Loại bỏ ngay 3 hiểu lầm về đậu nành

Rất nhiều thông tin liên quan đến những tác hại của đậu nành được lan truyền trên internet khiến nhiều người hoang mang. Tuy nhiên sự thật có đúng như vậy không, những thông tin đó có cơ sở  khoa học hay không?

Loại bỏ ngay 3 hiểu lầm về đậu nành 1

Liệu những tác hại về đậu nành mà người ta rao giảng trên internet là đúng hay sai? (Ảnh minh họa)

Rối rắm và hoang mang

Đầu thập niên 90, mối liên quan giữa đậu nành và ung thư vú đã đươc khởi nguồn. Một vài nghiên cứu cho rằng phụ nữ châu Á ăn nhiều đậu nành có tỷ lệ ung thư vú thấp, sau đó một nghiên cứu năm 1996 lại cho rằng ăn nhiều đậu nành có thể gây ra ung thư vú. Nhưng rồi các nghiên cứu bổ sung suốt những năm 2000 lại chứng minh rằng đậu nành làm giảm sự tái phát của ung thư vú.

Năm 2006, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2006 cho biết ăn đậu nành có ảnh hưởng tốt tới tim mạch, sau đó năm 2008 lại quay ngoắt 180 độ với thông báo này. Chín năm sau (2017), FDA lại tuyên bố rằng protein đậu nành làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Nếu bạn có dịp nói chuyện với các chuyên gia nghiên cứu, tất cả đều nói không có bằng chứng nào cho thấy ăn đậu nành như là một phần của chế độ ăn uống cân bằng sẽ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Những niềm tin sai lầm về đậu nành

Sai lầm 1: Đậu nành gây ra ung thư vú

Chúng ta đều nghe nói rằng ăn nhiều đậu nành làm tăng hormone giới tính nữ estrogen – một yếu tố có liên quan tới ung thư vú và ung thư buồng trứng. Isoflavone hoạt động như estrogen, điều này làm các chuyên gia lo lắng rằng ăn đậu tương có thể làm cho ung thư vú trở nên tồi tệ hoen.

Bắt đầu từ năm 1998, TS. Mark Messina, Giám đốc điều hành của Soy Nutrition Institute đã tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa isoflavone với bệnh ung thư vú. Và việc isoflavone gây ra ung thư vú đã được chứng minh là vô lý. Ăn đậu nành sau khi phẫu thuật còn có thểm giảm thiểu sự tái phát và hỗ trợ tăng cường hồi phục nhanh hơn.

Một phân tích tổng hợp năm 2006 ở 11.224 phụ nữ cho kết quả rằng: Ăn đậu nành sau khi bị chẩn đoán ung thư vú làm giảm tỉ lệ tử vong chung.

Từ những dẫn chứng trên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ kết luận rằng: Bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành một cách an toàn.

Sai lầm 1: Đậu nành gây ra ung thư vú 1

Bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn có thể tiêu thụ đậu nành một cách an toàn (Ảnh minh họa)

Sai lầm 2: Đậu nành ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Estrogen thực vật luôn khiến người dùng lo lắng rằng liệu chúng có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không. Năm 2009, một nghiên cứu đã làm dấy lên lo ngại sai lầm này: Nghiên cứu cho rằng phụ nữ tiền mãn kinh nếu ăn các sản phẩm đậu nành có dấu hiệu giảm thiểu một trong 2 hormone sinh dục nữ có liên quan đến khả năng sinh sản (nhưng giảm không nhiều).

Tuy nhiên, Elizabeth Shaw – cộng đồng nghiên cứu về các giải pháp dinh dưỡng lớn nhất thế giới đã bác bỏ lo ngại này, họ đưa ra kết luận: Ăn một lượng vừa phải đậu nành giúp tăng cơ hội thụ thai, việc bổ sung các thực phẩm họ đậu (đậu Hà Lan, đậu phonong, đậu nành) có thể chống lại vô sinh. Những thực phẩm thực sự ảnh hưởng tới khả năng thụ thai phải là protein động vật.

Sai lầm 3: Đàn ông ăn nhiều đậu nành có ngực nở nang

Từng có hai trường hợp nam do ăn nhiều đậu nành khiến ngực nở nang như phụ nữ. Đó là cậu bé 19 tuổi với thực đơn chay trường, mỗi ngày ăn 12-20 phần đậu nành và một người đàn ông trung niên 60 tuổi thích uống sữa đậu nành.

Nhưng thực tế đây chỉ là những trường hợp rối loạn hormone không do đậu nành gây ra. Một phân tích năm 2010 của hơn 30 báo cáo không tìm thấy bằng chứng cho thấy đậu nành làm đảo lộn hormone nam giới, nghĩa là dù có ăn nhiều đậu nành cũng không thể khiến bạn biến thành phụ nữ với một bộ ngực đồ sộ được.

Tìm hiểu thêm: Sử dụng isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn