Cảnh báo những vấn đề sức khỏe tuổi tiền mãn kinh

Bước vào tuổi tiền mãn kinh, do sự thay đổi của nội tiết tố, phụ nữ có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu không chủ động phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh tiền mãn kinh thì đây sẽ là nguyên nhân khiến chị em gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Cảnh báo những vấn đề sức khỏe tuổi tiền mãn kinh 1

Hãy chủ động tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe tuổi tiền mãn kinh (Ảnh minh họa)

Tuổi tiền mãn kinh bắt đầu như thế nào?

Tuổi tiền mãn kinh không phụ thuộc vào các yếu tố như kinh tế, xã hội, dân tộc, văn hóa nhưng tuổi tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, khí hậu, kinh tế hay xã hội. Những phụ nữ có chế độ dinh dưỡng tốt, chế độ sống khoa học, vệ sinh đảm bảo thì tuổi tiền mãn kinh sẽ muộn hơn. Còn những phụ nữ có chế độ dinh dưỡng không cân bằng, sử dụng các chất kích thích (đặc biệt là thuốc lá) thì tuổi tiền mãn kinh sẽ đến sớm hơn.

Trung bình, tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ rơi vào khoảng 40-45 tuổi nhưng cũng có những phụ nữ có dấu hiệu tiền mãn kinh từ những năm 30 tuổi.

Những vấn đề sức khỏe mà phụ nữ có nguy cơ đối mặt khi bước vào tuổi tiền mãn kinh

Tại hội nghị Sản Khoa được tổ chức tại Cần Thơ năm 2016, bác sĩ Đỗ Thị Kim Ngọc Hội Sản phụ khoa – kế hoạch hóa gia đình Cần Thơ cho biết:

Phụ nữ Việt Nam có độ tuổi tiền mãn kinh rơi vào khoảng từ 38-46 tuổi, trong giai đoạn này, 70% phụ nữ mắc các chứng bệnh về xương khớp, 75% gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, bốc hỏa hay khô hạn do thay đổi tâm sinh lý.

Thếnhưng có tới gần 90% phụ nữ chưa biết hoặc chưa quan tâm đến việc phòng bệnh và chuẩn bị cho giai đoạn này. Cụ thể: Khảo sát 400 phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh tới khám tại các bệnh viện, có 89,3% phụ nữ không quan tâm tới điều trị dự phòng, 89% sợ đi khám bệnh phát hiện thêm bệnh, 76% không có thói quen khám sức khỏe thường xuyên và 87% khi có bệnh mới điều trị.

Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe mà phụ nữ có nguy cơ đối mặt khi bước vào tuổi tiền mãn kinh.

Loãng xương

Tuổi tiền mãn kinh phụ nữ rất dễ bị loãng xương, đặc biệt ở những phụ nữ nhỏ bé, người có tiền căn gia đình bị loãng xương. Một năm sau khi mãn kinh tỉ lệ phụ nữ loãng xương lên đến 22% và sau 5  năm tỷ lệ này tăng lên 45%.

Tăng cân và béo phì

Đây là hiện tượng thường thấy ở tuổi tiền mãn kinh. Phụ nữ có thể tăng cân ở nhiều lứa tuổi khác nhau hay tăng cân do chế độ ăn uống, nhưng tăng cân ở phụ nữ tiền mãn kinh lại đặc biệt cần lưu ý. Bởi sự tăng cân này là do rối loạn nội tiết tố tuổi tiền mãn kinh, dẫn tới tăng tích mỡ ở vùng bụng, dưới cánh tay.

Tăng cân và béo phì 1

Tăng cân tuổi tiền mãn kinh là do rối loạn nội tiết tố tuổi tiền mãn kinh (Ảnh minh họa)

Tiểu đường

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường khi bước vào tuổi tiền mãn kinh dù không có tiền sử gia đình bị bệnh. Với những người mang di truyền các bệnh như cao huyết áp hay mỡ máu cao, thể trạng béo phì thì thời kì tiền mãn kinh lượng đường huyết tăng cao và rất khó để không chế.

Bệnh tim mạch

Thời kì trước tiền mãn kinh, do có sự bảo vệ của estrogen mà tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh tim mạch hay đột quỵ xảy ra thấp. Nhưng bước vào tuổi tiền mãn kinh, do sự thay đổi đổi của estrogen, nguy cơ phụ nữ mắc các bệnh tim mạch tăng lên 2-6 lần so với giai đoạn trước đó.

Các bệnh phụ khoa

Khô âm đạo, âm đạo teo khô, ngứa ngáy,… là những vấn đề về phụ khoa mà phụ nữ tuổi tiền mãn kinh phải đối mặt. 30% phụ nữ thời kì tiền mãn kinh có nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Ngoài ra, do hiện tượng khô âm đạo mà việc quan hệ vợ chồng trở nên khó khăn và đau rát, khiến nhiều phụ nữ cảm thấy sợ hãi gần chồng khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, dần dần dẫn tới suy giảm ham muốn.

Các rối loạn giấc ngủ

Đây là một hiện tượng tương đối phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ của phụ nữ không giốn g nam giới (như ngủ ngáy, ngưng thử, buồn ngủ ban ngày) mà thay vào đó là các triệu chứng không điển hình như mất ngủ, đau dầu vào sáng hôm sau, trầm cảm, lo âu, suy nhược, vv.

Các rối loạn giấc ngủ 1

Mất ngủ là hiện tượng tương đối phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh (Ảnh minh họa)

 

Các bệnh ung thư

Bắt đầu bước vào tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng. Nguy cơ này lớn hơn ở những phụ nữ dậy thì sớm (trước tuổi 12), do họ tiếp xúc nhiều với estrogen hơn và rụng nhiều trứng hơn. Sự tiếp xúc lâu dài với estrogen làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư cổ tư cung và ung thư vú, còn rụng nhiều trứng hơn làm tăng nguy cơ mắc un thư buồng trứng.

Các rối loạn tự miễn

Trong số 50 triệu người mắc các bệnh tự miễn ở Mỹ thì có khoảng 75% số đó là phụ nữ, và nếu bạn đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì bạn lại càng dễ mắc phải các rối loạn tự miễn.

Mặc dù nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng việc thay đổi estrogen đóng một vai trò nhất định trong việc mắc các bệnh tự miễn ở phụ nữ.

Các rối loạn về ăn uống

Tạp chí  International Journal of Eating Disorders đã đăng một nghiên cứu có liên quan đến các rối loạn ăn uống của phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, theo đó giai đoạn tiền mãn kinh tỷ lệ phụ nữ mắc các rối loạn ăn uống và suy nghĩ tiêu cực về vẻ bề ngoài của mình cao hơn các giai đoạn trước đó. Cộng với việc tăng cân trong giai đoạn này có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến các rối loạn ăn uống của phụ nữ.

Các bệnh về gan

Estrogen cũng có những liên quan nhất định đến các bệnh về gan. Do vậy sự thay đổi hormone này trong thời kì tiền mãn kinh sẽ khiến phụ nữ dễ mắc bệnh về gan hơn, đặc biệt ở những phụ nữ có thói quen uống bia, rượu.

Trầm cảm

Nhiều phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh nhận thấy họ có sự thay đổi lớn về tâm trạng, rất dễ buồn vui thất thường, cảm thấy chán nản mà không có lý do. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự thay đổi hormone, cộng với những căng thẳng, sang chấn tâm lý, môi trường sống, hoàn cảnh sống,… khiến phụ nữ tuổi tiền mãn kinh rất dễ rơi vào trầm cảm.

Trầm cảm 1

Trầm cảm tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khó lường (Ảnh minh họa)

Cùng với nguy cơ mắc các bệnh tuổi tiền mãn kinh thì các triệu chứng của giai đoạn này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Nhức đầu
  • Đau lưng
  • Đi tiểu nhiều, mất kiểm soát hoặc tiểu rắt
  • Gặp các vấn đề về da và tóc
  • Gặp các vấn đề liên quan đến trí nhớ, sự tập trung

Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe tuổi tiền mãn kinh?

Để bảo vệ và tăng cường sức khỏe tuổi tiền mãn kinh, người phụ nữ trước hết cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và có một lối sống khoa học.

Chế độ ăn cho sức khỏe dài lâu

Ăn uống lành mạnh là điều cốt yếu để duy trì một sức khỏe tốt. Cũng may là việc này dễ hơn ta tưởng, hãy ăn các loại hoa quả nhiều màu sắc, rau xanh, ăn ít chất béo từ động vật. Cùng với đó, hãy tăng cường các loại thức ăn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc một số bệnh của tuổi tiền mãn kinh. Đó là:

  • Omega-3 cho trái tim khỏe mạnh, giúp cải thiện trí nhớ
  • Đồ ăn nhẹ giàu carbohydrate giúp tăng cường tâm trạng
  • Vitamin D và Canxi giúp ngăn ngừa loãng xương và hạn chế mất xương
  • Các loại vitamin nhóm B giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, điều hòa sự thay đổi tâm trạng
  • Protetin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp da và tóc chắc khỏe hơn
  • Sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu
  • Phytoestrogen giúp cung cấp  lượng estrogen tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Phytoestrogen có nhiều trong đậu tương, rong biển, vv.

Tuy bạn không phải kiêng tất cả các loại thức ăn để làm giảm các triệu chứng mãn kinh nhưng có một vài loại thực phẩm mà bạn nến tránh dùng, gồm: các loại gia vị cay nóng; các loại đồ uống có cồn, caffein; sử dụng đường và muối có chừng mực; không hút thuốc lá.

Chế độ ăn cho sức khỏe dài lâu 1

Ăn uống lành mạnh là điều cốt yếu để duy trì một sức khỏe tốt (Ảnh minh họa)

Hoạt động thể lực, thực hiện lối sống khoa học

Hoạt động thể lực là một việc quan trọng giúp bạn giữ gìn sức khỏe khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, điều này quan trọng như chế độ ăn uống vậy. Không chỉ vậy việc luyện tập cũng giúp phục hồi tâm trạng rất tốt. Vì thế hãy chọn cho mình một bộ môn thích hợp mà luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số bộ môn thích hợp cho độ tuổi này là: đi bộ, yoga, thiền, bơi lội, đạp xe,vv

Cùng với đó, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, tránh xa stress và căng thẳng. Hãy tự tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống như ra ngoài xem phim, đọc sách, uống trà, mua một món quà nhỏ, vv. Tham gia các câu lạc bộ để kết nối và chia sẻ với mọi người những điều nho nhỏ trong cuộc sống.

Hoạt động thể lực, thực hiện lối sống khoa học 1

Hoạt động thể lực là một việc quan trọng giúp bạn giữ gìn sức khỏe khi bước vào tuổi tiền mãn kinh (Ảnh minh họa)

Thuốc cho tuổi tiền mãn kinh

Bước vào tuổi tiền mãn kinh, lượng estrogen có sự lên xuống không ổn định, gây mất cân bằng hormone, vì thế mà ở thời kì này cho đến lúc mãn kinh chúng ta sẽ dần không được hưởng những lợi ích mà estrogen mang lại nữa, cùng với đó nó còn gây ra một loạt các triệu chứng gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và thậm chí là cả sức khỏe.

Chính vì vậy, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, tập luyện thể dục thể thao, chị em cũng nên dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, đồng thời bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hiện nay, các sản phẩm có thành phần chính từ thiên nhiên là lựa chọn tin dùng của nhiều chị em, bởi chúng không gây tác dụng phụ như các loại thuốc bổ sung hormone từ hóa dược, Tiêu biểu có thể kể đến sản phẩm H-Regulator được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đông Đô.

H-Regulator là sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ đậu nành và cây vitex. Với công thức độc đáo được bào chế dựa trên nghiên cứu lâm sàng cùng với các kiến thức y học cổ truyền, HRegulator được chứng minh giúp giảm thiểu các khó chịu liên quan thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn