Hạt đỗ tương mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe

Hạt đỗ tương hay còn gọi là đậu tương hay đậu nành, là một trong những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao. Không chỉ có ý nghĩa trong ngành thực phẩm, đậu tương còn là một loại dược liệu quý trong y học.

Hạt đỗ tương mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe 1

Đậu tương được sử dụng rất đa dạng (Ảnh minh họa)

Giới thiệu về đậu tương

Đậu tương là một loại cây thân thảo, thân cây mảnh, cao từ 0,8-0,9m, có lông, có cành hướng lên phía trên. Quả đậu tương hình lưỡi liềm, tren quả có nhiều lông màu vàng. Đậu tương có thể trồng trong suốt mùa hè và mùa thu, trồng xen trên các cánh đồng lúa.

Những năm gần dây nhiều nhà khoa học cảm thấy cực kì thích thú khi họ khám phá ra các thành phần hóa thảo mộc có trong đậu tương và những ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y khoa trị liệu.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, viện ung thư quốc gia Hoa Kì, viện đại học Havard, viện đại học Alabama, Minnesota, Helsinki và Finland đã thực hiện nhiều công trình khảo cứu khoa học một cách nghiêm túc và lâu dài để xác định được tác dụng của các hoá thảo mộc có trong đậu tương. Kết quả cho thấy những hóa thảo mộc này có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Dưới đây là những hóa thảo mộc có trong đậu tương và tác dụng của chúng trong việc bảo vệ sức khỏe.

Protease inhibitor

Năm 1980, bác sĩ Dr. Walter Troll (trường đại học y khoa New York) đã phát hiện ra trong đậu tương có chứa Protease inhibitors, chúng có khả năng ngăn không cho tế bào ung thư phát triển trên các loài động vật. Bởi Protease inhibitors có thể ngăn ngừa một số tác động lên một số gen di truyền gây bệnh ung thư. Đồng thời nó cũng bảo vệ các tế bào không cho chúng khỏi bị hư hại trong môi trường xung quanh.

Protease inhibitor 1

Phytosteron

Phytosteron có khả năng tranh chỗ thẩm thấu của cholesterol trong ruột để vào máu, do đó holesterol không vào máu được mà phải bài tiết ra ngoài, làm cho lượng cholesterol trong máu giảm, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Phytosteron cũng cũng được phát hiện có thể làm giảm sự phát triển các bướu ung thư kết tràng và chống lại ung thư da.

Phytate

Phytata trong đậu tương không chỉ giúp ngăn ngừa mầm ung thư mà còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Chúng có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư kết tràng, ngăn không cho ung thư kết tràng phát triển và không cho phát sinh mầm bệnh ung thư vú.

Mặt khác, Phytates có thể bảo vệ cơ thể khỏi chứng thừa sắt bởi chúng hoạt động giống như chất antioxydant, vitamin C, Beta – carotin ngăn cản sự hấp thụ sắt trong ruộ. Chất sắt thặng dư chính là một trong những yếu tố có thể gây nên bệnh nhồi máu cơ tim.

Saponin

Năm 2007, các nhà khoa học Hàn Quốc và Nhật Bản đã khử dầu bột đậu nành rồi đem chiết xuất và thu được saponin. Họ đã tiến hành thí nghiệm thử hoạt tính của Saponin trên chuột đực 5 tuần tuổi. Kết quả thu được là Saponin có tác dụng ngăn cản sự di căn của những tế bào ung thư.

Nhiều công trình nghiên cứu cũng chỉ ra Saponin có đặc tính giống như Antioxydant – một chất chống oxy hóa, trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư đại tràng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Phenolic axit

Phenolic axit 1

Lecithin

Lecithin có vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng khắp các tế bào cơ thể. Chúng nuôi dưỡng tốt các tế bào và hệ thần kinh nên giúp tăng khả năng của trí nhớ; nó cũng làm vững chắc các tuyến và tái tạo các mô tế bào cơ thể, ngoài ra nó cũng cải thiện hệ thống tuần hoàn, tằng cường hệ miễn dịch cơ thể. Lecithin còn là môi trường hòa tan tốt các loại vitamin, là nhân tố kích thích sinh trưởng và giải độc tốt.

Lượng lecithin có trong đậu trương bằng với lượng lecithin có trong lòng đỏ trứng gà.

Axit béo Omega-3

Axit béo Omega 3 là một chất béo tốt, có khả năng làm tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu. Omega-3 cũng ảnh hưởng thuận lợi trên dự hậu tim mạch thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Isoflavone

Isoflavone đang là một hóa thảo mộc đang thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học hiện nay bởi hóa chất này có khả năng kì diệu trong việc phòng và điều trị bệnh, đặc biệt là các căn bệnh thời đại.

Isoflavone trong đậu nành có cơ chế tác dụng như estrogen nội sinh trong cơ thể, chúng có thể điều hòa hoặc bình thường hóa được hoạt động của các phân tử estrogen ở cả 2 trạng thái quá mức (trong thời kì tiền kinh nguyệt) hoặc thấp (trong thời kì mãn kinh). Nhờ vậy mà nó có thể làm giảm các triệu chứng cả về thể chất lẫn tinh thần trong thời kì tiền kinh nguyệt và mãn kinh.

Ngày nay, rất nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe phái nữ có thành phần chính là đậu tương. Đây là các sản phẩm có công dụng:

  • Giảm tần suất và mức độ của các cơn bốc hỏa và toát mồ hôi ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Giảm các biểu hiện khó chịu về mặt tâm lý thường gặp trong thời kỳ tiền kinh nguyệt, mãn kinh (do thay đổi hormone)
  • Hỗ trợ điều trị loãng xương.

Đậu tương có những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe con người. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết chúng tôi không thể nêu một cách cụ thể và chi tiết hết tất cả những tác dụng của đậu tương. Để tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác cùng chủ đề trong website của chúng tôi.

Bài viết tham khảo: Sử dụng isoflavone – tinh chất đậu nành đúng cách

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn