10 câu hỏi thường gặp về đau bụng kinh

Đau bụng kinh là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt mà hơn 60% các bạn nữ mắc phải. Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề đau bụng kinh. Bài viết lần này sẽ tổng hợp lại 10 câu hỏi thường gặp nhất về đau bụng kinh như: Tại sao con lại đau bụng kinh? Có mấy loại đau bụng kinh? Đau bụng kinh có nên uống thuốc không?…

10 câu hỏi thường gặp về đau bụng kinh 1

1. Vì sao con gái lại bị đau bụng khi có kinh?

Về mặt cơ học, muốn tống máu ra ngoài thì cơ tử cung của bạn gái phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh. Mỗi lần cơ tử cung co thì prostaglandin lại tiết ra thêm một chút.

2. Vậy tại sao có người đau nhiều, người đau ít?

Prostaglandin tiết ra thì phải có kẻ tiếp nhận. Những kẻ tiếp nhận ấy được gọi là chất cảm thụ đặc hiệu (receptor). Mức độ hoạt động của những chất cảm thụ đặc hiệu ở mỗi người khác nhau. Có người chúng rất “khoái chí” thì đau dữ dội. Ở người khác chất tiếp nhận “hững hờ” thì chỉ đau nhâm nhẩm mà thôi.

3. Thế thì tại sao ở cùng một người, có tháng đau nhiều lại có tháng đau ít?

Kinh nguyệt cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Nếu bạn đang căng thẳng trong kỳ thi, trong mối quan hệ gia đình, bè bạn thì cũng là yếu tố thuận lợi để chất cảm thụ đặc hiệu nhạy hơn với prostaglandin và làm bạn đau hơn.

4. Có người sau khi lấy chồng, có con rồi mới bị đau bụng kinh và đau rất dữ dội, tại sao lại như vậy?

Trường hợp này bạn gái ấy phải gặp bác sĩ phụ khoa mới xác định rõ được. Nhưng cũng có thể bạn ấy đã bị “lạc nội mạc tử cung”. Những mảnh nội mạc không theo máu kinh ra ngoài mà lại bị đẩy ngược lên buồng trứng, qua loa vòi rơi vào ổ bụng, có mảnh gắn vào bàng quang…

Khi nội mạc biến đổi trong chu kỳ kinh thì những mảnh đi lạc này cũng biến đổi như thế. Khi nội mạc chảy máu thì chúng cũng chảy máu nhưng máu không có đường thoát nên ứ lại gây đau. Khi hết kinh những chỗ đi lạc trở thành mô sẹo và chu kỳ sau lại thế. Những người bị lạc nội mạc tử cung mỗi khi có kinh là một cực hình. Họ phải gặp bác sĩ phụ khoa, các bác sĩ dùng laser đốt hết những mảnh lạc đó thì mới đỡ đau được.

5. Tại sao có người đau bụng kinh kèm theo tiêu chảy?

Chúng ta biết cơ trơn tử cung được điều hành bởi hệ thần kinh tự động. Khi cơ trơn tử cung được phát động “co”, ruột là “láng giềng gần” chịu luôn tác động nên cũng co bóp nhiều hơn nên bạn có thể bị tiêu chảy chừng 3-4 lần trong ngày. Hết kinh lại hết tiêu chảy.

6.Tại sao có người lại đau đầu ngày hành kinh?

Prostaglandin là một chất nội tiết. Khi tiết ra nó chạy luôn vào máu và theo dòng máu đến toàn thân, lên đầu gây đau đầu, đến lưng gây đau lưng. Có bạn than đau toàn thân và trở nên khó tính khó nết vô cùng.

7. Có mấy loại đau bụng kinh?

Thường đau bụng kinh chia làm 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát gặp ở các bạn mới dậy thì. Đau bụng kinh thứ phát: sau 3 năm đau bụng mà không hết. Thứ phát có thể gặp nếu bạn bị viêm nhiễm âm ỷ ở tử cung do vệ sinh kinh nguyệt không đúng hoặc các chị có gia đình vệ sinh sau giao hợp không tốt hay bị nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục.

Chúng tôi sẽ có bài viết về đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát một cách cụ thể hơn.

8. Vậy khi bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?

Nên. Chúng ta tìm ra thủ phạm gây đau thì dùng thuốc mà “đánh” nó. Có bạn hỏi: uống vậy có sao không? Bạn có thể yên tâm, thuốc vào cơ thể, làm xong nhiệm vụ “đánh” prostaglandin thì qua gan, được gan liên hợp với một chất khác rồi thải ra ngoài bằng đường phân và nước tiểu. Tuy nhiên về lâu dài không thể sử dụng cách này, bởi thuốc giảm đau rất có hại cho cơ thể, sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh về dạ dày, gan,…

9. Có thuốc nào an toàn mà không gây tác dụng phụ không?

Hiện nay, xu hướng sử dụng các thảo dược kết hợp với y học hiện đại để sản xuất các viên nang đang rất thịnh hành. Các chế phẩm này đã loại bỏ đi thành phần không cần thiết giúp cơ thể dễ hấp thu đồng thời có nguồn gốc từ thiên nhiên nên an toàn và không gây phản ứng trực tiếp nào từ cơ thể. Tính hiệu quả cũng rất cao.

10. Vậy nên sử dụng loại nào?

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc đến các nhà thuốc gần nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm nên người tiêu dùng rất dễ bị loạn. Bạn cần cân nhắc thật kĩ trước khi sử dụng. Bạn cũng có thể thử sử dụng Hregulator, đây là sản phẩm được điều chế từ quả cây trinh nữ và isofavones đậu nành. Bước đầu thử nghiệm cho kết quả rất khả quan với chứng đau bụng kinh, đau lưng, căng tức ngực…và giảm các cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong ngày kinh nguyệt.

Trên đây là những thắc mắc thường thấy về đau bụng kinh. Với các câu hỏi như: Đau bụng kinh có nguy hiểm không? Đau bụng kinh cần làm gì? Cách trị đau bụng kinh…chúng tôi sẽ có những bài phân tích cụ thể và chi tiết hơn ở mỗi vấn đề.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn