Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng có liên quan đến chu kì kinh nguyệt được gọi là đau bụng kinh (Dysmenorrhea).
Đau bụng kinh có phổ biến không?
Đau bụng kinh là một rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất. Hơn một nửa phụ nữ trong thời kỳ sinh sản báo cáo họ có cơn đau bụng trong 1-2 ngày mỗi tháng.
Có mấy loại đau bụng kinh?
Đau bụng kinh được chia ra làm 2 loại:
- Đau bụng kinh nguyên phát
- Đau bụng kinh thứ phát
Có thể hiểu đơn giản rằng, đau bụng kinh nguyên phát là đau bụng kinh do sinh lý còn đau bụng kinh thứ phát là đau bụng kinh xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân cơ bản gây đau bụng kinh nguyên phát là gì?
Đau bụng kinh nguyên phát được cho là do sự thay đổi của prostaglandin gây ra.
Chuẩn bị đến kì kinh nguyệt, trong cơ thể sẽ có sự thay đổi hormone khiến prostaglandin tăng cao, sự tăng này tác động đến tử cung làm nó co thắt mạnh và siết chặt các mạch máu dẫn đến tử cung.
Ngoài ra, một số yếu tố khác được cho là làm tăng nguy cơ đau bụng kinh:
- Nữ dưới 20 tuổi
- Gia đình có tiền sử bị đau bụng kinh
- Hút thuốc lá
- Máu kinh ra nhiều
- Chu kì kinh rối loạn
Khi nào các cơn đau bụng kinh bắt đầu khởi phát?
Đau bụng kinh thường xảy ra ngay trước khi kinh nguyệt bắt đầu, khi mức độ prostaglandin tăng lên trong niêm mạc tử cung. Vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, mức độ cao. Khi kinh nguyệt tiếp tục và lớp niêm mạc tử cung bong ra, mức độ đau giảm dần. Đau bụng kinh thường giảm khi mức prostaglandin giảm.
Ở tuổi nào thì đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu?
Đau bụng kinh nguyên phát thường bắt đầu ngay sau khi một cô gái bắt đầu có kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp, kinh nguyệt trở nên ít đau đớn hơn khi họ già đi. Đau bụng kinh cũng có thể cải thiện sau khi sinh.
Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu ngay sau khi một cô gái bắt đầu có kinh nguyệt. Ở nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát, kinh nguyệt trở nên ít đau đớn hơn khi họ già đi. Loại đau bụng kinh này cũng có thể cải thiện sau khi sinh
Đặc điểm của các cơn đau bụng kinh thứ phát?
Đau bụng kinh thứ phát thường kéo dài hơn đau bụng kinh nguyên phát. Nó có thể bắt đầu một vài ngày trước kì kinh, cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi chu kì đến và không biến mất sau khi kết thúc chu kì.
Những rối loạn nào có thể gây đau bụng kinh thứ phát?
- Lạc nội mạc tử cung. Là một bệnh lý mà khi đó các tế bào niêm mạc tử cung thay vì phát triển ở trong tử cung lại phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể, thường là mô lót khung chậu hoặc ống dẫn trứng.
- U xơ tử cung. Là các khối u lành tính không gây ung thư, nhưng nó tạo áp lực lên tử cung hoặc gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường, chẳng hạn các cơn đau bụng kinh.
- Viêm vùng chậu. Là một sự nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hay buồng trứng. Nó thường bị gây ra bởi các virus lây truyền qua đường tình dục.
- Hẹp cổ tử cung. Một tình trạng hiếm gặp mà trong đó cổ tử cung quá nhỏ khiến máu kinh ra chậm, làm tăng áp lực bên trong tử cung và gây đau bụng.
Đau bụng kinh được điều trị như thế nào?
Khi đi khám, các bác sĩ sẽ xem xét lịch sử y tế của bạn, bao gồm các triệu chứng và chu kì kinh nguyệt. Một số xét nghiệm như xét nghiệm vùng chậu có thể được thực hiện. Trong một số trường hợp sẽ thực hiện nội soi, siêu âm.
Sau khi tìm ra nguyên nhân đau bụng kinh, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để chỉ định điều trị. Một số loại thuốc có thể được kê như thuốc giảm đau, thuốc kích thích tố (Xem thêm bài viết về thuốc đau bụng kinh: Đau bụng kinh nên uống thuốc gì?). Bên cạnh đó là một số lời khuyên về thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục, ngủ đủ giấc và thực hành các kỹ thuật thư giãn.
Trong một số trường hợp, cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đạt kết quả tốt nhất.
Xem thêm 8 biện pháp chữa đau bụng kinh tại nhà: Đau bụng kinh làm sao hết?
Phương pháp điều trị thay thế nào giúp giảm đau bụng kinh?
Một số phương pháp điều trị thay thế có thể giúp giảm đau bụng kinh. Chẳng hạn như sử dụng PM-HRegulator, đây là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên với thành phần chính là isoflavone và dịch chiết chasteberry.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng giả dược cho thấy sử dụng 20mg Chasteberry mỗi ngày có thể giúp làm giảm các triệu chứng liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), kinh nguyệt và mãn kinh (trong đó có đau bụng kinh). Còn Isoflavone có tác dụng như hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ, có tác dụng điều hòa hormone, từ đó làm giảm các biểu hiện tâm lý liên quan đến thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh.
Trên đây là các câu hỏi nhanh đáp gọn về đau bụng kinh, giúp các bạn tổng hợp và nắm được những thông tin cần thiết về hiện tượng này. Tham khảo thêm các bài viết khác về chuyên đề đau bụng kinh tại website của chúng tôi.
Chế độ ăn uống cho người bị đau bụng kinh: Đau bụng kinh nên ăn gì?
Ý kiến của bạn