Tất cả những điều cần biết về thuốc trị rối loạn kinh nguyệt

Chu kì kinh nguyệt bị rối loạn nhiều người cho rằng dùng thuốc là cách điều trị nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhưng bạn đã thực sự nắm được hết về thuốc trị rối loạn kinh nguyệt cũng như cách sử dụng sao cho đúng chưa?

Tất cả những điều cần biết về thuốc trị rối loạn kinh nguyệt 1

Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt cần được tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng (Ảnh minh họa)

Thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt là gì?

Thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt giúp chu kì kinh đang ở tình trạng rối loạn trở về bình thường. Rối loạn kinh nguyệt được xác định khi:

  • Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn (ít hơn 25 ngày) hoặc kỳ kinh quá dài (nhiều hơn 35). Sự chênh lệch thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tới 10 ngày cũng được coi là rối loạn kinh nguyệt.
  • Số ngày hành kinh quá ngắn (ít hơn 3 ngày) hoặc quá dài (có thể kéo dài trên 10 ngày).
  • Bị đau bụng kinh nhưng ra ít máu. Lượng máu kinh thường nhiều hơn 20ml và ít hơn 100ml.
  • Nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tháng thì các chị em không được chủ quan, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh.

Các thuốc điều trị kinh nguyệt có thể dùng

Các loại thuốc tân dược

Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc có tác dụng điều trị rối rối loạn kinh nguyệt. Các loại thuốc này đều có đặc điểm chúng là có nguồn gốc từ các nội tiết tố nữ như estrogen hay progesterone, và được gọi dưới nhiều tên biệt dược khác nhau. Thuốc có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố nữ trong cơ thể từ đó giúp điều hòa lại kinh nguyệt, làm chu kì kinh trở về đều đặn. Vì thế chúng còn được gọi dưới tên chung là thuốc điều hòa nội tiết tố nữ.

Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, các triệu chứng tâm lý.

Sử dụng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt cần có thăm khám cụ thể và có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc không đúng có thể gây ra nhiều rủi ro liên quan tới sức khỏe:

  • Dùng liều không phù hợp có thể gây dị ứng với các thành phần của thuốc
  • Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến vô sinh (do dùng thuốc lâu ngày trì hoãn kinh nguyệt đẫn đến buồng trứng teo lại, dễ bị rong kinh)
  • Dùng không đúng cách có thể gây ra rối loạn di chuyển trứng và mang thai ngoài tử cung
  • Ngoài ra còn một số tác dụng phụ không mong muốn khác như: buồn nôn, nổi mụn, chán ăn, dễ viêm nhiễm đường âm đạo và tiết niệu, vv.

 

Các thuốc điều trị kinh nguyệt có thể dùng 1

Các loại thuốc tân dược để điều trị rối loạn nội tiết cần có sự chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)

Các bài thuốc đông y trị rối loạn kinh nguyệt

Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt, có thể kể đến một số bài thuốc từ:

  • Ích mẫu. Cây ích mẫu có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng kinh.
  • Rong riềng. Ngoài chữa rối loạn kinh nguyệt, rong riềng còn có công dụng chữa huyết lậu, bạch đới, lỵ, ho ra máu, vv.
  • Cây sả. Sả có thể điều trị kinh đến sớm hoặc đến muộn, đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Thực phẩm chức năng và dược liệu

Các loại thực phẩm chức năng và dược liệu cũng là một trong những phương pháp giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách cân bằng nội tiết tố nữ. Lưu ý rằng các loại thực phẩm chức năng này chỉ giúp điều hòa kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nữ, không có tác dụng đối với trường hợp rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.

Sử dụng thuốc trị rối loạn kinh nguyệt thế nào cho đúng?

Nếu thấy dấu hiệu của rối loạn chu kì kinh nguyệt, trước hết bạn cần đến các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên ngành để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chu kì kinh nguyệt không đều, bao gồm cả bệnh lý và tâm lý. Với nguyên nhân bệnh lý cần khám chữa dứt điểm bệnh trước rồi mới nghĩ đến khám chữa kinh nguyệt không đều.

Khi sử dụng thuốc, cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng, bởi mỗi loại thuốc đều có những chức năng, chống chỉ định và tác dụng phụ khác nhau.

Sử dụng thuốc trị rối loạn kinh nguyệt thế nào cho đúng? 1

Sử dụng thuốc trị rối loạn nội tiết, cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ (Ảnh minh họa)

Với thuốc uống dạng viên, bạn nên uống thuốc với 100-150 ml nước lọc, không uống với các loại nước khác (như sữa, trà, cà phê, rượu), chúng có thể tương tác với thuốc gây hại cho cơ thể. Một số người có thói quen uống thuốc không dùng nước hoặc nuốt khan thuốc, hành động này có thể làm cho thuốc bị vướng ở thực quản gây tổn thương. Ngoài ra, nếu không có đủ nước làm thuốc, một số loại thuốc có thể kết thành sỏi trong cơ thể.

Uống thuốc thế nào là đúng? Một số người uống thuốc khi đang nằm hoặc uống thuốc xong đi nằm ngay. Đây đều là cách uống thuốc không đúng. Việc uống thuốc ở tư thế nằm hoặc uống xong đi nằm ngay có thể khiến thuốc không trôi tới dạ dày mà dính vào vách thực quản. Việc này không những làm giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm. Vì thế, bạn nên đứng hoặc ngồi khi uống thuốc, sau khi uống thuốc bạn nên ngồi khoảng 10-15 phút rồi mới đi nằm.

Khi uống thuốc xong bạn cũng không nên vận động ngay, bởi phải mất 30-60 phút sau khi uống thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn, nếu bạn vận động ngay sau thì tuần hoàn sẽ phải tăng cường lượng máu đến hệ vận động, từ đó làm giảm lượng máu đến các cơ quan nội tạng và làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

Thời điểm uống thuốc. Thời điểm uống thuốc khá quan trọng, vì thế khi đi khám bệnh bác sĩ sẽ căn dặn kỹ điều này và bạn cần tuân theo để thuốc phát huy tối đa tác dụng.

PM-HRegulator – Giải pháp từ thiên nhiên giúp cân bằng hormone, kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

ChasteberrySoy Isoflavone có trong HRegultor có khả năng đặc biệt giúp cải thiện tính bất thường của chu kì kinh nguyệt và giúp ổn định chu kì kinh nguyệt bằng cách cân bằng lại hormone trong cơ thể. Đồng thời, sản phẩm còn làm giảm các cảm giác đau trong hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và kinh nguyệt; giúp cải thiện việc thay đổi tâm trạng, tính dễ cáu giận, đau đầu, trầm cảm, sưng căng ngực.

Quan trọng hơn cả là không có một nghiên cứu nào về tác dụng của chasteberry và soy isoflavone cho thấy nó có bất cứ một tác dụng phụ đáng kể nào cả, điều đó cho thấy rằng chasteberry và soy isoflavone cực kỳ an toàn.

Là một sản phẩm từ thiên nhiên, H-Regulator không gây tác dụng phụ trực tiếp nào với cơ thể, hơn thế nữa nó còn mang lại tính tiện lợi cho người sử dụng mà vẫn đảm bảo hiệu quả như các bài thuốc cổ truyền.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn