Vô kinh là gì?

Vô kinh là gì?

Vô kinh là tình trạng hoàn toàn không có kinh nguyệt ở người phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ . Nguyên nhân thường gặp nhất của vô kinh là có thai; cần loại trừ nguyên nhân này trước

Vô kinh là gì? 1

Phân biệt vô kinh thứ phát và nguyên phát

Vô kinh nguyên phát:

  • Không có chu kỳ kinh nguyệt nào khi tới 14 tuổi, không phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát ( vú hoặc lông mu) hoặc
  • Không có chu kỳ nào cho tới 16 tuổi, dù có hay không các đặc tính sinh dục thứ phát
  • Tần xuất gặp vô kinh nguyên phát < 1%

Vô kinh thứ phát

  • Mất kinh trên 6 tháng hoặc
  • Mất kinh tổng cộng là 3 chu kỳ trước đó
  • Tần xuất vô kinh thứ phát khoảng 0,7%

Nguyên nhân vô kinh nguyên phát :

Không phát triển vú và có tử cung:

  • Chậm dậy thì
  • Rối loạn chức năng hạ đồi
  • Stress nặng về thể chất, tâm lý và/hoặc dinh dưỡng
  • Bệnh lý mạn tính
  • Suy tuyến yên
  • Loạn sản tuyến sinh dục
  • Suy sinh dục
  • Thiếu hụt gonadotropin

Có phát triển vú và có tử cung

  • Vô kinh do tăng androgen ( hội chứng buồng trứng đa nang)
  • Rối loạn chức năng hạ đồi
  • Suy giáp
  • Tăng prolactin máu
  • Tắc nghẽn ( Màng trinh không thủng /âm đạo có vách ngăn ngang)

Vú phát triển và không có tử cung:

  • Không nhạy cảm với androgen
  • Bất sản

Tiên lượng chung của vô kinh nguyên phát

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân sinh bệnh, nhưng nói chung tiên lượng không tốt. Điều trị đối với hệ thống nội tiết chủ yếu là dùng hormon thay thế.

Đối với những bất thường về giải phẫu, nếu được, có thế giải quyết bằng phẫu thuật (cắt bỏ âm vật to, chích chọc màng trinh dẫn thoát máu kinh ứ đọng, cắt bỏ tinh hoàn nữ tính hoá v.v…). Nhưng phần lớn cũng chỉ là điều trị triệu chứng, giải quyết không triệt để.

Vô kinh thứ phát

Những nguyên nhân của vô kinh thứ phát

Tất cả những nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát đều có thể là những nguyên nhân gây vô kinh thứ phát, trừ những bất thường bẩm sinh về giải phẫu ở bộ phân sinh dục và những bất thường bẩm sinh khác. Những nguyên nhân phổ biến nhất của vô kinh thứ phát là thuộc về vùng dưới đồi (78%), tuyến yên (2%), buồng trứng (8%), ở ngoài bộ phận sinh dục (7%) theo tài liệu Châu Âu. Nhưng ở Việt Nam chủ yếu là do suy sớm buồng trứng.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân vùng dưới đồi:

  • Có 2 nhóm, nhóm do các yếu tố tâm thần và nhóm do các tổn thương thực thể. Thật ra cả hai đều phần lớn là do từ vỏ não tác động xuống vùng dưới đồi chứ không phải xuất phát từ vùng dưới đồi.
  • Những yếu tố tâm thần, tâm lý có thể là sang chấn tinh thần trong gia đình như ly dị, tang tóc, thay đổi hoàn cảnh sống, hành trình đường dài, lo sợ v.v… có khi tưởng tượng có thai cũng gây ra vô kinh.
  • Những thay đổi giải phẫu (thương tổn thực thể) như viêm não, sang chấn sọ não làm ảnh hưởng đến chức năng vùng dưới đồi hay các nhóm nhân ở trên vùng dưới đồi như hệ thống viền, cấu tạo lướt.
  • Không hiếm những trường hợp xảy ra trong thời kỳ thai nghén của người mẹ dẫn tới tốn hại cho đứa con như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thai nghén, tia xạ, thuốc.

Vô kinh nguyên nhân tuyến yên:

Vì tiềm năng hoạt động cao của tuyến yên nên ít khi có vô kinh do nguyên nhân suy tuyến yên. Hay gặp nhất là suy tuyến yên sau sinh và u tuyến yên gây ra vô kinh.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân buồng trứng:

Có thể có những nguyên nhân cụ thể như buồng trứng suy tàn sớm, khối u nam tính hoá buồng trứng, hội chứng Stein – Leventhal ( hội chứng buồng trứng đa nang) , buồng trứng giảm chế tiết estrogen, tăng chế tiết androgen.

Buồng trứng suy là do teo sớm các nang noãn nguyên thuỷ. Nguyên nhân có thể do di truyền, có thể do khi còn là bào thai, là thai nhi, hệ thống vùng dưới đồi – tuyến yên đã kích thích quá mạnh làm teo nhanh các nang noãn nguyên thuỷ, cũng có thể do người bệnh bi chạy tia xạ, bị bệnh quai bị, bị bệnh lao, bệnh virus, tự miễn dịch ó buồng trứng v.v…

Buồng trứng có khối u nam tính hoá (arrhenoblastoma) chế tiết nhiều androgen, đối kháng với tác dụng của estrogen. Mặt khác, androgen này cũng ức chế sự chế tiết các hormon giải phỏng của vùng dưới đồi, cuối cùng buồng trứng lành bên kia cũng hoạt động. Từ những sự kiện trên, xảy ra vô kinh. Trong trường hợp có khối u nam tính hoá, người bệnh sẽ có tính chất sinh dục phụ kiểu nam giới như lông chân, lông bụng, râu, ria mép, âm vật to. Vô kinh là dấu hiệu sớm khiến người phụ nữ đi khám bệnh. Điều trị duy nhất bằng cách cắt bỏ khối u. Buồng trứng lành còn lại sẽ hoạt động bình thường. Người phụ nữ sẽ lại hành kinh bình thường, có thể có thai được. Duy các tính chất sinh dục phụ thì chậm thoái triển hơn và có khi không trớ lại bình thường.

Trong trường hợp suy buồng trứng sớm, người phụ nữ sẽ có bệnh cảnh như của người mãn kinh vì thực chất đây là một tình trạng mãn kinh sớm. Bốc hoả, hồi hộp, hay ra mồ hôi, lạnh đầu chi, buồn ngủ ban ngày v.v… đều là những triệu chứng có thể gập. Không điều trị được nguyên nhân. Có thể dùng estrogen để giám bớt những triệu chứng khó chịu và cho hành kinh để người bệnh an tâm.

Hội chứng buồng trứng đa nang (hội chứng Stein – Leventhal )  nghĩa là cả hai buồng trứng đều đa nang, có vỏ dầy, trắng như sứ, ánh như xà cừ, ở phía dưới ẩn nhiều nang noãn đang phát triển. Điều trị bằng cách cắt góc buồng trứng đem lại kết quả cao, đều kinh, có phóng noãn, có thể thụ thai được, tỷ lệ tới 70 – 90%.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân tử cung:

Nguyên nhân chủ yếu là dính buồng tử cung, mất niêm mạc tử cung do nạo tử cung quá sâu hoặc do lao niêm mạc tử cung, cuối cùng dẫn đến dính toàn bộ buồng tử cung và vô kinh, vô sinh. Dính buồng tử cung do nạo còn có tên gọi là hội chứng Asherman. Triệu chứng chung của hai loại dính toàn bộ buồng tử cung này là vô kinh sau một thời gian kinh ít dần trong khi chu kỳ kinh vẫn đều đặn thường. Tuy mất kinh nhưng những tính chất sinh dục phụ và dục tính vẫn bình thường. Dính buồng tử cung do lao được coi là một giai đoạn ổn định của bệnh, nhưng không thể chữa cho có được một buồng tử cung bình thường trở lại, dù bằng thuốc chống lao, dù bằng cách nong tử cung. Dính buồng tử cung do nạo có thể điều trị được bằng cách nong tử cung. Nong thường dễ vì ranh giới giữa các thành tử cung vẫn còn giữ nguyên. Sau khi nong được thoáng buồng tử cung rồi nên đặt một dụng cụ tránh thai vào trong buồng tử cung để ngăn cách hai thành tử cung, tránh dính trở lại, đồng thời cho estrogen giúp niêm mạc tử cung chóng tái tạo.

Để phòng dính buồng tử cung, phải chữa sớm và chữa triệt để lao sinh dục, tránh nạo thai quá sâu niêm mạc tử cung, đặc biệt rất thận trọng trong nạo sót rau sau đẻ, rất hay gây dính buồng tử cung. Sau nạo, bao giờ cũng nên cho estrogen để niêm mạc tử cung tái tạo tốt, vì sau đẻ, buồng trứng chưa hoạt động trở lại, chưa chế tiết estrogen. Tốt nhất là cho vòng kinh nhân tạo, 14 ngày đầu với estrogen, 12 ngày sau kết hợp estrogen với progesteron, hoặc với progestin nói chung (tiện nhất là dùng viên thuốc tránh thai loại kết hợp).

Vô kinh thứ phát do những rối loạn hoạt động nội tiết khác: những bệnh nội tiết nặng có thể gây ra vô kinh. Hội chứng thương thận – sinh dục, hội chứng Cushing, bệnh Addison, bệnh Basedovv, bệnh đái tháo đường nặng đều có thể dẫn đến vô kinh.

Vô kinh thứ phát do các thuốc hormon tránh thai:

Dùng hormon tránh thai kéo dài có thể bị vô kinh vì vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế lâu ngày, prolactin tăng tiết, niêm mạc tử cung teo. Điều trị bằng cách cho hormon buồng trứng thay thế, cho vòng kinh nhân tạo để niêm mạc tử cung tái tạo lại tốt.

Điều trị vô kinh thứ phát

Trước hết phải loại trừ vô kinh sinh lý như thai nghén, cho bú và vô kinh giả (bế kinh) rồi mới được phép dùng hormon sinh dục nữ để gây kinh nhân tạo.

Vòng kinh nhân tạo là phương pháp dùng estrogen và progesteron theo trình tự trong giai đoạn đầu chỉ có estrogen và giai đoạn sau có cá estrogen và progesteron giống như vòng kinh tự nhiên. Sau khi ngừng thuốc, kinh nguyệt sẽ xẩy ra. Mục đích của dùng vòng kinh nhân tạo nhằm thay thế hormon sinh dục nữ dang bị thiêu hụt, giúp cho niêm mạc tử cung phát triển giống như sinh lý bình thường, có thể chuẩn bị cho trứng làm tổ trong những vòng kinh sau. Cũng còn có mục đích gây chảy huyết kinh để kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung, nhất là của buồng tử cung.

 

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn