơ thể con người có ý nghĩa quan trọng quyết định đến giấc ngủ. Bắt đầu từ độ tuổi 35 trở đi, lượng melotonin trong cơ thể giảm dần đặc biệt là dối với phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Tác động của việc thiếu hụt melatonin là khiến cho giấc ngủ không được sâu, khó ngủ, mất ngủ từ đó khiến cơ thể mệt mỏi và hệ thần kinh trung ương sẽ bị tác động lâu dần dễ dẫn đến suy giảm trí nhớ, hay quên…
Bên cạnh melatomin, để đảm bảo cho giấc ngủ ngon hệ thần kinh trung ương phát động các tuyến nội tiết và não bộ tiết ra các hóa chất có tác dụng phong bế thần kinh đưa não và vùng cấu trúc lưới, vùng dưới đồi rơi vào trạng thái ức chế. Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nội tiết tố nữ estrogen bắt đầu giảm dần khiến cho người phụ nữ mất ngủ và tâm sinh lý có nhiều thay đổi theo hướng tiêu cực như lo lắng, căng thẳng, ra nhiều mồ hôi…
Giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh người phụ nữ thường xuyên gặp phải các cơn bốc hỏa trong người đó là nguyên nhân khiến cho lượng adrenaline gia tăng đột biến, đánh thức bộ não khi bạn đang ngủ say.
Như vậy nguyên nhân chính gây mất ngủ ở phụ nữ tiền mãn kinh là do cơ thể sản xuất lượng melatonin giảm kết hợp với nội tiết tố estrogen trong cơ thể giảm dần khiến cho giấc ngủ không được trọn vẹn, các yếu tố tâm sinh lý thay đổi cũng gây cản trở cho giấc ngủ.
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có nên uống thuốc nội tiết tố?
Các chị em phụ nữ đều hiểu rằng khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nội tiết tố nữ sẽ giảm dần, phụ nữ sẽ gặp phải các vấn đề về rối loạn điều hoà vận mạch; da xuất hiện nám tàn nhanh và nhão da; suy giảm hình thể và chức năng của cơ quan sinh dục; tính tình thay đổi dễ nóng giận, lo lắng hay bực bội; nguy cơ loãng xương; nguy cơ bệnh tim mạch; mất ngủ, mệt mỏi, ra mồ hôi, suy giảm trí nhớ …. và mọi người đều nghĩ rằng sử dụng thuốc nội tiết tố là giải pháp để ngăn chặn các triệu chứng cũng như kéo dài tuổi xuân.
Tuy nhiên việc uống thuốc nội tiết tố hay nói cách khách là sử dụng các loại hormon estrogen tổng hợp bên ngoài để những triệu chứng tiền mãn kinh được hạn chế cần được sự chấp thuận và tư vấn của bác sĩ. Vốn dĩ việc uống thuốc nội tiết là tốt nhưng cũng có rất nhiều vấn đề nếu sử dụng estrogen một cách lạm dụng hay dùng bừa bãi liệu pháp hormon. Nghiên cứu đã cho thấy có một mối liên quan giữa liệu pháp hormon và ung thư vú ở phụ nữ. Những phụ nữ có kinh sớm (trước 12 tuổi) và những người có độ tuổi mãn kinh muộn (sau tuổi 55) là những người có nguy cơ cao bị ung thư. Như vậy, có thể hiểu rằng, estrogen kéo dài sẽ có nguy cơ ung thư cao hơn. Ngoài ra sự gia tăng biến cố tắc mạch cũng là một nguy cơ cao. Nghiên cứu đã chỉ ra một tác dụng phụ của estrogen là gây ra rối loạn đông máu và hình thành những cục máu đông trong lòng mạch.
Giải pháp an toàn và hiệu quả hơn là bổ sung Estrogen từ thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày hoặc các loại Estrogen thảo dược tự nhiên. PM Hregulator được làm từ thảo dược tự nhiên với thành phần từ hạt đậu nành, trong đậu nành có chứa isoflavone có cấu trúc tương tự Estrogen trong cơ thể nên được gọi là phytoestrogen (Estrogen thực vật). Việc bổ sung isoflavone đậu nành cũng không gây ra sự tăng quá mức Estrogen trong cơ thể như liệu pháp bổ sung Estrogen tổng hợp, do đó có khả năng ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn do dư Estrogen như ung thư vú, ung thư tử cung,…Có thể nói isoflavone đã góp phần tạo nên liệu pháp bổ sung an toàn cho phụ nữ giai đoạn mãn tiền kinh. PM-Hregulator giúp phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh mãn kinh một cách dễ dàng.
Mang thai ở độ tuổi tiền mãn kinh có nguy hiểm?
Phụ nữ ở trong giai đoạn tiền mãn kinh khả năng thụ thai là rất thấp do chức năng buồng trứng suy giảm và khả năng phóng noãn là rất thấp tuy nhiên vẫn còn có cơ hội mang thai nếu vẫn xuất hiện kinh nguyệt. Một thống kê cho thấy phụ nữ từ 40-45 tuổi có tỷ lệ thụ thai mỗi năm là là 10%; ở phụ nữ 45-49 tuổi tỷ lệ này là 2- 3%. Trên 50 tuổi, phụ nữ vẫn có thể có thai nhưng với tỷ lệ rất rất ít.
Mang thai ở độ tuổi tiền mãn kinh người phụ nữ cần phải được thăm khám thường xuyên hơn đối với độ tuổi sinh sản bởi thực chất mang thai trong độ tuổi này khá nguy hiểm. Nếu không được thăm khám định kỳ nguy cơ rủi ro về sảy thai, dị tật thai nhi hay sinh non là rất cao. Đồng thời trong độ tuổi này tử cung khó có thể co bóp để đẩy thai ra ngoài theo phương pháp sinh thường chính vì vậy hầu hết phải sử dụng biện pháp sinh mổ.
Phụ nữ đều bị loãng xương khi ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có đúng không?
Cơ thể con người cũng như các loài động vật khi tuổi cao sức khỏe sẽ giảm dần. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh tức là ở độ tuổi 40 trở đi mật độ xương sẽ suy giảm đặc biệt là ngoài 45 mật độ xương sẽ giảm một cách rõ rệt vì thế nguy cơ loãng xương là rất cao.
Tuy nhiên nếu biết kiểm tra theo dõi tình hình mật độ xương của mình, qua đó bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin D và canxi cho cơ thể kết hợp với các bài tập thể dục hợp lý thì mức độ loãng xương sẽ bớt trầm trọng.
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, nếu sử dụng PM Hregulator có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loãng xương. Liều dùng là 1 viên/ 1 ngày.
Tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Tiền mãn kinh có thể xuất hiện sớm hay muộn tùy vào từng người cụ thể. Thông thường tiền mãn kinh xuất hiện ở tuổi 40-45, tuy nhiên có trường hơp mãn kinh sớm tiền mãn kinh có thể xuất hiện từ ngoài 35. Thời điểm bắt đầu và kết thúc của tiền mãn kinh không thể xác định chính xác được nó phụ thuộc vào nồng độ nội tiết buồng trứng trong máu của từng người. Có trường hợp tiền mãn kinh chỉ kéo dài 1 năm có trường hợp lại kéo dài 2-3 năm cũng có trường hợp cá biệt kéo dài cả chục năm.
Trên đây là giải đáp một số băn khoăn và thắc mắc của chị em về giai đoạn tiền mãn kinh. Hi vọng những giải đáp này hữu ích. Các băn khoăn và giải đáp khác sẽ được Hregulator.net đăng tải vào lần sau.
Ý kiến của bạn